Xuống cuối trang     apec2006     Lý Quang Diệu     197năm?     10 năm     mốcnăm2007  Lương 450'000đ   @Ecovietnam@năm

Thứ sáu, 3/10/2008, 10:32 GMT+7

Lương tối thiểu chung có thể tăng lên 650.000 đồng

Bộ Nội vụ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu chung, dự kiến từ 540.000 lên 650.000 đồng một tháng. Khoảng 2 triệu công chức chịu tác động trực tiếp của lương tối thiểu chung.
>
Công chức lương thấp được trợ cấp 270.000 đồng

Theo nguồn tin của VnExpress.net, việc tăng lương tối thiểu chung (khoảng 20%)được thực hiện chậm hơn so với lương tối thiểu vùng của doanh nghiệp, có thể bắt đầu từ tháng 3. Lương tối thiểu vùng sẽ thực hiện từ 1/1/2009, theo đúng lộ trình cải cách tiền lương.

Rút tiền lương từ máy ATM. Ảnh: Hoàng Hà.

Hiện mức lương tối thiểu chung của công chức là 540.000 đồng một tháng. Lương tối thiểu của doanh nghiệp chia làm 3 vùng. Với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mức lương lần lượt là: 1.000.000; 900.000 và 800.000 đồng một tháng. Với doanh nghiệp nhà nước là 620.000; 580.000 và 540.000 đồng.

Ngoài ra, Bộ Lao động cũng đề xuất Chính phủ tăng mức trợ cấp bảo trợ xã hội lên 50%, nâng mức chuẩn nghèo quốc gia, áp dụng từ 1/1/2009. Chuẩn nghèo ở nông thôn sẽ nâng từ 200.000 như hiện nay lên 300.000 đồng một người một tháng. Chuẩn nghèo ở thành thị từ 260.000 lên 390.000 đồng một người một tháng.

Báo cáo trước Quốc hội tại kỳ họp thứ ba, Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, cả nước có khoảng 13 triệu người nghèo, hàng chục triệu người thuộc diện hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn. Số công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể và cấp xã khoảng 2 triệu. Người làm công ăn lương trong các doanh nghiệp khoảng 6 triệu.

Hồng Khánh



Thứ hai, 11/9/2006, 19:51 GMT+7
 www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2006/09/3B9EE1D2/

Lương tối thiểu tăng thêm 100.000 đồng

Ảnh: Hoàng Hà.

Từ 1/10, hơn 10 triệu người lao động được tăng lương tối thiểu từ 350.000 đồng lên 450.000 đồng một tháng. 1,8 triệu người về hưu, người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội cũng được tăng 4-10% trên mức lương hưu đang hưởng.

Đây là nội dung mới nhất của Nghị định 93 và 94 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành. Theo đó, mức lương tối thiểu chung 450.000 đồng một tháng sẽ là cơ sở để tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và tính trợ cấp cho lao động dôi dư thôi việc từ ngày 1/10/2006.

Tiến sĩ Phạm Minh Huân, Vụ trưởng Tiền lương Tiền công, cho biết, việc tăng lương nằm trong lộ trình cải cách tiền lương, áp dụng từ 2003 và kết thúc vào năm 2007. Dự kiến, đến 2010, theo cam kết khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải hợp nhất các mức lương tối thiểu.

Hiện tồn tại 2 mức lương tối thiểu, của khu vực hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp trong nước là 450.000 đồng từ 1/10; của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao nhất là 870.000 (áp dụng từ 1/2 vừa qua).

Ông Huân cho rằng, để hợp nhất mức lương tối thiểu thì từ nay đến năm 2010, khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh (230.000 doanh nghiệp) phải tăng trưởng mỗi năm ít nhất 25%.  

Theo nghị định này, đối với khoảng 4,4 triệu người làm việc trong khu vực nhà nước, nguồn kinh phí để điều chỉnh lương tối thiểu sẽ là tiết kiệm 10% từ chi thường xuyên đối với cơ quan hành chính thuộc bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh thành phố; từ 40% số thu được để lại theo chế độ của đơn vị sự nghiệp có thu và từ 50% số tăng thu ngân sách địa phương. Trong trường hợp đã sử dụng tất cả nguồn trên mà vẫn thiếu thì ngân sách nhà nước sẽ bổ sung.

Đối với hơn 6 triệu người làm công ăn lương trong doanh nghiệp ngoài nhà nước thì nguồn kinh phí tăng lương sẽ được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh. Đối với công ty nhà nước đang áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 2 lần so với mức lương tối thiểu từ 1/10 sẽ áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 1,34 lần.

Như vậy, so với dự thảo nghị định lương tối thiểu trước đó, văn bản này không có sự thay đổi. Theo tính toán, ngân sách nhà nước dành trả lương tăng thêm trong 3 tháng cuối năm 2006 khoảng 6.000 tỷ đồng, năm 2007 là 26.000 tỷ đồng. Năm ngoái, để tăng từ 290.000 lên 350.000 đồng, khoản kinh phí của nhà nước dành cho trả lương phải tăng thêm 20.000 tỷ đồng.

Người về hưu được tăng lương tối đa 10%

Theo Nghị định 93, có 4 mức tăng lương đối với cán bộ công chức nghỉ hưu. Tăng cao nhất 10% trên mức lương hưu hiện hưởng được áp dụng đối với người trước khi nghỉ hưu có mức lương dưới 390 đồng một tháng; có hệ số lương cũ dưới 3,06 và hệ số lương mới dưới 3,99. Mức tăng 8% áp dụng với người trước khi nghỉ hưu có lương từ 390 đến dưới 644 đồng một tháng; có hệ số lương cũ từ 3,06 đến dưới 5,54 và người có hệ số lương mới từ 3,99 đến 6,92.

Cán bộ công chức có mức lương trước khi nghỉ từ 644 đến dưới 718 đồng một tháng; có hệ số lương cũ từ 5,54 đến dưới 6,26; có hệ số lương mới từ 6,92 đến dưới 7,64 sẽ được tăng lương hưu 6% trên mức hiện hưởng. Cán bộ công chức trước khi nghỉ hưu có mức lương và hệ số vượt những mức vừa nêu sẽ chỉ được tăng lương hưu 4% trên mức hiện hưởng.

Theo nghị định 93, đối với quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu, nếu mức lương trước khi nghỉ hưu dưới 425 đồng mỗi tháng; có hệ số lương cũ dưới 4,4 và hệ số lương mới dưới 5,6 thì lương hưu được tăng 10% so với mức đang hưởng. Mức tăng lương hưu sẽ giảm dần từ 8, 6 và 4% tùy thuộc vào thời điểm, mức lương và hệ số lương của quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu trước khi nghỉ hưu.

Riêng người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động, công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng, cán bộ xã phường, thị trấn đang hưởng lương hưu sẽ được tăng 10% trên mức trợ cấp hiện hưởng.  

Chính phủ quy định, ngân sách nhà nước sẽ trả lương cho những người nghỉ hưu trước tháng 10/1995. Sau thời điểm này, nguồn kinh phí trả lương hưu sẽ do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả.

Cả nước có khoảng 1,8 triệu người về hưu, người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội. Riêng đối với người nghỉ hưu trước năm 1995, ngân sách nhà nước mỗi năm đã phải chi ra 10.000 tỷ đồng mỗi năm.

Hồng Khánh

Thứ sáu, 11/5/2007, 18:09 GMT+7 Bản để in Gửi cho bạn bè

Lương tối thiểu dự kiến tăng lên 540.000 đồng

Lương tăng chỉ cải thiện một phần cuộc sống của người lao động. Ảnh: Hoàng Hà.

Theo Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hằng, ngày 1/10 tới sẽ không tăng lương tối thiểu như dự kiến ban đầu. Mức tăng lên 540.000 đồng một tháng (tăng 20% so với hiện nay) sẽ thực hiện vào đầu năm 2008.

Trao đổi với báo chí bên lề hội nghị về dạy nghề và giải quyết việc làm tổ chức hôm nay, tại Hà Nội, bà Hằng giải thích Bộ đang chuẩn bị trình Chính phủ đề án cải cách tiền lương tối thiểu giai đoạn 2008- 2012. Theo đó, đều đặn vào tháng 1 hằng năm sẽ tăng lương tối thiểu để chậm nhất năm 2012 sẽ hợp nhất mức lương tối thiểu giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước.

"Nếu 1/10 năm nay tăng lương tối thiểu lên 10% (45.000 đồng một tháng) thì tới đầu năm 2008 vẫn phải tăng tiếp thêm 10%. Làm như vậy sẽ không cải thiện đời sống người lao động được bao nhiêu, lại gây ức chế cho doanh nghiệp. Do vậy, chúng tôi chọn giải pháp tăng 20% vào tháng 1/2008. Ở thời điểm đó mức lương tối thiểu sẽ là 540.00 đồng/tháng", bà Hằng nói.

Trước đó, trong các năm 2004-2006, mức lương tối thiểu đã được tăng từ 210.000 lên 290.000, 350.000 và 450.000 đồng. Theo đánh giá của các chuyên gia, mức lương này chưa sát với mặt bằng tiền công trên thị trường và nhu cầu sống tối thiểu của người dân tại thời điểm tăng. Tuy nhiên, do phải tính đến khả năng chi trả của ngân sách và cả doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên mức tăng chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tế.

Hồng Khánh

 

Thứ tư, 11/4/2007, 16:51 GMT+7
 www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/04/3B9F4F1A/

Lương của lãnh đạo tập đoàn kinh tế sẽ được tăng

Chủ tịch HĐQT tập đoàn kinh tế do Thủ tướng quyết định thành lập, có thể hưởng hệ số lương 8,6-8,9 thay vì 8,2-8,5 như hiện nay. Với mức lương tối thiểu 450.000 đồng thì lương tháng (chưa gồm thưởng và phụ cấp) của những cán bộ này tối đa 4 triệu đồng.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định quản lý tiền lương và thu nhập đối với các tập đoàn kinh tế, do Thủ tướng quyết định thành lập.

So với nghị định 205 quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước được áp dụng từ năm 2004 đến nay, dự thảo này chỉ điều chỉnh lương, phụ cấp của lãnh đạo, cấp từ phó phòng trở lên.  

Theo dự thảo này, hệ số lương của tổng giám đốc có thể là 8,3-8,6 (hiện nay dao động 7,85-8,2); các thành viên chuyên trách hội đồng quản trị, phó tổng giám đốc và tương đương là 7,85-8,15; kế toán trưởng là 7,55-8,15.

Dự thảo nêu rõ, trong trường hợp lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước từ 5 đến 10% trở lên thì lãnh đạo tập đoàn kinh tế sẽ được hưởng mức lương kịch trần tính bằng 2 lần tiền lương tối thiểu nhân với hệ số, cộng với phụ cấp và thưởng.  

Dự thảo này vẫn đang được lấy ý kiến để tiếp tục hoàn thiện.

Hồng Khánh

lương tối thiểu: 450'000đ   lương tối thiểu: 3'000 sfr
=33'000'000đ/ 1sfr=11'000đ
How to attract more Investors for Vietnam/ Comment attirer plus d'Investisseurs pour le Vietnam
Làm cách nào lôi kéo thêm được thật nhiều nhà Đầu Tư vào Vietnam ?
Họ ở đâu ? Làm cách nào kiếm ra họ ? Họ muốn gì khi dzo VN ? Dzụ họ bằng cách nào, khi họ có quá nhiều mối để chọn lựa ?
Ecovietnam có thể giới thiệu RẤT NHIỀU NHÀ ĐÀU TƯ CÓ TIỀM NĂNG cho VN :  cần HÕ TRỢ kiểu nào để Ecovietnam có SỨC phục vụ VN như ước mơ ?
xin mời GÓP Ý qua Email:
info@ecovietnam.org  hoặc www.Skype.com  qua ntrung
www.bluewin.ch
14:06 20.03.2007, dernière mise à jour 16:36
Salaires: Unia demande que le seuil soit fixé à 4000 francs
Un porte-monnaie (archives)
[Photo : Keystone]

Unia juge "scandaleux" que des employés soient sous-payés alors que l'économie tourne à plein régime et que les rémunérations des patrons explosent. Le syndicat préconise un salaire minimal de 4000 francs pour les employés qualifiés.

[ats] - "Le plus gros scandale en matière de salaires en Suisse ne concerne pas seulement une poignée de top managers. Il concerne les centaines de milliers de personnes qui travaillent dur et gagnent un salaire qui ne leur permet pas ou à peine de vivre", a dit Andreas Rieger, coprésident d'Unia, devant la presse à Berne.

Unia évalue le nombre des "working poors" ou presque à 700'000 en Suisse. Quelque 80'000 salariés touchent moins de 3000 francs par mois en équivalent plein temps et 300'000 autres sont au-dessous de 3500 francs.

La grande majorité de ces collaborateurs sont des femmes et se retrouvent dans les branches des services personnels (comme la coiffure ou les soins corporels), de l'hôtellerie-restauration, de l'industrie textile ou encore du commerce de détail.

En-dessous de 4000 francs par mois, le syndicat estime qu'il y a précarité. Il demande par conséquent que ce seuil soit à l'avenir considéré comme le salaire minimal à inscrire dans les conventions collectives de travail (CCT) pour les employés qualifiés.

"Cet objectif est réaliste", selon M. Rieger, car certaines branches de l'artisanat et certains distributeurs s'y conforment déjà. Pour les plus bas salaires, Unia prône une hausse du salaire minimum dans certaines CCT et l'extension de la force obligatoire au niveau national de certaines conventions sectorielles, par exemple dans le commerce de détail.

Pour les branches qui n'ont pas de CCT, Unia propose d'inscrire un salaire plancher dans la loi. Le montant: 20 francs de l'heure, soit 3500 francs par mois sur la base de treize salaires. Le prochain congrès de l'Union syndicale suisse (USS) examinera cette question.

M. Rieger a souligné que "les gains fantastiques" cumulés des grands patrons Daniel Vasella (Novartis), Marcel Ospel et Peter Wuffli (UBS) ainsi que Peter Brabeck (Nestlé) "suffiraient à supprimer au moins les salaires en-dessous de 3000 francs".
 

09:48 02.04.2007, dernière mise à jour 11:57
 http://fr.bluewin.ch/infos/index.php/suisse/i/20070402:brf012
Légère diminution de la pauvreté en Suisse entre 2000 et 2005
Un porte-monnaie (archives)
[Photo : Keystone]

Le nombre de travailleurs en situation de pauvreté a été longtemps surestimé en Suisse. Ils étaient moins de 150 000 en 2005, selon l'Office fédéral de la statistique (OFS). Quelque soit la méthode de calcul, la tendance est à la baisse.

[ats] - L'OFS faisait encore état de 211'000 respectivement 231'000 woorking poor, âgés de 20 à 59 ans, en 2004 et 2003 en Suisse. De 6,7% en 2004, leur part est descendue à 4,2% en 2005, selon un communiqué de l'OFS.

Cette baisse n'a pas été si nette d'un coup. Mais la méthode a changé. L'OFS se base aujourd'hui sur des calculs plus détaillés et précis, ainsi que sur des normes de la Conférence suisse des institutions d'action sociale légèrement affinées, a indiqué Eric Crettaz, de la section analyses socio-économiques de l'OFS.

Certains groupes de la population ont plus de risque de devenir des woorking poor. Les fins de mois difficiles guettent davantage les familles nombreuses (16,5%) et les ménages monoparentaux (10,3%). Les indépendants qui travaillent seuls (12,8%) et les indépendants en général (9,2%), de même que le personnel sans formation postobligatoire (11,4%), sont également plus touchés.

L'OFS précise encore que les étrangers (8,5%) deviennent plus facilement woorking poor que la moyenne. Les employés avec un contrat à durée déterminée sont également moins bien lotis (7,5%).

Le seuil de pauvreté se monte à 2200 francs pour les personnes vivant seules, à 3800 francs pour les ménages monoparentaux avec deux enfants de moins de 16 ans et à 4600 francs pour les couples avec deux enfants. Il s'agit là de valeurs moyennes nationales.
 

Coop augmentera les salaires en 2010, en particulier les plus bas

A l'issue de négociations salariales conclues avec succès, Coop va augmenter les salaires l'an prochain. Le numéro deux du commerce de détail en Suisse réserve toutefois les augmentations au personnel le moins bien payé, soit les collaborateurs gagnant jusqu'à 5999 francs bruts par mois.

Selon Coop et les syndicats Syna, Unia et sec suisse, les hausses salariales ne concernent pas les collaborateurs soumis à la convention collective de travail (CCT) au bénéfice d'une rémunération supérieure à 5999 francs, ainsi que les cadres.

Les salariés gagnant jusqu'à 4499 francs par mois engagés avant le 1er juillet 2009 recevront une augmentation mensuelle de 40 francs.

Les employés dont le salaire mensuel s'établit entre 4500 et 5999 francs obtiennent quant à eux une augmentation allant jusqu'à un maximum de 0,75%. .

Coop augmente également le salaire horaire versé aux collaborateurs soumis à la CCT de 20,30 à 20,80 francs.

(ats)

10:06 09.07.2008
www.bluewin.ch/fr/index.php/137,69241/Hausse_de_2,5_des_salaires_minimaux_dans_l_#39;hotellerie_en_2009/

Hausse de 2,5% des salaires minimaux dans l'hôtellerie en 2009

Les salaires minimaux augmenteront de 2,5% en 2009 dans l'hôtellerie et la restauration. En parallèle à cet accord salarial, les partenaires sociaux poursuivent leurs discussions pour une nouvelle convention collective nationale de travail (CCNT).
Photo : Keystone
Employée dans la restauration (archives)

L'accord sur l'adaption des salaires minimaux a été conclu vendredi passé à Zurich, ont précisé GastroSuisse, hoteleriesuisse, la Swiss Catering Association (SCA), Hotel & Gastro Union, Unia, Syna et la FCTA dans un communiqué commun. L'augmentation de 2,5% correspond au taux de renchérissement estimé pour l'année en cours.

Les nouveaux salaires minimaux entreront en vigueur le 1er janvier 2009 ou au début de l'été 2009 pour les travailleurs saisonniers. Au terme de l'accord, la rémunération minimale mensuelle dans la branche, soit celle des collaborateurs sans appentissage, passera à 3383 francs, contre 3300 actuellement.

Le salaire mensuel minimal de la classe de cadres les mieux rémunérés (Classe IVb) passera quant à lui de 6750 à 6919 francs. Quant à la nouvelle CCNT en discussion, les partenaires sociaux prévoient qu'elle entre en vigueur le 1er juillet 2009.

(ats)

 

11:20 24.06.2008, mise à jour : 12:20
http://www.bluewin.ch/fr/index.php/137,53105/Les_menages_disposent_en_moyenne_de_6000_francs_par_mois/

Les ménages disposent en moyenne de 6000 francs par mois

Le revenu mensuel disponible des ménages, après déduction des dépenses obligatoires, s'élevait en moyenne à 5'970 francs en 2006 en Suisse. Le montant susceptible d'être épargné, après déduction de l'ensemble des dépenses, représentait 560 francs.
 
Un portemonnaie (archives)
[Photo : Keystone]

Les ménages dont le revenu brut est inférieur à 4400 francs ne sont en général pas en mesure d'épargner, a indiqué l'Office fédéral de la statistique (OFS), dans son enquête sur le budget des ménages privés, portant sur l'année 2006. Environ 57% des ménages qui ne font pas d'économies sont des ménages de rentiers.

Selon l'OFS, les dépenses pour le logement et l'énergie en 2006 constituaient le poste le plus important du budget ménager. Elles se montaient en moyenne à 1380 francs, ou 16% du revenu brut. Ce poste de dépenses pouvait représenter jusqu'à 33% du revenu brut dans les ménages à bas revenu, contre 12% pour les ménages aisés.

Les autres dépenses les plus importantes se concentraient sur les transports (8,5% du revenu brut en moyenne), les loisirs et la culture (7,4%), l'alimentation (7,4%), la restauration et l'hébergement en établissements publics (6%). Les assurances et assurances-maladie complétaires représentaient 3,7%.
(ats)

 

08:02 05.10.2008, mise à jour : 08:36

Allocations familiales: les cantons harmonisent leurs législations

http://www.bluewin.ch/fr/index.php/136,90794/Allocations_familiales__les_cantons_harmonisent_leurs_legislations/
Tous les cantons devront octroyer dès le 1er janvier au moins 200 francs d'allocations familiales mensuelles par enfant et 250 par jeune en formation. Mis à part les quatre cantons qui se montrent déjà plus généreux, seuls cinq ont décidé d'aller au-delà de ces minima légaux.
 
Photo : Keystone
Un enfant (archives
Vaud, Neuchâtel, Genève, Berne et les Grisons ont en effet saisi l'obligation d'adapter leur législation pour faire un geste supplémentaire en faveur des familles. Pour mémoire, la révision des lois cantonales découle de l'acceptation en novembre 2006 par plus de deux tiers des Suisses du principe d'une harmonisation fédérale des allocations.

Berne et les Grisons ont ainsi fixé les allocations pour enfant à respectivement 230 et 220 francs et celles pour les jeunes en formation à 287 et 270 francs. Dans les cantons de Vaud et de Neuchâtel, les parents reçevront dès l'an prochain 200 francs pour leurs deux premiers enfants et 370, respectivement 250, dès le troisième. Un supplément s'ajoutera également aux 250 francs prévus dès qu'un troisième enfant commence des études ou un apprentissage.

A Genève, l'allocation se monte à 200 francs par enfant. Mais le Grand Conseil a accepté en septembre de porter cette somme dès l'an prochain à 250 francs entre 16 et 20 ans, alors que tous les autres cantons fixent la limite d'âge à 16 ou 18 ans. Quant à l'allocation pour les étudiants et apprentis, elle s'élevera à 250 francs jusqu'à 25 ans, comme dans le reste de la Suisse.

Quant aux cantons qui se montraient avant la votation fédérale déjà plus généreux (Zoug, Valais, Jura et Fribourg), ils n'ont pas fait marche arrière. Au contraire, ils ont même augmenté le montant de leurs allocations. La palme revient à Zoug puisque le Grand Conseil devrait prochainement se prononcer pour octroyer dès l'an prochain 300 francs par enfant jusqu'à 17 ans et 350 francs dès 18 ans.

(ats)
 
15:46 09.10.2008

Les multimillionnaires se portaient bien en 2005

Les multimillionnaires se portent toujours bien en Suisse. 7642 personnes ont déclaré pour 2005 une fortune nette supérieure à 10 millions, soit un millier de plus qu'un an plus tôt. Ainsi, 22,3% du montant total imposé est détenu par 0,17% des contribuables.
 
Photo : Keystone
De l argent (archives)

L'attrait des paradis fiscaux reste intact. La part des nantis possédant plus de 10 millions de francs dépasse largement la moyenne nationale dans les cantons de Nidwald (0,64%), Zoug (0,60%) et Schwyz (0,41%), selon la statistique 2005 publiée par l'Administration fédérale des contributions (AFC). Suivent les grands centres économiques de Zurich (0,33%) et de Bâle-Ville (0,29%).

En Suisse romande, Genève et Vaud arrivent en tête, avec respectivement un taux de 0,24% et 0,13%. Les "super-riches" sont en revanche quasi inexistant en Valais et à Uri (0,03%), à Fribourg et dans le Jura (0,05%).

Toutefois, le gros des troupes - 30,33% - doit se contenter d'économies représentant moins de 50'000 francs. Plus d'un quart des contribuables ont déclaré moins de 1000 francs de fortune. Cette dernière catégorie dépasse la moyenne nationale dans tous les cantons romands, avec des taux oscillant entre 40,15% dans le Jura et 26,16% dans le canton de Vaud.

Selon l'AFC, cette statistique est très représentative à quelques réserves près. En effet, certains éléments de la fortune ne sont pas ou seulement partiellement pris en considération, notamment l'épargne liée au 2e pilier, les objets mobiliers et les assurances-vie susceptibles de rachat. En outre, les immeubles ont été recensés à leur valeur fiscale cantonale, et non à leur valeur sur le marché.

mercredi 11 avril 2007, 15h19
 http://fr.news.yahoo.com/photos/070411131945.0ub6hchg-photo-le-premier-ministre-de-singapour--lee-hsien-loong-.html

Le Premier ministre de Singapour, qui gagne 5 fois plus que Bush, gèle son salaire

Photo
agrandir la photo
 

SINGAPORE (AFP) - Le Premier ministre de Singapour, Lee Hsien Loong, a indiqué mercredi qu'il allait geler pendant cinq ans son salaire, dont la formidable hausse a suscité la polémique dans l'île et à l'étranger.

"Je vais maintenir mon salaire au niveau actuel pendant cinq ans", a promis le chef du gouvernement devant le Parlement. "Le gouvernement va me donner le salaire en entier car c'est comme cela que le système doit fonctionner mais, pendant cinq ans, je ferai don de l'augmentation salariale".

Aux termes d'une décision annoncée lundi, le traitement annuel de M. Lee devait augmenter de 25,5% et atteindre 3,1 millions de dollars singapouriens (2,O5 millions de dollars), soit cinq fois ce que le président américain George W. Bush gagne par an et plus de huit fois le salaire du Premier ministre japonais Shinzo Abe.

Le président S.R. Nathan, qui a un rôle largement honorifique, touchera quant à lui 3,19 millions de dollars par an, soit une hausse de 25%, alors que les ministres se voient gratifier d'une hausse de près d'un tiers à 1,59 million de dollars.

Cette augmentation, qui survient alors que l'écart entre les hauts et les bas salaires s'agrandit à Singapour, a fait l'objet de débats passionnés et a suscité de vives réactions de la part de nombreux Singapouriens.

See more: ** http://en.wikipedia.org/wiki/Lee_Hsien_Loong **

len dau trang
Thứ năm, 11/1/2007, 22:06 GMT+7
 www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2007/01/3B9F2424/

VN chính thức là thành viên thứ 150 của WTO
Phỏng vấn trực tuyến "Việt Nam hội nhập WTO" vào lúc 14h30 ngày 11/1/2007

Gần 1.000 câu hỏi của độc giả VnExpress dành cho các vị khách trong 2 tiếng phỏng vấn trực tuyến chiều 11/1. Với Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Lương Văn Tự và Vụ trưởng Hợp tác quốc tế Nguyễn Thị Bích, gia nhập WTO đồng nghĩa với nhiều thời cơ và thách thức. Đại sứ Ngô Quang Xuân từ Geneva đã truyền về những cảm xúc đặc biệt khi nhận thẻ quy chế thành viên WTO chính thức.  

 
Đại sứ Ngô Quang Xuân và Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy (thứ hai và ba từ trái sang) tại buổi lễ trao thẻ quy chế thành viên WTO chính thức cho Việt Nam tại Geneva. Ảnh do Đại sứ cung cấp.  

- Xin kính chào các vị khách mời. Gia nhập WTO là chiến thắng lớn, khẳng định được sự trưởng thành của đất nước về mọi mặt. Tất nhiên, chúng ta sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn khi hội nhập. Thay mặt số đông Việt kiều tại Mỹ, chúng tôi xin chia xẻ khó nhọc, cố gắng và vinh quang đến lãnh đạo nhà nước, các đoàn đàm phán và đại diện đất nước tại Geneva. Chúng tôi luôn quan tâm và mong chờ cơ hội đóng góp cho Tổ quốc. (David Hoang Nguyen, 46 tuổi, Mỹ)

Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự. Ảnh: H.H.

- Ông Lương Văn Tự: Trước hết xin chào các bạn. Tôi rất vui là các bạn còn nhớ đến tôi. Tiến trình gia nhập WTO của VN là việc sớm muộn cũng đến, chỉ có điều là đúng dịp Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC tổ chức tại Hà Nội thì niềm vui càng được tăng lên. 

Bà Nguyễn Thị Bích: Xin chào độc giả VnExpress. Tôi xin cám ơn sự quan tâm của độc giả đến tiến trình đàm phán. Tôi cũng rất vui mừng được chia sẻ với độc giả về kết quả đàm phán. Tôi mong rằng mọi người dân Việt Nam trong và ngoài nước sẽ cùng nhau góp sức thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước.

- Đại sứ Ngô Quang Xuân, từ Geneva: Xin kính chào độc giả VnExpress. Xin chào anh Tự, chị Bích. 14h chiều nay, tức 8h sáng Geneva, toàn bộ thành viên Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại Geneva đã tề tựu để chuẩn bị 1 tiếng đồng hồ nữa vào trụ sở WTO với tư cách thành viên chính thức. Nhiệt độ ngoài trời có vẻ lạnh hơn hôm qua. Qua VnExpress, tôi muối gửi lời nhắn nhủ đặc biệt đến doanh nghiệp, những người sẽ đóng vai trò tiên phong phát triển kinh tế, thực hiện cam kết WTO thời kỳ hội nhập.

Cơ hội và thách thức đối với từng doanh nghiệp sẽ khác nhau. Trong cạnh tranh vì thị trường, giá cả, thương hiệu, những làm ăn nhỏ lẻ, “tranh mua tranh bán” níu kéo nhau sẽ nhanh chóng được thay thế bằng chia sẻ nhường nhịn để hợp tác, liên kết thành sức mạnh. Chỉ có liên kết, đạt đồng thuận cao trong kinh doanh sản xuất mới đứng vững và phát triển được. Doanh nghiệp sẽ thể hiện mạnh mẽ nhất màu cờ sắc áo của dân tộc, của đất nước trong thời kỳ hội nhập, thực thi cam kết nghĩa vụ và lợi ích thành viên chính thức của WTO".

Đại sứ Ngô Quang Xuân tại Geneva. Ảnh do cơ quan ngoại giao tại Geneva cung cấp.

- Chào cô chú. Cháu thắc mắc là việc Việt Nam gia nhập WTO ảnh hưởng thế nào tới ngành kinh doanh hóa mỹ phẩm nói chung và nước hoa ngoại nhập nói riêng?Ngoài ra những mặt hàng nào chịu ảnh hưởng trực tiếp của nền kinh tế hội nhập? (Cadypham, 23 tuổi, Cadyvn@hotmai.Com.Sg)

- Bà Nguyễn Thị Bích: Các mặt hàng này theo cam kết: Mỹ phẩm sẽ giảm ngay tại thời điểm gia nhập 20-40% (theo mức tương đối). Nói chung hệ số bảo hộ cho các mặt hàng này sẽ giảm một nửa cho đến hết lộ trình.

Trong toàn bộ biểu thuế có 35% số mặt hàng sẽ phải giảm thuế. Bạn có thể vào mạng www.mof.gov.vn để biết thêm chi tiết bước cắt giảm và lộ trình giảm thuế của từng mặt hàng. Theo tôi, giá của các mặt hàng mỹ phẩm nhiều khả năng sẽ rẻ hơn trong thời gian tới.

- Vào WTO một loạt dòng thuế bị cắt giảm, ngân sách nhà nước bị thâm hụt. Để cân bằng, liệu Chính phủ có tính tới chuyện tiết kiệm các khoản chi từ ngân sách? Các bộ, ngành chịu ảnh hưởng như thế nào bởi việc cân đối thu chi này? (Phạm Hồng Khiêm, 39 tuổi, Ktkh@vnn.Vn)  

Bà Nguyễn Thị Bích. Ảnh: H.H.
- Bà Nguyễn Thị Bích:
Theo tôi, việc cắt giảm thuế nhập khẩu khi thực hiện cam kết WTO sẽ giảm thu ngân sách, nhưng nguồn thu sẽ được tăng khi thương mại và đầu tư tăng trưởng. Nếu các doanh nghiệp của Việt Nam đứng vững và phát triển trong quá trình Việt Nam thực hiện cam kết thì tổng thu ngân sách sẽ tăng. Mặc dù vậy, Chính phủ vẫn kiên quyết thực hiện chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả đầu tư từ ngân sách. Việc cần chi thì vẫn phải chi như xóa đói giảm nghèo, giáo dục y tế, tăng cường năng lực bộ máy quản lý, hoàn thiện luật pháp và công cụ quản lý... Đất nước ta còn nghèo, không phải chỉ có Nhà nước tiết kiệm, chống lãng phí, mà mọi doanh nghiệp và toàn dân cần triệt để thực hành tiết kiệm và tính toán sử dụng nguồn lực của toàn xã hội sao cho hiệu quả nhất.  

- Xin cho biết sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường xe máy trong nước có biến động gì không? Mức thuế áp dụng với xe máy ngoại nhập dưới 250 cm3 sẽ thế nào? (Nguyễn Hưng An, 35 tuổi, Tomcatvn@gmail.C)

- Bà Nguyễn Thị Bích: Theo cam kết WTO, thuế nhập khẩu đối với xe máy có phân khối đến 800 cc sẽ giảm xuống mức 70-75% sau 5 năm, còn xe trên 800cc xuống mức 40% sau 8 năm. Như vậy, mức thuế bình quân sẽ giảm đi khoảng 20% theo mức tương đối, giảm đều trong vòng 5 năm nên sẽ không gây đột biến trên thị trường, mà sẽ chỉ từ từ làm giảm dần giá xe máy.

Theo tôi, sau gia nhập WTO, ngoài tác động của việc giảm thuế nhập khẩu, thị trường xe máy trong nước còn có tác động của các yếu tố khác. Việc bỏ cấm nhập khẩu xe máy phân khối lớn sẽ mở rộng sự lựa chọn của người tiêu dùng, nên sẽ dịch chuyển một phần nhu cầu từ xe phân khối thấp sang xe phân khối lớn. Xu hướng chung là giá xe máy sẽ giảm từ từ, xe máy giá trị thấp giảm nhiều, xe máy giá trị cao hay xe có phân khối lớn giảm ít hơn.

- Thứ trưởng dự báo gì về top các ngành sẽ có sự phát triển vượi trội khi gia nhập WTO? (Đào Đức Thắng, 39 tuổi, Ducthang2032000@yahoo.Com)

Ông Lương Văn Tự trả lời độc giả VnExpress.

- Ông Lương Văn Tự: Thứ nhất là ngành đóng tàu, đây là sự chuyển dịch lợi thế của toàn cầu đến VN. Thứ hai là những ngành cần nhiều lao động khéo tay, chẳng hạn như dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử. Người ta vẫn nghi ngại ngành điện tử sẽ gặp khó khăn khi vào WTO nhưng tại sao các tập đoàn hàng đầu như Intel, Canon vẫn chọn VN để đầu tư?

Ngoài những ngành công nghiệp chúng ta đã nhận thấy cơ hội phát triển thì những lĩnh vực mới VN còn yếu nhưng sẽ có nhiều triển vọng như du lịch, vận tải biển, tài chính ngân hàng sẽ là những ngành tăng trưởng cao trong tương lai gần. Đây là những lĩnh vực VN có lợi thế về cảnh quan tự nhiên như Vịnh Hạ Long đã được UNESCO 2 lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, Hội An và Mỹ Sơn, Golden Sand ở Phan Thiết, Đà Lạt - xứ sở của muôn loài hoa và nhiệt độ quanh năm như điều hòa tự nhiên khoảng từ 16 đến 26 độ C.

- Thưa bà Bích, cam kết về nông sản hàng hóa khiến nhiều người lo lắng cho tương lai của nông nghiệp nội địa và cho rằng Việt Nam bị ép trên bàn đàm phán. Liệu ta có sự nhượng bộ nào trong đàm phán nông nghiệp với các đối tác không? Theo bà, ngành nông nghiệp Việt Nam phải làm gì để tồn tại được, cạnh tranh và hội nhập kinh tế thế giới? (Linh Anh, 35 tuổi, TP HCM)

- Bà Nguyễn Thị Bích: Tất cả các nhân nhượng đều được tính toán trong phạm vi cam kết tổng thể. Riêng các mặt hàng nông sản được lưu ý để có thể bảo hộ tối đa. Đối với ngành mía đường, Việt Nam đã duy trì mức bảo hộ hiện tại (không cắt giảm thuế mà còn áp dụng hạn ngạch thuế quan). Tuy nhiên cần lưu ý đến năm 2010 thì mặt hàng đường chỉ được giữ mức thuế suất tối đa 5% trong khuôn khổ AFTA. Như vậy, ngành mía đường phải sớm có chiến lược cơ cấu lại để nâng cao sức cạnh tranh với khu vực và thế giới, tận dụng thời gian chuyển đổi từ nay đến năm 2010.

Theo tôi, ngành nông nghiệp nên có hướng tập trung đầu tư sản xuất vào những mặt hàng có thế mạnh quy mô lớn và chuyên môn hóa với quy mô lớn đối với các mặt hàng VN có lợi thế cạnh tranh, đồng thời nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Giống, công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch.... Thị trường nông sản trong và ngoài nước rất có tiềm năng, vấn đề là chúng ta có tận dụng được lợi thế này hay không.

- Tôi muốn mua một chiếc điều hòa không khí, nhưng muốn đợi sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO để chờ giá hạ. Xin cho biết trong năm 2007, giá mặt hàng này đã giảm chưa? (Truc Quynh, 35 tuổi, Blackcat@gmail.Com)

- Bà Nguyễn Thị Bích: Rất khó có thể khẳng định cụ thể là sau khi gia nhập WTO giá điều hòa không khí sẽ giảm. Nhưng theo tôi, mặt bằng giá chung có xu hướng giảm, cùng với việc thực hiện cắt giảm thuế nhiều mặt hàng điện tiêu dùng nói chung, nên giá mặt hàng điều hòa cũng sẽ giảm nhưng sẽ không có nhiều trong năm 2007.

- Thưa Thứ trưởng, VN gia nhập WTO trong 2006 nhờ nỗ lực rất lớn của đoàn đàm phán. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn bị xem là nền kinh tế phi thị trường trong vòng 12 năm tới, rất bất lợi trong các vụ kiện bán phá giá ở Mỹ và EU. Liệu có thể rút ngắn được thời gian này không? (Phan Nguyễn Hoàng Tân, 43 tuổi, Tankh1902@yahoo.Com)

- Ông Lương Văn Tự: Việt Nam đã cố gắng để rút ngắn thời gian so với Trung Quốc 3 năm. 12 năm là thời hạn tối đa, nếu quá trình cải cách và đổi mới nền kinh tế của Việt Nam nhanh hơn, các nước thành viên sẵn sàng xem xét Việt Nam sớm hơn.

 

Đến nay, Trung Quốc đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, Hàn Quốc đã công nhận ta là nền kinh tế theo định hướng thị trường. EU trong từng trường hợp cũng công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và chúng ta đang đàm phán để được EU công nhận. Nội bộ châu Á đã công nhận lẫn nhau là khối mậu dịch tự do theo kinh tế thị trường. 

- Trong biểu cam kết thuế quan, có thể sẽ áp cả thuế phần trăm và thuế tuyệt đối với ôtô cũ nhập khẩu. Vậy kế hoạch áp thuế cụ thể trong thời gian tới sẽ như thế nào? (Phạm Hữu Tâm, 39 tuổi, Hà Nội)

Bà Nguyễn Thị Bích: Một trong các nguyên tắc chính của đàm phán thuế cũng như của việc thực hiện cam kết WTO là cố gắng không để gây biến động tiêu cực tới sản xuất trong nước và có tác động tích cực đến thị trường. Trước mắt chưa có thay đổi về thuế đối với ôtô cũ, sẽ vẫn áp dụng mức thuế tuyệt đối như hiện hành. Mức thuế áp dụng đảm bảo không cao hơn mức mà Việt Nam đã cam kết.

- Trong các mảng dịch vụ nước ta phải cam kết mở cửa, theo Thứ trưởng, mảng nào bị các đối tác ép nhiều nhất? Quan điểm của Thứ trưởng như thế nào khi gặp phải những đối tác cứng rắn? Có phải điện hỏi ở nhà hay không, hay có thể đưa ra các cam kết ngay tại bàn đàm phán? (Nguyễn Hà Duy, 45 tuổi, , dzungng1962@yahoo.Com)

Ông Lương Văn Tự: Bị ép nhất là liên quan đến dịch vụ văn hóa. Đây là lĩnh vực có sân chơi do UNESCO quản lý nhưng WTO lại muốn quản lý sản phẩm văn hóa như băng đĩa, phim. Chúng ta phải phân định vùng chồng lấn giữa hai sân chơi này, chấp thuận việc mua bán các sản phẩm văn hóa song phải đảm bảo phù hợp với truyền thống văn hóa của người VN, tất cả những sản phẩm này phải do Bộ Văn hóa Thông tin kiểm duyệt trước khi vào VN. Để giải quyết các yêu cầu của đối tác, trong quá trình chuẩn bị ở nhà, đoàn đã đưa ra nhiều phương án để trên bàn đàm phán có thể xử lý theo phương án tốt nhất có thể được.

- Theo tôi hiểu, các cam kết WTO của Việt Nam vẫn bảo vệ được tương đối các doanh nghiệp trong nước. Nhưng như vậy người tiêu dùng như tôi có bị thiệt không vì giá cả các mặt hàng sẽ không giảm nhiều? Trên bàn đàm phán, một bên là quyền lợi của người tiêu dùng, một bên là quyền lợi doanh nghiệp, bà nghiêng về phía nào nhiều hơn? (Thanh Khiem, 34 tuổi, Infovn@gmail.Vn)

Bà Nguyễn Thị Bích trả lời độc giả VnExpress. Ảnh: H.H.

Bà Nguyễn Thị Bích: Phương án cam kết của chúng ta là phấn đấu đảm bảo lợi ích tổng thể của nền kinh tế. Chính phủ không có chủ trương bảo hộ vô thời hạn cho bất cứ ngành hàng nào, trừ một số sản phẩm nông nghiệp chúng ta giữ mức bảo hộ tối đa. Bên cạnh lợi ích của người tiêu dùng thì việc dành một thời gian nhất định để chuyển đổi nâng cao khả năng cạnh tranh là cần thiết. Cần phân biệt giữa mức cam kết trên bàn đàm phán và mức áp dụng thực tế. Trong quá trình ban hành, các chính sách cụ thể, Chính phủ sẽ cân nhắc lợi ích cụ thể mà không lạm dụng mức bảo hộ đã đạt được trong cam kết.

- Tôi có cảm giác là yêu cầu giảm thuế theo cam kết WTO không cao như cam kết với khối AFTA, ASEAN, điều này có nghĩa người tiêu dùng đừng quá kỳ vọng giá hàng hóa sẻ rẻ hơn sau ngày 11/1. Điều này có đúng thưa bà? (Một độc giả, 39 tuổi, Hà Nội)

- Bà Nguyễn Thị Bích: Đúng là mức giảm thuế của Việt Nam trong khuôn khổ AFTA của hầu hết các mặt hàng là nhiều hơn trong WTO. Tuy nhiên kim ngạch thương mại của Việt Nam với ASEAN chỉ chiếm 27-30%, phần còn lại gần 70% giá trị thương mại là với thế giới. Việc giảm thuế khi thực hiện cam kết trong WTO vì thế có tác động tới giá hàng tiêu dùng trong nước, tuy nhiên giá hàng tăng giảm còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác như chất lượng, thị hiếu, cung, cầu, mức tăng thu nhập.

- Khi VN gia nhập WTO, các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp dành cho khối đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài sẽ thay đổi như thế nào? Tôi nghe nói các doanh nghiệp ở một số khu chế xuất đang được hưởng ưu đãi về thuế vượt quá quy định của WTO và sắp tới sẽ phải cắt bỏ. Điều này có đúng không? (Trần Phương Uyên, 36 tuổi, Bluerosevn02@yahoo.Fr)

Bà Nguyễn Thị Bích: Theo cam kết trong WTO, các khoản trợ cấp bị cấm (liên quan đến thành tích xuất khẩu và khuyến khích nội địa hóa) sẽ phải xóa bỏ ngay từ thời điểm gia nhập. Riêng các ưu đãi đầu tư liên quan đến xuất khẩu (trừ lĩnh vực dệt may) sẽ được bảo lưu 5 năm đối với các dự án đã được cấp phép trước khi VN gia nhập WTO. Vì vậy chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp cũng thực hiện theo tinh thần trên đây.

- Tôi là sinh viên sắp ra trường. Với làn sóng đầu tư vào Việt Nam như hiện nay, có phải đó là cơ hội việc làm cho chúng tôi? (Đỗ Thanh Tuấn, 21 tuổi, Dothanhtuan1984@yahoo.Com)

Bà Nguyễn Thị Bích: Có chứ. Một trong những tác động chính khi Việt Nam gia nhập WTO là tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài cũng như trong nước. Vì vậy, sẽ có nhiều chỗ việc làm mới đang chờ các bạn. Điều này có nghĩa, cơ hội dành cho tất cả mọi người, vấn đề là các bạn đã chuẩn bị như thế nào để giành được cơ hội này hay không.

Đại sứ Ngô Quang Xuân (trái) và Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy. Ảnh do phái đoàn VN tại Geneve cung cấp.

- Kính gửi ông Ngô Quang Xuân. Ông có thể cho tôi biết, sau khi trao thẻ thành viên chính thức của WTO thì sau bao nhiêu ngày có hiệu lực ở Việt Nam? Và Việt Nam đã chuẩn bị những gì để hòa nhập với thị trường WTO. Tôi cám ơn ông. (Nguyen Dang Dinh, 33 tuổi, Dangdinhtly2004@yahoo.Com)

- Đại sứ Ngô Qng Xuân: Cầm thẻ quy chế thành viên chính thức của WTO, có nghĩa là chính thức được WTO công nhận tư cách thành viên của Việt Nam, lẫn tư cách ngoại giao của phái bộ và đại sứ Việt Nam tại đây. 11 năm qua ta chỉ mới có thẻ theo quy chế quan sát viên nên sự công nhận này có giá trị rất lớn đối với Việt Nam. Còn hôm nay, 11/1, Việt Nam chính thức được hưởng quyền lợi và thực hiện cam kết WTO của mình, do quy chế cứ 30 ngày sau khi WTO tiếp nhận công hàm và nghị định thư gia nhập của Việt Nam, ta sẽ trở thành thành viên chính thức. WTO tiếp nhận công hàm của Việt Nam ngày 7/12 năm ngoái nên hôm nay được công nhận chính thức. Còn lễ kết nạp Việt Nam vào WTO đã được tiến hành từ ngày 7/11 năm ngoái.  

- Thưa ông Tự, khi vào WTO, hàng hóa VN sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa các nước khác, điển hình là láng giềng Trung Quốc. Trong tương lai, nhiều tiểu thương chắc chắn sẽ đóng cửa và nhà nước có hướng gì để giải quyết vấn đề này? (Le Van Hung, 34 tuổi, Le_hung818@yahoo.Com)

- Ông Lương Văn Tự: Đây là điều cả thế giới đang quan tâm về khả năng cạnh tranh của Trung Quốc. Trung Quốc lại có chiến lược "biên giới mềm" tức là hàng Trung Quốc đến đâu thì biên giới đến đấy. Điều đó không có nghĩa là trên thế giới này một hay vài quốc gia có thể cung cấp được hết tất cả các sản phẩm theo các yêu cầu khác nhau của nhân loại. Nhà đầu tư và nhà kinh doanh nước ngoài cũng không bao giờ bỏ tất cả trứng vào một rọ. Nếu không thì WTO cũng không còn tồn tại vì chỉ có mỗi một quốc gia cung cấp hàng. Có điều những nhà kinh doanh phải nhận ra các yêu cầu khác nhau của thế giới để đáp ứng và đó là mảnh đất nhiều người chưa đáp ứng được.

 

Nhà nước sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp để phát triển các thị trường mới. Tạo điều kiện cho hiệp hội ngành hàng phát triển để doanh nghiệp tuy nhỏ nhưng biết liên kết với nhau thành sức mạnh mới. Kinh nghiệm của người Nhật là chính phủ mở cửa thị trường nhưng hiệp hội ngành hàng biết liên kết, bảo vệ quyền lợi của nhau nên dù Nhật mở cửa, nhiều mặt hàng nước ngoài không vào kinh doanh được.

 

Bà Nguyễn Thị Bích: Đúng là hàng hóa của Việt Nam đã và đang phải cạnh tranh với hàng hóa của Trung Quốc nhưng trên thực tế, chúng ta cũng đã dần dần giành lại thị trường ở một số nhóm ngành hàng như bia, vật liệu xây dựng, đồ tiêu dùng gia dụng như quạt điện...

- Thưa Thứ trưởng, vào WTO, vấn đề sở hữu trí tuệ sẽ được thực thi như thế nào? Liệu các doanh nghiệp, cá nhân chưa mua bản quyền của Microsoft có phải đối mặt với các vụ kiện về sở hữu trí tuệ không? (Dao Anh Dung, 30 tuổi, daothamtu@yahoo.Com.Vn)

Ông Lương Văn Tự: VN đã có Luật Sở hữu trí tuệ, các cam kết của VN là khi gia nhập WTO chúng ta sẽ thực hiện Hiệp định IPR (về sở hữu trí tuệ) ngay khi gia nhập. Chính phủ VN cũng đã phê chuẩn công ước Bernne về bản quyền. Doanh nghiệp, cá nhân sử dụng phần mềm máy tính hoặc có các vấn đề liên quan đến bản quyền thì phải tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ của VN.

- Xin hỏi danh sách những loại sản phẩm giảm thuế có thể lấy đuợc từ trang nào? (Nguyễn Long An, 23 tuổi, Hưng Yên)

Bà Nguyễn Thị Bích: Bạn có thể lấy thông tin từ trang web của Bộ Tài chính www.mof.gov.vn, mục Tin nổi bật (cột bên phải của trang chủ).

- Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, khu vực dịch vụ là bộ phận lớn nhất, phát triển nhanh nhất và là ưu tiên số 1 trong hội nhập WTO. Những dịch vụ nào ở Việt Nam còn thiếu và yếu so với mặt bằng chung của các thành viên WTO? Chính phủ Việt Nam có lộ trình hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân phát triển dịch vụ hay không? (Hoang Tuyet Mai, 37 tuổi, Htmai@unicef.Org)

Ông Lương Văn Tự: Nói chung lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam còn yếu so với các thành viên cùng trình độ của WTO. Chính vì thế, lộ trình mở cửa của ngành dịch vụ của chúng ta kéo dài từ một đến 5 năm để các doanh nghiệp Việt Nam có thời kỳ chuyển đổi. Hiện Chính phủ đã mở cửa ngành dịch vụ cho hầu hết các thành phần kinh tế trong nước theo Luật Doanh nghiệp, Đầu tư, Thương mại, Ngân hàng, Bảo hiểm...

- Kính chào Thứ trưởng Tự. Theo tôi biết, ông tham gia rất nhiều cuộc đàm phán của Việt Nam, nhưng rất ít người biết đến ông, mà chủ yếu biết đến "ông WTO" Trương Đình Tuyển. Có khi nào ông thấy chạnh lòng về điều này? (Ta Dinh Hung, 30 tuổi, Tadinhhung@gmail.Com)

Ông Lương Văn Tự: Tôi nghĩ vấn đề gia nhập WTO là thành quả của quá trình đổi mới kinh tế của đất nước, quyết định về chính trị của Đảng, của Chính phủ, quyết tâm để đổi mới hệ thống pháp luật của Quốc hội trong 2005-2006 và đặc biệt là ủng hộ của doanh nghiệp và người dân VN cũng như công luận trong đó có bạn. Về mặt đàm phán, chúng ta đàm phán hơn 11 năm, có sự tham gia của rất nhiều lãnh đạo của Đảng của Chính phủ, các bộ ngành. Tôi vui mừng thấy rằng điều cả đất nước mong muốn đã đạt được.

- Tôi rất khâm phục quý vị trong quá trình đàm phán. Xin cho hỏi trong suốt quá trình đàm phán, ai là đối tác khó khăn nhất của chúng ta, và quý vị có lần nào gặp phải một sự cố nằm trong lịch trình hay không? Xin cảm ơn. (Trần Tố Lâm, 30 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội)

Ông Lương Văn Tự: Có chứ, đó là điều bình thường trong đàm phán. Điều thứ nhất là chúng ta muốn gia nhập sớm nhưng đối tác lại chưa sẵn sàng nên VN phải tiếp tục vận động ngoại giao ở tất cả các cấp để thuyết phục các nước ủng hộ chúng ta gia nhập sớm. Tôi nhớ lại phiên thứ 10 tại Geneva lúc đó có 9 đối tác đã ủng hộ VN gia nhập ở Hong Kong nhưng còn vài đối tác nữa thì họ chưa sẵn sàng nên chúng ta phải bền bỉ thuyết phục họ sớm kết thúc đàm phán song phương.

 

- Bà Nguyễn Thị Bích: Tất cả các đối tác đều rất có kinh nghiệm trong đàm phán, vì vậy, khi động chạm đến quyền lợi của họ thì họ cũng đấu đến cùng. Do vậy, khó khăn trong đàm phán là điều không tránh khỏi. Việc gặp các sự cố bất ngờ trong đàm phán cũng thường xuyên xảy ra. Chẳng hạn, cuộc đàm phán với Trung Quốc (tháng 7/2005) tại VN, chúng tôi đã tưởng có thể kết thúc được nhưng hai bên đã thức 2 đêm cho đến tận khi đoàn bạn rời phòng đàm phán ra sân bay mà chưa thể kết thúc được.

- Xin cho biết khả năng thực tế thực hiện cam kết WTO của VN đến đâu? (Một Độc Giả, 32 tuổi, Nhật Bản)

- Ông Lương Văn Tự: VN là nước đầu tiên trong WTO có chương trình xây dựng pháp luật theo cam kết đã được sửa đổi và thông qua phần lớn trước khi gia nhập. Tôi kể cho bạn nghe một chuyện: Năm 2004, trong Hội thảo về Chương trình xây dựng pháp luật của VN, ngài Đại sứ Nhật phát biểu rằng, để cải cách nền hành chính và kinh tế để hội nhập, trong đó có việc gia nhập WTO, Quốc hội VN sẽ phải sửa và xây dựng mới hơn 100 luật và pháp lệnh. Mỗi năm Quốc hội VN thông qua được 5 luật thì hơn 20 năm nữa VN mới có hệ thống pháp luật mới và gia nhập WTO được.

 

Nhưng khi VN gia nhập WTO vào ngày 7/11/2006 tại Geneve, ngài Đại sứ Nhật tại WTO lại có lời phát biểu tốt đẹp khi thấy VN đã sửa được 25 trong tổng số 26 luật và pháp lệnh đã cam kết sửa và xây dựng. Ông ấy đã nói rằng, WTO nếu không có VN thì sẽ không có cái mới, đó là VN là nước đầu tiên có được hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh và được bổ sung trước khi gia nhập. Đây là quyết tâm chính trị rất cao của Quốc hội VN.

- Việt Nam sẽ có chính sách gì để bảo vệ các ngành dịch vụ nhạy cảm như ngân hàng và bảo hiểm? (Hong Ngoc, 35 tuổi, Hà Nội)

Bà Nguyễn Thị Bích: Dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm là hai dịch vụ tài chính rất cơ bản đối với nền kinh tế. Muốn phát triển thương mại đầu tư và đạt mục tiêu tăng trưởng ổn định thì phải phát triển hai dịch vụ này. Việc mở cửa thị trường là một trong những biện pháp để thúc đẩy hai dịch vụ này phát triển. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực dịch vụ tài chính nhạy cảm. Vì vậy, các cơ quan chức năng đang khẩn trương hoàn thiện các biện pháp quản lý thận trọng để ngăn ngừa những rủi ro mang tính hệ thống khi mở cửa thị trường này.

- Thưa Thứ trưởng, ông ấn tượng với đoàn đàm phán nào nhất? Đó là những đối tác dễ chịu nhất hay gây khó khăn nhất cho Việt Nam? (Thuy Loan, 30 tuổi, Blackchocobo@yahoo.Com.Vn)

- Ông Lương Văn Tự: Trong đàm phán tôi nhận thấy một điều dù là thân hay sơ họ đều đặt lợi ích dân tộc cao hơn tất cả, đó là điều người VN đã làm và tiếp tục phải làm.

- Thưa Thứ trưởng Lương Văn Tự, tôi ở Văn phòng Hãng thông tấn Nga RIA Novosti tại VN. Xin được hỏi sau khi trở thành thành viên WTO, Việt Nam có kế hoạch yêu cầu Liên bang Nga là nước đang phấn đấu gia nhập tổ chức này đàm phán song phương hay không? Nếu có thì khi nào phía Việt Nam chính thức chuyển yêu cầu tới phía Nga và các phiên dàm phán đó dự định khi nào tiến hành và trong khuôn khổ nào? (Hoàng Thu Hương, 36 tuổi, Riahanoi@fpt.Vn)

- Ông Lương Văn Tự: Quan hệ giữa VN với Nga lâu nay là quan hệ rất tốt. Trong thời gian vừa qua VN cũng đẩy mạnh quan hệ buôn bán với Nga, VN cũng nhập siêu của Nga từ 500 đến 600 triệu USD. VN đàm phán gia nhập WTO sau Nga nhưng được gia nhập WTO trước. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ Nga sớm gia nhập WTO và cũng mong rằng phía Nga quan tâm tới lợi ích của VN để cân bằng cán cân thương mại hai nước.

- Xin Bà Nguyễn Thị Bích cho biết theo lộ trình mở cửa thị trường chứng khoán theo cam kết gia nhập WTO thì khi nào Bộ Tài chính sẽ mở thêm cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào các chứng khoán niêm yết trên TTCK? (Nguyễn Thu Hiền, 31 tuổi, ĐHBK Hà Nội)

Bà Nguyễn Thị Bích: Việt Nam đã có quy định các nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam tới mức 49% từ cuối năm 2005.

- Thưa Thứ trưởng Lương Văn Tự, có phải trong đàm phán WTO, chúng ta đã chấp nhận thiệt thòi ở lĩnh vực dệt may để tiếp nhận thuận lợi ở các lĩnh vực khác? Nhiều người lo ngại hạn ngạch dỡ bỏ chưa chắc đã tốt hơn khi có sự kiểm soát này, điều đó có đúng không thưa thứ trưởng? (Pham Kieu Oanh,, 38 tuổi, Nomp@nhabe.Com.Vn)

- Ông Lương Văn Tự: So với Trung Quốc phải chấp nhận tự vệ đặc biệt và hạn ngạch dệt may với Mỹ và EU đến 2008 thì cam kết của VN với EU, Mỹ, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ là 4 nước còn hạn ngạch khi chúng ta gia nhập WTO là điều thuận hơn. Chỉ có điều làm sao để tránh không bị Mỹ sử dụng quy chế theo dõi dệt may không có lợi cho VN.

- Thưa Thứ trưởng, trong các phiên phiên đàm phán ông đã tham dự, ông nhớ nhất phiên nào? Tại sao? (Nguyen Tam Quyen, 36 tuổi, Tamquyen112@yahoo.Com)

- Ông Lương Văn Tự: Phiên nào tôi cũng nhớ, vì mỗi phiên là một nỗi khổ. Yêu cầu của các đối tác rất khác nhau, không yêu cầu nào giống yêu cầu nào.Họ căn cứ vào điểm mạnh về xuất khẩu của mình để yêu cầu ta mở cửa thị trường. Ví dụ với mặt hàng thịt bò và thịt lợn, họ đòi ta giảm thuế nhập khẩu từ 20% xuống 0-5%. Nếu giảm xuống mức đó, bò cóc của VN không thể tồn tại được.

- Đại sứ có thể cho biết cảm tưởng của Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO? Đại sứ có thể cho biết sơ qua về lễ kết nạp? (Việt Anh, 17 tuổi, Trang78@yahoo.Com)

- Đại sứ Ngô Quang Xuân: Xin kính chào độc giả, tôi vừa trở về từ cuộc gặp với ban giám đốc WTO. Rất hân hạnh được trò chuyện cùng độc giả VnExpress.

 

Trong cả quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam, bạn bè quốc tế đánh giá rất cao cam kết chính trị của Chính phủ và nhân dân ta, đánh giá cao chương trình làm luật của Quốc hội ta và mọi cố gắng, trình độ, năng lực của đoàn đàm phán. Nhưng phải nói thêm rằng ta đã kết thúc được đàm phán thuận lợi hơn nhờ sự tranh thủ sâu rộng và hết sức hiệu quả của bạn bè các nước và WTO. Tôi rất vinh dự và hạnh phúc qua nhiệm vụ của mình, có được những người bạn như họ để có thể chia sẻ thuận lợi, khó khăn, vui buồn và điều quan trọng nhất tình bạn và mối quan hệ thân thiện con người với con người không gì so sánh được.

- Tôi là tiểu thương ở chợ Bến Thành. Không hiểu WTO sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc buôn bán của tôi? Làm sao để những tiểu thương như tôi cũng hiểu đúng về WTO? (Tư Lê, 47 tuổi, TP HCM)

Ông Lương Văn Tự: Điều các tiểu thương quan tâm liên quan đến lĩnh vực phân phối. Các bạn phải biết rằng, việc gia nhập WTO ít nhiều có ảnh hưởng đến các tiểu thương, khi chúng ta mở cửa thị trường phân phối theo lộ trình cho các doanh nghiệp nước ngoài. Để giữ được thị trường, các tiểu thương phải biết liên kết với nhau để giữ thị trường và bảo về quyền lợi của nhau trên cơ sở phục vụ tốt người tiêu dùng trong nước.

 

Hiện toàn bộ cam kết đã được công bố, các tiểu thương có thể tìm hiểu. Các bạn cũng có thể liên lạc với Uỷ ban quốc gia về hợp tác quốc tế tại 33 Ngô Quyền, Hà Nội, để được thông tin chi tiết.  

- Xin Thứ trưởng Lương Văn Tự cho biết phương châm đàm phán WTO trong thời gian tới của Việt Nam? Việt Nam có trở thành một đối tác "rắn" trong đàm phán? Liệu VN sẽ có một cơ quan đại diện "hoành tráng" tại WTO như Trung Quốc không? (Vũ Châu, 32 tuổi, Hà Nội)

- Ông Lương Văn Tự: Trên thế giới này có bao nhiêu nước như Trung Quốc? VN sẽ có một cơ quan đại diện ngang tầm với trình độ phát triển của VN đủ để trở thành một thành viên tích cực của WTO. Bạn đã xem chương trình lần đầu tiên WTO treo biển rất to về chào mừng VN là thành viên thứ 150 của WTO.

- Xin chúc mừng Đại sứ đã chính thức trở thành Đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại WTO. Đại sứ nói trên VnExpress rằng: Thông thường WTO không tổ chức nhiều nghi thức đón thành viên mới và đây là lần đầu tiên một thành viên mới được đón chào một cách ấn tượng như vậy. Theo Đại sứ, vì sao Việt Nam có được sự chào đón đặc biệt nồng ấm như vậy? (Vu Chau, 31 tuổi, Chauvubinh@gmail.Com)

Đại sứ Ngô Quang Xuân: Xin cám ơn bạn. Tôi đã nhiều lần nhấn mạnh trong quá trình đàm phán, cả nước đã vào cuộc, các đại sứ ta tại thủ đô các nước thành viên WTO khác đã mạnh mẽ vào cuộc. Tại Geneva, vào những thời khắc khó khăn cuối cùng của quá trình đàm phán, tôi đã chứng kiến được sự hỗ trợ dày dạn kinh nghiệm, hiệu quả, thông minh và với tình cảm đặc biệt đối với đất nước và con người Việt Nam từ phía Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy, Chủ tịch Ban công tác đại sứ Eirik Glenne, của Giám đốc Vụ đàm phán gia nhập Arif Hussain và các đồng sự của ông…

Trong đàm phán, các nhà đàm phán của các nền kinh tế, họ rất khác nhau. Nhiều người rất thông minh linh hoạt, cảm thông nhưng cũng có người khá “khắc nghiệt” đến những phút cuối cùng. Các nước, các nhóm nước và các nền kinh tế đưa ra những yêu cầu rất khác nhau trong đàm phán với ta. Có những yêu cầu vừa phải, nhưng có những yêu cầu quá đáng, quá sức chịu đựng của kinh tế Việt Nam. Trong những khó khăn ta gặp phải trong quá trình đàm phán, có thể vì còn có những nhà đàm phán thiếu thông tin, thiếu hiểu biết về Việt Nam nên họ không thông cảm ngay được, nhưng cũng có thể có những nhà đàm phán chỉ thiên về những con số mà thiếu đi sự kết hợp với mọi mối quan hệ khác.

Trong một cuộc đàm phán kinh tế và thương mại, nếu một lúc nào đó vắng thiếu đi tầm nhìn chiến lược chính trị nhiều trong quan hệ giữa hai nước thì cũng là những cản trở rất lớn cho việc tìm ra các giải pháp, thỏa hiệp thỏa đáng. Thật may mắn cuối cùng chúng ta đã kết thúc được cuộc đàm phán quốc tế lớn nhất về kinh tế thương mại và dài nhất về thời gian trong lịch sử nước nhà. Cả thế giới chúc mừng vận hội của Việt Nam.

- Năm vừa qua tôi đã nghe quá nhiều về WTO, nhưng thú thật chưa hình dung được những thay đổi ở Việt Nam sau WTO. Theo Thứ trưởng, trong 5 năm tới, Việt Nam sẽ như thế nào, có giống với Trung Quốc hiện nay không? (Binh Minh, 33 tuổi, Minhnb@yahoo.Com.Vn)

Ông Lương Văn Tự: Sau 5 năm nữa, thu nhập bình quân đầu người của VN sẽ đạt trên 1.000 USD. Chúng ta sẽ thoát khỏi danh sách các nước kém phát triển về thu nhập bình quân đầu người. Còn nhiều điều nữa sẽ diễn ra nếu bạn nói một mà làm được hai. Còn tôi thì sợ nhất là ta nói hai mà chỉ làm được một.

- Tôi đang tham gia chuỗi cửa hàng bán lẻ G7 Mart. Sau khi gia nhập WTO, liệu chính quyền có cho phép các đại siêu thị vào Việt Nam dễ dàng không? Cụ thể, ở Nghệ An có thể mọc lên một vài đại siêu thị trong vòng 5-10 năm tới không? (Hồ Việt Trung, 36 tuổi, Hoviettrung@gmail.Com)

Ông Nguyễn Văn Tự: G7 Mart là việc bắt đầu đúng nhưng thị trường trong nước đang phát triển nhanh đòi hỏi G7 Mart tăng tốc độ và tăng quy mô trước khi lộ trình mở cửa cho bên ngoài. Mong rằng tất cả các tỉnh trong đó có Nghệ An tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà phân phối VN có cơ sở vật chất như đất đai, chi phí phát triển các siêu thị trung tâm thương mại.

- Kính gửi ông Trưởng đoàn đàm phán. Cho phép tôi gửi lời cảm ơn và khâm phục tới ông và các thành viên trong đoàn. Theo ông sau khi VN chính thức gia nhập WTO, xu hướng mua bán - sáp nhập công ty ( M & A ) tại VN sẽ diễn ra như thế nào? (Phan Xuan Can - Ceo Fi, 41 tuổi, Viet Nam Financial Investment JSC)

Ông Lương Văn Tự: Việc mua bán và sáp nhập công ty là một xu hướng toàn cầu. Bạn biết rằng, hiện 70 nghìn công ty đa quốc gia chiếm 1/3 thương mại toàn cầu và xu hướng mua bán công ty sẽ tiếp tục diễn ra. Vì thế, Chính phủ VN đã yêu cầu hình thành các tập đoàn lớn để có sức cạnh tranh khi mở cửa thị trường.

- Tôi rất muốn mua một căn nhà lớn hơn căn hộ hiện nay. Xin ông cho biết liệu thời gian tới Việt Nam gia nhập WTO có tác động gì tới vấn đề nhà ở không? (Dang Quan, 38 tuổi, Quand68@yahoo.Com)

- Ông Lương Văn Tự: Các nhà đầu tư vào càng nhiều, Việt kiều càng chuyển tiền về nước để kinh doanh bất động sản, người VN càng giàu lên thì nhu cầu về bất động sản càng tăng. Điều đó sẽ tác động đến thị trường bất động sản đang bị đóng băng hiện nay.

- Thưa Thứ trưởng, khi gia nhập WTO, những ngành nào gặp bất lợi nhiều nhất, tại sao? (Nguyen Quang Minh, 41 tuổi, Quangminh@vjcc.Org.Vn)

- Ông Lương Văn Tự: Những ngành không có năng lực cạnh tranh sẽ gặp bất lợi nhất. Nhưng tôi cũng rất lo cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vì họ có ít vốn, công nghệ và nguồn lực hạn chế. Nếu họ không biết liên kết với nhau, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

- Xin cho biết sự khác nhau giữa các thuật ngữ được sử dụng trong quá trình đàm phán gia nhập WTO: “thời kỳ quá độ”, “cam kết theo lộ trình”, “12 năm kể từ ngày gia nhập là nền kinh tế phi thị trường”? (Đinh Nhật Quang, 29 tuổi, Seoul, Hàn Quốc)

- Bà Nguyễn Thị Bích: Thời kỳ quá độ là thường được dùng chung cho thời hạn chuyển đổi pháp luật để phù hợp hoàn toàn các nguyên tắc của WTO hay về tiếp cận thị trường. Lộ trình thực hiện thể hiện rõ về thời hạn và các bước đi cụ thể để thực hiện một cam kết về mở cửa thị trường. VN chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường 12 năm (không muộn hơn ngày 31/12/2018). Tuy nhiên, trước thời điểm trên, nếu VN chứng minh được với đối tác nào đó là nền kinh tế VN đã hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường thì đối tác đó sẽ ngừng áp dụng chế độ "phi thị trường" đối với VN. Chế độ "phi thị trường" nói trên chỉ có ý nghĩa trong các vụ kiện chống bán phá giá. Các thành viên WTO không có quyền áp dụng cơ chế tự vệ đặc thù (là cơ chế khác với cơ chế chung trong WTO mà một số nước có nền kinh tế phi thị trường khi gia nhập WTO phải chịu) đối với hàng xuất khẩu của VN dù VN bị coi là nền kinh tế phi thị trường.

- Tại sao Trung Quốc 5 năm sau khi gia nhập WTO mới mở cửa dịch vụ ngân hàng, trong khi đó ta lại mở cửa ngay? (Nguyen Trung Kien, 27 tuổi, Hanoi)

- Ông Lương Văn Tự: VN đã cho phép chi nhánh ngân hàng nước ngoài 100% vốn từ nhiều năm nay rồi nhưng đầu tư của ngân hàng nước ngoài vào VN còn rất hạn chế. Cam kết mới từ 1/4/2007 cho phép ngân hàng nước ngoài được mở ngân hàng con với điều kiện ngân hàng mẹ có vốn 3 tỷ USD trở lên. Chỉ có những ngân hàng lớn mới vào VN được để hạn chế những ngân hàng nhỏ chỉ giữ chỗ mà không đầu tư thật.

- Gia nhập WTO là chấp nhận quy luật cạnh tranh. Người có tiềm lực về cạnh tranh về tài chính, kinh doanh sẽ giành phần thắng, tức là chấp nhận "cá lớn nuốt cá bé". Hệ quả sẽ là người giàu càng giàu, người nghèo càng nghèo. Với vai trò nhà quản lý, quan điểm ông như thế nào? (Truong Hong Giang, 40 tuổi, TP Ho Chi Minh)

- Ông Lương Văn Tự: Tôi nghĩ là không có chênh lệch thì cũng giống một con lắc khi nó đã cân bằng thì không chuyển động. Vai trò của Nhà nước là phải điều tiết phân phối lại thu nhập thông qua thuế và hỗ trợ về đào tạo lại việc làm mới cho những người gặp khó khăn khi mất việc làm. Đây là chính sách an sinh xã hội mà Chính phủ đã đặt vấn đề rồi.

- Xin cho biết sau khi gia nhập WTO, cơ quan đại diện ta bên cạnh WTO có gì thay đổi? Bởi đây là hoạt động mới mẻ, không rõ cơ quan nào sẽ đứng đầu, Bộ Thương mại, Tài chính hay Ngoại giao. Làm thế nào để cơ quan đó bảo vệ lợi ích của ta khi có vấn đề? (An Thạch, 39 tuổi, Anthach1991@yahoo.Com)

Đại sứ Ngô Quang Xuân: Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, đồng nghĩa với vai trò của Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại Geneva cũng khác và nặng nề hơn so với trước. Chúng tôi cũng đã gửi kiến nghị về nước, đề nghị cải tổ hơn nữa cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan ngoại giao ở Geneva cho phù hợp với vị thế mới. Trước mắt, các cán bộ hiện có ở cơ quan đại diện sẽ có sự phân công phân nhiệm theo dõi, làm việc trên từng lĩnh vực. Nhưng trước tien, cần phải thành lập một bộ phận chuyên trách theo dõi tình hình tranh chấp thương mại, vì khi Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới chắc chắn sẽ phát sinh nhiều vụ tranh chấp thương mại, kiện bán phá giá.

- Thưa Thứ trưởng Văn Tự, ông từng là người đứng đầu doanh nghiệp, đồng thời vẫn theo dõi doanh nghiệp nên hiểu rõ khả năng các doanh nghiệp trong nước. Thứ trưởng đánh giá khả năng "thi đấu " của các doanh nghiệp ta trong sân chơi chung này thế nào? (Ngọc Thìn, 55 tuổi, Hà Nội)

- Ông Lương Văn Tự: Tôi thấy rằng rất nhiều doanh nghiệp trẻ vừa qua đã có tốc độ tăng trưởng nhanh. Chúng ta bước sang thế kỷ 21 là thế kỷ của tốc độ. Tôi nhớ lại những năm 90, Bộ Thương Mại đã phải ngồi bàn với nhau làm sao đào tạo được đội ngũ xuất khẩu 1 triệu USD. Nhưng đến nay đã có những doanh nghiệp tư nhân một năm xuất khẩu đến 100 triệu USD. Nhiều tập đoàn và ngành hàng lớn của VN đang tiếp tục phát triển. Điều đó cho thấy tương lai đầy thách thức nhưng tôi tin vào bản lĩnh của con người VN để vượt lên trên những thách thức này.

- Xin cho biết, tôi muốn nhập 1 chiếc xe máy có xuất xứ từ Thái Lan thì phải chịu những loại thuế và phí như thế nào khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO? (Trần Lượng, 29 tuổi, TP HCM)

Bà Nguyễn Thị Bích: Bạn sẽ phải chịu thuế nhập khẩu (thuế suất 90%), thuế VAT (10% tính trên giá xe đã có thuế nhập khẩu), lệ phí trước bạ (5%), lệ phí cấp biển xe từ 500.000 đến 2.000.000 đồng tùy theo chủng loại xe.

- Doanh nghiệp FDI có quyền nhập khẩu nhưng không có quyền phân phối. Như vậy, sau khi nhập khẩu hàng hóa vào VN thì doanh nghiệp FDI sẽ được phép bán lại cho các đại lý tại Việt Nam không? (Trịnh Nhu, 35 tuổi, Hải Phòng)

- Ông Lương Văn Tự: Điều này được phép theo cam kết WTO.

- Tác động của việc gia nhập WTO đối với thị trường chứng khoán đặc biệt là đối với chứng khoán của hệ thống Ngân hàng? (Nguyễn Tài Quang, 43 tuổi, TP Hồ Chí Minh)

Ông Lương Văn Tự: Tôi đồng tình với một chuyên gia nước ngoài trước thềm Hội nghị các nhà tài trợ cho VN (CG) rằng "thị trường chứng khoán VN đang nóng". Tiền vào nhanh sẽ ra nhanh, những người mua bán chứng khoán phải nghiên cứu kỹ thị trường, đánh giá kỹ từng doanh nghiệp mà mình mua chứng khoán. Phải đánh giá năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh của họ để quyết định mua.  

- Kính gửi chú Tự, chú Xuân. Cháu thấy Bộ trưởng Tuyển, chú Tự, chú Xuân đều biết và hay làm thơ. Làm thơ có phải là phẩm chất của các nhà đàm phán. Có bao giờ thơ giúp ích cho đàm phán không ạ? (Châu Ba, 28 tuổi, Việt Nam)

Ông Lương Văn Tự:  Thường khi người ta tức cảnh thì làm thơ. Thơ cũng là phương tiện để bộc lộ cảm xúc, hoàn cảnh mình đang trải qua để làm nguôi đi những bức bối trong lòng.

- Xin cho biết theo lộ trình, khi nào Việt Nam sẽ có thị trường kinh doanh tiền tệ, kim loại quý? (Tran Khanh Tung, 28 tuổi, 68 Trần Quốc Toản)

Ông Lương Văn Tự: Bây giờ mình có hạn chế mua bán kinh doanh vàng bạc đâu?

- Theo tôi được biết, các nước trong khu vực đã vào WTO từ lâu kể cả Lào và Campuchia. Thưa Thứ trưởng, việc VN vào sau có được những kinh nghiệm gì từ những nước này không? (Nguyễn Kông, Kongdtu@yahoo.Com, 34 tuổi, Đà nẵng)

Ông Lương Văn Tự: Lào còn đang đàm phán chưa gia nhập WTO. Gia nhập WTO chỉ tạo môi trường để VN phát triển kinh tế còn tận dụng được cơ hội hay không phụ thuộc vào chính sách của chính phủ, chiến lược hoạt động của doanh nghiệp và toàn dân chứ không phải gia nhập WTO tự nó làm chúng ta giàu lên hoặc nghèo đi.

- Tôi có một cơ sở may, hiện nay tôi đang may quần áo may sẵn để bán đi các chợ trong cả nước. Có phải là trong năm nay doanh số bán của tôi sẽ giảm do hàng may mặc của Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan tràn vào thị trường ?(Tran Vu Tuan, 37 tuổi, HCM)

- Bà Nguyễn Thị Bích: Thuế hàng may mặc sẵn sẽ giảm từ 40-50% xuống 20% (năm 2007) và sẽ có ảnh hưởng đến giá hàng may sẵn nhưng tùy chủng loại. Có khả năng mặt hàng cao cấp sẽ giảm giá rõ rệt hơn. Theo tôi, doanh số của bạn không chỉ phụ thuộc vào giá cả mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, nếu bạn tận dụng được việc giảm thuế đối với các mặt hàng vải sợi để giảm giá thành sản xuất, tận dụng được lợi thế về chi phí lao động... thì doanh thu vẫn có thể tăng. Vấn đề là bạn cần xác định đối tượng khách hàng để phát huy lợi thế riêng có của cơ sở của bạn.

- Kính gửi bác Tự, cháu là sinh viên ngành Luật Kinh tế, chủ yếu được học lý thuyết. Nhiều người nói vào WTO mang lại nhiều cơ hội việc làm, nhưng thật sự nhiều sinh viên như cháu chưa tự tin. Xin bác cho biết, ngoài những gì học ở trường, chúng cháu cần thêm những gì để thích ứng với những thay đổi này? (Mai Giang, 20 tuổi, Vu_mai_giang@gmail.Com)

- Ông Lương Văn Tự: Trường học mới là cơ sở ban đầu để cháu bước vào đời, còn để cháu trở thành một công chức hoặc một chuyên viên ở một doanh nghiệp thì buộc mình phải học thực tế. Bác hỏi thực cháu nói được bao nhiêu ngoại ngữ trong thời kỳ VN đang hội nhập này?

- Thưa ông Lương Văn Tự, Việt Nam vào WTO theo quy chế một nước đang phát triển hay là một nước có nền kinh tế đang chuyển đổi? Việt Nam có những ưu tiên tạm thời như thế nào? (Trần Phương Uyên, 40 tuổi, Bluerosevn02@yahoo.Fr)

- Ông Lương Văn Tự: VN vào WTO theo quy chế một nước đang phát triển nhưng đàm phán để các thành viên chấp nhận thêm hai cụm từ "ở trình độ thấp và nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi" để chúng ta có lộ trình mở cửa chuẩn bị việc thay đổi chính sách và nền kinh tế không bị shock khi gia nhập.

- Thưa Thứ trưởng, liệu Bộ thương mại có thể xem xét lại việc cấp hạn ngạch nhập khẩu thành phẩm bán kèm cho các doanh nghiệp FDI sản xuất dầu mỡ bôi trơn không? (Nguyen Quang Van, 40 tuổi, Ha Noi)

Ông Lương Văn Tự: Khi gia nhập WTO, chúng tôi sẽ xem xét việc này.

- WTO là đã phá bỏ hàng rào thuế quan. Người dân có vẻ quan tâm đến giá các mặt hàng nhập khẩu sẻ giảm. Vậy quý vị có chính sách gì để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu hàng ra nước ngoài? (Van Kien, 25 tuổi, Ha Noi)

Bà Nguyễn Thị Bích: Việc giảm thuế sẽ tác động làm giảm mặt bằng giá nói chung đối với nền kinh tế, qua đó giảm các chi phí đầu vào cho các ngành xuất khẩu, kể cả các chi phí dịch vụ. Ngoài ra, việc giảm thuế cũng có tác dụng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có cơ hội lựa chọn được nguồn nguyên vật liệu có chất lượng với giá cả hợp lý hơn. Như vậy, sức cạnh tranh và khả năng xuất khẩu của hàng hóa sản xuất trong nước sẽ tăng. Theo tôi, các biện pháp hỗ trợ chính các doanh nghiệp trong giai đoạn tới chủ yếu sẽ theo là các biện pháp tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch và thuận lợi, hỗ trợ nghiên cứu thị trường, tăng cơ hội tiếp cận vốn, công nghệ...

- Bảng cam kết WTO, rất dài và nhiều chi tiết, Xin hỏi Ông/Bà có cách tra nào nhanh nhất hay chỉ thực hiện theo cách thủ công là dò từng trang. Xin cám ơn. (Dieplinh, 25 tuổi, Vũng Tàu)

Ông Lương Văn Tự: Cách nhanh nhất là bạn cần gì thì bạn đọc trước. Ví dụ liên quan đến vấn đề thuế ôtô thì tra vào cột thuế ôtô chứ đừng đọc cả 10.600 dòng thuế. Có thể đọc chéo hoặc đọc mở đầu, đọc kết luận, đọc phần tra cứu hoặc có thể đọc thêm để tham khảo các mặt hàng cùng loại.

 
Ban công tác WTO chụp ảnh lưu niệm cùng các cán bộ cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại Geneva. Ảnh do Đại sứ Ngô Quang Xuân cung cấp.

- Xin được hỏi mức thuế nhập khẩu của ngành hàng nào sẽ giảm mạnh nhất trong năm 2007? Chị có thể cho biết bao giờ thuế áp dụng đối với ôtô nhập khẩu (xe mới) ở Việt Nam sẽ chính thức giảm mạnh? Khi nào giá ôtô nhập khẩu ở VN sẽ tương đương với giá xe ở hầu hết các nước trong khu vực? (Vũ Châu, 32 tuổi, Hà Nội)

- Bà Nguyễn Thị Bích: Hàng dệt may giảm nhiều nhất với 60%. Tiếp đó là một số loại rau tươi (40%). Năm 2007 đã giảm thuế đối với ôtô con từ 90% xuống còn 80%. Bước cắt giảm thuế sau năm 2007 của các mặt hàng trong đó có ôtô sẽ tiếp tục được xem xét trong thời gian tới, theo hướng có tác động tích cực tới sản xuất và tiêu dùng trong nước.

- Chào ông Lương Văn Tự. Tôi là người dân sống ở Đà Nẵng, xin ông cho biết Chính phủ có biện pháp gì để giúp đỡ những vùng khó khăn như miền Trung và các địa phương kém lợi thế? Xin cảm ơn! (Trương Thành Sơn, 48 tuổi, 68/1 Võ Văn Tần - Đà Nẵng)

- Ông Lương Văn Tự: Tôi đã đến Đà Nẵng nhiều lần, toàn bộ chương trình phát triển của Đà Nẵng là phù hợp, tuy vậy các dịch vụ của Đà Nẵng chưa đáp ứng được yêu cầu cho các nhà đầu tư lớn, ví dụ đường hàng không, cảng biển, đội ngũ cán bộ để vận động đầu tư.  

- Chào cô chú. Cháu không có tham vọng hỏi về những điều to lớn, cháu chỉ muốn hỏi sau khi gia nhập WTO người tiêu dùng sẽ được lợi ích gì hả chú? (Nguyễn Hà Linh, 18 tuổi, Truyền hình kỹ thuật số VTC)

- Bà Nguyễn Thị Bích: Người tiêu dùng có được nhiều sự lựa chọn về chủng loại hàng hóa, chất lượng sản phẩm với giá cả cạnh tranh hơn.

- Những người dân bình thường như tôi thực sự thấy nóng lên khi Việt Nam gia nhập WTO. Tìm hiểu kỹ về lộ trình gia nhập WTO cũng như ảnh hưởng của sự kiện này đến kinh tế VN ở trang nào? (Thu Hằng, 25 tuổi, Bắc Ninh)

- Bà Nguyễn Thị Bích: Các thông tin liên quan đến cam kết của VN khi gia nhập WTO đã được đăng tải đầy đủ trên các trang web trong đó có trang www.mot.gov.vn của Bộ Thương mại và www.mof.gov.vn của Bộ Tài chính. Bạn có thể truy cập vào đây để có thể tìm hiểu, nếu cần thêm thông tin xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

- Xin cảm ơn các vị khách mời. Việt Nam đã bắt đầu thực hiện quy chế thành viên WTO. Vậy công việc sắp tới của các nhà đàm phán là gì? Chúc quý vị một năm mới mạnh khoẻ, hạnh phúc và tiếp tục đóng góp cho đất nước. (Vân Anh, 44 tuổi, Hà Nội)

- Ông Lương Văn Tự: Hiện nay vòng đàm phán Doha chưa kết thúc, 30 đối tác đang đàm phán để gia nhập WTO nên sau khi trở thành thành viên chính thức WTO, VN phải tiếp tục đàm phán để bảo vệ quyền lợi và mở rộng thị trường hàng hóa dịch vụ cho mình với các đối tác còn lại. Xin chúc các bạn năm con lợn vàng phát tài, phát lộc, thắng trong cuộc chơi mới này.

 

- Bà Nguyễn Thị Bích: Có rất nhiều công việc liên quan đến thực hiện cam kết WTO đang chờ chúng tôi. Bên cạnh đó, chúng ta đang tiếp tục mở ra các vòng đàm phán mới với các đối tác trong khu vực để ký kết các hiệp định tự do hóa thương mại song phương (với Nhật) hoặc ASEAN + (Ấn Độ, Australia, New Zealand...); tham gia vòng đàm phán Doha trong khuôn khổ WTO. Xin cảm on và xin chào các độc giả của VnExpress.

- Chào Đại sứ. Xin Đại sứ cho biết không khí tại buổi Lễ, khi ông lên nhận thẻ Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO như thế nào? (Nguyễn Văn Đoạt, 55 tuổi, Paris, quận 16)

- Đại sứ Ngô Quang Xuân: Một không khí hoành tráng. Bạn bè các nước đánh giá Việt Nam đã được đón chào với nghi lễ cao nhất. Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy, Chủ tịch Đại hội đồng WTO Eirik Glenne đã dành những lời nhiệt huyết nhất, chân thành nhất khi nói về Việt Nam. Chúng tôi và bà con đại diện cộng đồng Việt kiều thấy vô cùng xúc động và tự hào.

Xin cám ơn tất cả các bạn, anh Tự, chị Bích và Việt Nam. Xin chào.

 

len dau trang
Thứ năm, 11/1/2007, 21:19 GMT+7
 www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2007/01/3B9F242F/ 

Việt Nam sẵn sàng cho vòng đàm phán Doha ngày 20/1

Sau buổi tiếp xúc với các quan chức WTO sáng nay ở Geneva,
Đại sứ Việt Nam tại Geneva Ngô Quang Xuân cho biết, trong khi chờ đợi bổ sung nhân lực sau khi kết thúc giai đoạn đàm phán gia nhập, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại WTO đã sẵn sàng để tham gia vòng đàm phán Doha sắp tới.  
> Phỏng vấn trực tuyến Việt Nam hội nhập WTO/ Hôm nay Việt Nam chính thức vào WTO

Dự kiến ngày 20/1, vòng đàm phán Doha sẽ được khởi động trở lại sau khi gián đoạn do bất đồng các quan điểm về thuế nông sản giữa các thành viên WTO hồi cuối tháng 7 năm ngoái. Tại hội nghị cấp cao APEC tháng 11/2006, lãnh đạo các nền kinh tế thành viên cũng đã thể hiện quyết tâm nối kết lại vòng Doha. Ngay sau kết thúc APEC, Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy đã bay ngay về Geneva để xúc tiến chạy lại chương trình đàm phán này.

Đại sứ Xuân nói với VnExpress rằng, Việt Nam tham gia vào vòng đàm phán Doha lần này với tư cách thành viên chính thức nên có nhiều lợi thế để bảo vệ hàng nông sản nội địa trong cam kết với các đối tác khác.

Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy (áo xanh) chụp ảnh lưu niệm với phái đoàn ngoại giao Việt Nam tại Geneva. Ảnh do đại sứ cung cấp. 

Sáng nay, tại trụ sở WTO ở Geneva, đích thân Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới Pascal Lamy đã bắt tay chúc mừng đại sứ Việt Nam và đưa đại sứ đến chiếc ghế dành cho thành viên thứ 150. Đó là chiếc ghế thuộc khu vực dành cho các nước ASEAN, nằm giữa thành viên Singapore và Thái Lan. Đồng thời ông nhấn mạnh trước đông đảo báo chí nước ngoài và quan chức WTO: ""Nếu nước nào cũng có tinh thần và quyết tâm làm việc tích cực như Việt Nam thì mỗi tiến trình đàm phán thương mại đều có thể thành công".

Ông chủ WTO cũng trao cho đại sứ Việt Nam thẻ quy chế thành viên chính thức để thay cho thẻ quan sát viên mà 11 năm nay đại diện Việt Nam vẫn đeo trong các cuộc đàm phán gia nhập. Đại sứ Xuân cho biết, với thẻ chính thức này, đại diện Việt Nam có thể ra vào và tham dự tất cả cuộc họp tại WTO mà không bị hạn chế về quyền như trước.

Khoảng 1h sáng 12/1 (giờ Việt Nam), đại sứ Xuân sẽ mở tiệc chiêu đãi nhẹ đối với một số bạn bè, đại sứ ASEAN và bà con Việt kiều. Ông cũng dự định sẽ tổ chức chiêu đãi trọng thể các quan chức WTO và bạn bè quốc tế cùng rộng rãi bà con Việt kiều vào ngày Việt Nam tham gia phiên họp đầu tiên của Đại Hội đồng WTO.

Phan Anh

 
len dau trang
Thứ tư, 3/1/2007, 11:22 GMT+7
 www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2007/01/3B9F1AA7/ 

1. Việt Nam trở thành thành viên WTO thứ 150

Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm (phải) đã bay sang Geneva tham dự phiên họp của Đại hội đồng WTO hôm 7/11. Bên trái là Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy. Ảnh: YahooNews.

Trưa 7/11 (giờ Geneva), Đại hội đồng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thông qua hồ sơ gia nhập của Việt Nam. Nghị quyết gia nhập được Quốc hội phê chuẩn sau đó 3 tuần. Việt Nam sẽ bước vào sân chơi thương mại toàn cầu từ 11/1/2007. Cuộc chơi trong WTO trọn vẹn hơn khi vào những ngày cuối cùng của năm, Mỹ thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam.

Bước vào năm 2006, giới quan sát nhìn nhận Việt Nam chỉ còn 5% quãng đường tới WTO. Trong chặng đua nước rút ấy, các nhà đàm phán phải trải qua nhiều phiên thương thuyết xuyên ngày đêm và có những lúc tưởng chừng đổ bể. Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển không ít lần bỏ ra khỏi phòng đàm phán. Cuối tháng 9, khi cánh cửa vào WTO gần mở, ông tuyên bố không nhất thiết gia nhập ngay năm 2006. Nhưng rồi thoả thuận với Mỹ, đối tác khó "chơi" nhất, cũng được ký kết, giúp Việt Nam hoàn tất quá trình đàm phán song phương với cả 28 đối tác có yêu cầu. Toàn bộ các vấn đề đa phương cũng được chốt lại trong hai phiên làm việc cuối tháng 10. Nhà chỉ huy đàm phán nở cười mãn nguyện: "Chúng ta cưới vợ đúng thời điểm". 

Trở thành thành viên WTO không chỉ là thành quả của 11 năm đấu trí bên bàn đàm phán, vận động hành lang mà còn là chứng chỉ cho hai thập kỷ đổi mới, là tấm giấy thông hành để Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới, hội nhập với thế giới.

2. APEC 2006 đưa vị thế kinh tế Việt Nam lên cao      apec2006   b   c   d   e   f  
Các lãnh đạo APEC đánh giá cao sự thân thiện của Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà.

Hơn 10.000 khách nước ngoài đã đến Hà Nội tham dự tuần lễ cấp cao APEC, 12-19/11/2006. Toàn bộ hệ thống khách sạn thủ đô được trưng dụng để đón khách. Sân bay Nội Bài tràn ngập chuyên cơ của lãnh đạo các nền kinh tế thành viên và các ông chủ tập đoàn cỡ bự như FedEx, Qualcomm, AIG... Hàng chục thương vụ làm ăn được ký kết cùng nhiều tỷ đôla đầu tư hứa hẹn đổ về.

Đảm đương vai trò chủ nhà APEC 2006, Việt Nam cũng đã tổ chức thành công 3 kỳ họp của các quan chức cấp cao (SOM) tại Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng, cùng hàng chục hội nghị liên quan, rải rác từ đầu năm cho đến hết tháng 10.

Trong thời gian diễn ra APEC, cụm từ "Việt Nam - nền kinh tế con hổ trẻ", hay "Việt Nam - ngôi sao đang lên" được báo chí nước ngoài nhắc đến thường xuyên. Theo giới quan sát, chủ nhà Việt Nam đã quảng bá với bạn bè quốc tế hình ảnh một nền kinh tế năng động, an toàn và nhiều tiềm năng phát triển.

"Nếu còn trẻ và khao khát làm giàu, tôi sẽ đến Việt Nam", Tổng thống Mỹ đã nói như vậy, không chỉ vì sự đón tiếp nồng hậu của người dân đất Việt trong thời gian diễn ra APEC.

VnExpress

   apec2006   b   c   d   e   f      www.apec2006.vn
len dau trang
Thứ tư, 17/1/2007, 09:46 GMT+7
 www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/01/3B9F26C5/ 

'Việt Nam không nên ngồi một chỗ'

Đó là khẳng định của Bộ trưởng cố vấn Singapore Lý Quang Diệu trong buổi hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm qua, tại Hà Nội. Ông Diệu cho rằng, Việt Nam không nên ngồi một chỗ mà cần đội ngũ lao động trẻ, năng động, nhiệt huyết thúc đẩy quá trình phát triển để tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
>Ông Lý Quang Diệu trở lại Việt Nam

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng cố vấn Singapore Lý Quang Diệu. Ảnh: Tuổi Trẻ.

Vui mừng trở lại Việt Nam sau 10 năm, Bộ trưởng Lý Quang Diệu giải thích lý do: "Tôi đến Việt Nam lần đầu năm 1992 và từ đó tới 1997 có nhiều chuyến thăm khác. Nhưng tôi thấy trong một thời gian Việt Nam không có nhiều chuyển đổi và chưa sẵn sàng hội nhập nền kinh tế thế giới nên tôi không tới. Song 2 năm qua, tôi thấy Việt Nam đang chuyển động với tốc độ nhanh để bù đắp thời gian bị mất”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ sự trân trọng đối với chuyến thăm Việt Nam lần này của Bộ trưởng cố vấn Lý Quang Diệu và coi đó là biểu hiện của tình cảm cá nhân bộ trưởng đối với con người, đất nước Việt Nam. Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ làm hết sức để kế tục những thành quả về phát triển quan hệ song phương mà cựu thủ tướng Lý Quang Diệu và các nhà lãnh đạo Việt Nam tiền nhiệm đã làm.

Phải đào tạo nhân lực

Một cách từ tốn, ông Lý Quang Diệu thể hiện sự am hiểu của mình về phát triển của Việt Nam. Ông nói: “Bây giờ các bạn đã là thành viên WTO và trong 5 năm tới sẽ có tăng trưởng rất cao, nhưng đồng thời các bạn sẽ thiếu nhân lực. Để có mức đầu tư 1 tỷ USD, cần nhiều hơn nữa các kỹ sư và lao động giỏi. Tôi nhớ là vào những năm 1990, tôi đã nói với các bạn rằng: đừng ngại, hãy đào tạo họ và việc làm sẽ đến với những người được đào tạo”.

Xuyên suốt trong những lời góp ý của ông Lý Quang Diệu là giáo dục đào tạo. Theo ông, người Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ đầu tư vào Trung Quốc, nhưng để đảm bảo độ an toàn, họ sẽ dùng biện pháp “1 cộng 1”, tức là đầu tư ở Trung Quốc và một nước khác. Nước khác đó là Việt Nam hoặc Ấn Độ. Tuy “cơn gió thay đổi” đang thổi về Việt Nam, nhưng cũng sẽ có nhiều khó khăn về mặt nhân lực.

“Trong khi các ngành công nghiệp cũ nhường chỗ cho các ngành mới thì lao động ở độ tuổi 45-50 không thể tìm lại các việc đó. Việc làm mới yêu cầu kỹ năng mới và không thể duy trì các công việc cũ vì chúng không còn tính cạnh tranh”, ông Lý Quang Diệu nói.

Ông nhắc lại sai lầm của Singapore cách đây 25 năm khi hệ thống giáo dục không cung cấp cho người học đầy đủ kỹ năng cơ bản và để họ rời trường học quá sớm. “Đến khi mất việc, quay lại học hành là vô cùng khó khăn. Vì thế dù làm gì, hãy đào tạo nhân lực hết mức có thể. Dù tạm thời chưa có việc làm, nhưng họ sẽ có đủ kỹ năng để đón bắt cơ hội”, ông giải thích.

Cơ chế nào rồi cũng đến lúc lỗi thời

Ông Lý Quang Diệu khen sinh viên Việt Nam đang theo học tại Singapore là “nghiêm túc, chăm chỉ và thông minh nên luôn đứng đầu”. Ông cho rằng, Việt Nam đang ở giai đoạn quan trọng trong lịch sử. Vì thế, Việt Nam không nên ngồi một chỗ mà cần đội ngũ lao động trẻ, năng động, nhiệt huyết thúc đẩy quá trình phát triển để tăng trưởng mạnh mẽ hơn.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ sự cảm ơn những lời gợi ý chân thành và thiết thực của Bộ trưởng cố vấn Lý Quang Diệu. Thủ tướng cũng đề cập những khó khăn, thách thức mà Việt Nam đang gặp phải trong việc cải cách thể chế, luật pháp, hệ thống hành chính nhà nước, cơ sở hạ tầng, qui mô và chất lượng doanh nghiệp.

Chia sẻ kinh nghiệm giải quyết các thách thức này, ông Lý Quang Diệu nói: “Các bạn đang ở giai đoạn những năm 1980 của Trung Quốc và nhờ đó, chúng ta biết được quy trình cần phải trải qua. Chúng ta có thể có một số người giỏi chỉ đạo lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng... để rút ngắn quá trình này và tránh những sai lầm không đáng có”.

Về cải cách hành chính, ông Lý Quang Diệu khẳng định bất cứ cơ chế nào cũng đến lúc lỗi thời, bởi con người trong cơ chế đó làm việc theo thói quen. Giải quyết bài toán đó, ông giới thiệu kinh nghiệm Singapore: “Chúng tôi đưa công chức quay lại các trường dịch vụ công để họ học cách làm việc, quản lý mới. Bản thân họ sẽ trở thành các nhân tố thay đổi. Chúng tôi cũng luân chuyển công chức sang bộ phận khác. Như vậy là chúng ta tạo ra một dòng chảy liên tục và không cho phép các vũng nước ao tù đọng lại. Và khi không còn những bộ óc mới và ý tưởng mới, cần một người lãnh đạo khác trẻ hơn để tạo động lực mới. Chúng tôi cử cán bộ lãnh đạo tham gia các khóa học quản lý ở Mỹ, châu Âu, Nhật Bản để học cách làm việc của họ và quay lại áp dụng trong nước. Có thể điều đó tạo ra sự đảo lộn, nhưng là sự đảo lộn cần thiết”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam chủ trương nhất quán về đẩy nhanh và mạnh tốc độ đổi mới là một lợi thế. Thủ tướng chia sẻ với ông Lý Quang Diệu về một sức ép tích cực chính từ bộ phận dân số trẻ của VN. “71% dân số Việt Nam dưới 40 tuổi và 60% dưới 30 tuổi. Họ thúc đẩy Nhà nước và Đảng phải đổi mới và phát triển. Nếu không họ sẽ không chấp nhận”, Thủ tướng nói.

(Theo Tuổi Trẻ)

len dau trang
Thứ ba, 16/1/2007, 17:40 GMT+7
 www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/01/3B9F267A/ 

Ông Lý Quang Diệu trở lại Việt Nam

Ông Lý Quang Diệu. Ảnh: AFP.

Nhà lãnh đạo kỳ cựu 84 tuổi của Singapore, ông Lý Quang Diệu, hôm nay tới Hà Nội bắt đầu chuyến thăm Việt Nam kéo dài 5 ngày. Đây là lần trở lại thứ năm của ông sau chuyến viếng thăm cách đây gần 10 năm.

Ông Lý Quang Diệu đi thăm Việt Nam lần này cùng bà Kha Ngọc Chi, người vợ đã song hành cùng ông từ năm 1950. Tại Hà Nội, ông sẽ hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và có các cuộc tiếp xúc với Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.

Ông Lý cũng sẽ trở lại thăm tỉnh Bình Dương, nơi vào năm 1995 - ở tuổi 72 - ông từng đến khảo sát địa điểm dự kiến đặt Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, nay đã trở thành một trong những khu công nghiệp hàng đầu không những tại Việt Nam mà còn trong khu vực Đông Nam Á.

“Ngày nay, ở tuổi 83, sau 50 năm hoạt động, ông Lý Quang Diệu có thể tự coi mình là một người và người châu Á duy nhất đóng vai trò nhân chứng, nhà điêu khắc và cố vấn cho tất cả đổi thay mang tính lịch sử mà châu Á đã trải qua trong những thập niên qua: sự xuất hiện và phát triển của chủ nghĩa dân tộc, kết thúc chiến tranh lạnh, tăng trưởng kinh tế và sự xuất hiện của Trung Quốc như một cường quốc mới.

Tất cả điều này làm cho ông Lý Quang Diệu không chỉ là chính khách đàn anh và là tiếng nói của châu Á mà còn là biểu tượng của chủ nghĩa thực dụng và khả năng phục hồi của châu Á”.

(Tạp chí Time số ra ngày 13/11/2006, nói về ông Lý Quang Diệu trong bài tổng kết về các “anh hùng châu Á")

Trong chuyến thăm đó, ông Lý Quang Diệu đã gợi ý rằng: “TP HCM nên trở thành một đô thị trung tâm dịch vụ, bao gồm sân bay, bến cảng, viễn thông, tài chính thật tốt, chứ không nên tập trung thêm dân, tập trung thêm nhà máy sản xuất. Muốn vậy, ngoài vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng... cần có một cơ sở quan trọng hàng đầu: đào tạo nguồn nhân lực”.

Trong một lần chia sẻ kinh nghiệm về công nghiệp hóa với Việt Nam, ông từng dẫn chứng về tầm quan trọng của việc có một đội ngũ nhân công lành nghề: “Từ những năm 1970, Singapore đã nhập khẩu nguyên dây chuyền lắp ráp ôtô, nhưng sản phẩm hoàn chỉnh không thể nào bằng ôtô lắp ráp tại Nhật Bản. Đơn giản vì người Singapore đang vặn những con ốc bằng trái tim của người Singapore chứ không phải của người công nhân Nhật Bản”. Ý của ông Lý là ngoài khâu kỹ thuật, còn phải chú trọng đào tạo đội ngũ lắp ráp với những con người tự tôn, mẫn cảm và có ý thức.

Các mẩu chuyện trên mạng cho biết, trong một lần trò chuyện cùng một nhà lãnh đạo lão thành của Việt Nam, khi được khen rằng “ông là một người tài”, ông Lý Quang Diệu đã khiêm tốn trả lời: "Tôi chẳng có tài gì, có chăng chỉ là ở chỗ biết sử dụng người tài". Do biết sử dụng người tài nên đất nước Singapore nhỏ bé nhưng có vị thế không nhỏ trên thế giới.

Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, ông Lý Quang Diệu cũng sẽ có cuộc gặp với nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt. Theo nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng, ông Lý Quang Diệu không chỉ một lần, nói riêng với nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt rằng Việt Nam mới là “đối thủ” kinh tế mà Singapore rất e ngại.

Ông Lý từng cho rằng, nếu có vị trí số 1 ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam mới xứng đáng. Bởi so sánh về địa thế chính trị, tài nguyên, con người thì Việt Nam không thể xếp sau nước nào trong khu vực.

Trong quyển hồi ký Câu chuyện Singapore - từ thế giới thứ ba lên thứ giới thứ nhất, ông Lý Quang Diệu cũng khen tặng Việt Nam: “Tài năng của người Việt Nam trong việc sử dụng và cải tiến các khí tài của Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh và tài năng của người Việt hiện sống ở Mỹ và Pháp nhắc nhở chúng ta về những phẩm chất tuyệt vời của dân tộc này”.

(Theo Tuổi Trẻ)

len dau trang
Thứ Tư, 17/01/2007, 13:49 (GMT+7)
 www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=182929&ChannelID=3
Việt Nam đang ở giai đoạn quan trọng trong lịch sử
TT - Bộ trưởng cố vấn Singapore Lý Quang Diệu đã hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm qua (16-1) tại Hà Nội. Vui mừng trở lại VN sau 10 năm, ông Lý Quang Diệu giải thích: "Tôi đến VN lần đầu năm 1992 và từ đó cho tới 1997 có nhiều chuyến thăm khác. Tôi thấy trong một thời gian VN không có nhiều chuyển đổi và chưa sẵn sàng hội nhập nền kinh tế thế giới nên tôi không tới. Song hai năm qua, tôi nhận thấy VN đang chuyển động với tốc độ nhanh để bù đắp thời gian bị mất”.
 >> Ông Lý Quang Diệu: "Thế hệ lãnh đạo trẻ sẽ tự quyết định tương lai"
>> Món "quốc bảo"
>> Biết chấp nhận người khác, cái khác
>> “Thế giới đang thay đổi là thách thức lớn nhất”
>> Thắng trong cuộc đua giáo dục sẽ thắng về kinh tế
>> Việt Nam đang ở giai đoạn quan trọng trong lịch sử
>> Ông Lý Quang Diệu trở lại VN
>> Nghe ông Lý Quang Diệu khen, tôi thấy chạnh lòng...
>> “Ông Lý đánh giá cao công cuộc đổi mới của VN”

 
Thứ Hai, 22/01/2007, 04:57 (GMT+7)
“Nếu các nhà đầu tư hài lòng, các bạn sẽ thịnh vượng”
TT - Trong ngày cuối cùng của chuyến thăm VN, hôm qua 20-1 ngài Bộ trưởng cố vấn Singapore Lý Quang Diệu đã tới thăm tỉnh Bình Dương và Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP).

len dau trang
Thứ ba, 26/9/2006, 17:46 GMT+7 
 www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2006/09/3B9EEA95/  

'10 năm tới nền kinh tế VN sẽ tăng trưởng gấp đôi'

Chứng kiến lễ sinh nhật khu công nghiệp VN - Singapore (VSIP), Bình Dương tròn 10 năm tuổi, cùng với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sáng nay người đứng đầu đảo quốc Sư tử Lý Hiển Long đã có dự báo khá lạc quan về nền kinh tế VN trong thập kỷ tới. 

"Trong ASEAN, VN là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất. VN đang đẩy mạnh cải cách kinh tế, gia nhập WTO và trở thành điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư", Thủ tướng Lý Hiển Long nhấn mạnh.

Hai Thủ tướng cam kết đẩy mạnh phát triển thương mại hai chiều trong những năm tới. Ảnh: P.A.

Theo thủ tướng Singapore, trong 10 năm tới, cả VN lẫn đảo quốc Sư tử đều phải đối mặt với những thách thức lớn, mới. VN sẽ phải hội nhập được vào nền kinh tế toàn cầu, nâng cao năng lực các ngành công nghiệp của mình để cạnh tranh với quốc tế. Song ông bày tỏ tin tưởng rằng, với lợi thế 80 triệu dân và tỷ lệ tăng trưởng 7-8%/năm như hiện nay, nền kinh tế VN sẽ tăng gấp đôi trong thập kỷ tới, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân của mình.

Singapore, không có một cơ cấu ngành giống như VN và tốc độ phát triển kinh tế nhanh, sẽ phải tăng thêm giá trị bằng cách tạo ra những cơ hội mới thông qua thương mại, công nghệ, nghiên cứu, phát triển và tăng cường khai thác các tài nguyên trong khối ASEAN.

Cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lẫn người đồng nhiệm Lý Hiển Long đều cho rằng, Hiệp định khung về kết nối kinh tế Singapore - VN được ký kết năm ngoái đã tạo nhiều cơ hội mới cho đầu tư, giao thương giữa 2 nước. Con số 230 nhà đầu tư từ 22 quốc gia đang sản xuất, kinh doanh tại VSIP với tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD, được ông Lý Hiển Long dẫn làm minh chứng cho đầu tư của các doanh nghiệp đảo quốc nằm cách VN 2 giờ bay.

Tính đến cuối tháng 8, có 425 dự án của Singapore đầu tư vào VN với tổng vốn đầu tư 7,8 tỷ USD, đứng đầu trong các quốc gia, vùng lãnh thổ rót vốn vào nền kinh tế VN. Kim ngạch thương mại 2 chiều 6 tháng đầu năm đạt trên 4,3 tỷ USD, tăng đến 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Hầu hết dự án tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị mới, khách sạn, văn phòng cho thuê, kinh doanh bất động sản.  

"Singapore muốn tăng cường đầu tư vào VN hơn nữa trên các lĩnh vực thực phẩm, bán lẻ, hậu cần, bất động sản, công nghệ thông tin. Đồng thời mong muốn có nhiều doanh nghiệp VN niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Singapore", Thủ tướng Lý Hiển Long nói.  

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay, hai nước đã xúc tiến xây dựng kế hoạch triển khai Hiệp định khung về kết nối kinh tế Singapore - VN. Ông cũng kỳ vọng việc Hiệp định chính thức triển khai sẽ thu hút thêm nhiều đầu tư từ Singapore vào VN và tăng cường thương mại hai nước.

Sáng nay, hai vị đứng đầu chính phủ đã cùng ký kết bản ghi nhớ, khởi động Khu công nghiệp VN - Singapore 2 có diện tích 345 ha. VSIP 2 cũng bắt đầu hoạt động từ hôm nay. 28 nhà đầu tư từ 10 quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết đặt văn phòng tại VSIP2 với tổng vốn đầu tư 200 triệu USD. Nhà máy đầu tiên dự kiến khánh thành vào cuối năm.  

Phan Anh

Thứ năm, 18/1/2007, 18:08 GMT+7
 www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/01/3B9F27CE/

9/2 Thủ tướng đối thoại trực tuyến với người dân

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: Tuổi Trẻ.

Buổi đối thoại dự kiến khoảng 2 giờ, từ 9h đến 11h tại Website Chính phủ. Một trong những nội dung của buổi đối thoại sẽ xoay quanh 3 vấn đề trọng tâm công tác của Chính phủ năm 2007 là: phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao, cải cách hành chính hiệu quả và đẩy lùi tham nhũng lãng phí. Thông tin này được Tổng biên tập Phạm Việt Dũng cho biết, chiều nay.

- Người dân, doanh nghiệp sẽ đặt câu hỏi cho Thủ tướng vào địa chỉ, thời gian nào, thưa ông?

- Buổi đối thoại trực tuyến do Website Chính phủ chủ trì, phối hợp với Báo điện tử Đảng cộng sản, Báo điện tử VietnamNet và Đài truyền hình VN thực hiện. Ngày 24/1, chúng tôi sẽ có buổi họp báo về những nội dung cụ thể, cách thức gửi câu hỏi... Ngay sau buổi họp báo, người dân có thể gửi câu hỏi về ba địa chỉ là Website Chính phủ, Báo điện tử Đảng cộng sản và Báo điện tử VietnamNet. Sáng 9/2, trong khi Thủ tướng đang trả lời trực tuyến, hộp thư vẫn tiếp nhận câu hỏi để chuyển tới người đứng đầu Chính phủ.

- Những vấn đề mà người dân quan tâm rất nhiều trong khi thời gian đối thoại trực tuyến của Thủ tướng có hạn. Những câu hỏi được lựa chọn để Thủ tướng trả lời sẽ theo tiêu chí nào?

- Đúng là người dân sẽ có nhiều vấn đề quan tâm, liên quan đến mọi mặt của đất nước. Do vậy, chủ đề của buổi đối thoại lần này là "Vì một Việt Nam dân giàu nước mạnh hội nhập thành công, phát triển bền vững". Buổi đối thoại dự kiến khoảng 2 giờ, từ 9h đến 11h sáng 9/2. Trên cơ sở các câu hỏi của người dân, Ban tổ chức sẽ lựa chọn để Thủ tướng trực tiếp trả lời. Những vấn đề chưa được trả lời trực tiếp, tôi nghĩ, có thể Thủ tướng sẽ trả lời sau và đăng trên Website Chính phủ.

- Với những vấn đề người dân đặt ra thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng, họ có thể kỳ vọng gì, thưa ông?

- Phương thức làm việc của Chính phủ và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất quyết liệt, rõ ràng. Những gì làm được ngay thì phải triển khai. Những vấn đề còn phải tiếp tục nghiên cứu thì sẽ giao cho các cơ quan liên quan nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng. Việc Thủ tướng đối thoại trực tuyến lần này cũng nằm trong 3 nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ xác định trong năm 2007 là phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao, cải cách hành chính hiệu quả và đẩy lùi tham nhũng lãng phí.

- Sau khi Thủ tướng trả lời trực tuyến, ông nghĩ gì trước ý kiến là các thành viên Chính phủ cần giao lưu định kỳ với người dân?

- Thủ tướng đã trả lời trước Quốc hội là đối thoại trực tuyến sẽ là sinh hoạt thường xuyên của các thành viên Chính phủ. Thủ tướng cũng đã chỉ đạo sau này, các thành viên Chính phủ sẽ phải thường xuyên đối thoại với nhân dân. Theo tôi, đây là một phương thức làm việc mới của Chính phủ. Tất nhiên, lãnh đạo các bộ, ngành cũng có nhiều cách thức tiếp xúc dân ví dụ qua các cuộc họp, tiếp xúc cử tri, công tác tại cơ sở...

Việt Anh thực hiện

len dau trang
Chủ nhật, 21/1/2007, 10:21 GMT+7
 www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/01/3B9F28E3/ 

'Thủ tướng làm việc cật lực, nhưng người giúp việc mờ nhạt'

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy. Ảnh: Tuổi Trẻ.

Nhậm chức từ 27/6/2006, cho đến 13/1/2007 là tròn 200 ngày Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng điều hành Chính phủ. TS Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, đã có nhận xét đầu tiên về 200 ngày Thủ tướng Dũng điều hành Chính phủ.
>Thủ tướng sẽ đối thoại trực tuyến với người dân vào 9/2

- Mỗi con người luôn gắn với từng thời điểm, với những thuận lợi và khó khăn riêng. Ông nhận định gì về thuận lợi và khó khăn khách quan khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức?

- Thủ tướng Dũng nhậm chức vào thời điểm Việt Nam đang có nhiều thuận lợi. Ngoại trừ mấy cơn bão và cúm gia cầm thì vị thế quốc tế và tình hình trong nước nói chung đều tốt đẹp. Việc gia nhập WTO, tổ chức thành công Hội nghị APEC là tấm bằng rất tốt để quảng bá hình ảnh. Còn khó khăn, Thủ tướng Dũng cũng gặp những vấn đề giống người tiền nhiệm, quan trọng nhất là vấn đề của chính bộ máy dưới quyền.

- Tiến sĩ nhận xét gì về 200 ngày đầu tiên ở cương vị thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng?

- Ngay trong tháng đầu tiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bày tỏ quyết tâm chống một trong những quốc nạn mà dân kêu nhất: tham nhũng. Chỉ trong 30 ngày, ông đã ra hơn 10 kết luận về các vụ việc, chỉ đạo và yêu cầu báo cáo các vụ tiêu cực, trong đó có vụ PMU 18, vụ việc ở ngành hàng không, bưu chính viễn thông... Về nhân sự, tân Thủ tướng đã thay đổi và cho về hưu một số cán bộ cao cấp.

Ông đã quyết tâm xử lý, tháo được ngòi nổ dư luận khi miễn nhiệm phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Lâm, đình chỉ công tác phó tổng thanh tra Trần Quốc Trượng. Nhiều cán bộ được ông dứt khoát cho nghỉ chế độ khi đến tuổi. Sự quyết đoán, năng động đó đã đem lại sự phấn khởi cho người dân. Về mặt ngoại giao, Thủ tướng Dũng là vị khách đầu tiên được tân Thủ tướng Shinzo Abe mời thăm Nhật và ông đã tạo được mối quan hệ chính trị cao hơn với cường quốc kinh tế này, cụ thể là hai bên đều tuyên bố quan hệ giữa hai nước là mối quan hệ “đối tác chiến lược”.

- Khi một lãnh đạo mới xuất hiện, người dân thường trông đợi một sự cách tân nào đó. Ông đã thấy gì từ Thủ tướng Dũng?

- Trong một thời gian ngắn, ông đã tạo được phong cách làm việc khác hẳn. Tác phong nhanh nhẹn, chịu khó di chuyển, trong ngày có thể có mặt ở nhiều địa phương, phát biểu không cần dùng văn bản soạn sẵn kể cả khi công cán nước ngoài. Ông tạo được ấn tượng tốt khi đối đáp trước Quốc hội và trước các nhà tài trợ nước ngoài. Những việc này tôi nghĩ đã được nung nấu, chuẩn bị.

Ưu thế trẻ và có thử thách khiến ông nhập cuộc rất nhanh. Sự am hiểu con người, am hiểu hệ thống pháp luật giúp ông không phải thăm dò, nên trong thời gian ngắn đã làm được khối lượng công việc rất lớn như lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tổ chức thực hiện nhanh Luật đầu tư, ra công điện yêu cầu giúp đỡ công dân VN ở Libăng...

- Sắp tới, Chính phủ sẽ phải đối mặt với những thử thách gì?

- Các biến động của thế giới sẽ tác động trực tiếp và nhanh hơn đến VN. Bối cảnh mới đòi hỏi sự phản ứng nhanh nhạy của Chính phủ nên không thể làm theo cách “ngâm cứu” kiểu cũ. Điều đó yêu cầu chất lượng bộ máy phải cao hơn, cải cách phải mạnh hơn. Đấy cũng là cơ hội để Thủ tướng thể hiện tầm vóc và năng lực của mình.

Việc Chính phủ cầm tay chỉ việc không còn phù hợp. Sân chơi WTO đòi hỏi mọi thành viên Chính phủ phải chủ động. Nên cách tốt nhất là thay đổi phương thức tiếp cận của Nhà nước, làm đến nơi đến chốn, làm tốt công việc để tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích sự sáng tạo của người dân.

- Ngày 2/8/2006, Thủ tướng Dũng tuyên bố bộ máy phải làm cật lực để mang lại hiệu quả cho công chúng. Theo ông, Thủ tướng và những người dưới quyền đã làm cật lực chưa khi mà người dân còn mối lo cũ: các bộ trưởng tuyên bố nhiều nhưng vấn đề trong lĩnh vực phụ trách vẫn chưa được giải quyết?

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh. Ảnh: Tuổi Trẻ.

- Theo tôi, Thủ tướng đã làm việc cật lực, nhưng những người giúp việc của ông chúng ta thấy còn mờ nhạt. Nhiều bộ trưởng tôi không chắc có giải quyết được các vấn đề dư luận bức xúc hay không. Một nhạc trưởng giỏi không chỉ cố gắng xuất sắc một mình mà phải làm sao để các nhạc công ai cũng chơi tốt.

Ta thấy thời gian qua Thủ tướng đã sử dụng rất mạnh công cụ hành chính: chống bão thì lập ban chỉ huy tiền phương, gửi rất nhiều công điện khẩn. Về kinh tế thì thúc đẩy cải cách, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thành lập các tập đoàn và trao cho các tập đoàn rất nhiều quyền, nguồn vốn, tài nguyên lớn. Việc chống tham nhũng dân rất mong, Thủ tướng cũng có nhiều động thái mạnh.

Nhưng những vụ việc đã kết luận thế nào? Kết quả chưa rõ. Cái ta thấy rõ là sau những nỗ lực dùng biện pháp hành chính, ngay lập tức Thủ tướng đã đụng trần cái khả năng vận hành của hê thống. Thủ tướng chỉ đạo rất mạnh việc chống bão, nhưng nhiều lãnh đạo tỉnh vẫn chưa làm đến nơi đến chốn mà Thủ tướng muốn cách chức họ cũng không được. Điều đó cho thấy rõ rằng: nếu muốn các quyết định, chỉ đạo của mình có hiệu lực thì Thủ tướng cần phải thúc đẩy cải cách một cách có hệ thống, đồng bộ bộ máy.

- Thời gian qua Thủ tướng đã nói nhiều đến yếu kém của bộ máy, nhưng những biện pháp đưa ra chưa giải quyết tận gốc vấn đề. Ông nghĩ sao trước ý kiến Chính phủ chưa có chiến lược dài hạn hoặc có chương trình hành động cụ thể nào cho những việc đó?

- Theo kinh nghiệm đã được tổng kết: khi con người đã có nỗ lực chân thành, nhưng không đạt được kết quả thì vấn đề nằm ở hệ thống. Phải thực hiện cải cách một cách hệ thống, nếu không sẽ không giải quyết được vấn đề. Ví dụ việc cảnh sát giao thông nhận tiền thì ai cũng biết, nhưng nếu không giảm cái quyền “làm luật” của anh cảnh sát giao thông đi thì không giải quyết được “nạn mãi lộ”.

- Theo ông, để Thủ tướng phát huy được tối đa năng lực điều hành, cần gỡ những gì về cơ chế?

- Với những vấn đề nêu lên như thế, chúng ta đều thấy cần sự đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Những việc mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm nên được coi là đại diện cho hành động của Đảng Cộng sản VN, giống như những việc ông Hunsen làm là Đảng Nhân dân Campuchia đấy. Cần làm rõ là quyền của Thủ tướng trong sáng kiến và bổ nhiệm cán bộ như thế nào. Sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của Chính phủ rất cần cơ chế phối hợp và phân chia cụ thể. Giống như cấp ủy được làm gì, UBND được làm gì? Nên tạo một không gian thoáng đãng để Thủ tướng có thể phát huy cao nhất sức mạnh của bộ máy, đồng thời đặt bên cạnh ông và Chính phủ là một hệ thống giám sát có hiệu quả.  

- Tóm lại, với 200 ngày nắm quyền điều hành Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người dân có thể đặt kỳ vọng gì?

- Kỳ vọng con người này sẽ nhân lên được sức mạnh của dân tộc. Mong rằng chúng ta sẽ có một Chính phủ theo kiểu đại đoàn kết toàn dân như Chính phủ của Hồ Chí Minh năm 1946, một Chính phủ huy động được trí tuệ của cả dân tộc, của những trí thức ngoài Đảng như Trần Hữu Tước, Hoàng Minh Giám, Trần Đại Nghĩa, Huỳnh Thúc Kháng... Muốn phát triển thì phải vượt lên trên những nghịch lý và khó khăn. Người nào vượt lên được chính mình, theo Khổng Tử, sẽ trở thành dũng sĩ.

(Theo Tuổi Trẻ)

len dau trang
Thứ sáu, 19/1/2007, 09:56 GMT+7
 www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/01/3B9F27F1/ 

'Nên giải thể hoặc sáp nhập một số ban của Đảng'

Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. Ảnh: Tiền Phong

"Có những đồng chí mắc khuyết điểm hoặc khó sắp xếp ở địa phương lại được điều về làm phó các ban của Đảng, nên có ban có lúc lên đến 6, 7 phó. Theo tôi, một số ban nên giải thể hoặc sát nhập", nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu nêu quan điểm về cải cách bộ máy, tổ chức của Đảng - nội dung quan trọng đang được Hội nghị TƯ 4 bàn thảo.

Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu nói:

Vấn đề cải cách tổ chức, các cơ quan của Đảng và Nhà nước đã được đặt ra từ nhiều năm qua. Trước đổi mới, bộ máy của Đảng cũng đã được sắp xếp lại. Có 11 Ban. Từ Đại hội VII đến Đại hội X, nhiệm kỳ nào Đảng cũng bàn vấn đề này.

Hội nghị Trung ương 7 (khóa VIII), Ban chấp hành Trung ương cũng đã bàn và có nghị quyết, nhưng sau đó, mới chỉ có các địa phương thực hiện, còn ở Trung ương , về cơ bản các cơ quan của Đảng vẫn chưa có gì thay đổi. Lần này, Trung ương họp bàn về sắp xếp tổ chức bộ máy Đảng, Nhà nước cũng là một vấn đề đang được nhân dân, cán bộ, đảng viên quan tâm theo dõi. Họ mong muốn lần này phải làm triệt để, làm đến nơi, đến chốn. Đó là nguyện vọng chính đáng.

Tôi nghĩ tình hình đã rõ, lúc này cũng là thời điểm phù hợp, chín muồi, chúng ta phải quyết tâm làm cho bằng được để bộ máy của Đảng, Nhà nước tinh gọn, thực sự có hiệu lực, làm tròn trọng trách mà nhân dân giao phó. Khi có nghị quyết rồi phải bắt tay thực hiện cho bằng được, lấy mốc năm 2007 là bước khởi đầu tốt đẹp về xây dựng Đảng và bộ máy Nhà nước, tạo đà mạnh mẽ cho những năm sau.

- Có nghĩa là từ lâu Đảng đã nhận thấy những hạn chế trong bộ máy, thưa ông?

- Đúng vậy! Thời kỳ đó đã có đánh giá: chức năng, bộ máy còn nhiều chồng chéo, trùng lắp, nên có tình trạng tập trung quá mức ở Trung ương, lại có sự phân tán cục bộ của các cấp, các ngành, phân tán quyền lực ở nhiều hệ thống, làm cho tổ chức bộ máy vận hành kém hiệu lực. Kỷ luật, kỷ cương không nghiêm để quan liêu, tham nhũng chậm được ngăn chặn và đẩy lùi.

Cơ cấu tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, gây cản trở lẫn nhau. Biên chế không ngừng tăng lên, từ năm 1992 đến cuối năm 1998, biên chế của khối Đảng và đoàn thể tăng 2,8 lần, khối quản lý nhà nước tăng 6,1 lần, khối sự nghiệp tăng 4,6 lần... Tình hình đó làm cho bộ máy ít năng động, quan liêu...

Trong khi đó, mỗi giai đoạn cách mạng cần phải có một mô hình tổ chức phù hợp. Giai đoạn hiện nay, việc sắp xếp lại bộ máy các cơ quan của Đảng, của Nhà nước là nhiệm vụ cấp bách.

- Các địa phương thực hiện sắp xếp lại được bộ máy của Đảng theo hướng tinh, gọn nhưng Trung ương lại không thực hiện được, theo ông đâu là lý do? không đặt ra những yêu cầu cụ thể?

- Hội nghị Trung ương 7 (khóa VIII) mới chỉ có nghị quyết nêu phương hướng chung là phải kiện toàn các ban của Đảng, chứ chưa có nghị quyết cụ thể là ban nào phải giải thể, ban nào thì sáp nhập... Cái này có thể do nhận thức chưa thống nhất, nên việc triển khai không triệt để, thiếu tích cực.

Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân một phần do sự lúng túng trong việc bố trí cán bộ. Trong đó, có những cán bộ không đủ tầm, thậm chí có trường hợp bị kỷ luật lại đưa về bổ sung cho các Ban Đảng.

- Từng là Tổng bí thư, ông thấy với các Ban của Đảng hiện nay nên sắp xếp như thế nào?

- Trung ương hiện nay có 11 Ban. Tôi cho rằng nên rút gọn lại thành những Ban ta thường gọi là ban “cứng” gồm: Ban Tổ chức; Ban Tư tưởng - Văn hóa; Ban Dân vận; Ủy ban Kiểm tra; Ban Đối ngoại; Văn phòng Trung ương. Số còn lại hoặc là giải thể, hoặc sát nhập vào những cơ quan có nhiệm vụ gần như nhau.

- Nhưng lâu nay việc khó khăn nhất khi sát nhập các cơ quan chính là việc bố trí cán bộ. Theo ông, số cán bộ hiện tại sẽ phải sắp xếp như thế nào?

- Số cán bộ ở các Ban giải thể hoặc Ban sáp nhập thì nên lựa chọn những đồng chí có phẩm chất, năng lực, kiến thức giỏi để bố trí giữ các chức vụ chủ chốt để nâng tầm sao cho phù hợp với yêu cầu là cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng. Làm như vậy sẽ khắc phục được tình trạng có người ở cơ quan tham mưu cho Đảng nhưng lại không có chuyên môn sâu. 

Hơn nữa, chúng ta còn có những đảng viên được cử vào công tác tại các cơ quan Nhà nước. Những đồng chí này, bên cạnh nhiệm vụ được giao bên chính quyền, còn phải phản ánh với Đảng về chiến lược trong lĩnh vực mà mình phụ trách. Cho nên chúng ta có thể rút bớt những tổ chức không thật sự cần thiết. Không phải chính quyền có gì thì Đảng cũng phải có ngần ấy tổ chức.

- Đảng lãnh đạo đất nước toàn diện, vậy mà cơ quan tham mưu cho Đảng lại “chất lượng không cao”. Ông đánh giá thế nào về công tác tuyển chọn cán bộ vào những cơ quan này?

- Đúng là lâu nay chưa làm tốt việc này, lại chưa có quy chế cụ thể để tuyển chọn cán bộ về các cơ quan Đảng nên trong công tác tuyển chọn và bố trí cán bộ còn dễ dãi.

Có những đồng chí mắc khuyết điểm hoặc khó sắp xếp ở địa phương lại được điều về làm phó các ban, nên có ban có lúc lên đến 6, 7 phó... Rồi cũng chưa có chính sách về tiền lương để tuyển chọn được đội ngũ cán bộ, chuyên viên giỏi. Đây là vấn đề cần sớm khắc phục.

Ngoài nguyên nhân bộ máy của Đảng cồng kềnh, chức năng, nhiệm vụ chồng chéo, chất lượng cán bộ chưa cao còn có nguyên nhân nữa là phương thức lãnh đạo của Đảng có mặt cũng chưa thật phù hợp với tình hình mới. Muốn thực hiện được trọng trách, Đảng phải có bộ máy tham mưu tinh, gọn, mạnh. Đã đến lúc không phải Nhà nước có gì thì Đảng có cơ quan đó. Ngay cả công tác đánh giá cán bộ, theo tôi cũng cần có những đổi mới.

- Vậy theo ông, chúng ta nên đổi mới công tác đánh giá cán bộ như thế nào?

- Ngay cả sau khi đã vào Trung ương, sau một năm từng đồng chí chuyển động thế nào, cái này cũng chưa có đánh giá. Có đồng chí mới vào Trung ương thì tốt nhưng sau một năm thì bắt đầu có những biểu hiện sa sút về phẩm chất hoặc năng lực nên cần phải có sự theo dõi, đánh giá xem nguyên nhân chủ quan, khách quan thế nào.

Năm thứ hai, thứ ba cũng phải có đánh giá, xem từng đồng chí có hoàn thành nhiệm vụ hay không, đơn vị do đồng chí ấy phụ trách thế nào, mạnh hay yếu.

Có đồng chí sau một thời gian vào Trung ương được phân công làm Bí thư Tỉnh ủy để đơn vị mình be bét, nhưng vẫn cứ được cất nhắc. Nhưng cũng có những đồng chí sau khi vào Trung ương lại có nhiều tiến bộ. Cho nên, phải có đánh giá hằng năm đối với từng đồng chí Trung ương, như thế mới đánh giá chính xác được cán bộ và mới đào tạo để bồi dưỡng cán bộ kế cận được.

Trung ương cần phải đổi mới hơn nữa việc đánh giá cán bộ và trực tiếp bồi dưỡng cán bộ. Quan trọng hơn, trước hết mỗi Uỷ viên Trung ương và tập thể Trung ương phải tự bồi dưỡng chính mình.

(Theo Tiền Phong)

len dau trang
Thứ sáu, 15/12/2006, 20:18 GMT+7
 www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2006/12/3B9F1661/ 

Vốn ODA dành cho năm 2007 đạt kỷ lục

Hơn 4,4 tỷ USD là mức cam kết ODA mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam năm 2007. Kết quả kỷ lục này được công bố cuối chiều nay, sau hai ngày diễn ra Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) 2006 tại Hà Nội.

Tổng mức cam kết của các nhà tài trợ cho Việt Nam trong năm 2007 đạt 4,445 tỷ USD, vượt 700 triệu USD so với năm 2006. Trong đó, các nhà tài trợ song phương cam kết viện trợ cho Việt Nam 2,164 tỷ USD, đa phương 2,101 tỷ USD và từ các tổ chức phi chính phủ 180 triệu USD.

Đứng đầu danh sách các nhà tài trợ là ADB với 1,14 tỷ USD, Liên minh châu Âu (EU) đứng thứ hai với 948,2 triệu USD. Năm ngoái Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam với 835 triệu USD. Trong năm 2007, Nhật Bản đứng thứ ba cùng Ngân hàng Thế giới (WB) với 890 triệu USD.  

Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc, với mức cam kết tài trợ kể trên, Việt Nam dự kiến trong năm 2007 sẽ giải ngân hơn 2 tỷ USD.  

Phát biểu tại phiên bế mạc hội nghị, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm một lần nữa khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA và hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ trong giải ngân nguồn vốn này.

Theo Phó thủ tướng, Việt Nam sẽ đẩy mạnh cải thiện môi trường pháp lý, tạo ra các thủ tục phù hợp cho các nhà tài trợ cũng như tạo ra môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi.  

Trả lời phỏng vấn báo chí sau hội nghị về những lo ngại về khả năng trả nợ của Việt Nam khi có nguồn vốn cam kết lớn, ông Martin Rama, Kinh tế trưởng Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam, cho biết, tổng nợ ODA của Việt Nam hiện chiếm 40% GDP.

Theo ông Rama, mức nợ này của Việt Nam vẫn nằm trong phạm vi cho phép nhưng ông cũng cảnh báo, tổng nợ của Việt Nam có thể đạt xấp xỉ 50% GDP, bao gồm cả nợ ưu đãi, trong 5 năm tới. Hiện mỗi năm Việt Nam phải chi 5,5% GDP cho các khoản dịch vụ nợ. 

Các nhà tài trợ cũng bày tỏ quan điểm cho rằng, việc sử dụng vốn ODA của Việt Nam chưa thực sự hiệu quả. "Hiện Chính phủ chưa hoạt động hiệu quả đến mức cần thiết trong giải ngân ODA. Chính phủ nên xem lại toàn bộ quá trình và không nhất thiết phụ thuộc vào các nhà tài trợ trong giải ngân", ông Klaus Rohland, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam, cho biết.

Theo ông Rohland, tốc độ giải ngân của Việt Nam vẫn chậm hơn các nước có cùng điều kiện. Trong khi thời gian giải ngân dự án cùng loại ở các nước khác là 5 năm thì tại Việt Nam mất tới 6-7 năm. Mức giải ngân của năm 2006 ước đạt 1,8 tỷ USD, cao hơn năm 2005 nhưng tính đến nay, tỷ lệ giải ngân của các dự án ODA mới chỉ đạt 13-14%. 

"Tốc độ giải ngân nhanh sẽ giúp người dân sớm được hưởng lợi từ các dự án ODA, nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng, chúng ta cần nhanh nhưng còn cần chất lượng hơn", vị giám đốc WB chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam cho biết.  

Theo ông Rohland, nguồn vốn ODA trong năm tới sẽ được lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006-2010. Việc sử dụng nguồn vốn này phải đi cùng sự cải cách kinh tế, đặc biệt việc mở rộng thị trường tài chính và cải cách ngành ngân hàng. Theo đó, các ngân hàng nhà nước cần quản lý theo cơ chế thương mại và thay đổi văn hóa kinh doanh.

Theo Bộ trưởng Phúc, trong thời gian tới, Bộ sẽ gắn trách nhiệm cho người đưa ra quyết định đầu tư dự án ODA. Đồng thời, Bộ sẽ có định hướng trong sử dụng vốn ODA như ưu tiên các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng tạo ra động lực phát triển, như điện, các tuyến giao thông huyết mạch. Cũng theo ông Phúc, thay vì chỉ phân bổ nguồn vốn vay cho các đơn vị như trước đây, thời gian tới, Bộ sẽ cho các đơn vị này vay lại với lãi suất cao hơn, nhằm thúc đẩy rút ngắn thời gian giải ngân.

N.C. 

len dau trang
Thứ ba, 26/12/2006, 15:08 GMT+7
 www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2006/12/3B9F1B72/ 

10 dự án FDI lớn nhất năm 2006

2006 được coi là năm bội thu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam khi nguồn FDI đạt 10,2 tỷ USD. Bên cạnh ngành công nghiệp, bất động sản là điểm sáng trong năm khi thu hút lượng vốn lớn vào các khu du lịch và đô thị mới. Dưới đây là top 10 dự án của năm.

1. Công ty thép Posco (1,126 tỷ USD)

Tập đoàn thép hàng đầu của Hàn Quốc quyết định đầu tư 100% vốn xây dựng nhà máy thép cuộn cán nguội, cán nóng, thép cuộn mạ kẽm và cuộn cứng tại khu công nghiệp Phú Mỹ II, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự án này có tổng diện tích 1.300.000 m2 với thời gian hoạt động 48 năm.

Dự án được chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 được đầu tư 340 triệu USD, hoàn thành năm 2009 và có công suất 700.000 tấn/năm. Ở giai đoạn 2, dự kiến công suất sẽ đạt 3 triệu tấn/năm, với các sản phẩm dùng trong chế tạo ôtô, đồ gia dụng, ống đường kính nhỏ và thùng phuy. Dự kiến nhà máy thép sẽ tạo khoảng 10.000 việc làm cho lao động Việt Nam.  

2. Công ty TNHH Intel Products Việt Nam (1 tỷ USD)

Đầu năm 2006, tập đoàn điện tử và linh kiện máy tính Mỹ Intel được cấp phép đầu tư tại Việt Nam dự án trị giá 605 triệu USD tại Khu công nghệ cao TP HCM trong 50 năm. Đến tháng 11, Intel nâng tổng vốn đầu tư lên 1 tỷ USD, trở thành dự án lớn nhất từ trước đến nay của Mỹ tại Việt Nam. Dự kiến khoảng 4.000 lao động Việt Nam sẽ làm việc cho nhà máy này của Intel.  

Đồng thời với việc tăng vốn đầu tư, Intel cũng quyết định mở rộng diện tích nhà máy lên 150.000 m2. Đây là nhà máy lớn nhất trong hệ thống 7 cơ sở lắp ráp và kiểm định chip bán dẫn của Intel trên thế giới và dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2009.

 3. Công ty TNHH Tycoons Worldwide Steel Việt Nam (556 triệu USD)

Dự án này do công ty Tycoons Steel International có trụ sở tại Thái Lan làm chủ đầu tư. Dự án luyện cán thép của Công ty TNHH Tycoons Worldwide Steel Việt Nam (TWS) đặt tại Khu công nghiệp Dung Quất, Quảng Ngãi dự kiến hoạt động giai đoạn 1 (2006-2009) trong 3 năm với công suất 2 triệu tấn phôi thép/năm. TWS sẽ xây dựng một nhà máy luyện cán thép lò cao, và tăng vốn lên 1 tỷ USD, nâng công suất lên 5 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2.

Đây là một trong những dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Khu công nghiệp Dung Quất và dự kiến tạo 4.000 việc làm.  

4. Công ty TNHH Phát triển T.H.T. (314 triệu USD)

Tây Hồ Tây là dự án khu đô thị lớn nhất Hà Nội do tổ hợp 5 công ty xây dựng của Hàn Quốc, trong đó có các công ty đã triển khai nhiều dự án tại Việt Nam như Daewoo, Daewon, Keangnam, làm chủ đầu tư. Dự án được triển khai trên diện tích 207 ha, thuộc huyện Từ Liêm, với trung tâm hành chính rộng 25 ha, khu nhà ở cho 250.000 dân, trung tâm thương mại và văn phòng.  

Dự kiến chủ đầu tư sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng vào năm 2009 và hoàn tất xây dựng khu đô thị vào năm 2014.

5. Công ty TNHH Winvest Investment Việt Nam (300 triệu USD)

Đây là dự án 100% vốn của tập đoàn Winvest Investment của Mỹ, đầu tư xây dựng khu nghỉ mát, khách sạn 5 sao và khu giải trí tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự án có thời hạn 50 năm, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu và giảm 50% mức thuế trong 3 năm tiếp theo.  

6. Công ty TNHH điện tử Meiko (300 triệu USD)

Dự án xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử này do tập đoàn Meiko của Nhật đầu tư 100% vốn tại Khu công nghiệp Phùng Xá, Hà Tây. Đây cũng là dự án lớn nhất từ trước đến nay tại Hà Tây. 

Nhà máy của Meiko chuyên sản xuất các loại bảng mạch in điện tử, lắp ráp linh kiện điện tử lên bảng mạch, và lắp ráp các sản phẩm điện tử hoàn chỉnh. Dự kiến nhà máy sẽ thu hút khoảng 7.000 lao động và đạt doanh thu 1,7 tỷ USD mỗi năm.  

7. Công ty cảng Container Trung tâm Sài Gòn (249 triệu USD)

Dự án này là liên doanh giữa công ty con của P&O Ports (Anh) và Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (ITC), nằm trong cụm cảng Hiệp Phước, với công suất dự kiến đạt 1,5 triệu TEU/năm.

Khu cảng nằm cách trung tâm thành phố 10 km trên tổng diện tích hơn 40 ha. Dự kiến 2 cầu cảng đầu tiên trong tổng số 4 cầu cảng sẽ đưa vào vận hành năm 2008.

8. Liên doanh khu đô thị An Khánh (211,9 triệu USD)

Khu đô thị An Khánh là dự án liên doanh giữa Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VINACONEX) và Công ty xây dựng Posco của Hàn Quốc, đặt tại Hà Tây. Khi hoàn thành vào năm 2020, đây sẽ là khu đô thị lớn nhất miền Bắc với tổng diện tích 264 ha và vốn đầu tư 2,1 tỷ USD, trong đó đối tác Posco đóng góp 211,9 triệu USD.  

Dự án khu đô thị sẽ được thực hiện trong nhiều giai đoạn, dự kiến đến năm 2020 cung cấp 7.600 căn hộ chung cư, nhà vườn và biệt thự. Dự án cũng bao gồm tòa nhà cao nhất Việt Nam với 75 tầng dành cho mục đích thương mại, văn phòng và sàn giao dịch quốc tế.  

9. Công ty TNHH Booyung (171 triệu USD)

Dự án khu chung cư quốc tế Booyung được đặt tại Khu đô thị mới Mỗ Lao, thị xã Hà Đông, Hà Tây. Dự án có tổng diện tích 43.200 m2 trong thời hạn 50 năm, gồm 6 chung cư cao cấp 30 tầng và các công trình phụ trợ để bán và cho thuê.

Dự kiến khi hoàn thành, khu chung cư cao cấp Booyung sẽ cung cấp chỗ ở cho khoảng 3.000 hộ gia đình và thu hút khoảng 100 lao động.

10. Công ty ITG Phong Phú (65,5 triệu USD)

Cụm công nghiệp dệt may ITG Phong Phú tại Khu công nghiệp Hòa Khánh, Đà Nẵng, là liên doanh giữa Tổng Công ty Phong Phú với Công ty Burlington Worldwide thuộc tập đoàn ITG của Mỹ. ITG chiếm 60% và Phong phú 40% trong tổng vốn của dự án.  

Dự kiến cụm công nghiệp này cung cấp 60 triệu mét vải mỗi năm, đồng thời cung cấp trọn gói từ sợi vải đến sản phẩm may mặc hoàn chỉnh và thu hút hơn 3.000 lao động.  

N.C. tổng hợp

len dau trang
Chủ nhật, 14/1/2007, 19:09 GMT+7
 www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2007/01/3B9F2539/ 

Mỹ quan tâm tới bảo vệ sở hữu trí tuệ ở VN

"Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là một yếu tố then chốt với tư cách thành viên WTO và là lĩnh vực quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp Mỹ", Đại sứ Mỹ Michael W. Marine cho biết trong buổi nói chuyện với hơn 100 doanh nhân học viên Khoa quản trị kinh doanh HSB chiều 13/1.

Đại sứ Mỹ nói chuyện tại HSB. Ảnh: B.H.

Đại sứ Mỹ cho rằng đây có thể là một thách thức đối với VN nhưng thành công trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ chứng tỏ vai trò trọng yếu của nó đối với mối quan hệ kinh tế song phương giữa Mỹ và VN. Mỹ cũng tỏ ra tin tưởng trước cam kết chống tham nhũng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và sẽ hỗ trợ VN trong cuộc chiến này.

Trong 18 tháng qua, hoạt động giao lưu giữa hai nước có tốc độ và phạm vi chưa từng thấy cũng như tính chất cao cấp của nó. Điều này đánh dấu một bước đột phá sang cấp độ hợp tác mới. "Quả thực tôi đã không dự đoán sự phát triển nhanh chóng như vậy trong quan hệ hai nước khi tôi tới đây vào tháng 9/2004. Sau chuyến thăm VN của Tổng thống Bush vào tháng 11, hiện chúng tôi đang lên kế hoạch cho chuyến thăm Washington của chủ tịch Nguyễn Minh Triết trong năm nay", Đại sứ Mỹ nhấn mạnh.

V.P

len dau trang
Chủ nhật, 19/3/2006, 01:02 GMT+7
 www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2006/03/3B9E7CAD/ 

Cần 197 năm để đuổi kịp Singapore

Vào thời điểm đất nước sau 20 năm đổi mới, nhiều người bắt đầu nghĩ về thời điểm có thể đuổi kịp các nước trong khu vực và bằng cách nào. Ông IL Houng Lee, Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam đã đưa ra quan điểm cá nhân của mình về vấn đề này.

- Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2005 đạt trên 600 USD (theo IMF chỉ là 552 USD). Một số nhà nghiên cứu Việt Nam đặt giả thiết, nếu các nước giàu có hơn ở ASEAN ngừng phát triển, Việt Nam sẽ mất khoảng 5 năm để đuổi kịp Indonesia và Philippines, 20 năm với Thái Lan, 24 năm với Malaysia, 38 năm với Brunei và 40 năm với Singapore. Ý kiến của ông ra sao?

- Những phân tích trên rất đáng quan tâm, có thể chúng phản ánh một cách gần chính xác độ chênh lệch thực sự trong phát triển kinh tế, nhưng cũng có thể không phải.

Nếu dựa trên giả thiết rằng tất cả các nước mà bạn đề cập ở trên giữ được tỷ lệ phát triển trung bình như trong 10 năm qua, thì thời gian để Việt Nam đuổi kịp các nước có phần lâu hơn.

Việt Nam có thể mất 18 năm để đuổi kịp Indonesia, 34 năm với Thái Lan và 197 năm với Singapore. Khoảng cách với Singapore lớn như vậy vì tốc độ phát triển của nước này cũng rất nhanh trong 10 năm qua.

- Một số người cho rằng Việt Nam ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây được xem là một thách thức lớn, không chỉ là nguy cơ. Ông bình luận gì về điều này?

- Theo quan điểm của tôi là về lâu dài, vấn đề quan trọng đối với Việt Nam là phải cải thiện nguồn vốn con người, tỷ lệ tiết kiệm phải cao hơn và cần một cơ chế quản lý tốt.

Những yếu tố này đòi hỏi phải có tính kỷ luật cao, tiết kiệm và sự liêm chính. Nguy cơ về sự phát triển không bền vững sẽ càng cao hơn nếu chính phủ cương quyết theo đuổi những chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng mà lại thiếu đi ba yếu tố trên.

- Một số chuyên gia cho rằng có khu vực kinh tế không chính thức ở Việt Nam. Vì vậy GDP thực sự của Việt Nam không chỉ là 52 tỷ USD (năm 2005) như con số chính thức, mà tăng lên 75 tỷ USD, gần bằng Philippines. Phải chăng họ muốn nói rằng Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn và khoảng cách chênh lệch thực tế giữa Việt Nam và các nước khác được thu hẹp?

- Các nhà kinh tế đôi khi so sánh thu nhập của các nước bằng cách sử dụng “tỷ giá sức mua tương đương” hơn là tỷ giá thực. Đơn giản là tỷ giá sức mua tương đương tính cả đến khía cạnh giá tài sản và giá các hàng hóa phi thương mại thường tương đối thấp hơn ở các nước có thu nhập thấp.

Khi chúng tôi áp dụng tỷ giá này, sự chênh lệch về thu nhập bình quân trên đầu người giữa Việt Nam và các nước khác đã giảm xuống rất nhiều. Ví như với Indonesia từ 2,1 xuống còn 1,5 lần; với Brunei từ 28,8 xuống còn 8,2 lần và đáng chú ý nhất là với Singapore từ 43,9 xuống còn 9,3 lần.

- Việt Nam đang ở vị trí nào trong bản đồ kinh tế khu vực ASEAN?

- Việt Nam hiện đứng thứ 7 trong 10 nước thành viên ASEAN về mức thu nhập và sự phát triển kinh tế. Việt Nam có những lợi thế nhất định như lực lượng lao động có năng suất khá, Chính phủ có quyết tâm cao, cơ cấu xã hội ổn định và công bằng.

Vì vậy tôi nghĩ, Việt Nam có thể nhanh chóng vươn lên về trung hạn. Tuy nhiên, để thực sự gia nhập vào nhóm dẫn đầu, Việt Nam cần có được ba yếu tố mà tôi đã đề cập ở trên.

- Theo ông, liệu Việt Nam có cần những khoản tài trợ quốc tế lớn hơn nữa để thu hẹp khoảng cách với các nước khác?

- Tiền viện trợ chỉ có hiệu quả ở những nước mà các điều kiện cơ bản cho sự phát triển đã sẵn có, nhưng thiếu vốn trong giai đoạn đầu. Tiền viện trợ đã có tác động khá hiệu quả trong hỗ trợ phát triển, giảm đói nghèo ở một số nền kinh tế châu Á, đặc biệt là Việt Nam.

Ngân sách viện trợ toàn cầu có giới hạn. Tôi có thể nói tại sao Việt Nam nên và không nên nhận thêm viện trợ.

Nếu so với GDP, Việt Nam nhận viện trợ từ các nhà tài trợ ở mức trung bình so với các nước thu nhập thấp ở châu Á, không kể bốn nước nhận viện trợ nhiều nhất (Bhutan, Campuchia, Lào và Mông Cổ). Nếu nhìn nhận một cách công bằng thì những hỗ trợ hiện tại như thế là phù hợp. Việt Nam có thể kiếm những khoản tiền lớn từ xuất khẩu dầu thô, chiếm 7% GDP. Điều này có thể được lấy làm lý do để giảm hỗ trợ ODA. Hơn nữa, Việt Nam đã bắt đầu gia nhập thị trường vốn quốc tế, đây là dấu hiệu cho thấy Việt Nam có khả năng vay thương mại.

Tuy nhiên, Việt Nam sử dụng tiền viện trợ hiệu quả hơn nhiều nước khác. Vì thế nếu xét về tính hiệu quả thì Việt Nam nên nhận thêm viện trợ. Hơn nữa, Việt Nam có nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn, việc chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ vượt quá khả năng vay thương mại của Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam cần tiếp tục nhận sự hỗ trợ của cộng đồng các nhà tài trợ trong những năm tới.

- Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2010 tăng gấp đôi GDP so với năm 2000 và trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020. Ông nhận đình gì về mục tiêu này?

- Có một mục tiêu tốt sẽ là động lực thúc đẩy. Cần có một mục tiêu rõ ràng. Tôi quan tâm tới việc bảo đảm những điều kiện giúp cho sự phát triển bền vững và công bằng về trung hạn. Việt Nam sẽ nằm ở vị trí nào sau 10 hay 20 năm nữa chưa hẳn đã quan trọng bằng.

(Theo Tiền Phong)

len dau trang
Thứ hai, 19/2/2007, 01:02 GMT+7
 www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2007/02/3B9F2FAD/ 

Chuyện bên lề đàm phán WTO

Ngày 11/1/2007, Việt Nam nhận thẻ quy chế thành viên WTO chính thức, kết thúc chặng đường dài vào sân chơi thương mại toàn cầu. Các nhà đàm phán không thể quên những chuyến bay vắng khách vì nước sở tại đang trong tình trạng báo động da cam, cũng khó quên được những cuộc họp tại tầng trệt thương vụ Việt Nam tại Geneva.  

11h ngày 7/11/2006 theo giờ Geneva, tiếng búa gõ xuống bàn chủ tọa của Chủ tịch Đại hội đồng WTO Eirik Glenne vang lên. Một tiếng búa nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn lao, kết thúc 11 năm đàm phán căng thẳng và nhiều lúc tưởng chừng bế tắc, đưa Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất thế giới.  

Sau tiếng búa đó, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển và Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy ký vào nghị định thư gia nhập WTO và trao đổi văn kiện. Với nhiều nhà đàm phán, hình ảnh ông Pascal Lamy khệ nệ với chồng văn kiện từ Việt Nam là một trong những hình ảnh ấn tượng nhất của năm 2006.  

Đại sứ Ngô Quang Xuân và Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy (thứ hai và ba từ trái sang) tại buổi lễ trao thẻ quy chế thành viên WTO chính thức cho VN. Ảnh do Đại sứ cung cấp.  

Mỗi đối tác một khó

Theo Thứ trưởng Lương Văn Tự, người tham gia hầu hết các cuộc đàm phán của Việt Nam, để đàm phán thành công, điều quan trọng là phải hiểu được thực lực của đối tác. Có nước đưa ra yêu cầu giảm thuế suất xuống còn 5-15% cho toàn bộ biểu thuế. Thế nhưng, với chính đối tác này, khi chốt lại, mức thuế suất chỉ phải giảm đi chút ít.

Trong những trường hợp như thế, đoàn đàm phán phải phân tích điều kiện của đối tác để làm sao hoàn tất càng sớm càng tốt. Phải tập hợp thông tin thu thập được về đối tác từ Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại, Đại sứ quán bạn tại Việt Nam và nhiều kênh thông tin khác để đưa ra những quyết định chính xác.

Đàm phán với Australia, nhiều người cho rằng, chỉ khi kết thúc được với nước này thì mới có thể hoàn tất với New Zealand. Tuy nhiên, một nguồn tin lại cho hay, cơ hội kết thúc với New Zealand trước rất cao. Vì thế, đoàn quyết định nhanh chóng hoàn tất với New Zealand, sau đó mới tạo đà kết thúc với Australia.

Một lần khác, đoàn sang Geneva đúng đợt dịch SARS đang hoành hành, nước chủ nhà không muốn đón nhận các vị khách đến từ một nước đang là điểm nóng về dịch bệnh, dù có là đại diện quốc gia đến đàm phán.

Vậy là đại diện đoàn "lóc cóc" đến gặp Bộ trưởng Y tế Trần Thị Trung Chiến xin giấy bảo đảm để được nhập cảnh, ông Tự kể. Vài tháng sau đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới công bố Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới hoàn toàn khống chế được dịch SARS. 

Tầng trệt của thương vụ Việt Nam tại Geveva cũng là nơi chứng kiến nhiều phiên đàm phán của Việt Nam. Tại đây đã có đến 9 cuộc đàm phán song phương khi trụ sở của WTO không còn phòng. Nhiều lần khác, đàm phán lại được dời đến văn phòng Liên hợp quốc tại Geveva vì WTO bận họp về vòng đàm phán Doha, không thể bố trí nơi làm việc cho Việt Nam.

Thứ trưởng Thương mại Lương Văn Tự tham gia với tư cách trưởng đoàn trong hầu hết các phiên đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam. Trừ 3 phiên đa phương đầu tiên, các cuộc đàm phán song phương sau này đều có sự chỉ đạo trực tiếp của ông Tự.

Một trong những kinh nghiệm những nhà đàm phán ghi nhận sau 11 năm là sự linh hoạt và bền bỉ. "Nhiều đối tác không muốn ngồi đàm phán, ta kéo họ vào. Đây là đàm phán một chiều, không phải có đi có lại nên không có cách nào ngoài kiên trì đến cùng", ông Tự cho biết.  

Cùng với đó, cách ứng xử của những nhà đàm phán và tranh thủ sự ủng hộ Ban thư ký và Ban công tác WTO cũng mang tính chất quyết định đối với thành công sau cùng. "Dù là những nhà ngoại giao chuyên nghiệp, trước khi đàm phán họ đã có sự chuẩn bị và mục tiêu nhất định, thái độ ứng xử của ta vẫn sẽ quyết định nhiều đến kết quả", ông Tự nhận xét.

Kết thúc đàm phán với Mỹ: Hai bên cùng thở phào

Từ năm 2000 trở đi, các cuộc đàm phán trở nên căng thẳng, vì các đối tác còn lại đều khá khó khăn. Các bộ, ngành liên tục họp để chuẩn bị tài liệu, đoàn đàm phán bay đi như con thoi, khi trở về lại báo cáo chính phủ, họp cùng các bộ ngành để chuẩn bị, ra phương án cho chuyến tiếp theo.  

Một trong những điều đáng nhất với những nhà đàm phán là những chuyến đi có báo động da cam tại Mỹ. "Cứ thấy báo động da cam là biết nguy cơ khủng bố đang cao, có những chuyến bay vắng tanh, cả máy bay chỉ có đoàn Việt Nam", ông Tự nhớ lại.

Ngày 13/5/2006, đàm phán với Mỹ kết thúc, hoàn tất các cuộc đàm phán kéo dài với 28 đối tác có yêu cầu. Phiên họp với đối tác cuối cùng này kéo dài tới 4 ngày thay vì 3 ngày như dự kiến. Phía Việt Nam liên tục tham vấn các chuyên gia và tranh thủ sự ủng hộ của các nhân vật quan trọng, phía Mỹ cũng liên tục hội ý.

Cuối cùng, cuộc đàm phán cũng đi tới hồi kết thúc. Cả đoàn thức thâu đêm đến sáng, vui mừng khôn xiết. Sáng hôm sau, trên đường ra sân bay sớm để về nước, đoàn ghé vào Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sĩ, đón nhận sự chúc mừng của cán bộ ngoại giao tại đây. Ông Tự cho hay, bản thân đoàn Mỹ cũng thở phào nhẹ nhõm khi đàm phán kết thúc vì cả hai bên đều biết rằng, nếu không kết thúc được ở phiên này, không biết đến bao giờ mới nối lại được.

Ngọc Châu

len dau trang

 

       ecovietnam   @@@2k7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

05.07.2016