|
BÁO CHÍ
THẾ GIỚI: |
Ghi nhận thành
công tốt đẹp của ASEM 5 |
07:32'
11/10/2004 (GMT+7) |
Báo
chí thế giới đang tiếp tục đưa nhiều tin, bài ghi
nhận thành công của Hội nghị cấp cao Á - Âu lần
thứ 5 (ASEM 5) vừa bế mạc tại Hà Nội.
|
Lễ
bế mạc ASEM 5
|
Tại Thái Lan, tờ Bangkok Post số ra ngày
10.10 đăng bài "Hội nghị cấp cao ASEM 5 tiến tới
mối quan hệ mật thiết hơn", tóm lược tinh thần
của hai văn bản quan trọng đã được Hội nghị thông
qua là Tuyên bố Hà Nội về quan hệ Đối tác kinh tế
mật thiết hơn và Tuyên bố ASEM về Đối thoại giữa
các nền Văn hóa và Văn minh. Bài báo còn cho biết,
trong trả lời phỏng vấn riêng phóng báo này, Chủ
tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Romano Prodi nêu rõ hội nghị
là diễn đàn duy nhất cho châu Âu và châu Á cùng
thảo luận để có chính sách nhất quán nhằm làm cho
quan hệ giữa hai châu lục vững mạnh hơn.
Tờ Matichon
thuật lại hoạt động của Thủ tướng Thái Thaksin
Shinawatra trong các phiên thảo luận đa phương tại
hội nghị cũng như các cuộc gặp song phương bên lề
hội nghị, qua đó gián tiếp ghi nhận công tác tổ
chức rất chu đáo của nước chủ nhà Việt Nam.
Tờ Dân Tộc
đăng tải những nét chính Tuyên bố của Chủ tịch
Hội nghị ASEM 5 kèm theo bài viết của phóng viên báo
này từ Hà Nội với tiêu đề "Các đại biểu cam
kết tăng cường hợp tác". Đặc biệt, tất cả các
báo trên đều ghi nhận phong cách vững vàng của Thủ
tướng nước ta Phan Văn Khải trong việc chủ trì
cuộc họp báo kết thúc Hội nghị.
|
Lễ
kết nạp thành viên ASEM
|
Tại Hàn Quốc, tờ Thời báo Hàn Quốc
đưa tin về ASEM 5 lên hàng đầu bài viết có tiêu đề
"ASEM 5 kêu gọi sớm tái họp phiên 6 bên về hạt
nhân trên bán đảo Triều Tiên". Báo chí Trung
Quốc và Hong Kong cũng quan tâm đến diễn biến của các
cuộc đàm phán ở ASEM 5.
Tân Hoa Xã liên
tục phát đi tin tức từ hội nghị, đặc biệt là các
hoạt động chung và chuyến thăm chính thức của Thủ
tướng Ôn Gia Bảo sang Việt Nam. Một phóng viên của Tân
Hoa Xã nhận định rằng đây chính là sự mở đầu
cho một trang sử ngoại giao giữa hai nước Trung Quốc
và Việt Nam.
Đài BBC đêm
09.10 đưa tin về lễ bế mạc của hội nghị cấp cao
ASEM 5. Đài này dẫn diễn văn bế mạc hội nghị của
Thủ tướng Phan Văn Khải nhận định ASEM 5 đã thành
công với kết quả nổi bật nhất là sau 8 năm kể
từ khi thành lập, ASEM đã mở rộng thêm 13 thành viên
mới lên 39 thành viên.
|
Thủ
tướng Phan Văn Khải đọc diễn văn
bế mạc
|
Lễ bế mạc
hội nghị cấp cao ASEM 5 diễn ra vào lúc 11 giờ
sáng 10.10 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế
ở Hà Nội. Hội nghị đã thông qua Tuyên bố
của Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEM 5, Tuyên
bố Hà Nội về quan hệ đối tác Á - Âu chặt
chẽ hơn, Tuyên bố về đối thoại giữa các
nền văn hóa - văn minh và một số kiến nghị
về phương hướng làm việc của ASEM. Các đoàn
đại biểu đã nhất trí trao quyền đăng cai
tổ chức Hội nghị cấp cao ASEM 6 vào năm 2006
cho Phần Lan.
Thủ
tướng Phan Văn Khải đọc diễn văn bế mạc.
Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng
Phan Văn Khải cảm ơn sự hợp tác và hỗ trợ
của các đại biểu dự ASEM 5 trong quá trình
chuẩn bị và tổ chức Hội nghị, đã có
những đóng góp thiết thực cho thành công của
cấp cao Hà Nội...
Tiếp
đó, ngài Vanhanen Matti Taneli, Thủ tướng Phần
Lan, nước sẽ đăng cai Hội nghị cấp cao Á -
Âu lần thứ 6 đã phát biểu.
Phát
biểu của Thủ tướng Phần Lan:
|
Thủ
tướng Phần Lan Vanhanen Matti Taneli
|
"Tôi xin chân
thành cảm ơn nước chủ nhà Việt Nam, đặc
biệt là Chính phủ Việt Nam, vì đã tiến hành
tổ chức Hội nghị lần này một cách hất
sức hiệu quả và cũng vì sự sắp xếp thật
tuyệt vời cho tất cả các đoàn chúng tôi.
Phải nói sự mến khách của Việt Nam thật
tuyệt vời... Hội nghị của chúng ta lần này là
một Hội nghị có ý nghĩa lịch sử 13 nước thành
viên mới đã được kết nạp vào ASEM. Điều này
đã tăng cường hơn nữa ý nghĩa của tiến trình
ASEM, của quá trình hợp tác giữa Á - Âu. Với
sự mở rộng này, ASEM đã bước vào giai đoạn
phát triển mới và chúng ta nhận thấy tầm quan
trọng phải thúc đẩy hơn nữa quá trình hợp tác
giữa châu Á và châu Âu, và chúng ta đang phải
đối mặt với những thách thức để trong tương
lai chúng ta phải tăng cường hợp tác hai châu
lục, để có thể đem lại những kết quả cụ
thể và thiết thực. ASEM có một vai trò ngày càng
quan trọng trên thế giới trong quá trình quản lý
những tác động của toàn cầu hóa, và đây chính
là trọng tâm của quá trình hợp tác của chúng
ta...
Với
tư cách là nước chủ nhà tiếp theo, tôi hoàn
toàn nhận thấy rằng với chương trình được
tổ chức thật tốt và lòng mến khách của
Việt Nam, có thể nói chúng tôi khó có thể vượt
qua được, nhưng chúng tôi hy vọng sẽ tổ
chức tốt Hội nghị lần sau với tư cách là nưởc
chủ nhà của ASEM 6. Chúng tôi rất mong muốn
sẽ tiếp tục duy trì được những gì mà chúng
ta đã đạt được, nhân dịp kỷ niệm 10 năm
kể từ ngày thành lập ASEM và cuộc họp lần
đầu tại Bangkok (Thái Lan). Chúng ta mong muốn
biến ASEM thành một tiến trình có hiệu quả đối
với tất cả chúng ta...".
|
Theo TTXVN
|
|
Trở về đầu trang
|
ASEM 5
KẾT THÚC THÀNH CÔNG |
Các nước đánh
giá cao công tác tổ chức ASEM 5 |
16:23'
09/10/2004 (GMT+7)
www.nguoivienxu.vietnamnet.vn/thoisu/2004/10/333353/ |
|
Quang
cảnh bế mạc Hội nghị cấp cao Á - Âu lần
thứ 5 (ASEM 5)
|
Trưa 09.10, tại Trung tâm Hội nghị
quốc tế, Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ 5 (ASEM
5) đã họp phiên bế mạc với sự tham dự của các trưởng
đoàn 39 thành viên ASEM, các Bộ trưởng và quan chức
cao cấp của ASEM (ASEM SOM).
Phát biểu bế
mạc Hội nghị cấp cao ASEM 5, Thủ tướng Phan Văn
Khải nói: "ASEM 5 sẽ luôn được nhớ đến như
là Cấp cao đầu tiên của một ASEM mở rộng, là Cấp
cao của tầm nhìn và quyết tâm đổi mới nhằm đưa
quan hệ đối tác Á - Âu chuyển sang một giai đoạn
mới, giai đoạn hợp tác thực chất và hiệu quả hơn,
nhất là về kinh tế và văn hóa".
|
Thủ
tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi
|
Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản
Junichiro Koizumi đánh giá cao việc tổ chức và chương
trình làm việc của Hội nghị Cấp cao Á - Âu lần
thứ 5 (ASEM 5), nhất là nỗ lực của Thủ tướng Phan
Văn Khải trong việc điều khiển các phiên họp.
Trả lời phỏng
vấn của báo chí nhân dịp tham dự ASEM 5, Thủ tướng
Nhật Bản cho rằng mặc dù có nhiều khó khăn nhưng nước
chủ nhà đã dành nhiều thời gian, công sức và cơ
sở vật chất cho Hội nghị lần này.
Về triển vọng
hợp tác và thách thức đặt ra đối với ASEM, theo ông
Koizumi, sự hợp tác giữa châu Âu và châu Á sẽ biến
hai khu vực này trở thành trung tâm của thế giới. Ông
nói châu Âu là một thị trường rộng lớn và đầy
tiềm năng, trong khi các nền kinh tế châu Á đang phát
triển mạnh. Do vậy, nếu châu Á và châu Âu tăng cường
hợp tác thì sẽ tạo động lực mới cho cả hai khu
vực.
Thủ tướng
Nhật Bản Junichiro Koizumi nói: "Tôi hy vọng sẽ
sớm nhìn thấy sự phát triển to lớn này. Sự thúc đẩy
hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa hai châu lục sẽ
mang lại lợi ích, phát triển cho mỗi nước thành viên.
Theo tôi, thách thức lớn nhất của các nước ASEM
trong quá trình phát triển kinh tế là vấn đề bảo
vệ môi trường. Các nước phát triển và đang phát
triển cần thực hiện song song hai vấn đề này. Khi phát
triển kinh tế và bảo vệ môi trường, điều mấu
chốt là áp dụng khoa học, công nghệ".
Thủ tướng
Koizumi khẳng định, tuy điều kiện và hoàn cảnh ở
mỗi nước ASEM khác nhau nhưng nếu biết hợp tác
chặt chẽ các thế mạnh thì có thể đem lại sức
mạnh to lớn và chắc chắn sẽ thu được thành công
mới.
|
Thủ
tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra
|
Trả lời phỏng vấn của báo chí nhân
dịp tham dự ASEM 5, Thủ tướng Thái Lan Thaksin
Shinawatra khẳng định Việt Nam đã tổ chức Hội
nghị Cấp cao Á - Âu lần thứ 5 (ASEM 5) rất hoàn
hảo, đồng thời bày tỏ tin tưởng hội nghị lần này
sẽ đem lại động lực để đưa tiến trình ASEM từ
đối thoại đi vào hợp tác.
Thủ tướng
Thaksin Shinawatra nói: "Tôi xin cảm ơn Chính phủ
và nhân dân Việt Nam đã tổ chức hội nghị ASEM 5
rất hoàn hảo. Tôi khâm phục Thủ tướng Phan Văn
Khải - Chủ tịch ASEM 5, về cách điều hành hội
nghị, đặc biệt là khi ông đưa ra các kết luận.
Kết quả của hội nghị cấp cao lần này sẽ đem
lại động lực để đưa tiến trình ASEM từ đối
thoại đi vào hợp tác. Hội nghị cũng là cơ hội để
lãnh đạo các nước ở hai châu lục Á-Âu hiểu nhau hơn.
Kể từ sau Hội nghị cấp cao này, bạn sẽ thấy ba
trụ cột hợp tác (đối thoại chính trị, hợp tác
kinh tế và hợp tác trong các lĩnh vực khác) thúc đẩy
ASEM tiến về phía trước".
B.T. (tổng
hợp)
|
|
Trở về đầu trang
|
THỦ TƯỚNG
LUXEMBOURG-ĐẠI DIỆN CHỦ TỊCH EU TẠI ASEM 5 |
Việt Nam: mô hình
để noi theo trong việc chuẩn bị ASEM |
09:34'
09/10/2004 (GMT+7)
www.nguoivienxu.vietnamnet.vn/thoisu/2004/10/333197/ |
Thủ tướng
Luxembourg Jean Claude Juncker, đồng thời là người thay
mặt Chủ tịch EU dự ASEM 5, nói rằng Việt Nam là
một mô hình để noi theo trong việc chuẩn bị cho hội
nghị ASEM.
|
Thủ
tướng Jean Claude Juncker và Thủ tướng
Phan Văn Khải tại lễ đón trong chuyến
thăm hữu nghị chính thức Việt Nam tháng
10.2000
|
Phát biểu trong cuộc họp báo chiều
08.10, ông Juncker khẳng định Việt Nam đã chuẩn bị
ASEM 5 rất chu đáo và các thành viên tham dự đã có
những lời khen biểu lộ sự hài lòng với công tác
chuẩn bị hội nghị lần này của Việt Nam.
Ông Juncker
khẳng định ASEM là diễn đàn cho tất cả các nước
thành viên và ASEM 5 thực sự là một hội nghị thượng
đỉnh của Việt Nam. Thủ tướng Luxembourg nhấn mạnh
châu Âu cần phải điều phối tốt hơn các chính sách
kinh tế của mình đồng thời đưa ra đề xuất cho
cuộc họp các ngoại trưởng ASEM vào thời gian tới.
Theo ông Juncker,
hai bên cũng sẽ bàn kỹ hơn về các chính sách kinh
tế của các nước ASEM và tăng cường đối thoại chính
trị. Ông Juncker cho rằng ASEM cần có các cuộc trao đổi
ý kiến một cách thẳng thắn và cởi mở. Một nhiệm
vụ quan trọng của các ngoại trưởng tại kỳ họp
ASEM tới là làm sao tăng cường hợp tác hơn nữa
giữa các nước ở hai châu lục.
Liên quan tới
vai trò của Việt Nam, ông Juncker khẳng định Việt Nam
đóng vai trò quan trọng giữa các phiên họp đặc
biệt tại ASEM và tại hội nghị lần này, ASEM đã đạt
được những tiến triển cũng như những khuyến nghị
chung. Theo ông Juncker, các cuộc đối thoại của các thành
viên ASEM cần cởi mở và trao đổi một cách thẳng
thắn với những hành động cụ thể và thiết thực hơn.
Ông cũng khẳng định Luxembourg ủng hộ các cuộc đàm
phán của Việt Nam để gia nhập WTO càng sớm càng
tốt.
Bộ trưởng
Ngoại giao Hà Lan Bernard Bot, đồng chủ tọa cuộc họp
báo, cho biết tại các phiên họp kín, các đại biểu
tham dự cũng đề cập tới các đề tài như chống
khủng bố, HIV/AIDS, ma túy và các vấn đề về môi trường.
Tất cả các đề tài này đã được thảo luận một
cách hợp tác và hữu ích.
Ông Bot cho
biết, các phiên họp cũng đề ra các định hướng để
hai châu lục hợp tác trong tương lai về những vấn đề
này, chẳng hạn như việc làm thế nào để tăng cường
giao lưu đối với các thành viên trong ASEM. Trên thực
tế là các trưởng đoàn cũng như các quan chức cấp
cao cũng sẽ gặp nhau ở Phần Lan trên cơ sở của các
khuyến nghị cũng như phương hướng giải quyết được
các ngoại trưởng và quan chức cao cấp chuẩn bị cho
chương trình ASEM 2006. Theo ngoại trưởng Hà Lan, tại
ASEM 5, các nước ở hai châu lục đã có những cuộc
đối thoại hữu ích cho cả hai bên.
BT (Theo TTXVN)
|
|
Trở về đầu trang
|
TRÊN ĐƯỜNG
PHÁT TRIỂN
|
DƯ
LUẬN VÀ BÁO CHÍ NƯỚC NGOÀI VỀ ASEM 5 |
Thành
tựu kinh tế và vị thế chính trị của Việt Nam |
14:28'
08/10/2004 (GMT+7)
www.nguoivienxu.vietnamnet.vn/trenduongphattrien/2004/10/332385/ |
|
Việt
Nam một nước có tỷ lệ tăng trưởng cao ở
khu vực Đông Á
|
Nhân dịp Hội nghị cấp cao Á - Âu
ASEM 5 diễn ra tại Hà Nội, báo "Nhân Đạo"
của Pháp ngày 07.10 đăng bài viết ca ngợi những thành
tựu đổi mới kinh tế và hội nhập khu vực của
Việt Nam.
Bài báo viết,
với tốc độ tăng trưởng hàng năm 7% GDP, Việt Nam đã
trở thành một trong những nước có tỷ lệ tăng trưởng
cao ở khu vực Đông Á. Qua 18 năm đổi mới, Việt Nam
đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trong 10 năm
từ 1990 đến 2000, thu nhập bình quân đầu người tăng
gấp hai lần, thành công trong công cuộc xóa đói giảm
nghèo của Việt Nam đã được Liên hợp quốc ghi
nhận. Bài báo dẫn mục tiêu của Chính phủ Việt Nam
từ nay đến năm 2010 là đưa đất nước thoát khỏi
nghèo nàn và chậm phát triển, tiếp tục phấn đấu tăng
gấp đối mức thu nhập bình quân đầu người và đưa
Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
Bài báo nhận định,
dù ít nhiều chịu tác động của cuộc khủng hoảng
kinh tế châu Á năm 1997, song Việt Nam tiếp tục giữ
vững đà tăng trưởng, khẳng định sự hội nhập
của đất nước trong nền kinh tế khu vực, từng bước
hạ thấp hàng rào thuế quan và phấn đấu gia nhập
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thời gian tới.
Báo "Nhân Đạo"
cho biết hiện nay các nước thành viên ASEM đã có
2.570 dự án đầu tư vào Việt Nam, với tổng số vốn
lên tới 27,3 tỉ USD, trong đó 16,4 tỉ USD đã được
giải ngân. Hoạt động đầu tư của các nước thành
viên ASEM tại Việt Nam chủ yếu tập trung trong các lĩnh
vực dệt may, giầy dép, công nghiệp cơ khí, vật
liệu xây dựng, dầu mỏ, bưu chính viễn thông, sản
xuất thức ăn gia súc. Bài báo cho rằng trong thời gian
tới, Việt Nam sẽ đưa ra các biện pháp thu hút hơn
nữa vốn đầu tư từ các nước thành viên ASEM, đặc
biệt là các nước châu Âu, chú trọng vào lĩnh vực công
nghệ cao.
Dư
luận Nam Mỹ về ASEM 5
Báo chí khu vực
Nam Mỹ ngày 07.10 đưa tin khá đậm nét về Hội nghị
ASEM - 5 đang diễn ra tại Hà Nội và trích dẫn những
nội dung chính bài phát biểu của Thủ tướng Phan Văn
Khải trong buổi lễ kết nạp 13 quốc gia thành viên
mới.
Tờ "Dân
tộc" của Argentina trích lời Thủ tướng Phan Văn
Khải nhấn mạnh vị thế quan trọng trong đời sống
chính trị quốc tế của ASEM, một diễn đàn gồm 29
quốc gia thành viên và chiếm tới 40% dân số và 50%
GDP của thế giới. Tờ báo nêu bật bầu khung cảnh tưng
bừng của Hà Nội trong những ngày này đồng thời
nhấn mạnh sự nhượng bộ "miễn cưỡng"
của các nước châu Âu khi đồng ý kết nạp Mianma,
quốc gia đang được cai quản bởi chính phủ quân
sự.
Tờ "La
Republica" của Peru bình luận rằng mặc dù được
kết nạp, Myanmar vẫn tiếp tục là vấn đề gây tranh
cãi trong nội bộ ASEM. Tờ báo nhắc lại rằng hội
nghị lần này đã suýt bị hủy bỏ do bất đồng
giữa châu Âu và châu Á về việc kết nạp Myanmar.
Tờ báo điện tử "ABC" của Paragoay nhận xét
việc một số nhà lãnh đạo châu Âu, trong đó có
Tổng thống Pháp Jaques Chirac và Thủ tướng Đức
Gerhardt Schroeder, không tham dự buổi lễ kết nạp các
thành viên mới là để thể hiện thái độ đối với
chính quyền quân sự Myanmar.
TTXVN
|
|
Trở về đầu trang
|
ASEM 5
CHÍNH THỨC KHAI MẠC 08.10 |
Hà Nội đã
sẵn sàng cho ASEM 5 |
08:33'
08/10/2004 (GMT+7)
www.nguoivienxu.vietnamnet.vn/trenduongphattrien/2004/10/332405/ |
|
Biểu
tượng ASEM 5
|
Mọi công việc chuẩn bị cho Hội
nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Á - Âu lần thứ 5
(ASEM 5), diễn ra tại Hà Nội vào ngày 8 và 9.10, đã hoàn
tất. Theo dự kiến sẽ có hơn 1.000 đại biểu và thành
viên tháp tùng thuộc 39 phái đoàn tới dự, cùng
khoảng 700 phóng viên.
Đây là một
hội nghị quan trọng, đánh dấu gần một thập kỷ hình
thành và phát triển của Diễn đàn, là cơ hội để các
vị Lãnh đạo các thành viên ASEM trao đổi, đề ra các
biện pháp đưa hợp tác ASEM lên một tầm cao mới,
thực chất hơn, sống động hơn. Để chuẩn bị cho
sự kiện quan trọng này, từ tháng 04.2003 Thủ tướng
Chính phủ Việt Nam đã ra quyết định thành lập Ủy
ban quốc gia về chuẩn bị và tổ chức Hội nghị
Cấp cao ASEM 5. Ủy ban do Phó Thủ tướng Vũ Khoan làm
Chủ tịch và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên làm
Phó Chủ tịch. Hiện nay, các công việc chuẩn bị,
về cả nội dung lẫn lễ tân hậu cần, cho Hội nghị
Cấp cao của Các vị Lãnh đạo Nhà nước/Chính phủ
Á - Âu đang được các Bộ, ngành của Việt Nam tích
cực triển khai.
Để tạo không
khí đoàn kết, hợp tác, hữu nghị Á - Âu trước
thềm Hội nghị Cấp cao ASEM 5, trong khoảng thời gian
từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2004 Việt Nam đã tổ
chức một loạt các hoạt động bên lề trên nhiều lĩnh
vực khác nhau tại nhiều thành phố của đất nước.
Chúng ta sẽ được chứng kiến Diễn đàn doanh nghiệp
Á - Âu lần thứ chín (AEBF 9), Diễn đàn thanh niên Á -
Âu, Hội nghị nghị sỹ Á - Âu lần thứ ba (ASEP III),
Hội chợ -Triển lãm thương mại, Liên hoan phim Á - Âu
và nhiều hoạt động văn hoá khác...
Danh
sách Trưởng đoàn tham dự Hội nghị Cấp cao
ASEM 5, khai mạc sáng ngày 08.10.2004 tại Hội trường
Ba Đình (Hà Nội).
|
1.
Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam Phan Văn Khải
2. Thủ tướng Nhật Bản Koizumi Junichiro
3. Thủ tướng Đại Công quốc Luxembour
Jean-Claude Juncker
4. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Romano Prodi
5. Quốc vương Bruney Sultan and Yang Di-Pertuan Haji
Hassanal Bolkiah
6. Tổng thống Cộng hòa Pháp Jacques Chirac
7. Tổng thống Đại Hàn Dân quốc Roh Moo Hyun
8. Tổng thống Cộng hòa Philippines Gloria Macapagal
Arroyo
9. Thủ tướng Cộng hòa Áo Wolfgang Schussel
10. Thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao)
11. Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Hun
Sen
12. Thủ tướng Cộng hòa Estonia Juhan Parts
13. Thủ tướng Cộng hòa Phần Lan Vanhanen Matti
Taneli
14. Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức Gerhard
Schroeder
15. Thủ tướng Cộng hòa Ireland Bertie Ahern
16. Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Bounnhang Vorachit
17. Thủ tướng Cộng hòa Latvia Indulis Emsis
18. Thủ tướng Malaysia Dato Seri Abdullah Bin Haji
Ahmad Badawi
19. Thủ tướng Cộng hòa Ba Lan Marek Belka
20. Thủ tướng Cộng hòa Singapore Lý Hiển Long
(Lee Hsien Loong)
21. Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Goran
Persson
22. Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Thaksin
Shinawatra
23. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tư pháp
và Nội vụ Cộng hòa Manta Tonio Borg
24. Phó Thủ tướng Cộng hòa Italia Gianfranco Fini
25. Phó Thủ tướng thứ nhất Vương quốc Tây
Ban Nha Maria Teresa Fernandez De La Vega
26. Phó Thủ tướng Vương quốc Anh John Prescott
27. Bộ trưởng Hợp tác Phát triển Vương quốc
Bỉ Armand De Decker
28. Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Cyprus George
Iacovou
29. Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Czech
Cyril Svoboda
30. Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Đan Mạch
Per Stig Moller
31. Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Hy Lạp
Petros Molyviatis
32. Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia N.
Hassan Wirajuda
33. Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Litva Antanas
Valionis
34. Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng kiêm Bộ
trưởng Bộ Lao động Liên bang Myanmar U Tin Winn
35. Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Hà Lan
Bernard Rudolf Bot
36. Bộ trưởng Kinh tế Cộng hòa Bồ Đào Nha
Alvaro Barreto
37. Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Slovakia
Eduard Kukan
38. Bộ trưởng phụ trách các vấn đề Châu Âu
Cộng hòa Slovenia Milan Martin Cvikl
39. Quốc vụ khanh Chính trị Bộ Ngoại giao, Đặc
phái viên của Thủ tướng Cộng hòa Hungary
Barsony Andras
|
|
|
Trở về đầu trang
|
CHUẨN
BỊ CHO HỘI NGHỊ CẤP CAO ASEM 5 |
Tiến tới quan
hệ đối tác Á - Âu sống động... |
07:28'
06/10/2004 (GMT+7)
www.nguoivienxu.vietnamnet.vn/trenduongphattrien/2004/10/314068/ |
Ngày
04.10, tại Hà Nội, Bộ ngoại giao Việt Nam đã tổ
chức cuộc họp báo quốc tế chuẩn bị cho Hội nghị
cấp cao ASEM 5 với chủ đề "Tiến tới quan hệ đối
tác Á - Âu sống động và thực chất hơn".
|
Hội
thảo báo chí về ASEM 5
|
Đây là sự kiện chính trị quan trọng
trong quan hệ đối tác giữa hai châu lục đồng thời
là cơ hội lớn để Việt Nam mở rộng và phát triển
kinh tế, khuếch trương hình ảnh ra thế giới. Chương
trình nghị sự của Hội nghị cấp cao ASEM 5 sẽ tập
trung chủ yếu vào 3 trụ cột chính là chính trị,
hợp tác kinh tế và hợp tác trong lĩnh vực văn hoá và
các lĩnh vực khác.
Từ đó, Hội
nghị sẽ xem xét một số sáng kiến của các thành viên
và bàn phương hướng tăng cường hợp tác ASEM trong tương
lai. Hội nghị lần này sẽ đưa ra 3 văn kiện: tuyên
bố của chủ tịch; tuyên bố Hà Nội về quan hệ đối
tác kinh tế Á - Âu chặt chẽ hơn; và tuyên bố về thúc
đẩy đối thoại giữa các nền văn hoá - văn minh.
Nói về nét
mới của Hội nghị cấp cao ASEM 5 tại Hà Nội, ông
Nguyễn Trung Thành, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao cho
biết: nếu đạt được thoả thuận, Hội nghị cấp
cao ASEM 5 sẽ là hội nghị đầu tiên của ASEM mở
rộng nhất từ trước tới nay với 39 thành viên, đánh
dấu sự tiến bộ cả về chất và lượng của ASEM.
Đây cũng là
lần đầu tiên các vị lãnh đạo cấp cao sẽ đưa ra
tuyên bố về hợp tác kinh tế và tuyên bố đối
thoại giữa các nền văn hoá-văn minh. Lần đầu tiên
sẽ có sự giao lưu giữa các vị lãnh đạo và lãnh đạo
với doanh nghiệp trong khuôn khổ Diễn đàn doanh
nghiệp Á - Âu diễn ra trước thềm Hội nghị.
Nhân dịp Hội
nghị ASEM 5, các vị lãnh đạo Việt Nam sẽ có các
cuộc tiếp xúc cấp cao song phương với các thành viên
tham dự nhằm tăng cường mối quan hệ song phương về
nhiều mặt. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam - EU tăng
cường hợp tác trong chương trình hội nghị giữa các
vị lãnh đạo sẽ diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị.
Cũng tại Hội nghị này, mạng thông tin ASEM sẽ được
khai trương.
|
Các
quan chức ngoại giao cấp cao của Diễn đàn
hợp tác Á - Âu
|
Quan hệ hợp tác đầu tư giữa Việt
Nam và các nước thành viên ASEM đang ngày càng phát
triển. Chỉ riêng về đầu tư nước ngoài, trong 8 tháng
đầu năm 2004, các nước thành viên ASEM đã đầu tư
thêm vào Việt Nam 261 dự án với tổng số vốn đăng
ký trên 560 triệu USD. Tính đến tháng 08.2004, các nước
thành viên ASEM đã có khoảng 2.570 dự án có hiệu
lực với tổng số vốn đăng ký 27,03 tỷ USD, đứng
vị trí thứ 7 trong nhóm 10 nước và vùng lãnh thổ đầu
tư nước ngoài vào Việt Nam.
Sự đóng góp
của khu vực đầu tư ASEM vào kết quả phát triển
kinh tế của Việt Nam là rất đáng ghi nhận. Đó là
sự phát triển của các ngành công nghiệp da giày,
dệt may, cơ khí (ôtô, tàu biển, xe máy), vật liệu xây
dựng, thực phẩm, khách sạn, du lịch, khu công
nghiệp, khu chế xuất, dầu khí, bưu chính viễn thông...
Các nước ASEM còn
cung cấp phần lớn nguồn vốn hỗ trợ chính thức
(ODA) cho Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của
Việt Nam sang các nước thành viên ASEM năm 2004 ước tính
sẽ đạt 12,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng hơn 52% tổng
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Q.T (Nguồn:
VNECONOMY)
|
|
Trở về đầu trang
|
BỘ TRƯỞNG
HỢP TÁC PHÁT TRIỂN BỈ: |
"ASEM 5 có
tầm quan trọng đặc biệt" |
11:24'
05/10/2004 (GMT+7) |
Bộ
trưởng Hợp tác Phát triển Bỉ, ông Armand De Decker, đã
trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Brussels, trước
khi ông sang Việt Nam dự Hội nghị cấp cao Á - Âu
lần thứ 5 (ASEM-5), họp ngày 08 - 09.10 tại thủ đô Hà
Nội.
Ngài
có thể nói đôi lởi về Hội nghị ASEM - 5 sắp diễn
ra tại Hà Nội?
|
Một
góc Brussels
|
Ông Armand De Decker: Hội nghị
ASEM - 5 tại Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt. Trước
hết, sự kiện này tạo cơ hội cho cuộc gặp gỡ ở
cấp cao giữa các nhà lãnh đạo châu Âu và các nhà lãnh
đạo của phần lớn các nước châu Á. Cuộc gặp gỡ
Hà Nội sắp tới sẽ ưu tiên đặc biệt cho đối
thoại giữa châu Á và châu Âu. Nhận rõ tầm quan
trọng của châu Á, Bỉ có mối quan tâm lớn đến
những cuộc gặp gỡ Á - Âu và luôn hành động theo hướng
khuyến khích những cuộc gặp gỡ này. Hội nghị cấp
cao lần này mang một tầm quan trọng đặc biệt, bởi
nó là hội nghị của sự mở rộng. Về phía châu Á,
sẽ có 13 nước tham dự, gồm các nước ASEAN, Trung
Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Về phía châu Âu, đây
sẽ là sự xuất hiện lần đầu tiên của một châu
Âu mở rộng với 25 thành viên. Nước Bỉ trông đợi
rất nhiều ở cuộc đối thoại mở rộng như thế và
hoan nghênh sự phát triển của một diễn đàn Á - Âu
thực sự.
Theo
Ngài, nước Bỉ quan tâm đến vấn đề gì tại Hội
nghị này?
Ông Armand
De Decker: Bỉ hướng tầm quan trọng đặc biệt
vào hai chủ đề sẽ tham luận tại hội nghị, đó là
chủ nghĩa đa phương và chế độ liên bang trong bối
cảnh của đa dạng văn hóa.
Ngài
hình dung thế nào về diễn biến cũng như kết quả
hội nghị?
Ông Armand
De Decker: Hy vọng hội nghị sẽ thu được kết
quả lớn. Với một cuộc đối thoại mở rộng như
thế, nước Bỉ mong muốn tầm quan trọng của đối
thoại Á - Âu ngày càng rõ nét hơn và những nội dung
chính của cuộc đối thoại đó ngày càng đi vào
chiều sâu hơn. Bỉ cũng hy vọng, với sự gia nhập
của Myanmar, đất nước này sẽ gắn kết hơn với
cộng đồng quốc tế và sẽ khởi động một chương
trình hoà giải và dân chủ thực sự.
Ngài
có thể phác họa về viễn cảnh của sự hợp tác Á
- Âu, sau Hội nghị cấp cao Hà Nội?
|
Armand
De Decker |
Ông Armand De Decker: Sự hợp tác
Á - Âu trong tương lai có thể sẽ phát triển trên
mọi cấp độ. Trải qua nhiều thế kỷ, vô số những
mối quan hệ vốn có đã gắn kết hai châu lục của
chúng ta. Chúng ta nghĩ đến sự hợp tác về chính
trị. Trong bối cảnh của toàn cầu hoá hiện nay,
những khoảng cách ngày càng thu hẹp lại và đó chính
là thực tế của mối quan hệ giữa hai châu lục chúng
ta. Tất nhiên, hợp tác kinh tế song hành tự nhiên
với hợp tác chính trị và đương nhiên, đi kèm với
nó là trao đổi văn hóa và khoa học - kỹ thuật.
Nhận
định của Ngài về sự hợp tác giữa Bỉ với Việt
Nam?
Ông Armand
De Decker: Bỉ có những mối quan hệ rất tốt
đẹp với Việt Nam, điều đó thể hiện qua việc trao
đổi thường xuyên các chuyến thăm của các nhà lãnh
đạo cao cấp giữa hai nước. Bên cạnh đó, Việt Nam
là nước châu Á duy nhất mà Bỉ theo đuổi một chương
trình hợp tác quan trọng.
TTXVN
|
|
Trở về đầu trang
|
VỤ
TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI: |
"ASEM 5 không
chỉ có đối thoại" |
10:39'
10/06/2004 (GMT+7)
www.nguoivienxu.vietnamnet.vn/trenduongphattrien/2004/06/159503/ |
|
ASEM
lần thứ 4
|
Hoạt động đối thoại của Hội
nghị cấp cao Á - Âu (ASEM) trong một số lĩnh vực kinh
tế đã đạt tới ngưỡng bão hòa, cần có sự
chuyển tiếp sang hình thức hợp tác cao hơn, mang tính
hành động hơn, ông Đỗ Quốc Khánh - Vụ trưởng Vụ
Chính sách thương mại - Bộ Thương mại đã phát
biểu trong hội nghị báo chí về ASEM tại Hà Nội
trong tuần qua.
Một trong những
trụ cột về hoạt động kinh tế của ASEM là kế
hoạch hành động và thuận lợi hóa thương mại
(TFAP), tuy nhiên kế hoạch này mới dừng lại ở mức
chia sẻ kinh nghiệm và minh bạch hóa chính sách. Hiện
các nước đề nghị tổ chức lại các hoạt động dưới
dạng dự án. Ông Khánh nói: "ASEM cần có cơ chế
hỗ trợ kỹ thuật hoặc quỹ tài trợ các dự án kinh
tế. Như vậy hoạt động kinh tế mới có thể có bước
đột phá và thu hút sự quan tâm của các thành viên,
đặc biệt là các thành viên châu Á.
Đầu tháng 10
tới, tại Hà Nội, lần đầu tiên Diễn đàn doanh
nghiệp Á - Âu (AEBF) được tổ chức cùng thời gian
với Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu lần thứ 5 (ASEM
5) để những người đứng đầu doanh nghiệp và tập
đoàn lớn các thành viên ASEM tiếp xúc với các nguyên
thủ quốc gia và các bộ trưởng kinh tế. Ông Khánh nói
sự quan tâm của các doanh nghiệp châu Á đến diễn đàn
doanh nghiệp đang suy giảm do diễn đàn có xu hướng
nhấn mạnh các vấn đề chính sách, là mối quan tâm
của các doanh nghiệp châu Âu. Trong khi đó, các doanh
nghiệp châu Á lại muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh.
Ông Khánh cũng cho biết: "Hiện chưa có đề xuất
nào về việc tăng cường cơ hội kinh doanh cho doanh
nghiệp".
|
ASEM
lần thứ 3
|
Một trụ cột nữa là kế hoạch hành
động và xúc tiến đầu tư được thực hiện chủ
yếu qua cơ chế báo cáo tự nguyện, không có cơ chế
rà soát và mẫu báo cáo chung, vì vậy kết quả hạn
chế. Thậm chí chưa có hoạt động xúc tiến đầu tư.
Hiện ASEM đang đề nghị tổ chức lại theo hướng xác
định chủ đề ưu tiên như công nghệ sạch, hợp tác
chính phủ và tư nhân đối với các dự án cơ sở
hạ tầng...
Một trong những
điểm yếu của ASEM theo ông Khánh, là không có quỹ riêng
để tài trợ cho các dự án hỗ trợ kỹ thuật, cũng
như hỗ trợ cho các hoạt động hợp tác nên các đại
biểu phải tự trang trải chi phí, do đó các nước kém
phát triển hơn ít có khả năng tham gia sâu vào các
cuộc họp, hội thảo của ASEM.
Mười sáu nước
thành viên EU và bảy thành viên ASEAN, cùng Trung Quốc,
Nhật và Hàn Quốc sẽ tham dự hội nghị ASEM 5 tại Hà
Nội vào tháng 10 tới đây.
(TBKTSG)
|
|