Lấy về từ / captured from: www.vnexpress.net 
 



Thứ năm, 6/10/2005, 16:21 GMT+7
 http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2005/10/3B9E2CF3/ 

Đàm phán WTO khó đáp ứng hết yêu cầu của Mỹ

Theo Đại sứ Ngô Quang Xuân, Trưởng Phái đoàn Đại diện Việt Nam tại Geneva, phía Mỹ luôn thể hiện thiện chí song cũng thường thắc mắc và đặt nhiều câu hỏi trong đàm phán đa phương cũng như song phương. Để đáp ứng hết yêu cầu đó, Việt Nam phải là một nước phát triển ở trình độ rất cao.

Đại sứ Ngô Quang Xuân vừa về nước để tham dự Hội thảo Việt Nam gia nhập WTO: Cơ hội và Thách thức, diễn ra tại Hà Nội hôm nay, 6/10.
- Đàm phán song phương với Mỹ về vấn đề Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vẫn chưa đi đến hồi kết. Ông nhìn nhận thế nào về thái độ của phía Mỹ trong vấn đề này?

- Tôi nghĩ là có sự khẳng định từ cấp lãnh đạo Mỹ, rằng họ ủng hộ rất cao việc đàm phán và gia nhập WTO của Việt Nam. Họ luôn tuyên bố sự ủng hộ đó như một thiện chí trong toàn bộ quá trình làm việc với Việt Nam. Nhân dịp chuyến thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải hồi tháng 7, Tổng thống George Bush cũng tái khẳng định điều này, như một động lực giúp hai đoàn đàm phán tích cực gặp nhau và giải quyết các vấn đề còn tồn tại.

Tuy nhiên, dư luận trong và ngoài nước đều cho rằng trong đàm phán của Việt Nam, Mỹ vẫn là đối tác khó khăn nhất. Tôi nghĩ chuyện này cũng bình thường và dễ hiểu. Có lẽ người ta thấy Việt Nam có tiềm năng rất lớn, và khi vào WTO rồi, sẽ là một nền thương mại có sức cạnh tranh. Vì vậy, họ cũng muốn làm rõ rất nhiều vấn đề, nhất là các vấn đề liên quan đến chính sách thương mại toàn diện trước khi Việt Nam trở thành thành viên tổ chức này.

- Vậy theo ông, đâu là vướng mắc lớn nhất trong quá trình đàm phán giữa hai bên?

- Trong cả hai lĩnh vực đàm phán, hàng hoá và dịch vụ, phía Mỹ đều rất quan tâm và nêu rất nhiều câu hỏi. Tại các phiên đàm phán đa phương, họ thường là đối tác nêu nhiều câu hỏi nhất, nhiều thắc mắc nhất với đoàn đàm phán Việt Nam. Các phiên song phương cũng vậy. Theo tôi, ở nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam, có một số điểm còn tương đối nhạy cảm. Quyền thương mại là một ví dụ. Phía Mỹ rất quan tâm tới vấn đề này, đặc biệt là những điều liên quan tới doanh nghiệp Nhà nước. Mỗi khi gặp nhau, chúng tôi đều giải thích rằng nếu phía bạn yêu cầu quá cao về điều này thì Việt Nam rất khó đáp ứng ngay, phải có thời gian nhất định.

Còn nhiều vấn đề phức tạp khác trong đàm phán song phương Việt Mỹ. Song tôi nghĩ, chính sự chênh về trình độ phát triển, chênh nhau về hệ thống luật lệ, về mức độ tham gia thị trường quốc tế đã làm nảy sinh những khó khăn. Mỹ đang hỗ trợ Việt Nam rất nhiều, song cũng yêu cầu rất cao. Rất khó để có thể mở cửa toàn bộ thị trường cho mọi thành viên WTO. Nếu đáp ứng được hết các yêu cầu của Mỹ thì Việt Nam đã là một nước phát triển rất cao rồi. Theo tôi, các nhà đàm phán hai bên cần hiểu rõ nhau và nếu phía Mỹ thông cảm thì cũng bớt phức tạp cho Việt Nam.

- Lần gặp tiếp theo sẽ vào dịp nào, thưa ông?

- Hai bên đang sắp xếp để có thể gặp lại nhau trong tháng 10. Kết thúc phiên đa phương thứ 10 vừa qua tại Geneva, vị Chủ tịch Ban Công tác về vấn đề Việt Nam gia nhập WTO đã nói thời điểm cho phiên đa phương tiếp theo vẫn để mở. Ông cũng kêu gọi các nước còn những vấn đề gì trong đàm phán song phương thì tích cực gặp Việt Nam để giải quyết, giúp thúc đẩy quá trình gia nhập nhanh hơn.

- Một số ý kiến cho rằng, các đối tác còn lại vẫn chờ Việt Nam kết thúc với Mỹ rồi mới lên lịch gặp và kết thúc đàm phán song phương. Ông nghĩ sao về điều này?

- Đúng là có dư luận như vậy. Cái đó đúng mà cũng không đúng. Đến nay, chúng ta đã kết thúc với 21 đối tác. Các đối tác còn lại cũng chỉ còn vướng mắc một số vấn đề song phương. Tất nhiên, theo tôi, nếu chúng ta kết thúc đàm phán với Mỹ sẽ thuận lợi hơn khi giải quyết nốt các vấn đề với các đối tác còn lại.

Song Linh



Thứ năm, 29/9/2005, 09:29 GMT+7
 http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/Duong-vao-WTO/2005/09/3B9E291F/ 

Ký thoả thuận WTO với Paragoay

VN vừa ký thỏa thuận kết thúc đàm phán song phương với Paraguay về gia nhập WTO. Sau Paragoay, Việt Nam sẽ tiếp tục đàm phán song phương với 4 đối tác châu Mỹ còn lại gồm Cộng hòa Dominica, Hondurat, Mexico và Mỹ.

Lễ ký kết giữa Đại sứ Ngô Quang Xuân, Trưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam tại Liên Hợp Quốc và Đại sứ Rigôbéctô Guatô Viênman, Trưởng Phái đoàn đại diện Paragoay tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) diễn ra ngày 27/9, tại Geneva, Thụy Sỹ.

(Theo TTXVN)



Thứ sáu, 23/9/2005, 10:16 GMT+7
 http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/Duong-vao-WTO/2005/09/3B9E257D/ 

Đàm phán WTO Việt - Mỹ còn gian nan

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael Marine cho biết, Mỹ vẫn đang nỗ lực thúc đẩy các vòng đàm phán song phương về việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của VN. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận, hai bên còn một khối lượng công việc rất lớn phải giải quyết để có thể kết thúc đàm phán.

Đại sứ Michael Marine.

Đại sứ cho biết, về vấn đề thuế quan, Mỹ và Việt Nam đã hoàn tất đàm phán đối với hàng nghìn dòng thuế. Trong lĩnh vực dịch vụ, hai bên cũng đã thu hẹp được khoảng cách trong dịch vụ viễn thông, tài chính, năng lượng; các lĩnh vực đàm phán đa phương như việc cấp giấy phép nhập khẩu, giấy phép mậu dịch, các doanh nghiệp nhà nước, vấn đề trợ giá và nền kinh tế phi thị trường. Hiện nay, hai bên đang thảo luận những vấn đề khó khăn nhất nhằm thu hẹp khoảng cách còn lại.

Tại phiên đa phương 10 vừa qua ở Geneva, Thuỵ Sỹ, Mỹ vẫn tỏ ra là đối tác đàm phán khó khăn nhất của Việt Nam và đưa ra nhiều yêu cầu mới. Trước vấn đề này, Đại sứ Michael Marine cho rằng, Mỹ luôn ủng hộ VN sớm gia nhập WTO, song hiện còn một khối lượng rất lớn công việc phải giải quyết. Thêm vào đó, ông cho biết, đàm phán song phương giữa Mỹ và Việt Nam có kết thúc sớm hay không cũng còn phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực của Quốc hội Việt Nam trong việc thông qua các văn bản pháp luật phù hợp với luật pháp WTO.

Ngoài ra, khi các bước cơ bản đã hoàn tất, phía Mỹ cũng phải đệ trình cả gói vấn đề gồm kết quả đàm phán đa phương, song phương, báo cáo của nhóm chuyên viên, ý kiến của các ngành công nghiệp Mỹ lên Quốc hội Mỹ để bỏ phiếu thông qua việc cho Việt Nam được hưởng tư cách quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn với Mỹ. Mà công việc này, theo Đại sứ Michael Marine, chưa có dấu hiệu sẽ đạt được trong năm 2005 vì Quốc hội Mỹ cũng có nhiều việc khác phải giải quyết.

Khác với những phiên trước, phiên đa phương 10 vừa qua, phía Việt Nam không nhắc lại mục tiêu trước đây liên quan tới việc gia nhập WTO ngay tại thời điểm diễn ra hội nghị Bộ trưởng Hong Kong tháng 12 năm nay, mà chỉ đơn giản cho biết mong muốn sớm kết thúc quá trình đàm phán. Trong diễn văn của mình tại buổi làm việc, trưởng đoàn đàm phán Việt Nam, Thứ trưởng Thương mại Lương Văn Tự tỏ ý thúc giục một số thành viên WTO linh động hơn nữa để có thể đi đến kết thúc đàm phán song phương.

Thứ trưởng nêu rõ: “Chúng tôi nhấn mạnh mong muốn các nước thành viên không nên gây thêm áp lực đối với Việt Nam trong việc chấp nhận các điều kiện WTO + hoặc nâng cao các tiêu chuẩn vốn đã quá cao đối với điều kiện nền kinh tế Việt Nam. Nhân dịp này, tôi thiết tha đề nghị các thành viên còn lại (Mỹ, Australia, New Zealand, Mexico, Honduras và Cộng hòa Dominican) xem xét tới khó khăn của Việt Nam, từ đó có những yêu cầu linh hoạt hơn nhằm có thể sớm kết thúc các cuộc thương lượng song phương”.

Các nước ASEAN, Cuba và Ấn Độ cũng yêu cầu các nước thành viên không nên có những đòi hỏi thái quá với Việt Nam. Tuy nhiên, một số đối tác song phương cho rằng vẫn còn một khoảng cách nhất định và họ phải cân nhắc những lợi ích quan trọng của mình mà cho đến nay vẫn chưa được phía Việt Nam đáp ứng.

Tại phiên đa phương này, phía Việt Nam cũng đã đệ trình một số tài liệu để ban công tác xem xét, trong đó có bản trả lời các câu hỏi bổ sung liên quan tới nhiều lĩnh vực mà các thành viên quan tâm, cập nhật thông tin về việc thực thi Hiệp định Trị giá Hải quan, trình bày chi tiết về những luật mới ban hành hoặc mới sửa đổi. Những vấn đề như cấp phép nhập khẩu, hỗ trợ nội địa với nông sản cũng được đề cập tại buổi làm việc này.

Thời điểm diễn ra phiên họp đa phương tiếp theo vẫn chưa được ấn định chính thức. Tuy nhiên riêng đối với Mỹ, trong hai tuần tới, hai bên sẽ xác định thời điểm tiến hành phiên họp song phương tiếp theo.

Nguyên văn phát biểu của Thứ trưởng Lương Văn Tự.

Song Linh - Hà Vy



 Nguyên văn phát biểu của Thứ trưởng Lương Văn Tự.


Thứ sáu, 23/9/2005, 10:16 GMT+7
 http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/Duong-vao-WTO/2005/09/3B9E257D/page_1.asp 

Vice Minister’s statement

STATEMENT
BY H.E. MR. LUONG VAN TU, VICE MINISTER OF TRADE AND CHIEF NEGOTIATOR
at the 10th Session of the Working Party on the Accession of Vietnam to the WTO
Geneva, 15 September 2005

  Opening statement

We are so pleased to come back to Geneva and attend this special meeting, which is graciously convened just after the summer break — a period that was not at all a holiday for many of us. But the good thing is that these efforts have not been in vain.

So please allow me, on behalf of the Vietnamese delegation, to express our sincere gratitude to our counterparts, to those who are here and to those who have worked tirelessly throughout the months, for their immense efforts. My special thanks also go to the staff of the WTO Secretariat whose great work has meant that we have all the necessary documents ready in our hands. Needless to say, their competence and whole-heartedly hard work are invaluable to us, especially at such critical time as present.

Firstly, I am pleased to inform the Working Party that, since early this year, we have made vital progresses in bilateral negotiations with all partners. We have now concluded bilateral market access negotiations with Argentina, Brazil, Bulgaria, Canada, Chile, China, Chinese Taipei, Colombia, Cuba, EU, El Salvador, Iceland, India, Japan, Republic of Korea, Norway, Paraguay, Singapore, Switzerland, Turkey, Uruguay. We have achieved positive developments with such counterparts as Australia, Honduras and Dominican Republic, Mexico, New Zealand and the US and reached to the final stage with some of them. The headway made in the bilateral market access negotiations has undoubtedly provided an impetus to conclude the whole process of Vietnam’s accession to the WTO.

I would like to recall that in his concluding remarks made at the last Meeting on 20 May, Mr Chairman stressed it was our interests to have a truly comprehensive and up-to-date revised draft report for examination at this Meeting. We are glad that, with the hard work from all sides, especially assistance by the Secretariat, a new — and greatly improved — version of the Draft Report has been completed and circulated to all members of the Working Party. We strongly believe you all here realise significant strides and goodwill that Vietnam has demonstrated in most issues of concern of the Members of the Working Party. In addition to a significant amount of new information supplemented, Vietnam has also accommodated in substance many requests in a wide range of issues. We have been and will continue to work constructively and resolutely with all Members of the Working Party in order to reach a fair, realistic and mutually acceptable solution to the remaining issues.

With respect to our domestic legislative updates, the Seventh session of the National Assembly of Vietnam which has been held during this May and Jun, has impressively passed 15 laws — four laws more than scheduled, notably the amended Civil Code, the amended Commercial Law, the Law on State Auditing, the Law on signing of, Accession to and Implementation of International Treaties, the amended Customs Laws, the amended Law on Export and Import Duties, the amended Mineral Law and the amended Law on Complaint and Denunciation. The National Assembly also voted for the expedition of its legislation program in an attempt to achieve the set goal of promulgation in 2005 of important laws serving its early WTO accession. According to the agenda of its next session, which is scheduled for 18th October, the National Assembly will discuss and possibly adopt 14 Laws and one Resolution, among them are the Law on Intellectual Property, the Law on Electronic Transactions, the (uniform) Enterprise Law, the (common) Investment Law, the amended Law on Value Added Tax, the amended Law on Special Consumption Tax. As such in 2005, the National Assembly of Vietnam has and will adopt all laws that are necessary to the implementation of WTO Agreements and Vietnam’s accession commitments. This is a highlight, active and different from all previously acceding members. We would like to take this opportunity to thank all Working Party’s members for their much needed technical assistance and timely comments during our legal drafting process. These comments have been reflected upon and, to the most extent possible, incorporated into the legislative documents. This reflects our determination to adjust legal framework to comply with WTO regulations.

However, while we are working intensively for WTO membership, we urge further flexibilities from some WTO members to conclude our respective bilateral negotiations. In that spirit, we strongly wish members not to press Vietnam to undertake “WTO-plus” obligations or be subject to double standards which are too high for our economy to be able to resist.

The Government of Vietnam presents its determination of early accession to the WTO on the basis of the balance between legitimate rights and clearly defined obligations. The early accession of Vietnam to the WTO will not only further strengthen WTO’s power and credibility but benefits Vietnam’s trade development and other WTO members who have trading relations with Vietnam as well. Vietnam up till now has committed to implement upon accession the following agreements: TRIPS [intellectual property], TRIMs [investment measures], CVA [Customs Valuation Agreement], TBT [technical barriers to trade], SPS [sanitary and phytosanitary measures], ILP [import licensing provisions], A/D & C/V [anti-dumping and (subsidies and) countervailing measures], ROO [rules of origin].

With regard to the SCM [subsidies and countervailing measures] exclusively, as being put forward in last working party, due to the fact that Vietnam is still a poor country with GDP per capita of around US$400, it is requested that Vietnam be eligible special and differential treatment for developing countries at a comparable level of development. Vietnam wishes to receive positive responds from WTO members, especially in this final stage of the negotiation process. We thank members for their high political supports during our accession, and we wish negotiators to promptly turn these into realistic actions to conclude our negotiations.

On this occasion, I kindly request remaining members (the US, Australia, New Zealand, Mexico, Honduras and Dominican Republic) to take due regards of Vietnam’s difficulties and show reasonable and flexible requirements in order of conclusion of our bilateral negotiations.

I would like to thank the US, EU, Canada, Switzerland, Korea, China and Australia for their technical assistance extended to Vietnam so far.

I once again wish to express our heart-felt thanks to all Parties involved in our accession process. I do hope today’s session will most be constructive and productive for all of us.

On the bilateral negotiating process

The bilateral negotiating process witnessed an acceleration and intensification of negotiations with highlighted developments achieved over the past 8 months.

As you may all be aware, we have concluded our respective bilateral market access negotiations with almost all partners of concerns. They include Argentina, Brazil, Bulgaria, Canada, Chile, China, Chinese Taipei, Colombia, Cuba, EU, El Salvador, Iceland, India, Japan, Korea, Norway, Paraguay, Singapore, Switzerland, Turkey and Uruguay.

Vietnam has so far wrapped up bilateral negotiations with all its European and Asian trading partners.

We have also been working hard to narrow gaps to conclude our bilateral negotiations with the remaining Members that are Australia, Dominican Republic, Honduras, Mexico, New Zealand and the US.

Just a few weeks ago, our negotiation team visited and worked at Wellington and Canberra. We will continue our work both in capital and Geneva to bring these negotiations to successful ends.

During the past few months, we also have several meetings with Mexico, Dominican Republic and Honduras which produced remarkable mutual understandings. Results from these meetings will serve as good basis for us to finish up remaining differences.

With the US, we have had a very important meeting back in June when the Prime Minister of Vietnam made a historical visit to the US. Leaders of the two countries have hailed the meeting as a success, which produces significant progress on all fronts. Our two delegations will continue to hold meetings of all aspects as soon as the Working Party finishes with a view to further accelerate accorded achievements and to conclude the negotiation.

Vietnam has committed its market access liberalisation at a level higher than that of most newly acceeded countries and far beyond than commitments made by WTO Members of similar development level. We therefore call upon our remaining partners to show their viewpoint and approach which are reasonable and suitable to such low level of development as of Vietnam in its transition, based on the general WTO standards so that we can finish the process of accession negotiation of Vietnam.



Thứ hai, 19/9/2005, 18:02 GMT+7
 http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/Duong-vao-WTO/2005/09/3B9E2384/ 

Mỹ vẫn là đối tác đàm phán WTO khó khăn của VN

Tại phiên đàm phán đa phương chính thức thứ 10 của VN vừa qua ở Thuỵ Sỹ, các nước ASEAN, Ấn Độ và nhiều quốc gia đang phát triển khác đánh giá cao sự chuẩn bị của VN trong việc đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Mỹ tiếp tục đưa ra nhiều câu hỏi và vẫn là đối tác khó nhất của VN.

Mở đầu phiên đàm phán, Thứ trưởng Lương Văn Tự cho biết, VN đã hoàn tất đàm phán song phương với 21 đối tác, trong đó đối tác thứ 21 là Paragoay mới chỉ vừa kết thúc đàm phán với VN một ngày trước phiên đa phương này.

Các đối tác tham dự phiên đa phương lần này, đặc biệt là các nước ASEAN, Ấn Độ và các nước đang phát triển đánh giá rất cao sự chuẩn bị của VN. Chỉ riêng nước Mỹ tiếp tục đặt ra nhiều câu hỏi và vẫn chứng tỏ là đối tác khó khăn nhất của VN tính đến thời điểm này. Phía Mỹ cho rằng, tuy chưa phải là thành viên của WTO nhưng VN giờ đây đã là nước xuất khẩu đứng thứ 28 trên thế giới. Điều này đã thể hiện việc Mỹ coi trọng đàm phán với VN.

Đến cuối phiên đàm phán, ông Eirich Glenne, Chủ tịch Ban công tác gia nhập WTO của VN kết luận, VN đã có những nỗ lực lớn trong cải tổ hệ thống pháp luật trong nước cho phù hợp với các quy định của WTO, đặc biệt là những nỗ lực của VN trong đàm phán song phương. Chỉ tính riêng trong năm 2005, VN đã kết thúc đàm phán với 16 đối tác, trong đó có những đối tác rất quan trọng như Trung Quốc và Nhật Bản.

Ông Eirich Glenne cho biết, ông chưa biết chắc được là phiên đa phương lần thứ 11 sẽ được tổ chức vào thời điểm nào bởi phụ thuộc phần lớn vào đàm phán song phương của VN với Mỹ.

Theo thông tin từ đoàn đàm phán VN, phiên đàm phán thứ 11 sẽ được tổ chức trong 6 tuần tới và có thể sẽ là phiên đa phương cuối cùng trong suốt 11 năm đàm phán gia nhập WTO của VN.

(Theo Thương Mại)



Thứ năm, 15/9/2005, 11:36 GMT+7
 http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/Duong-vao-WTO/2005/09/3B9E1FD6/ 

Sáng nay bắt đầu phiên đa phương 10

Tại Geneva Thuỵ Sỹ, hôm nay đoàn đàm phán Việt Nam đang tiến hành phiên đàm phán đa phương chính thức thứ 10 về việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đây được xem là phiên có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ tiến trình gia nhập của Việt Nam.

Tính đến nay VN đã kết thúc đàm phán song phương với gần 20 đối tác.

Bên lề phiên đa phương này, Việt Nam cũng dự kiến tiến hành các phiên song phương với các đối tác có yêu cầu.

Phiên thứ 10 lần này sẽ tiếp tục tập trung vào một số vấn đề về chính sách thương mại, quyền thương mại, chính sách về thuế quan, hạn ngạch của Việt Nam sau khi gia nhập WTO trên cơ sở trả lời các câu hỏi của bản dự thảo báo cáo của Ban công tác WTO.

Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam mới đây, quan chức phụ trách Kinh tế Đài Loan Ho Mei-yueh và đại diện của phía Việt Nam đã ký thoả thuận về việc kết thúc đàm phán WTO giữa Việt Nam và Đài Loan.

Như vậy, đến nay Việt Nam đã kết thúc đàm phán song phương với gần 20 đối tác, trong đó đã hoàn tất quá trình thương thuyết với tất cả các đối tác ở châu Á và hầu hết các đối tác ở châu Âu.  

H.V.



Chủ nhật, 19/12/2004, 15:47 GMT+7
 http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2004/12/3B9D9BCC/ 

'Chặng đường tới WTO còn gian nan'

Ông Hoàng Phước Hiệp là Phó đoàn đàm phán Chính phủ về việc gia nhập WTO.

Vụ trưởng Luật pháp Quốc tế - Bộ Tư pháp Hoàng Phước Hiệp cho biết, tại phiên 9 vừa qua, đa số các đối tác đều ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập WTO song để kết thúc trước 2005, công việc còn lại vô cùng nặng nề. Vừa trở về từ Geneva đêm qua, vị phó đoàn đàm phán đã trò chuyện cùng VnExpress.

- Nội dung bàn thảo chính của phiên đa phương lần thứ 9 là gì, thưa ông?

- Phiên làm việc với ban công tác diễn ra ở Geneva hôm 15/12 gồm 3 phần. Phần đầu, các nước thành viên cùng Việt Nam rà soát bản dự thảo báo cáo của Ban Công tác về vấn đề Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nhìn chung phần làm việc này diễn ra suôn sẻ. Phần thứ hai là hỏi đáp, chủ yếu xoay quanh vấn đề minh bạch hóa chính sách của Việt Nam, cả câu hỏi và câu trả lời đều không có vấn đề gì. Các nước thành viên Ban công tác tập trung hỏi về vấn đề luật pháp và khả năng thực thi các cam kết gia nhập. Phần thứ ba bàn bạc về hoạt động lập pháp. Sau khi nghe Việt Nam trình bày về lộ trình ban hành các văn bản pháp luật liên quan tới WTO, các nước đều ủng hộ, song họ hy vọng mình thực thi lộ trình đó thật tốt.

Đa số các đoàn đều chúc mừng mình sớm gia nhập. Mỹ thì quan tâm nhiều đến phần ban hành các văn bản pháp luật. Và trong cuộc gặp song phương, họ hứa sẽ sớm đưa ra bản yêu cầu về hàng hoá, chủ yếu là những đề nghị về thuế quan. Australia đưa ra nhiều yêu cầu nhất và họ quan tâm đến việc mở cửa thị trường nông sản hàng hoá.

- Trong tài liệu gửi tới Ban Công tác lần này, Việt Nam đưa ra những cam kết gì mới?

- Cam kết về thuế quan thì đã được Chính phủ phê duyệt từ trước, khoảng 18,5% với hàng công nghiệp và với nông sản hàng hóa có cao hơn một chút.

Đối với vấn đề thực thi các hiệp định của WTO, ngay trong bản tuyên bố của Chính phủ do Trưởng đoàn Lương Văn Tự trình bày đã nêu quan điểm Việt Nam sẽ cố gắng xóa bỏ trợ cấp với các mặt hàng nông sản ngay khi gia nhập, song cũng đề nghị có một số nhân nhượng và có giai đoạn quá độ đối với một số lĩnh vực. 

Tuy nhiên, đa số các nước thành viên Ban Công tác đều yêu cầu mình thực thi ngay mọi cam kết và hiệp định của WTO khi gia nhập. Chẳng hạn về các biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (Hiệp định SPS - Sanitary and phytosanitary Agreement), trước đó Việt Nam đề nghị có giai đoạn quá độ để thực hiện, song họ yêu cầu mình thực thi ngay khi gia nhập. Với Hiệp định về Trị giá Hải quan (CPA), họ cũng yêu cầu như vậy. Việt Nam đã chấp thuận với điều kiện được trợ giúp về mặt kỹ thuật khi thực thi. Ngoài ra, còn một số lĩnh vực khác các nước yêu cầu mình phải mở cửa sớm ngay khi gia nhập như như giao thông vận tải, kế toán, kiểm toán.

- Căn cứ theo biên bản làm việc của phiên đa phương mà WTO vừa công bố, các thành viên rất quan tâm tới sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước?

- Đối tác quan tâm nhiều nhất tới sự phân biệt đối xử trong đầu tư đó là Đài Loan, bởi họ đứng thứ nhì về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Họ đề nghị không nên có sự phân biệt đối xử. Trả lời vấn đề này, Việt Nam thừa nhận có chuyện này nhưng cho biết, trong sự phân biệt đó, các nhà đầu tư nước ngoài được nhiều ưu đãi hơn so với các nhà đầu tư trong nước. Họ cười và nói thế thì cũng cần tạo ra sự cân bằng.

Mỹ đứng trong nhóm 10 nước có vốn đầu tư vào Việt Nam lớn nhất, và họ cũng quan tâm nhiều về vấn đề này. Họ muốn Việt Nam sớm công khai những sửa đổi và công bố với ban công tác để các nước cùng tham gia góp ý. Riêng Australia lại quan tâm đến sự phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp doanh nghiệp thương mại nhà nước, cổ phần và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoại. Họ yêu cầu tất cả phải được đặt trên một mặt bằng và muốn Vịêt Nam cho xem dự thảo Luật Doanh nghiệp. Họ cũng yêu cầu không nên để quy định về tỷ lệ xuất khẩu trong giấy cấp phép đầu tư. Thụy Sĩ thì quan tâm nhiều đến vấn đề sở hữu trí tuệ trong đầu tư.

- Trước khi lên đường, Việt Nam đặt ra mục tiêu cố gắng kết thúc đàm phán song phương với một số nước, vậy điều đó có thực hiện được?

- Trong phiên 9 này, chưa có một đối tác nào kết thúc đàm phán song phương với Việt Nam. Trước và sau phiên đa phương hôm 15/12, Việt Nam đã đàm phán với Columbia, New Zealand, Iceland, Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Australia, Nauy, Canada. Trong đó, hai nước đầu tiên chỉ đàm phán về mở cửa thị trường hàng hoá, 6 nước còn lại đàm phán về hàng hoá và dịch vụ. Riêng Mỹ, hai bên chỉ gặp gỡ và trao đổi thông tin chứ thực tế thì không đàm phán. Trung Quốc cũng chỉ phát biểu tại phiên đa phương thông báo về phiên đàm phán song phương hồi tháng 10. Nhật Bản không bày tỏ thái độ gì.

Trên thực tế ta chưa kết thúc với đối tác nào ngay tại phiên 9 lần này, song một số nước tuyên bố gần như đã kết thúc. Đa số các nước đều hỗ trợ cho mình gia nhập WTO. Nhiều nước có ý ủng hộ mình kết thúc trước hội nghị Bộ trưởng WTO vào 12/2005 tại Hong Kong với điều kiện Việt Nam phải tích cực hơn nữa trong sửa đổi luật pháp và thực thi các cam kết.

- Trong số các đối tác song phương, theo ông, đàm phán với nước nào là khó nhất?

- Trung Quốc có lẽ sẽ là đối tác mà Việt Nam cần nhiều thời gian để đàm phán nhất. Trong phiên đa phương, trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc chỉ đứng lên phát biểu ngắn gọn và thông báo về phiên đàm phán song phương mới diễn ra hồi tháng 10. Họ không đưa ra yêu cầu gì, chỉ cho biết có nhiều vấn đề Trung Quốc quan tâm còn Việt Nam thì chưa đáp ứng được, vì vậy 2 bên sẽ còn phải đàm phán nhiều.

Trong "tứ trụ triều đình", EU thì ta đã kết thúc. Mỹ và Canada cũng bật đèn xanh, ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập. Mỹ muốn có thời gian xem lại bản chào về nông nghiệp (ACC4) trước khi đi đến kết thúc. Nhưng với Nhật Bản, họ chưa bày tỏ quan điểm gì.

- Việt Nam có chủ trương "bỏ qua" đối tác nào không?

- Việt Nam mong muốn hoàn tất đàm phán với tất cả các nước có yêu cầu (khoảng 30). Các nước cũng muốn như vậy. Kinh nghiệm của Trung Quốc trước đây là một bài học cần ghi nhận. Họ đã bỏ qua một số đối tác nhỏ vì vậy bị gây khó dễ và tiến trình gia nhập bị kéo dài mất một năm.

Tuy nhiên, theo quy định khi ra đại hội đồng để bỏ phiếu, mỗi nước cần ít nhất 2/3 số phiếu đồng ý mới được gia nhập, trong đó tất cả các nước trong "tứ trụ triều đình" phải đồng ý. Mà trong "tứ trụ" ấy, ngoài Mỹ, EU, Canada, Nhật Bản, sắp tới sẽ có thêm Trung Quốc.

- Ông đánh giá thế nào về khả năng Việt Nam gia nhập WTO trong năm tới?

- Nhìn chung, sự ủng hộ của các nước rất rõ rệt và khả năng kết thúc đàm phán trước cuối năm 2005 cũng rất lớn. Nhưng để có thể công bố gia nhập tại Hội nghị Bộ trưởng WTO tại Hong Kong tháng 12 năm tới thì Việt Nam phải hoàn tất đàm phán trước mùa thu để ban thư ký còn lo thủ tục và tuyên bố.

- Để đi đến đích, Việt Nam còn trải qua bao nhiêu vòng đàm phán nữa?

- Kết thúc phiên 9, Ban Công tác đã ấn định phiên 10 của Việt Nam sẽ diễn ra vào cuối mùa xuân. Các phiên tiếp theo sẽ diễn ra lúc nào thì đến đó mới tính. Nhưng thông thường, để kết thúc đàm phán, Việt Nam phải tiến hành thêm 3-4 phiên nữa, trong đó 1-2 phiên là về kỹ thuật, còn lại là các phiên bàn về nội dung.

Để có thể gia nhập trong 2005 thì ít nhất là đến tháng 6/2005, Việt Nam phải tiến hành xong 2 phiên nội dung. Bước sang mùa thu sẽ xong phiên kỹ thuật. Nhìn chung là chúng ta sẽ phải làm việc cật lực mới có thể thực hiện được mục tiêu sớm gia nhập. Vấn đề nằm ở chỗ, các doanh nghiệp của mình và nền kinh tế của mình có thể chịu đựng và thực thi các cam kết đến đâu. Còn ở phía các đối tác nữa, liệu khi mình đã nhân nhượng thì họ có chấp thuận hay không, họ có nhân nhượng mình hay không.

- Nếu không thể gia nhập trong 2005, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những nguy cơ gì, thưa ông?

- Nguy cơ rõ nhất có thể thấy được đó là thương mại Việt Nam trên thị trường thế giới sẽ chịu rất nhiều thua thiệt, nhất là khi các nước đã mở rộng cửa cho nhau còn mình thì chưa được. Dệt may là một ví dụ, kể từ năm sau, chế độ hạn ngạch đã được bãi bỏ cho các nước thành viên, còn mình vẫn bị. Về thuế quan nữa, các nước thành viên dành cho nhau mức thuế theo Quy chế Tối huệ quốc (khoảng 5%) trong khi mình phải chịu cao hơn thế rất nhiều lần (tới 50%). Thị phần của mình trên thị trường quốc tế do đó sẽ nhỏ lại. Khả năng cạnh tranh và cơ hội làm ăn của doanh nghiệp cũng ngày càng bị thu hẹp.

Một nguy cơ rất lớn nữa đó là khi vòng đàm phán Doha kết thúc, các nước sẽ ký thêm một số thoả thuận mở cửa thị trường, khi đó các nghĩa vụ mà Việt Nam nghiễm nhiên phải gánh vác (không được đàm phán mà chỉ chấp nhận thôi) sẽ lớn hơn rất nhiều. Người ta hay nói đó là "WTO +", thậm chí còn là "WTO + +..". Thực tế thì Việt Nam đang đàm phán trên cơ sở "WTO +" đó, nhưng nghĩa vụ cũng sẽ nặng nề hơn rất nhiều.

Song Linh thực hiện



Thứ bảy, 18/12/2004, 11:34 GMT+7
 http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2004/12/3B9D9B78/ 

'Việt Nam có thể gia nhập WTO vào 2005'

Việt Nam tiến gần tới WTO.

Phát biểu kết thúc phiên làm việc thứ 9 tại Geneva hôm 15/12, Chủ tịch Ban Công tác về Việt Nam gia nhập WTO Seung Ho nhận định Hà Nội có thể kết thúc các cuộc đàm phán trước Hội nghị Bộ trưởng WTO diễn ra ở Hong Kong tháng 12 năm tới.

Đáp lại tuyên bố này, Thứ trưởng Thương mại Lương Văn Tự cho biết tiến trình đàm phán gia nhập của Việt Nam đã đánh dấu một bước ngoặt mới. Ông bày tỏ sự phấn khởi trước những cam kết ủng hộ mạnh mẽ của Ban Công tác và coi đây là động lực đẩy nhanh tiến trình gia nhập của Việt Nam.

Ban Công tác về vấn đề Việt Nam gia nhập WTO được thành lập từ 31/1/1995, với 38 quốc gia và lãnh thổ thành viên là: Argentina, Australia, Brazil, Brunei, Bulgaria, Canada, Chile, Trung Quốc, Colombia, Croatia, Cuba, Cộng hòa Dominica, Ai Cập, EU và các nước thành viên, Honduras, lãnh thổ Hong Kong thuộc Trung Quốc, Iceland, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Cộng hòa Triều Tiên, Cộng hòa Kyrgyz, Malaysia, Morocco, Myanmar, New Zealand, Na Uy, Panama, Paraguay, Philippines, Romania, Singapore, Thụy Sĩ, lãnh thổ Đài Bắc, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Uruguay.

Nguồn tin từ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho hay, phiên đa phương thứ 9 đã xoáy sâu vào dự thảo lần thứ nhất báo cáo của Ban Công tác cũng như các tài liệu mà Việt Nam mới cung cấp. Ngoài ra, Việt Nam trình bày những bước tiến mới trong việc sửa đổi và minh bạch hóa chính sách, đặc biệt, tuyên bố sẽ đẩy nhanh tiến trình ban hành các văn bản pháp luật liên quan tới WTO ngay trong năm 2005.

Cũng tại buổi họp với Ban Công tác lần này, Việt Nam công bố đã kết thúc đàm phán song phương với 6 nước (gồm Argentina, Brazil, Chile, Cuba, EU và Singapore) và gần hoàn tất đàm phán với 7 đối tác song phương khác. Các thành viên Ban Công tác một lần nữa tái khẳng định cam kết ủng hộ Việt Nam gia nhập càng sớm càng tốt. Đại diện các đoàn đàm phán đặc biệt đánh giá cao những nỗ lực vượt bậc của Việt Nam kể từ phiên 8 đến nay, nhất là tiến bộ trong đàm phán song phương về mở cửa thị trường hàng hóa.

Tuy nhiên, Chủ tịch Ban Công tác Seung Ho cũng nhấn mạnh, dù đã đạt được những bước tiến đó, Việt Nam vẫn còn nhiều nhiệm vụ nặng nề ở phía trước cần giải quyết.

Sau phiên đa phương hôm 15/12, đoàn đàm phán Việt Nam tiếp tục có những cuộc họp song phương với một số đối tác khác và sẽ về nước vào thứ 2 tuần tới. Dự kiến phiên đàm phán đa phương lần thứ 10 của Việt Nam sẽ diễn ra vào nửa đầu năm tới, tuy nhiên thời điểm chính xác vẫn chưa được ấn định.

Song Linh

Theo dòng sự kiện:
Việt Nam - Singapore ký thoả thuận song phương về WTO (07/12)
Chậm lo hậu WTO, ngân hàng sẽ thua trên sân nhà (06/12)
Đàm phán gia nhập WTO nhiều lạc quan (01/12)
Tiếp tục đàm phán song phương với Nhật Bản (29/11)
Đàm phán với Singapore về gia nhập WTO (25/11)
Xem tiếp»



Thứ bảy, 11/12/2004, 09:53 GMT+7

Nhà nông Việt Nam và WTO

Khi cánh cửa WTO đã gần kề, những nhà nông - chiếm tới gần 80% dân số Việt Nam - biết gì về những gánh nặng đối với ngành nông nghiệp khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức này?

Một nghiên cứu ở vùng Nội Mông, Trung Quốc cho biết hàng nghìn gia đình ở đây đã phải từ bỏ nghề bán các sản phẩm len có truyền thống hàng trăm năm do không thể cạnh tranh nổi với len của Australia và New Zealand, sau khi Trung Quốc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Nông dân trồng mía cũng trong tình cảnh tương tự. Giá thu mua mía giảm xuống do lượng đường ngoại nhập từ EU tăng vọt, trong khi giá phân bón và thuốc trừ sâu lại tăng do nhà nước phải chấm dứt trợ giá. Ngoài ra, Trung Quốc bây giờ nhập nhiều lúa mì của Mỹ đến nỗi người dân cho rằng họ “ăn nhiều bánh mì Mỹ hơn là bánh mì Trung Quốc”.

Đó là câu chuyện do các chuyên gia Trung Quốc kể tại một hội thảo về WTO được Action Aid, một tổ chức phi chính phủ chuyên về chống đói nghèo, tổ chức tại Tuyên Quang hồi đầu năm nay. “Nông dân Trung Quốc chịu đựng các cú sốc này mà ít người hiểu được đó là hệ quả của việc Trung Quốc buộc phải cam kết mức thuế đánh vào hàng nông nghiệp nhập khẩu là 15,5%, trong khi các nhà sản xuất đường của EU hằng năm được nhận trợ cấp ngầm 833 triệu euro các mặt hàng xuất khẩu” - ông Ramesh Khadka, người Nepal, giám đốc Tổ chức Action Aid tại Việt Nam, nói.

Theo điều kiện gia nhập WTO, mỗi năm Trung Quốc phải chấp nhận nhập 1,6 triệu tấn đường tinh luyện, tương đương 20% sản lượng đường trong nước. Kể từ khi gia nhập WTO năm 2001, giá đường ở Trung Quốc giảm 35% làm cho người trồng mía, người chế biến và chính quyền địa phương điêu đứng. Nông dân ở Quảng Tây đã thiệt hại 369 triệu USD do đường mất giá.

Đó cũng có thể là viễn cảnh của ngành mía đường Việt Nam - ông Ho Seung, chủ tịch nhóm công tác Việt Nam gia nhập WTO, nhận định. “Tôi cho rằng gạo và bông của Việt Nam có khả năng cạnh tranh nhưng ngành đường sẽ gặp khó khăn. Ngoài ra, nông dân trồng ngô cũng có thể bị ảnh hưởng mạnh”, ông nói trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua để chuẩn bị cho phiên đàm phán đa phương Việt Nam gia nhập WTO lần 9. Hiện giá đường của Việt Nam đang cao hơn giá đường thế giới và thuế suất đánh vào hàng đường trắng nhập khẩu là 40-60%.

Trong thỏa thuận đạt được với EU về kết thúc đàm phán gia nhập WTO, mức thuế bình quân trong lĩnh vực nông nghiệp mà Việt Nam cam kết là 24% với thời gian quá độ thực hiện là ba năm. Mức thuế này nếu so với Trung Quốc được coi là ưu đãi hơn nhưng vẫn thiệt thòi nếu so với các nước láng giềng ASEAN khác. Thái Lan và Philippines được áp dụng mức thuế nông nghiệp lần lượt là 26% và 34%. Nepal, một nước kém phát triển vừa gia nhập WTO năm 2003, cũng được áp dụng mức thuế nông nghiệp bình quân là 42%.

“Trung Quốc đã chấp nhận mức thuế nông nghiệp thấp bởi họ quyết định sẽ “hi sinh” ngành nông nghiệp nhằm đổi lấy những cơ hội xuất khẩu khổng lồ hơn từ ngành công nghiệp chế tạo. Quyết định này có thể phù hợp với Trung Quốc bởi vì họ cực kỳ mạnh về công nghiệp chế tạo, đặc biệt là dệt may, đồ chơi, hàng điện tử” - ông Khadka phân tích. Tuy nhiên, theo ông, hướng suy nghĩ này không phù hợp lắm với Việt Nam bởi gần 80% dân số Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, trong khi ngành công nghiệp chế tạo của Việt Nam chưa đủ mạnh để cạnh tranh.

Đến từ Nepal, nước láng giềng của Trung Quốc, ông Khadka cho biết hiện tượng nông dân bỏ làng lên thành phố ở Ấn Độ gia tăng sau khi Ấn Độ gia nhập WTO do các sản phẩm nông nghiệp không cạnh tranh được với hàng ngoại nhập. “Tôi có thể tưởng tượng với mức thuế nhập khẩu thấp, trứng gà và gà của Trung Quốc sẽ tràn ngập Việt Nam chứ không chỉ chiếm lĩnh thị trường vùng biên như hiện giờ” - ông Khadka nói.

Thế nhưng theo ông Ho Seung, “tiếp cận thị trường hơn nữa” vẫn tiếp tục là một trong những vấn đề được bàn thảo tại cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Việt Nam và các thành viên WTO tại Geneva. “Trước bản chào mới nhất của Việt Nam mà tôi cho là rất tốt (thuế nông nghiệp bình quân 25,3%, thuế công nghiệp 17%), một số đối tác vẫn cho rằng cần phải đàm phán tiếp tục” - ông cho biết, tuy nhiên từ chối đề cập cụ thể là những nước nào. Phần lớn đến từ những nước có nền kinh tế khá lớn như Brazil, Mexico và Ấn Độ. “Do không phải là một nhân tố hùng mạnh của thương mại thế giới, Việt Nam sẽ thấy đương đầu với những cáo buộc của các nước khác tại WTO không phải là chuyện đơn giản”, báo cáo của Oxfam viết.

Ông Ho Seung cho rằng Việt Nam cần tận dụng tối đa khoảng thời gian quá độ để tăng tính cạnh tranh cho các lĩnh vực dễ bị tổn thương mạnh sau khi Việt Nam gia nhập WTO. “Việt Nam cần có đàm phán tốt với các đối tác để có thời gian quá độ càng dài càng tốt. Kinh tế Hàn Quốc khi gia nhập WTO cũng yếu kém nhưng chúng tôi phải nỗ lực cải tổ, chuyển đổi cơ cấu trong thời kỳ quá độ. Cạnh tranh luôn là sức ép lớn với bất kỳ nước nào, ví dụ như Việt Nam đang chịu sức ép cạnh tranh từ các nước láng giềng trong khi Hàn Quốc luôn bị cạnh tranh bởi Nhật Bản, Mỹ”, ông nói.

Oxfam cho biết một siêu cường hàng đầu về trợ giá (trợ giá mỗi năm tới 10 tỷ USD cho chủ trại trồng ngô) cùng với hai quốc gia ở vùng Thái Bình Dương đang đòi hỏi Việt Nam phải giảm trợ cấp nông nghiệp (dưới hình thức trợ cước vận chuyển vật tư chẳng hạn) mặc dù tổng số trợ cấp của các chương trình này quá nhỏ bé để có thể làm méo mó diện mạo của thương mại.

Action Aid gợi ý Việt Nam cần phải kết hợp chặt chẽ hơn với các nước đang phát triển khác như Brazil, Ấn Độ... để tạo thành một liên minh đấu tranh với những đòi hỏi quá đáng của một số nước phát triển. “Tại hội nghị các nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ đã phát biểu rằng Việt Nam cần đẩy mạnh các nghiên cứu cùng với các nước khác để chỉ ra tác động tiêu cực tới nông dân, người nghèo nếu Việt Nam buộc phải chịu các điều khoản quá thiệt thòi để gia nhập WTO”, ông Khadka nói.

(Theo Tuổi Trẻ)



Thứ ba, 7/12/2004, 17:14 GMT+7
 http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2004/12/3B9D958D/ 

Khởi động phiên 9 về đàm phán gia nhập WTO

Chiều tối nay, đoàn đàm phán Chính phủ sẽ lên đường tới Geneva để chuẩn bị cho phiên đa phương lần thứ 9 về việc gia nhập WTO của Việt Nam. Theo lịch trình dự kiến, buổi làm việc chính thức với ban công tác sẽ diễn ra vào 15/12, trước và sau đó, Việt Nam sẽ tiến hành một số phiên đàm phán song phương.

Chuyến công tác lần này của đoàn sẽ kéo dài trong 2 tuần. Đến Geneva ngày mai, dự kiến đến 9/12, đoàn có buổi làm việc với đối tác đầu tiên là Columbia. Hiện danh sách các đối tác đàm phán song phương vẫn chưa được chốt.

Phiên đàm phán thứ 9 sẽ tiếp tục bàn về vấn đề mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ. Tuy nhiên, nét mới là Việt Nam cùng các nước sẽ đàm phán trực tiếp vào nội dung bản dự thảo báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO. Tại phiên 8, các bên mới đàm phán về một số yếu tố của bộ tài liệu quan trọng này.

Trao đổi với VnExpress ít phút trước khi ra sân bay chiều nay, một thành viên của đoàn đàm phán cho biết mục tiêu lớn nhất đề ra cho phiên 9 này là sẽ kết thúc đàm phán thêm với một số đối tác. Đến nay, Việt Nam đã kết thúc thành công đàm phán song phương với 6 thành viên của WTO là EU, Cuba, Argentina, Brazil, Chile và Singapore.

Song Linh

Theo dòng sự kiện:
Việt Nam - Singapore ký thoả thuận song phương về WTO (07/12)
Chậm lo hậu WTO, ngân hàng sẽ thua trên sân nhà (06/12)
Đàm phán gia nhập WTO nhiều lạc quan (01/12)
Tiếp tục đàm phán song phương với Nhật Bản (29/11)
Đàm phán với Singapore về gia nhập WTO (25/11)



 
Thứ sáu, 8/10/2004, 12:02 GMT+7
 http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2004/10/3B9D745E/ 

VN và EU chưa thống nhất về lĩnh vực dịch vụ

Ông Pascal Lamy. Ảnh Anh Tuấn.

Cao ủy Thương mại châu Âu Pascal Lamy, trong cuộc trò chuyện với cộng đồng doanh nghiệp trưa nay tại Hà Nội, tiết lộ, cuộc đàm phán song phương giữa Việt Nam và EU vẫn còn một vài điểm bất đồng liên quan tới mở cửa thị trường.

"Tôi tới đây cùng Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Romano Prodi nhằm tham dự Hội nghị cấp cao Á-Âu lần thứ 5 và cũng để xem có thể hoàn tất đàm phán song phương về việc Việt Nam gia nhập WTO ngay lần nay không. Các cộng sự của chúng ta đang nỗ lực làm việc và bước đầu đã đạt những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực hàng hoá. Tuy nhiên, vẫn còn một vài điểm bất đồng cơ bản liên quan tới vấn đề mở cửa thị trường của Việt Nam", ông Pascal Lamy trao đổi tại cuộc gặp doanh nghiệp do Eurocham tổ chức.

Theo ông, vướng mắc lớn nhất vẫn là vấn đề mở cửa thị trường dịch vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, bưu chính, hàng hải, du lịch, tài chính và dịch vụ môi trường. Ông cho biết, EU coi trọng quan điểm của Việt Nam trong những vấn đề nhạy cảm đó và sẽ cân nhắc xem còn vấn đề gì có thể thương lượng thêm để hài hoà lợi ích các bên.

Cao uỷ thương mại châu Âu cho biết, 2 mục đích được đặt ra khi EU cam kết ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO: Việt Nam là một thị trường có tốc độ phát triển nhanh chóng và có tiềm năng to lớn và trong một số lĩnh vực các doanh nghiệp EU đã có được lợi thế cạnh tranh lớn. Mặt khác, Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển có thu nhập thấp và EU giữ vai trò của một nhà bảo trợ cho quá trình gia nhập WTO. Hiện công việc bàn bạc giữa hai bên vẫn đang tiếp diễn. Các cộng sự của ông Lamy vẫn tiếp tục làm việc cật lực và theo ông đã thu được những tiến triển tích cực trong vài ngày gần đây, đáng chú ý là trong lĩnh vực hàng hoá.

"Trong giai đoạn này, tôi không chắc liệu chúng ta có thể giải quyết tất cả những vấn đề quan trọng trước khi tôi rời Việt Nam trưa mai hay không. Tôi sẽ có cuộc gặp với người đồng nhiệm Việt Nam Trương Đình Tuyển chiều nay. Có thể là tới tối nay, một bức tranh sáng sủa hơn sẽ xuất hiện" - ông Lamy khẳng định.

Một trong những yêu cầu quan trọng mà EU đưa ra trong các cuộc đàm phán song phương là các doanh nghiệp của mình phải được đối xử bình đẳng với doanh nghiệp Mỹ. Tuy nhiên, Việt Nam đang cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề này bởi ưu đãi dành cho doanh nghiệp Mỹ nằm trong khuôn khổ những cam kết song phương theo Hiệp định Thương mại (BTA). Và những ưu đãi đó sẽ tự động hết hiệu lực khi Việt Nam là thành viên WTO. Còn đàm phán song phương với EU lại nằm trong khuôn khổ WTO và mọi cam kết Việt Nam - EU sẽ tự động áp dụng với tất cả các quốc gia thành viên khác, vì vậy nếu nhượng bộ quá lớn sẽ rất bất lợi cho Việt Nam.

Song Linh



Thứ hai, 4/10/2004, 11:39 GMT+7
 http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2004/10/3B9D71BC/ 

Ngày mai đàm phán song phương với EU

EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam.

Theo lịch trình dự kiến, vòng đàm phán song phương với EU về việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ diễn ra trong 3 ngày, với các chủ đề bàn thảo chính là mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ. Nhân dịp tới Hà Nội tham dự ASEM 5, Cao uỷ Thương mại châu Âu Pascal Lamy cũng sẽ có mặt trong các phiên làm việc này.

Năm nay, đoàn đàm phán song phương của Việt Nam và EU đã có nhiều phiên thương thảo xung quanh vấn đề Việt Nam gia nhập WTO. 2 phiên gần đây nhất được tiến hành vào tháng 6 tại Geneva (trong khuôn khổ phiên đàm phán đa phương thứ 8) và vào tháng 7 tại Hà Nội.

Ông Pascal Lamy sẽ có cuộc họp thông báo kết quả phiên đàm phán
Ông Pascal Lamy sẽ có cuộc họp vào trưa 8/10, nhằm thông báo kết quả phiên đàm phán song phương với Việt Nam.

Trong 3 ngày làm việc của tháng 7, hai bên đã tập trung đàm phán về nông nghiệp, thuế quan và dịch vụ. Đáng chú ý là phía EU đã chấp nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế phát triển thấp đang trong quá trình chuyển đổi. Riêng về nông nghiệp, EU cũng đồng ý cho Việt Nam kéo dài việc trợ cấp trong 3 năm đầu tiên sau khi gia nhập WTO, đặc biệt với những mặt hàng gạo, cà phê. Những kết quả này là tiền đề để 2 bên có thể kết thúc các cuộc đàm phán song phương về việc Việt Nam gia nhập WTO ngay trong năm nay.

Việt Nam và EU chính thức thiết lập quan hệ thương mại bằng việc ký kết Hiệp định Dệt may năm 1992. Kể từ đó đến nay, hiệp định đã được sửa đổi 4 lần, nhằm tăng lượng hàng dệt may được phép xuất sang EU. 15/2 năm ngoái, Uỷ ban châu Âu và Việt Nam ký tắt Hiệp định Thương mại về Dệt may và tiếp cận thị trường, cho phép Việt Nam tăng một lượng quota dệt may trị giá khoảng 200 triệu euro sau mỗi năm. Đổi lại, Việt Nam sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với sản phẩm may mặc và dệt của EU, đồng thời thực hiện một số cam kết khác về tự do hoá trong một số lĩnh vực.

Tổng kim ngạch thương mại 2 chiều năm ngoái đạt 6,5 tỷ euro, gấp hơn 20 lần so với năm 1990. Thặng dư thương mại luôn nghiêng về phía Việt Nam và đạt mức 2,5 tỷ euro vào năm ngoái. Tính đến thời điểm cuối năm ngoái, EU là bạn hàng lớn nhất, chiếm 20% tổng giá trị xuất khẩu và 10% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam. Số vốn FDI của các công ty EU rót vào Việt Nam tính đến cuối năm 2003 đã lên tới 6,2 tỷ euro.

Tiếp sau Trung Quốc và EU, ngay trong nay, Việt Nam cũng sẽ tiến hành các phiên đàm phán song phương với Nhật Bản và một số quốc gia thành viên khác của WTO.

Song Linh



Thứ ba, 21/9/2004, 16:05 GMT+7
 http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2004/09/3B9D6AB9/ 

Ngày mai đàm phán song phương Việt Trung

Phiên đàm phán song phương tiếp theo với Trung Quốc về việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ diễn ra trong 2 ngày, bắt đầu từ 22/9, tại Hà Nội. Các chủ đề chính được tập trung là mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ.

Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, với tổng kim ngạch buôn bán 2 chiều dự kiến vượt 5 tỷ USD vào cuối năm nay và đạt 10 tỷ USD trong năm 2010. Riêng nửa đầu năm, con số này đã là hơn 3 tỷ USD.

Dự báo, thương mại song phương Việt - Trung sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ thực hiện chương trình Thu hoạch sớm (EHP) mà Trung Quốc đã ký kết với các nước ASEAN. Theo chương trình này, Việt Nam sẽ giảm thuế nhập khẩu 88 mặt hàng của Trung Quốc kể từ năm 2008 và ngược lại, Trung Quốc sẽ miễn thuế cho 206 nhóm hàng đến từ Việt Nam vào năm 2006.

Trung Quốc đang đứng thứ nhất trong số các quốc gia nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam. Trung Quốc xuất sang Việt Nam các sản phẩm hoá dầu, máy móc, thuốc, nguyên liệu cho ngành dệt may và nhập về dầu thô, cao su, rau quả, thủy sản, nguyên liệu cho sản xuất thuốc.

Bộ Thương mại Trung Quốc dự báo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước này năm nay có thể lên tới 1.000 tỷ USD, so với con số 850 tỷ USD năm ngoái, xếp thứ 4 trên thế giới. Trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch thương mại của Trung Quốc đã lên tới 623,1 tỷ USD, tăng 38 % so với cùng kỳ.

Với kim ngạch nhập khẩu mỗi năm 410 tỷ USD Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 sau Mỹ và Đức. Dự kiến năm nay con số này là 500 tỷ USD và sẽ đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2010. Trong 25 năm qua, tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu vào Trung Quốc thường đạt 15%/năm, cao hơn 10% so với mức bình quân trên toàn thế giới.

Song Linh



Thứ ba, 14/9/2004, 02:00 GMT+7
 http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2004/09/3B9D66C6/ 

VN chuẩn bị phiên đàm phán thứ 9 gia nhập WTO

Tại phiên 8, Việt Nam đã tiến hành đàm phán song phương với 17 nước.

Chánh văn phòng Uỷ ban quốc gia về Hợp tác Kinh tế quốc tế Nguyễn Văn Long cho VnExpress biết, theo kế hoạch đã dự kiến từ phiên 8, Việt Nam sẽ tiến hành phiên đàm phán thứ 9 về việc gia nhập WTO vào đầu tháng 12 tới.

"Hiện các bộ ngành và thành viên các đoàn đàm phán đang khẩn trương hoàn thành bộ hồ sơ đầy đủ để đầu tháng 10 tới có thể gửi tới ban thư ký WTO, phục vụ cho phiên 9", ông Long cho biết thêm. 

Theo thông lệ, một bộ tài liệu đầy đủ sẽ gồm 2 phần, phục vụ cho đàm phán đa phương và một số phiên song phương. Số lượng quốc gia tiến hành đàm phán song phương với Việt Nam sẽ được ấn định sau khi bản chào phiên 9 được gửi tới WTO.

Việt Nam đang đặt mục tiêu kết thúc đàm phán song phương với một số đối tác ngay tại phiên làm việc sắp tới. Nét mới tại phiên 9 này là Việt Nam cùng các nước sẽ đàm phán trực tiếp vào nội dung bản dự thảo báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO. Tại phiên 8, các bên mới đàm phán về một số yếu tố của bộ tài liệu quan trọng này.

Song Linh



Thứ sáu, 9/7/2004, 18:05 GMT+7
 http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2004/07/3B9D4600/ 

Việt Nam sẽ gia nhập WTO vào cuối năm sau

Tại cuộc họp báo chiều nay, cả Thứ trưởng Thương mại Lương Văn Tự và trưởng đoàn đàm phán EU Raffaele Mauro Petriccione đều lạc quan về khả năng gia nhập WTO của VN. 3 ngày làm việc vừa qua, hai bên đã đạt thành công đáng kể, làm cơ sở quan trọng để đàm phán có thể kết thúc cuối năm nay.

Thứ trưởng Lương Văn Tự cho biết trong các nội dung đàm phán về nông nghiệp, thuế và dịch vụ, EU thông cảm và chấp nhận VN là nước có nền kinh tế phát triển thấp đang trong quá trình chuyển đổi do vậy họ khá linh hoạt để đáp ứng những điều kiện đặc thù của ta. Bản chào trong lĩnh vực dịch vụ VN đưa ra 10 ngành với 92 phân ngành. Phía EU có đưa ra một số yêu cầu cao hơn bản chào, song VN còn đang xem xét.

Riêng về nông nghiệp, EU đồng ý cho VN thực hiện trợ cấp trong 3 năm đặc biệt với những mặt hàng như gạo, cà phê. Theo đánh giá của Bộ Thương mại, đây là điều kiện thuận lợi để ngành nông nghiệp của VN tự hoàn thiện nâng cao chất lượng nhằm đủ sức cạnh tranh khi VN gia nhập WTO.

Một số mặt hàng xa xỉ như rượu, xe máy cũng được EU xem xét một cách mềm dẻo. Ông Raffaele Mauro Petriccione cho biết, quan điểm của châu Âu là muốn cùng VN chia sẻ thị trường, do đó không đề cập đến yêu cầu phải mở cửa hoàn toàn các mặt hàng này. Hiện EU đã có một số thỏa thuận về thuế suất các mặt hàng xa xỉ gắn với Hiệp định dệt may đang thực thi.

Đặc điểm EU cũng như cộng đồng quốc tế đánh giá cao nhất là VN đã thực hiện cải cách kinh tế trước khi xin gia nhập WTO. "Điều này cho thấy VN hoàn toàn tự nguyện muốn tham gia tổ chức thương mại toàn cầu. Đây là lợi thế rất lớn của VN trong các cuộc đàm phán", ông Petriccione nhấn mạnh.Vấn đề quan trọng nhất theo quan điểm của EU là chính phủ VN cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải tổ kinh tế theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch hóa.

Về kế hoạch sắp tới, Thứ trưởng Tự - trưởng đoàn đàm phán VN cho biết, phiên đàm phán đa phương sắp tới của VN sẽ diễn ra tại Geneve tập trung chủ yếu vào thảo luận báo cáo của ban công tác WTO. VN cũng sẽ tiến hành các phiên đàm phán song phương với Nhật Bản và một số nước khác để cố gắng cuối năm nay hoàn thành các thủ tục cuối cùng. "Hiện chính phủ đã chấp nhận hầu hết các hiệp định chính của WTO, đây sẽ là cơ sở để 147 nước thành viên đánh giá nỗ lực cũng như tiến bộ của VN trong tiến trình xin gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất thế giới", ông Tự phát biểu.

Phong Lan



Thứ năm, 4/3/2004, 11:47 GMT+7

Khởi động phiên 4 đàm phán song phương với Nhật Bản

Hôm nay, các chuyên viên cao cấp Việt Nam và Nhật Bản bắt đầu nhóm họp tại Hà Nội, mở đầu phiên đàm phán song phương lần thứ 4, kéo dài 2 ngày. Đây là một trong những đối tác lớn và quan trọng nhất được ưu tiên đàm phán trong năm 2004 này.

Nội dung đàm phán dựa trên cơ sở bản chào của Việt Nam đã gửi tới ban thư ký WTO và các nước thành viên từ cuối tháng 2. Bản chào tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, hải quan, các hàng rào kỹ thuật, chính sách tự vệ khác biệt trong nông nghiệp, doanh nghiệp thương mại nhà nước, môi trường đầu tư, y tế...

Hiện nay, Việt Nam đang phải đàm phán song phương với 10 đối tác. Tính chung, có khoảng 20 đối tác đã nêu yêu cầu đàm phán song phương như Mỹ, EU, Canada, Australia, Urugoay, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ...

Tại phiên họp lần thứ 7 với Ban Công tác về Việt Nam gia nhập WTO, diễn ra tháng 12 năm ngoái, Việt Nam đã đặt kế hoạch tiến hành 3 phiên đàm phán đa phương ngay trong năm nay để đẩy nhanh tiến độ. Dự kiến, phiên thứ 8 sẽ được tổ chức vào tháng 4 tới.

Song Linh



Thứ hai, 15/12/2003, 16:27 GMT+7
 http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2003/12/3B9CE1F3/ 

Thêm thành công trong đàm phán vào WTO

Ngô Quang Xuân
Ông Ngô Quang Xuân.

Theo đại sứ Việt Nam tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngô Quang Xuân, sau những ngày làm việc tích cực ở Geneva tuần qua, Việt Nam được đánh giá đã có bước nhảy vọt trong việc thể hiện thiện chí gia nhập hệ thống thương mại toàn cầu. Ông Xuân đã trao đổi với báo chí xung quanh vòng đàm phán quan trọng này.

- Thưa đại sứ, các thành viên đánh giá thế nào về sự chuẩn bị của Việt Nam trong vòng đàm phán thứ 7 này?

- Có gần 40 nước thành viên nhóm công tác Việt Nam gia nhập WTO đã tham gia cuộc đàm phán đa phương với ta. Ngoài ra còn có thêm một phiên đàm phán riêng về lĩnh vực nông nghiệp. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã tiến hành đàm phán song phương với 13 đối tác, trong đó có EU, Mỹ, Nhật Bản, Canada, Australia, New Zealand và một số nước châu Mỹ Latin. Hầu hết các đối tác đều đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc chuẩn bị tài liệu và trả lời các câu hỏi.

Đại diện EU bày tỏ sự hài lòng, cho rằng từ sau phiên 6 (hồi tháng 5 năm nay), Việt Nam đã tiến một bước tương đối xa; đặc biệt, hai cuộc đàm phán song phương tại Brussels và Geneva trước thềm vòng 7 này đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Phía EU hy vọng đàm phán song phương với Việt Nam sẽ tiếp tục được thúc đẩy theo chiều hướng này để hai bên có thể sớm đi đến kết thúc đàm phán trong năm tới.

Bản thân ông chủ tịch nhóm công tác Việt Nam gia nhập WTO Ho Seung cũng tuyên bố sẽ nỗ lực giúp thúc đẩy tiến trình đàm phán của ta. Một mặt ông kêu gọi Việt Nam tích cực chuẩn bị cho các vòng đàm phán tới, mặt khác cũng lưu ý các nước thành viên phải tích cực hỗ trợ Việt Nam qua các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực nhằm giúp nâng cao khả năng đàm phán.

- Những bước tiến lớn lần này của Việt Nam cụ thể là gì?

- Trước hết là trong lĩnh vực hàng hóa, Việt Nam đã thể hiện thiện chí bằng cách giải thích cam kết của mình sẽ giảm mức thuế trung bình. Các dòng thuế đưa ra trong bản chào mới này nhiều hơn và mức độ tiếp cận thị trường trong lĩnh vực dịch vụ được mở rộng hơn. Đối với những lĩnh vực chưa thể có những cam kết cao, chúng ta đã làm rõ hơn được với các đối tác về lộ trình thực hiện. Điều này là hoàn toàn bình thường bởi ngay cả những nước có nền kinh tế thương mại lớn như Trung Quốc cũng có những lĩnh vực họ đề ra một thời gian quá độ là 10 năm.

Nhưng bước tiến quan trọng nhất lần này là nhóm công tác đã ra một bản “dự thảo báo cáo” tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam. Trên cơ sở đó, các đối tác song phương đã bước đầu thể hiện đàm phán thực chất với Việt Nam và điều này có nghĩa là nếu đàm phán thành công thì có thể đi tới ký kết thúc đàm phán. Hoàn thành việc ký kết thúc đàm phán với các đối tác song phương cũng có nghĩa rằng WTO sẽ tiến hành các thủ tục tiếp theo để kết nạp Việt Nam.

- Như vậy 2004 sẽ là một năm rất bận rộn để Việt Nam thực hiện mục tiêu gia nhập WTO vào năm 2005?

- Đúng là rất bận rộn. Các cuộc đàm phán sẽ phải được thúc đẩy mạnh mẽ trong thời gian tới dựa trên đà của vòng đàm phán thứ bảy này. Có thể nói chúng ta sẽ có một năm lao động cật lực và nghiêm túc mới mong thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Nhưng tôi tin chúng ta sẽ làm tốt được điều này.

Vòng đàm phán vừa qua cho thấy các bộ ngành đã làm việc rất công phu và phối hợp với nhau hiệu quả hơn, chặt chẽ hơn để đưa ra một bản chào mới được các đối tác đánh giá cao. Đội ngũ các nhà đàm phán của Việt Nam đã thật sự trưởng thành. Tất nhiên là chúng ta cần không ngừng học hỏi những bài học kinh nghiệm của các nước gia nhập WTO trước có hoàn cảnh tương tự.

- Liệu có một sức ép nào về thời gian?

- Tôi nghĩ nếu chúng ta chuẩn bị không tốt thì gia nhập lúc nào cũng có thể là một sức ép. Nhưng rõ ràng là hội nhập càng chậm thì càng mang lại nhiều thua thiệt cho đất nước. Điều quan trọng là không nên coi việc gia nhập WTO như mục đích cuối cùng. Chúng ta vào WTO là để tìm thêm cơ hội tạo môi trường, tạo điều kiện thuận lợi bảo vệ được lợi ích của đất nước để không bị thua thiệt. Vâng, phải vào WTO để tiếp tục tiến lên.

(Theo Tuổi Trẻ)



© 
®