ecovn
         

 
 
Thứ hai, 10/8/2009, 20:43 GMT+7

Doanh nhân kiều bào các nước về 'một nhà'

Ngày 10/8, hơn 270 doanh nhân từ hơn 40 quốc gia trên thế giới đã về tụ họp trong ngày thành lập Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài với nỗ lực cùng nhau chung tay phát triển kinh tế.

Vào phiên họp trù bị ngày 9/8, ban vận động thành lập Hiệp hội đã bầu ông Phạm Nhật Vượng, thành viên Hội đồng quản trị Vinpearl Land, đồng thời cũng là nhân sự cấp cao trong Công ty cổ phần Vincom làm Chủ tịch Hiệp hội, và bầu ra 32 ủy viên Ban Chấp hành.

Các ủy viên Ban Chấp hành trong lễ tuyên bố thành lập Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở Nước ngoài. Ảnh: T.B.

Hiện có 4 triệu người Việt sinh sống tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Cùng với sự phát triển của cộng đồng, lực lượng doanh nhân Việt đã có nhiều phát triển. Có doanh nghiệp đạt quy mô lớn với tổng tài sản lên đến hàng tỷ USD với hàng nghìn công nhân. Đến nay, đã có khoảng 3.000 dự án của kiều bào đầu tư về nước với tổng vốn gần 2 tỷ USD. Lượng kiều hối hàng năm tăng đáng kể và đạt 7 tỷ USD trong năm ngoái dù khủng hoảng kinh tế.

Trong những năm qua, nhiều Hội Doanh nhân Việt Nam tại các nước đã được thành lập như hội doanh nhân Việt ở Anh, Canada, Czech... với quy mô nhỏ lẻ. Ông Phạm Văn Thành, đại biểu đến từ Canada nói: "Tại Hội Doanh nhân Việt Nam tại Canada, tôi nhận thấy vai trò của hội gần như là hội thân hữu hơn là hội doanh nhân. Thành viên chưa được tạo điều kiện, cơ hội đầu tư, do đó không lớn mạnh được, mặc dù trao đổi thương mại giữa hai nước Việt Nam và Canada vẫn đạt 1 tỷ USD". Sự trì trệ này, theo ông Thành, là do Hội thiếu năng động, thiếu chuyên nghiệp, không có ngân sách hoạt động và thiếu liên kết giữa thành viên với các cơ sở sản xuất trong nước.


 

 

"Tôi hy vọng Hiệp hội sẽ là cầu nối giữa cộng đồng doanh nhân Việt Nam tại nước ngoài với thị trường trong nước", đại biểu Trần Long cho biết. Ảnh: T.B.

Do đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra là có một tổ chức thống nhất, tập hợp các doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, tạo môi trường hợp tác và trao đổi thông tin giữa các doanh nhân, các hiệp hội trong và ngoài nước, từ đó thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Ngày đầu ra mắt, Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đã có trên 300 hội viên từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Tại Đại hội, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm khẳng định Chính phủ Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc thành lập Hiệp hội, sẽ hỗ trợ tích cực để Hiệp hội hoạt động hiệu quả. Chính phủ yêu cầu các bộ ngành liên quan, các địa phương, doanh nghiệp trong nước hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ Hiệp hội.

Nhiều đại biểu đã nêu lên những ý kiến đóng góp cho sự phát triển của Hiệp hội, cũng như khó khăn bức xức của cộng đồng doanh nhân Việt tại nước ngoài. Trong đó, việc mua nhà của Việt kiều và vấn đề đổi quốc tịch được nhiều người quan tâm.

Các thành viên cho biết họ kỳ vọng Hiệp hội sẽ là cầu nối giữa cộng đồng doanh nhân với các cơ sở sản xuất trong nước. Đại biểu Trần Long cho biết: "Các doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài không hiểu hết pháp luật Việt Nam cùng những chính sách dành cho kiều bào về quê hương đầu tư kinh doanh. Do đó, chúng tôi mong muốn Hiệp hội sẽ là nơi cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình tìm hiểu và hợp tác với cơ sở sản xuất trong nước".

Bên cạnh đó, các doanh nhân cũng là cầu nối giúp quảng bá hình ảnh con người Việt Nam và đưa cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp Việt ra thế giới. Đại biểu Phạm Đăng Khoa, doanh nhân Việt kiều tại New Zealand cho biết ông tham gia nhóm tư vấn "Hành động châu Á", hỗ trợ chính phủ New Zealand trong việc phát triển các mối quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Ông khẳng định luôn tìm cách quảng bá về Việt Nam tại nhiều sự kiện kinh doanh, cũng như giới thiệu về ẩm thực, văn hóa nghệ thuật, đất nước và con người Việt với cộng đồng quốc tế.

Thanh Bình

Vietnam  Economie  Investissement  
 
 
Les hommes d'affaires Viêt kiêu, partie inséparable du pays - 10/08/2009
http://lecourrier.vnagency.com.vn/default.asp?xt=&page=newsdetail&newsid=54864
 

Les milieux d'affaires Viêt kiêu (Vietnamiens d'outre-mer) joue un rôle de passerelle pour les échanges commerciaux, culturels, scientifiques entre le Vietnam et d'autres pays.


 
Selon les estimations, sont recensés plus de 3 millions de Viêt kiêu répartis dans une centaine de pays et territoires. Parmi eux, plus de 300.000 intellectuels, dont bon nombre réussissent dans les affaires et beaucoup d'autres sont des responsables de groupes industriels ou d'instituts de recherche prestigieux du monde.

Depuis que l'adhésion du pays en janvier 2008 l'OMC, le nombre de businessmen Viêt kiêu qui investissent au pays natal s'accroît.

"Je souhaite toujours contribuer ma part à l'édification nationale", affirme Phan Kê Dat, Viêt kiêu du Danemark, directeur général de la société DP Ventilation. À l'occasion de sa rentrée au Vietnam pour assister au congrès de création de l'Association des hommes d'affaires à l'étranger, M. Dat constate que la loi vietnamienne crée de bonnes conditions pour les Viêt kiêu désireux de rentrer investir.

"L'environnement d'investissement au Vietnam est qualifié de favorable par la diaspora malgré plusieurs lacunes à combler", estime-t-il. À son avis, bon nombre de Vietnamiens d'outre-mer veulent rentrer mais hésitent encore en raison de l'insuffisante connaissance de la loi vietnamienne. Donc, "la fondation de l'Association des hommes d'affaires Viêt kiêu est nécessaire", souligne-t-il. L'organisation, d'après lui, devra être reconnue par la loi vietnamienne. En tant qu'"une voix commune" des businessmen Viêt kiêu, elle pourra leur donner des conseils et constituer un forum en leur faveur.

Calvin P. Trân, ancien directeur de Silicon Technology College (États-Unis) et président du conseil d'administration de la société par actions Impact Vietnam, apprécie hautement les opportunités d'affaires au Vietnam. D'après lui, dans l'actuelle situation difficile de l'économie mondiale, "le Vietnam offre pour l'heure une bonne occasion pour les investisseurs", notamment les Vietnamiens d'outre-mer.

"En tant qu'avocate et femme d'affaires vietnamienne en Allemagne, je peux affirmer que les résultats que mon entreprise a réalisés ont pour but de créer des emplois aux Vietnamiens dans le pays et en Allemagne", souligne Trân Thi Minh Tâm. D'après lui, c'est une petite contribution de sa part envers son pays natal. Elle affirme que, sans une connexion permanente entre les milieux d'affaires vietnamiens dans et hors du pays, les entreprises nationales peineraient à valoriser leur efficacité et leur puissance de manière totale.

Linh Thao/CVN
(10/08/2009)
Vietnam  Politique 
 
 
Les hommes d'affaires Viêt kiêu ont désormais leur propre association - 10/08/2009
http://lecourrier.vnagency.com.vn/default.asp?xt=&page=newsdetail&newsid=54860
 

Près de 300 hommes d'affaires Vietnamiens d'outre-mer, venus d'une trentaine de pays dans le monde, sont réunis pour le congrès de création de l'Association des hommes d'affaires Viêt kiêu à l'étranger qui s'ouvre le 10 août dans la capitale.


 
C'est la première fois qu'une association réunissant des hommes d'affaires vietnamiens de part le monde sera créée. Jusqu'ici, les hommes d'affaires Viêt kiêu étaient regroupés seulement sous forme de club.

Sur le plan juridique, les entreprises vietnamiennes dans le pays et à l'étranger ont les mêmes droits et intérêts. La naissance de l'Association des hommes d'affaires vietnamiens à l'étranger est appelée à jouer le rôle de pont pour un dialogue efficace entre les organismes compétents dans le pays et la communauté des hommes d'affaires d'outre-mer. C'est l'association qui aidera ces derniers à élargir leurs connaissances sur la loi et les politiques nationales pour pouvoir investir dans leur pays natal. C'est pour cette raison que l'événement a reçu une large attention auprès des hommes d'affaires Viêt kiêu dans le monde. Parmi près de 300 participants, 40 viennent des États-Unis, 22 de Pologne; le reste d'Allemagne, de Tchéquie, d'Ukraine, du Moyen-Orient.

Le congrès est organisé par le Comité d'État chargé des Vietnamiens à l'étranger, la Chambre de Commerce et d'Industrie du Vietnam. Un séminaire sur la promotion du commerce et de l'investissement sera organisé dans le cadre du congrès. Il offrira l'occasion de partager des expériences, de rechercher des opportunités d'investissement au Vietnam et à l'étranger. Pour les hommes d'affaires Viêt kiêu, il s'agira d'un lieu idéal pour se présenter, pour avoir un dialogue avec les organismes compétents, avec les experts nationaux. Le congrès contribuera à resserrer les liens entre la communauté des hommes d'affaires dans le pays et celle d'outre-mer, concrétisant la directive du Parti et de l'État de grande union des entreprises vietnamiennes pour édifier un pays prospère et bien s'intégrer dans la vie économique mondiale.

Thuy Tiên/CVN
(10/08/2009)

'Doanh nghiệp kiều bào là nguồn lực quan trọng'

Cập nhật lúc 12:17, Thứ Hai, 10/08/2009 (GMT+7)

 - Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Technocom, được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tại Đại hội thành lập Hiệp hội sáng nay (10/8) ở Hà Nội.

Mô tả ảnh.
Ảnh: XL
Ông Vượng cũng là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam toàn Ucraina. 
 

Tại Đại hội, các đại biểu cũng bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Cảnh Sơn, Chủ tịch Tập đoàn T&MTrans, doanh nghiệp Việt kiều Nga làm Phó Chủ tịch thường trực và bầu 8 phó chủ tịch khác.

Hơn 200 doanh nhân, doanh nghiệp kiều bào đến từ gần 40 quốc gia, vùng lãnh thổ, hơn 40 đại biểu của các cơ quan trung ương và địa phương, gần 80 đại diện lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty, hiệp hội ngành nghề và doanh nghiệp trong nước đã tham dự Đại hội thành lập Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài.

Phát biểu tại đây, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm nói: "Doanh nghiệp Việt Nam, dù ở trong hay ngoài nước, là lực lượng tiên phong trong thời đại hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa kinh tế. Trong đó, doanh nghiệp kiều bào là một nguồn lực quan trọng, là tiềm năng lớn trên con đường phát triển của cộng đồng người Việt Nam nước ngoài nói riêng và đất nước nói chung".

Phó Thủ tướng cho rằng việc thành lập Hiệp hội là "cột mốc đầu tiên, quan trọng trên con đường xây dựng một mạng lưới đại đoàn kết, tập hợp doanh nghiệp Việt Nam trên toàn thế giới, hướng tới cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài hùng mạnh, có vị trí xứng đáng và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước".

Ông khẳng định lại chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam coi người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời, là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và các nước.

Theo Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Thanh Sơn, hiện có khoảng 3.000 dự án đầu tư của doanh nghiệp kiều bào ở trong nước, với tổng giá trị vốn khoảng 2 tỉ USD.

Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đặt trụ sở tại Hà Nội và có các chi hội, chi nhánh văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Hoạt động của Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành khác về lĩnh vực có liên quan.

Ông Nicolas Nguyễn
Doanh nghiệp Việt kiều Úc Nicolas Nguyễn:
 

Chính sách, chủ trương chung của trung ương về thu hút doanh nghiệp Việt kiều đầu tư về trong nước là rất tốt. Tuy nhiên, quá trình triển khai ở cấp địa phương vẫn chưa thực sự khai thông, rõ ràng.

Đối với những doanh nghiệp kiều bào mới trở về nước, họ hay gặp những vướng mắc, trở ngại về thủ tục hành chính. Có những vấn đề cấp địa phương cho là nhỏ, nhưng đối với doanh nghiệp lại là vấn đề lớn và là trở ngại.

Đã có nhiều thay đổi trong những năm qua nhưng tôi cho rằng việc thực hiện chính sách phải thông thoáng, rõ ràng hơn. Nếu không, sẽ lãng phí nguồn lực đầu tư từ doanh nghiệp kiều bào. 

 

 

 

Ông Nguyễn Ngọc Hùng
Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Ngọc Hùng:
 

Theo tôi, vấn đề lớn khi thu hút nguồn lực đầu tư từ doanh nghiệp kiều bào là thông tin và hướng dẫn kiều bào tiếp cận các kênh thông tin. Ở Việt Nam hiện nay, việc xúc tiến thành lập doanh nghiệp đã đơn giản, rõ ràng hơn trước rất nhiều.

Do chưa tiếp cận nhiều thông tin nên kiều bào không nắm rõ tình hình khiến thành trở ngại. Để làm được điều này, sở ngoại vụ các tỉnh có thể chủ động tích cực thiết lập các kênh thông tin, hướng dẫn cho bà con kiều bào nắm rõ hơn chính sách, thực tiễn phát triển ở địa phương. Ngoài ra, cần tổ chức nhiều kênh thông tin rộng rãi khác để bà con có thể trực tiếp tiếp cận, nắm rõ chủ trương, chính sách của Chính phủ.

Ông Vũ Tiến Lộc
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc:
 

Tôi hy vọng thông qua hợp tác cộng đồng kinh doanh trong và ngoài nước sẽ góp phần tăng cường các hoạt động xuất khẩu, đầu tư và hình thành mạng phân phối hàng hóa của người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian tới.

Hiệp hội cũng sẽ trở thành cánh tay nối dài của cộng đồng kinh doanh trong nước, trở thành nguồn hỗ trợ đắc lực cho mạng lưới xúc tiến thương mại, đầu tư của Việt Nam.

  • Xuân Linh

Hiệp hội Doanh nhân Việt kiều thu hút doanh nhân

Cập nhật lúc 15:22, Thứ Tư, 05/08/2009 (GMT+7)

 - Dù còn vài ngày nữa mới diễn ra nhưng một sự kiện đang thu hút sự chú ý của hàng trăm doanh nghiệp với con số đăng ký vượt 2,5 lần dự kiến của ban tổ chức. Đó là đại hội ra mắt Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV) cùng một hội thảo xúc tiến thương mại đầu tư sẽ diễn ra vào 9-10/8 tới, tại Hà Nội. Đây cũng là sự kiện quy tụ số doanh nhân Việt kiều đông nhất từ trước tới nay.

Thu hút gấp đôi dự kiến 

Tính đến 4/8, 265 doanh nhân Việt kiều từ 30 nước trên thế giới đã đăng ký hội viên của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài - Ảnh VNN

Lý do là lần đầu tiên, một hiệp hội dành riêng cho doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài trên toàn thế giới được thành lập.

Ra đời theo Quyết định số 273/QĐ-BNV ngày 13/3/2009 của Bộ Nội vụ, từ nay “nơi chốn đi về” của các doanh nhân Việt  Nam ở nước ngoài không chỉ bó hẹp trong “câu lạc bộ” mà đã trở thành một tổ chức xã hội nghề§ghiệp, tập hợp được các hội viên Việt kiều trên toàn thế giới.

Từ trước đến nay, trên luật pháp, các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài đang có quyền lợi và nghĩa vụ không kém gì các doanh nghiệp trong nước nhưng thực tế kinh doanh cho thấy, vẫn còn quá nhiều băn khoăn, khúc mắc nhất là về chủ trương, chính sách.

Do đó, hiệp hội – với vai trò “đầu mối đối thoại” của các doanh nhân Việt kiều, các cơ quan chức năng sẽ giúp doanh nhân “gỡ rối tơ lòng”, thực sự yên tâm khi có quyết định về nước đầu tư.

Với ý nghĩa đặc biệt đó nên ngay sau khi có thông tin ra mắt hiệp hội, ban trù bị đã bị “ngợp” bởi con số đăng ký. Tính đến 4/8 đã có 265 doanh nhân xin làm hội viên, đông gấp 2,5 lần dự kiến.

Danh sách đăng ký cũng cho thấy “xuất xứ” đa dạng của các doanh nhân.

Hơn 265 doanh nhân Việt kiều đến từ hơn 30 quốc gia trên thế giới. Trong đó, chiếm số lượng nhiều nhất là số lượng doanh nhân Việt Nam tại Mỹ  với khoảng 40 đại biểu. Tiếp đến là Ba Lan với 22 đại biểu, rồi tới Đức, Czeck, Ukraina… kể cả những khu vực “ít phổ biến” như Trung Đông cũng có đại diện.

Theo nhận định của ban tổ chức, con số này sẽ còn tăng lên trong mấy ngày tới và đây có lẽ là đại hội thu hút được số doanh nhân Việt kiều đông nhất từ trước tới nay.

Cầu nối đầu tư - thương mại

Bất động sản là một lĩnh vực đang thu hút các doanh nhân Việt kiều - Ảnh VNN

Khởi động cho các chương trình hành động của BAOOV, hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư lần thứ I sẽ diễn ra ngay trong khuôn khổ đại hội ngày 9-10/8.

Với sự phối hợp của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đây sẽ là cầu nối các cơ hội đầu tư, thương mại  cho các doanh nghiệp Việt Nam trong nước với các doanh nghiệp Việt Nam, chính vì thế, không chỉ các doanh nhân Việt kiều mới quan tâm đến đại hội.

Theo ban tổ chức, nhiều doanh nhân trong nước cũng “bị” thu hút và dự định sẽ đến hội thảo với kỳ vọng “móc nối” được những cơ hội kinh doanh mới.

Đại hội sẽ có lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và đại diện các cơ quan, ban, ngành Trung ương và địa phương, các tổ chức tài chính, tập đoàn kinh tế lớn ở trong nước cùng hàng trăm doanh nhân, doanh nghiệp kiều bào từ nhiều nước trên thế giới.

Do đó, sự kiện này không chỉ là diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi về cơ hội hợp tác đầu tư, sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam và nước ngoài mà còn là nơi để các doanh nghiệp tự giới thiệu và đối thoại với các cơ quan chức năng hoặc các chuyên gia trong nước về những vấn đề đang quan tâm, khúc mắc.

Nói về ý nghĩa của đại hội, một lãnh đạo VCCI khẳng định đây là dịp quan trọng để kết nối và thắt chặt mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trong và ngoài nước; góp phần hiện thực hóa chủ trương đại đoàn kết cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, chung tay xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng – Nhà nước.

  • Phan Hùng

Gửi cho bạn bè In tin này

650 kiều bào về dự Hội nghị Việt kiều toàn thế giới

Cập nhật lúc 22:03, Thứ Tư, 08/07/2009 (GMT+7)

 - 3 hoạt  động lớn nhất trong năm liên quan đến kiều bào sẽ diễn ra thời gian tới, đó là Trại hè Việt Nam 2009, Đại hội thành lập Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài và Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới - Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (UBNVONN) Nguyễn Thanh Sơn cho hay sáng 8/7.

Ảnh: XL
Ông Sơn cho biết, Trại hè Việt Nam 2009, hoạt động "về nguồn" thường niên do UBNVONN tổ chức nhằm kết nối thanh niên, học sinh Việt kiều ở khắp nơi trên thế giới, có sự tham gia của 106 em từ 25 quốc gia.  

Diễn ra từ 18/7 đến 5/8, chủ đề của Trại hè năm nay là  "Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh -  anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới”, nhằm hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Các thanh niên, học sinh kiều bào được thu xếp đi cùng nhau trong một hành trình qua ba miền Bắc - Trung - Nam, tham gia các hoạt  động giao lưu, tình nguyện tại địa phương, thăm các di tích lịch sử, thắng cảnh đất nước.

Cụ thể,  hành trình sẽ kéo dài qua 11 tỉnh, thành phố bao gồm Phú Thọ, Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, TP HCM, Tiền Giang, Bình Dương. 

Điểm nhấn của Trại hè là các hoạt động triển lãm, chiếu phim và tọa đàm về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ tại Hà Nội ngày 19/7 và đêm giao lưu - truyền hình trực tiếp tại Nam Đàn (Nghệ An) với chủ đề “Hồ Chí Minh - đẹp nhất tên Người” tối 23/7, giao lưu truyền hình trực tiếp tại Quảng Trị với chủ đề “Ký ức chiến tranh và khát vọng hoà hình” tối 26/7.

Thu hút chất xám kiều bào

Cùng với Trại hè thường niên, Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ nhất sẽ diễn ra tại Hà Nội từ 20/11 đến 22/11. Thứ trưởng Sơn cho hay Hội nghị sẽ thu hút khoảng 1.000 đại biểu trong và ngoài nước, trong đó có 650 kiều bào từ khoảng 100 nước và vùng lãnh thổ

Hội nghị được tổ chức lần đầu tiên, nhằm vận động sức mạnh kiều bào đóng góp cho đất nước, trong đó có đội ngũ hơn 300.000 trí thức. Theo ông Sơn, đang có một thế hệ kiều bào tri thức thế hệ thứ 3 người Việt, các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia có chuyên môn, kiến thức, kinh nghiệm đang làm việc tại nhiều trung tâm nghiên cứu, khoa học quốc tế có uy tín trên thế giới.

Đại hội thành lập Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất sẽ được tổ chức trong hai ngày 9 - 10/8 tại Hà Nội.

Chuẩn bị vận  động thành lập từ năm 2004, Hiệp hội ra đời nhằm bảo vệ quyền lợi của doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài cũng như đây là kênh thúc đẩy trao đổi khoa học công nghệ tiên tiến của các nước với Việt Nam. Hội cũng là cơ sở để các doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ về thúc đẩy giao lưu thương mại với các nước.

Đã có 200 doanh nhân, doanh nghiệp kiều bào từ nhiều nước trên thế giới đăng ký làm hội viên. Tham dự Đại hội sẽ có lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước cùng khoảng 300 đại biểu, trong đó 150 đại biểu doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài đang hoạt động trong và ngoài nước, 150 là đại diện các Hiệp hội ngành nghề, các tập đoàn, tổ chức kinh tế, tài chính trong nước, đại diện các bộ, ngành, địa phương.

  • Xuân Linh 

Việt kiều 'hiến kế' cho Hiệp hội doanh nhân

Cập nhật lúc 11:58, Chủ Nhật, 09/08/2009 (GMT+7)

 - Trước thềm Đại hội đầu tiên của Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài khai mạc ngày mai (10/8) tại Hà Nội, nhiều doanh nhân Việt kiều chia sẻ, bên cạnh niềm vui vẫn còn không ít tâm tư, thậm chí cả băn khoăn về hiệu quả của “nơi đoàn tụ” chính thức này.

Việt kiều còn nhiều cái ngại

Dưới con mắt doanh nhân, ông Calvin P.Tran - nguyên Hiệu trưởng Silicon Technology College tại Mỹ - Chủ tịch HĐQT Công ty CP IMPACT tại Việt Nam đánh giá cao cơ hội kinh doanh tại Việt Nam. 

Ông Calvin P.Tran: Hiệp hội cần cần đặt mình vào vị trí của hội viên.

Theo ông, “với tình hình kinh tế đang trì trệ trên toàn cầu, hiện tại Việt Nam là cơ hội rất tốt cho mọi người đầu tư. Nhất là những người Việt ở nước ngoài”.
 

Ông Phan Kế Đạt - Tổng Giám đốc Công ty DP Ventilation tại Đan Mạch cũng cho biết dù đầu tư về nước là “quyền lợi và trách nhiệm của mọi người Việt Nam ở xa Tổ quốc” nhưng nhiều bà con Việt kiều chưa hết ngần ngại. 

Sự ngần ngại này rất “đặc trưng Việt kiều” mà theo ông Hoàng Văn Khẩn, thành viên BCH Hội DNVN tại Thuỵ Sỹ là “Việt kiều vẫn còn nhiều cái ngại, cái sợ khác với một người ngọai quốc đầu tư vào Việt Nam”.

Một phần là bởi bà con xa xứ chưa hiểu hết được luật pháp đầu tư tại Việt Nam nhưng cũng có phần do bà con chưa thực sự thỏa mãn với những chính sách của Nhà nước.

Cụ thể hơn, ông Khẩn cho biết “sở dĩ chính sách đầu tư đối với Việt kiều có lẽ chưa thỏa mãn đại đa số vì chưa đánh giá đúng thực tế của đối tượng Việt kiều”. 

Lý do ông đưa ra là, đại đa số Việt kiều là những người "ít tài chính nhưng nhiều năng khiếu" nhưng “Nhà nước còn thiếu chủ động, chọn lựa” nên chưa khai thác được hết “nguồn tài nguyên con người” này.

Chính vì thế, việc ra đời một hiệp hội dành riêng cho những doanh nhân Việt xa xứ rất được bà con kỳ vọng sẽ là một “tiếng nói chung” tháo gỡ mọi “cái ngại, cái sợ” vẫn còn đâu đó. 

Nhận xét về sự kiện này, ông Calvin P.Tran bộc bạch “đúng ra thì hiệp hội này nên có sớm hơn nữa, nhưng dù sao muộn vẫn còn hơn không”.

Nhấn mạnh khía cạnh “danh chính”, ông Phan Kế Đạt cho rằng Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài sẽ là cầu nối tư vấn cho bà con mạnh dạn về nước đầu tư, đồng thời là một kênh hiệu quả để “đối thoại” với chính quyền khi có khúc mắc trong quá trình kinh doanh.

1 - 2 đại diện mỗi nước có đông người Việt

Sau khi đọc kỹ bản Điều lệ Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài và Phương hướng hoạt động HHDN do trưởng ban vận động đưa ra cũng như báo cáo về "Kết quả cuộc họp ngày 16 tháng 6 năm 2009”, ông Calvin P.Tran đặt khá nhiều kỳ vọng Hiệp hội.

Tuy nhiên, từ góc độ là người trong cuộc, ông vẫn còn không ít tâm tư. 

Liệu người lãnh đạo của Hiệp hội có đi đúng đường hướng đã được vạch ra hay không khi mà thành phần trong ban tổ chức, ban điều hành, đa phần là người trong nước, chỉ có vài người là doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài?”, ông Calvin P.Tran băn khoăn.

Ông Phan Kế Đạt cũng cho rằng để Hiệp hội thực sự là nơi “đoàn tụ của các doanh nhân Việt kiều”, cần có chủ trương và mục đích hoạt động rõ ràng, quy tụ được những doanh nhân tâm huyết lãnh đạo.

Cụ thể hơn, ông Hoàng Công Khẩn khẳng định, bà con Việt kiều mong muốn, Hiệp hội phải có được hướng họat động phù hợp với sự chờ đợi của hội viên, thí dụ tăng được số lượng và chất lượng hợp đồng, tăng được số lượng giao thương giữa VN và nước đối tác.

Hay nói như ông Calvin P.Tran, “Hiệp hội cần biết làm những gì mà hội viên đang cần, cũng như mang lại lợi ích cho họ. Đơn giản, chỉ cần đặt mình vào vị trí của hội viên thì hội viên sẽ ở lại với Hiệp hội lâu dài”.

Thực tế, mong muốn của những Việt kiều như ông Calvin P. Tran, ông Khản, ông Đạt… không dễ được thực hiện, với một hiệp hội có địa bàn hoạt động trên toàn thế giới. Thành viên của Hiệp hội cũng đa dạng với rất nhiều khác biệt về văn hóa kinh doanh lẫn các điều kiện khách quan khác.

Do vậy, ông Calvin P.Tran đề xuất, cấp lãnh đạo Hiệp hội cần có tối thiểu " từ một đến hai doanh nhân đại diện cho mỗi nước có đông người Việt đang sinh sống. Riêng ở Mỹ thì mỗi bang như California, Texas, Florida, Virginia… nên có một doanh nhân đại diện".

Có như thế, Hiệp hội mới phục vụ thiết thực cho hội viên và vững mạnh trên đường phát triển”, ông nói. 

  • Phan Hùng
Phát huy tối đa nguồn lực của doanh nghiệp kiều bào
 
Trong xu thế mở cửa và hội nhập, nhiều doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài mong muốn quay trở về đầu tư ở trong nước, những người đã đầu tư tại Việt Nam thì muốn mở rộng quy mô đầu tư.

Sau một thời gian dài chuẩn bị, ngày 9 và 10/8 tới, Hiệp hội doanh nhân Việt Nam tại nước ngoài sẽ chính thức ra mắt và tổ chức Đại hội lần thứ nhất tại Hà Nội. Đây là sự kiện quan trọng, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng liên doanh, liên kết của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần hiện thực hóa chủ trương đại đoàn kết cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, chung tay xây dựng đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước.

Thời gian qua, tại nhiều địa bàn như: Nga, Cộng hòa Czech, Ba Lan…, doanh nhân Việt Nam đã liên kết thành lập các hiệp hội nhưng những hiệp hội này ít nhiều vẫn mang tính chất đơn lẻ, tự phát, không còn phù hợp với xu thế cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay. Chính vì vậy, nhu cầu về một tổ chức chung để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nhân và thúc đẩy hơn nữa hoạt động hợp tác đầu tư, kinh doanh là tất yếu. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam là đoàn kết bà con, tạo điều kiện phát huy khả năng của kiều bào là các doanh nhân trong công cuộc xây dựng đất nước. Do vậy, ý tưởng thành lập Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài được Bộ ngoại giao Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cùng nhiều cơ quan chức năng khác của Việt Nam ủng hộ và triển khai nhanh chóng.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho biết: “Đảng và Chính phủ Việt Nam đánh giá rất cao tiềm năng của gần 4 triệu kiều bào, trong đó có trên 300 kiều bào trí thức. Được phép của Chính phủ, chúng tôi sẽ tổ chức Đại hội Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất. Điều này khẳng định Đảng và Nhà nước Việt Nam đang mong muốn bà con kiều bào ở nước ngoài, đặc biệt là trí thức và thanh niên hướng về quê hương đất nước để có thể đem chất xám, đem những thành quả khoa học kỹ thuật mà họ đã tích luỹ được trong thời gian học tập và làm việc ở nước ngoài để xây dựng đất nước, phát triển đất nước”.

Tính đến thời điểm này, đã có khoảng gần 250 doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài đăng ký tham dự Đại hội, tăng gấp 2,5 so với dự kiến của Ban tổ chức. Đây là lần đầu tiên thu hút được đông đảo doanh nghiệp Việt kiều ở nhiều quốc gia, hoạt động trong nhiều lĩnh vực tham dự.

Ông Bùi Thăng Long, Việt kiều Nga, Tổng giám đốc Công ty Karrox Intcom cho biết: “Trong bối cảnh đất nước phát triển, các doanh nhân Việt kiều nhận thấy phải có trách nhiệm đóng góp nhiều hơn cho đất nước. Chúng tôi đã đầu tư vào lĩnh vực giáo dục công nghệ thông tin-một trong những lĩnh vực rất cần đối với Việt Nam hiện nay. Sắp tới chúng tôi sẽ ra mắt dự án sàn nhân lực Việt Nam, đưa công nghệ đến từng người dân, tạo cho họ công ăn việc làm”.

Tính đến thời điểm hiện nay, đã có khoảng 3.000 dự án của bà con Việt Nam ở nước ngoài đầu tư về nước với tổng số vốn đăng ký trên 2 tỷ USD. Tuy nhiên, so với tiềm năng của lực lượng gần 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có hơn 300.000 trí thức và các các nhà khoa học, nhà quản lý, với thu nhập của hàng năm của bà con khoảng 30 tỷ USD thì số lượng dự án và lượng vốn đầu tư về Việt Nam trong thời gian qua vẫn rất khiêm tốn. Do vậy, cùng với những chính sách mới tạo điều kiện thuận lợi cho bà con Việt kiều, việc thành lập hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài lần này là một bước tiến mới, bởi từ nay, với vai trò “đầu mối đối thoại” của các doanh nhân Việt kiều, các cơ quan chức năng sẽ giúp doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài giải đáp những thắc mắc, thực sự yên tâm khi có quyết định về nước đầu tư.

Theo ông Phạm Gia TúcTổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài sẽ là hội viên tập thể của VCCI, sẽ không có sự khác biệt về quyền lợi và nghĩa vụ giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài. Trên tinh thần đoàn kết, bằng những hoạt động thiết thực, các thành viên trong Hiệp hội sẽ cùng nhau bàn bạc, hành động nhằm xây dựng uy tín, thương hiệu của không chỉ Hiệp hội, mà qua đó còn góp phần xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đây cũng chính là mong muốn, là cái đích mà Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài hướng tới./.

Ánh Huyền