captured from: www.vov.org.vn | vov.org.vn(English) | ||
58 QuanSu - Hanoi Tel: (84-4) 9344231 Fax: (84-4) 9344230 Email: vovnews@hn.vnn.vn |
|
||||
http://www.vov.org.vn/2004_12_01/Defaultv.htm Vietnam contributes to ASEAN 10 success Vietnam has
participated in formulating the Vientiane Action Plan to link it with the
Hanoi Action Plan and it joined the ASEAN declaration including the
implementation of co-operation programmes on politics, security and culture:
Foreign Deputy Minister Nguyen Van Bang; Vietnam contributes to ASEAN 10 success Prime Minister Phan Van Khai on Tuesday concluded his working visit to Vientiane, Laos for the 10th ASEAN Summit. During his stay from November 27-30, Prime Minister Phan Van Khai attended numerous important meetings, including the meeting of three countries, Cambodia, Laos and Vietnam, ASEAN+3 summit, and ASEAN summits of China, Japan, the Republic of Korea, India, Australia and New Zealand. Mr Khai also met with heads of state from participating countries and attended the ASEAN Business Forum. Many important documents were signed during the 10th ASEAN summit including the Vientiane Action Plan and specific action plans for next year. ASEAN leaders and senior officials signed co-operative documents with leaders from China, Japan, the Republic of Korea, Australia, New Zealand and Russia in a bid to further promote relations between ASEAN with partnership countries. In a recent interview with the leading newspaper Nhan Dan, Foreign Deputy Minister Nguyen Van Bang said the 10th ASEAN summit is considered the most successful ASEAN summit ever, contributing to heightening ASEAN’s position both regionally and internationally. The summit discussed a wide range of issues relating to politics, security, economics, culture and devised plans to help under-developed countries. It also touched upon the possibility of an East Asia Summit in 2005. To effectively implement the Vientiane Action Plan, ASEAN leaders should demonstrate strong political resolve. For its part, Vietnam has participated in formulating the Vientiane Action Plan to link it with the Hanoi Action Plan. In addition, the country joined the ASEAN declaration including the implementation of co-operation programmes on politics, security and culture. At the Vientiane summit, Vietnam’s role and position were further heightened. PM Phan Van Khai launched an initiative of examining how to properly implement the declaration on a code of conduct for concerned parties in the East Sea. Vietnam asked ASEAN member countries to support poor countries in the association and narrow the gap between the rich and poor among ASEAN nations through effective measures such as slashing tax rates, removing trade barriers to facilitate exports from poor countries to developed ASEAN countries. The country also spearheaded co-operation with under developed countries and its contributions captured attention from other countries. At the summit, Vietnam participated in joint discussions on international issues associated with anti terrorism, international economic development, oil prices and the fight against tran-national crime. The same day, Lao Prime Minister Bounnhang Vorachith, ASEAN Secretary General Ong Keng Young and Deputy Prime Minister and Foreign Minister of Laos Somsavat Lengsavad presided over a final press briefing on the 10th ASEAN Summit and other relevant summits. A press release issued following the conclusion of the summit said ASEAN leaders vehemently condemned recent terrorists attacks and re-affirmed ASEAN’s determination to further boost joint co-operation to prevent negative impacts caused by terrorism against ASEAN countries. They also called on the international community to back ASEAN’s anti-terrorism effort.
PM Khai pushes for stronger ASEAN-partner ties PM Phan Van Khai spoke highly of Japan’s role in Vietnam’s development process at the ASEAN+Japan summit in Vientiane on Tuesday. He said Japan is one of Vietnam’s major trading partners and it supports Vietnam in negotiations to join the World Trade Organisation (WTO). He expressed his hope that his Japanese counterpart, Junichiro Koizumi, will instruct relevant agencies to enhance the intensity of negotiations and apply tariff flexibility. He noted that if bilateral negotiations are concluded in the first quarter of 2005, it would be strong support for Vietnam to join the WTO by the end of next year. In the context of fluctuating oil prices, Mr Khai hoped that Japan will enhance co-operation with ASEAN in exploiting and manufacturing oil and gas products and developing alternative energy sources such as solar, wind, and sea wave energy. ASEAN and Japan can seek forms to ensure the exploitation and transportation of such energy sources in the region, the Vietnamese leader added. At the ASEAN+RoK summit, PM Khai called on the RoK to facilitate the entry of goods from ASEAN members into its market. He also asked the RoK to grant Vietnam, Laos and Myanmar the Generalised System of Preferences (GSP) as soon as possible and appealed to RoK companies to invest more in these countries. Mr Khai said ASEAN’s policy to develop comprehensive ties with the three Northeastern Asian countries coincides with RoK’s policy of looking to Southeast Asia. He welcomed the results of economic and trade co-operation meetings, including the agreement to start negotiations on an ASEAN-RoK Free Trade Area next year. He was optimistic that the signing of an ASEAN-RoK joint declaration on comprehensive partnership at this summit would lay the groundwork for further co-operation and open up new directions for long-term and multifaceted relations. He applauded RoK's support for Vietnam's bid to join the WTO, saying he hoped that the RoK would be more flexible in talks concerning taxes so the two countries could conclude their bilateral talks on Vietnam's WTO membership soon. Addressing the ASEAN+India summit, PM Khai thanked India for its special assistance for newer ASEAN member countries to bridge the development gap through capacity building, human resources development programmes and other preferences in the process of establishing the Regional Trade and Investment Area (RTIA). He said that India's help to the four countries, Cambodia, Myanmar, Laos and Vietnam build enterprise development centres has been beneficial to the development of small-and medium-sized enterprises in these countries. The Vietnamese PM also expressed his thanks for India's strong support for Vietnam's WTO membership bid. At the another meeting between ASEAN-Australia-New Zealand, PM Khai praised the effective assistance of Australia and New Zealand to ASEAN member countries, including Vietnam. He hoped the two countries continue to support ASEAN programmes to narrow the development gap among its member countries, including the development triangle (Vietnam-Laos-Cambodia). The 10th ASEAN summit concluded successfully in Vientiane on Tuesday after two days of sitting. In his congratulatory telegram to the summit, Russian President Vladimir Putin said Russia considers ASEAN a prestigious organisation in Asia-Pacific region and praises the grouping’s role in maintaining peace, stability in Southeast Asia as well as boosting socio-economic development in the region.
Tối 30/11, Thủ tướng Phan Văn Khải đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại nước CHDCND Lào. Trong các ngày từ 27 đến 30/11, tại thủ đô Vientiane, nước CHDCND Lào, Thủ tướng Phan Văn Khải đã tham dự nhiều cuộc họp quan trọng như: Hội nghị cấp cao 3 nước Campuchia, Lào, Việt Nam; Hội nghị cấp cao ASEAN 10; Hội nghị cấp cao ASEAN+3; Hội nghị cấp cao ASEAN+Trung Quốc; Hội nghị cấp cao ASEAN+ Nhật Bản, ; Hội nghị cấp cao ASEAN+Hàn Quốc; Hội nghị cấp cao ASEAN+Ấn Độ; Hội nghị cấp cao ASEAN+Australia và New Zealand… và Hội nghị cấp cao 3 nước Campuchia, Lào, Việt Nam và Nhật Bản. Thủ tướng Phan Văn Khải cũng đã có các cuộc gặp với nguyên thủ của một số nước tham dự hội nghị và tới tham dự Diễn đàn doanh nghiệp ASEAN. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 10 tại Vientiane (Lào) đã thành công tốt đẹp với nhiều văn kiện hợp tác quan trọng được ký kết, trong đó có “Kế hoạch hành động Vientiane”, xác lập hướng hành động cụ thể trong năm năm tới. Trong khuôn khổ hội nghị, lãnh đạo và quan chức cấp cao các nước ASEAN ký nhiều văn bản hợp tác với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Nga nhằm tăng cường quan hệ giữa các nước ASEAN với các nước đối tác. Trong trả lời phỏng vấn báo chí, đánh giá về thành công của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 10, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng cho rằng Hội nghị cấp cao lần thứ 10 được coi là thành công nhất trong các Hội nghị cấp cao ASEAN từ trước đến nay. Với thành công này, ASEAN ngày càng khẳng định vị trí ở khu vực và quốc tế. Hội nghị cấp cao lần này đã thảo luận rất chi tiết vấn đề chính trị, an ninh, kinh tế, văn hoá, đồng thời bàn kế hoạch giúp đỡ từng nước chậm phát triển. Hội nghị mở rộng bàn cơ chế hợp tác Đông Á với khả năng tổ chức Hội nghị cấp cao Đông Á vào năm 2005. Theo Thứ trưởng Lê Văn Bàng, để thực hiện có kết quả "Chương trình hành động Vientiane", các nước ASEAN phải có quyết tâm về chính trị. Từ các nhà lãnh đạo ASEAN đến các bộ, các ngành, các cấp cần đoàn kết thực hiện. Về phần mình, Việt Nam ngay từ đầu đã tham gia xây dựng Chương trình hành động Vientiane để nối tiếp Kế hoạch hành động Hà Nội. Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia các tuyên bố của ASEAN như thực hiện hợp tác về chính trị-an ninh, văn hoá. Tại hội nghị cấp cao Vientiane, vai trò và vị trí của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Thủ tướng Phan Văn Khải đưa ra sáng kiến làm thế nào để thực hiện tốt Tuyên bố về cách ứng xử ở Biển Đông (DOC). Việt Nam cũng đề nghị các nước thành viên ASEAN hỗ trợ các nước nghèo trong Hiệp hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong ASEAN bằng các biện pháp như giảm thuế, bỏ các hạn chế thương mại để hàng hoá của các nước nghèo dễ dàng thâm nhập thị trường các nước ASEAN phát triển. Việt Nam cũng đi đầu trong hợp tác các nước kém phát triển và đóng góp của Việt Nam được các nước quan tâm. Việt Nam cũng tham gia thảo luận các vấn đề quốc tế như chống khủng bố, phát triển kinh tế quốc tế, giá dầu, tội phạm xuyên quốc gia… ** Thông cáo báo chí về kết quả Hội nghị cấp cao ASEAN 10 Tối 30/11, Thủ tướng Lào Bounnhang Vorachith, Tổng thư ký ASEAN Ong Keng Yong, Phó Thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Lào Somsavat Lengsavad đã chủ trì cuộc họp báo cuối cùng về Hội nghị Cấp cao ASEAN 10 và các hội nghị liên quan. Các nhà lãnh đạo Lào khẳng định các hội nghị đã thành công tốt đẹp. Thông cáo báo chí, đưa ra sau khi kết thúc tất cả các hội nghị, nêu rõ các nhà lãnh đạo ASEAN cực lực lên án những cuộc tấn công khủng bố gần đây và tái khẳng định quyết tâm của ASEAN tăng cường hợp tác ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực của các vụ tấn công khủng bố đối với các nước ASEAN, và kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ và hỗ trợ các nỗ lực chống khủng bố của ASEAN. Đối với vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, các nhà lãnh đạo ASEAN tái khẳng định cam kết đối với một giải pháp hòa bình và toàn diện cho vấn đề này và nhất trí rằng cần tiếp tục các cuộc thảo luận nhằm làm tăng sự tin cậy lẫn nhau và tìm ra một giải pháp chung. Trong vấn đề này, các nhà lãnh đạo ASEAN đã kêu gọi tất cả các bên có liên quan sớm nối lại các cuộc đàm phán sáu bên. Về tình hình Trung Đông, các nhà lãnh đạo ASEAN đã bày tỏ lo ngại trước tình hình bạo lực ở khu vực này và nhấn mạnh rằng việc thành lập một Nhà nước Palestine độc lập cùng với Nhà nước Israel sẽ đem lại hòa bình lâu dài cho khu vực Trung Đông. Các nhà lãnh đạo ASEAN cũng bày tỏ lo ngại trước tình hình nghiêm trọng ở Irắc và kêu gọi tổ chức một cuộc bầu cử đúng kế hoạch, và tái khẳng định quan điểm cho rằng Liên Hợp Quốc (LHQ) cần phát huy vài trò trung tâm trong công cuộc tái thiết ở Iraq. Các nhà lãnh đạo ASEAN đã tập trung thảo luận việc tăng cường hội nhập ASEAN và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN và giữa ASEAN với các nước khác bằng cách kêu gọi các bên đối thoại hỗ trợ việc thực hiện Chương trình hành động Vientiane (VAP), Tuyên bố Vientiane về thành lập Tam giác phát triển giữa Campuchia, Lào và Việt Nam, và Tuyên bố Vientiane về việc tăng cường hợp tác kinh tế và hội nhập Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam cũng như Sáng kiến hội nhập ASEAN (IAI). Các nhà lãnh đạo ASEAN đã khẳng định tầm quan trọng của Hiệp ước thân thiện và hợp tác (TAC) ở Đông Nam Á, coi đó là Bộ qui tắc ứng xử trong quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực và hoan nghênh việc Hàn Quốc và Nga vừa gia nhập TAC, đồng thời kêu gọi các nước khác xem xét việc gia nhập hiệp ước này. Tại Hội nghị cấp cao lần này, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký Chương trình hành động Vientiane (VAP), kế thừa Chương trình hành động Hà Nội và sẽ được thực hiện trong thời hạn 6 năm (2004-2010). Thực hiện VAP sẽ dẫn tới việc thực hiện mục tiêu Tầm nhìn ASEAN 2020 và Tuyên bố ASEAN hòa hợp nhằm thành lập một Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột là Cộng đồng an ninh ASEAN, Cộng đồng kinh tế ASEAN và Cộng đồng văn hóa-xã hội ASEAN vào năm 2020. Để thực hiện có hiệu quả VAP, cũng như các chương trình hành động khác của ASEAN trong tương lai, tại hội nghị Cấp cao ASEAN 10, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhất trí thành lập Quĩ phát triển ASEAN, một quyết định mới vừa được đưa ra tại hội nghị này. Các nhà lãnh đạo ASEAN cũng đã ký Hiệp định khung ASEAN về các lĩnh vực ưu tiên hội nhập nhằm tạo ra một thị trường và một trung tâm sản xuất ASEAN duy nhất nhằm hướng tới việc thành lập một Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2020 như đã nêu trong Tuyên bố ASEAN hòa hợp 2. Bên cạnh đó, để thực hiện Tuyên bố ASEAN hòa hợp 2, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Chương trình hành động của Cộng đồng an ninh ASEAN và Cộng đồng văn hóa-xã hội ASEAN. Các nhà lãnh đạo ASEAN cũng đã thông qua Tuyên bố chung về chống buôn người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ và trẻ em. Về sự hợp tác Đông Á, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhất trí chuyển Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 (gồm ba nước đối tác Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) thành Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) và sẽ triệu tập EAS đầu tiên vào năm tới tại Malaixia, đồng thời sẽ tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nga tại Malaysia vào năm tới nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN tại đây và Hội nghị Cấp cao ASEAN-LHQ tại New York vào năm 2005 nhân kỳ họp thứ 60 của Đại hội đồng LHQ. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN+3, các nhà lãnh đạo ASEAN và ba nước đối tác đã điểm lại một loạt vấn đề kinh tế và chính trị quốc tế và khu vực cùng quan tâm, đặc biệt là những thách thức mà khu vực đang phải đối phó như vấn đề chống khủng bố, tình hình ở Iraq, Trung Đông và Bán đảo Triều Tiên và sự bùng phát dịch cúm gia cầm. Các nhà lãnh đạo ASEAN+3 hoan nghênh việc Hàn Quốc và Nga gia nhập TAC. Sự tăng giá dầu đã ảnh hưởng tiêu cực đối với các nền kinh tế trong khu vực. Vì vậy, các nhà lãnh đạo ASEAN+3 thống nhất tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt tìm kiếm các năng lượng thay thế như nhiên liệu sinh học và thủy điện. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo ASEAN+3 cũng lưu ý các kết quả của Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN+3 được tổ chức ở Philippines vào tháng 6/2004. Các nhà lãnh đạo ASEAN+3 bày tỏ sự hài lòng với những tiến bộ đạt được trong hợp tác ASEAN+3 và nhất trí tăng cường thực hiện các biện pháp ngắn và dài hạn do Nhóm Nghiên cứu Đông Á (EASG) đề xuất và được thông qua vào năm 2002. Các nhà lãnh đạo ASEAN+3 lưu ý rằng sự thành lập Cộng đồng Đông Á là một mục tiêu lâu dài. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo cũng khẳng định sự cần thiết phải phát triển thị trường trái phiếu châu Á và ngăn ngừa sự bùng phát các dịch bệnh thông qua việc thiết lập các cơ chế mới. Các nhà lãnh đạo ASEAN+3 cũng trao đổi quan điểm về việc thiết lập khu vực mậu dịch tự do Đông Á (EAFTA) và đánh giá cao sáng kiến thành lập nhóm chuyên gia của các bộ trưởng kinh tế ASEAN+3 để nghiên cứu tính khả thi của EAFTA. Để kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ ASEAN+3 vào năm 2007, các nhà lãnh đạo ASEAN+3 đã đồng ý xem xét ý tưởng xây dựng Tuyên bố chung thứ 2 về Hợp tác Đông Á cũng như một kế hoạch làm việc nhằm tăng cường hợp tác Đông Á. Các nhà lãnh đạo Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc đã hoan nghênh Chương trình Hành động Vientiane và thống nhất sẽ ủng hộ ASEAN thực hiện Chương trình này. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo ba nước Đông Bắc Á cũng hoan nghênh các hội nghị cấp cao Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV) và Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV), đồng thời nhất trí sẽ hỗ trợ các nước này thực hiện Tuyên bố chung Viên Chăn về việc tăng cường hợp tác kinh tế và hội nhập của CLMV cũng như Tuyên bố chung Vientiane về việc thành lập tam giác phát triển CLV. Các nhà lãnh đạo ASEAN đánh giá cao việc ba nước Đông Á này ủng hộ việc thực hiện các dự án trong khuôn khổ IAI. Về Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc, các nhà lãnh đạo ASEAN tái khẳng định cam kết đối với chính sách một Trung Quốc. Trung Quốc đã hoan nghênh việc các nước ASEAN ký kết VAP cũng như Hiệp định khung ASEAN về Hội nhập các lĩnh vực ưu tiên, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ đối với việc thực hiện VAP. Các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đã thông qua Chương trình hành động về việc thực hiện Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc về đối tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng. Các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đã hoan nghênh việc ký kết Hiệp định về buôn bán hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác toàn diện và hợp tác giữa các nước ASEAN và Trung Quốc và Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa ASEAN và Trung Quốc. Trung Quốc thông báo sẽ đóng góp 5 triệu USD cho Quỹ Hợp tác ASEAN - Trung Quốc vào năm 2005. Trung Quốc khẳng định cam kết sẽ tăng cường hợp tác với ASEAN trong 5 lĩnh vực ưu tiên, gồm nông nghiệp, công nghệ thông tin và viễn thông, phát triển nhân lực, phát triển lưu vực sông Mê Kông, và đầu tư, đồng thời hợp tác trong các lĩnh vực khác... Trung Quốc nhắc lại sự ủng hộ đối với việc hội nhập ASEAN thông qua các sáng kiến phát triển như IAI, Hợp tác Phát triển Lưu vực sông Mê Kông ASEAN... Về Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản, các nhà lãnh đạo ASEAN và Nhật Bản đã thông qua Tuyên bố chung về hợp tác chống khủng bố và nghe báo cáo về những tiến bộ đạt được trong việc thực hiện Kế hoạch hành động ASEAN-Nhật Bản. Các nhà lãnh đạo ASEAN hoan nghênh sự ủng hộ của Nhật Bản đối với một số sáng kiến và dự án của ASEAN. Các nhà lãnh đạo ASEAN và Nhật Bản cũng nhất trí tiến hành các cuộc thương lượng về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản (CEP) vào năm 2005. Về Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN và Hàn Quốc đã ký Tuyên bố chung về đối tác hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Hàn Quốc. Văn bản này sẽ là nền tảng cho sự hợp tác giữa các bên trong tương lai và tạo cơ sở cho các cuộc thương lượng về việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và Hàn Quốc. Các nhà lãnh đạo ASEAN đã chúc mừng việc Hàn Quốc gia nhập TAC vào 27/11/2004. Các nhà lãnh đạo ASEAN cũng bày tỏ sự hài lòng đối với việc Hàn Quốc đóng góp tài chính cho Quỹ ASEAN - Hàn Quốc. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ấn Độ, các nhà lãnh đạo ASEAN và Ấn Độ đã trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và thế giới, đặc biệt chủ nghĩa khủng bố, tình hình ở khu vực Trung Đông, Iraq, tình hình trên bán đảo Triều Tiên và vấn đề cải tổ Liên Hợp Quốc./. |
||||
Thủ tướng Phan Văn Khải
dự Hội nghị cấp cao 4 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar
tại Vientiane Sáng nay (28/11), tại Vientiane, Thủ đô nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đã diễn ra Hội nghị cấp cao 4 nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar. Thủ tướng Phan Văn Khải dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam, Thủ tướng Boungnang Volachit dẫn đầu Đoàn đại biểu Chính phủ Cộng hoà Dân chủ Nhân đan Lào, Thủ tướng Hun Sen dẫn đầu Đoàn đại biểu Campuchia, Thủ tướng Soe Win dẫn đầu Đoàn đại biểu Myanmar tham dự Hội nghị. Nội dung của Hội nghị tập trung vào 2 chủ đề là tăng cường hợp tác kinh tế giữa 4 nước Campuchia, Việt Nam, Lào và Myanmar và tăng cường hội nhập của các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam trong các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng và khu vực. Để tăng cường hợp tác kinh tế trong thời gian tới, 4 Thủ tướng khẳng định sẽ phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong các khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế, trước hết là tiểu vùng Mekong và ASEAN. Trong điều kiện nguồn lực hạn chế, các Thủ tướng nhất trí tập trung ưu tiên cho hợp tác trong những lĩnh vực mà 4 nước có tiềm năng và lợi thế bổ sung như: giao thông, thương mại đầu tư, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, thông tin liên lạc và phát triển nguồn nhân lực. Phát biểu ý kiến tại Hội nghị, Thủ tướng Phan Văn Khải bày tỏ sự đánh giá cao đối với việc chuẩn bị Hội nghị của Chính phủ Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào; nêu rõ trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, 4 nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam có nhiều cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước khác nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Tình trạng kém phát triển và sự chênh lệch về trình độ phát triển không chỉ làm giảm hiệu quả hội nhập kinh tế của 4 nước mà còn là trở ngại đối với tiến trình liên kết kinh tế khu vực. Thủ tướng Phan Văn Khải đề nghị đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác kinh tế trong 4 nước theo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, thông qua hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong các khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế. Theo Thủ tướng Phan Văn Khải, những lĩnh vực ưu tiên hợp tác trước hết sẽ là những lĩnh vực có lợi thế bổ sung cho nhau như: giao thông, thương mại đầu tư, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nguồn nhân lực. Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng 4 nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam đã thông qua và ký "Tuyên bố Vientiane" về tăng cường hợp tác giữa 4 nước. Tuyên bố khẳng định quyết tâm của 4 nước trong phát triển kinh tế và thu hẹp khoảng cách phát triển thông qua tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, đẩy mạnh hội nhập tiểu vùng và ASEAN. Trưa nay cũng đã diễn ra Hội nghị 3 Thủ tướng Lào, Campuchia và Việt Nam về tam giác phát triển. Tại Hội nghị, 3 Thủ tướng đã đánh giá và thảo luận về tiến trình thảo luận tam giác phát triển, xem xét thông qua việc quy hoạch tổng thể tam giác phát triển và thảo luận về việc Nhật Bản tham gia hợp tác cung cấp viện trợ cho các dự án về tam giác phát triển. Hiện nay đã có 10 tỉnh của 3 nước nằm trong khu vực tam giác phát triển, trong đó có 4 tỉnh của Việt Nam là Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Kon Tum. Việt Nam đã tích cực và chủ động tham gia vào sự hình thành tam giác phát triển, chủ trì xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của khu vực tam giác phát triển và kiến nghị các lĩnh vực ưu tiên hợp tác về hạ tầng giao thông, thương mại, nông lâm nghiệp, năng lượng, công nghiệp, du lịch, giáo dục đào tạo và y tế. Trước mắt, Việt Nam đã đề xuất thực hiện trong năm nay và năm 2005 một số dự án về xây dựng và nâng cấp đường bộ, phát triển mạng lưới điện, chợ và khu thương mại, y tế, giáo dục đào tạo trong khu vực này. Việt Nam cũng đề xuất danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư của Nhật Bản. Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phan Văn Khải nêu rõ, lịch sử đã gắn bó 3 dân tộc. Yêu cầu phát triển của mỗi nước và tình hình hiện nay đòi hỏi 3 nước phải gắn bó với nhau bền chặt hơn nữa vì hoà bình, an ninh và phồn vinh. Để tam giác phát triển tương xứng với tiềm năng, Thủ tướng Phan Văn Khải kiến nghị với Thủ tướng Campuchia và Thủ tướng Lào 4 vấn đề: Một, cả ba nước cần phát huy tối đa nội lực, giành những chính sách ưu đãi cao nhất cho khu vực tam giác phát triển đồng thời cần tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi nhất để thu hút đầu tư của các địa phương, các doanh nghiệp và cả bên ngoài khu vực tam giác phát triển. Hai, cần sớm xây dựng cơ chế phối hợp một cách có hiệu quả ở cấp Trung ương và địa phương. Ba, 3 nước cần phối hợp chặt chẽ với nhau để thống nhất các biện pháp huy động nguồn nhân lực, để triển khai các dự án đã được thoả thuận trong quy hoạch tổng thể, đồng thời cần tranh thủ vận động Nhật Bản hỗ trợ các dự án. Bốn, bên cạnh việc phát triển kinh tế - xã hội, 3 nước cần đảm bảo an ninh cho khu vực tam giác phát triển. Thủ tướng Phan Văn Khải đã cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với Lào và Campuchia, làm hết sức mình để đẩy nhanh việc thực hiện tam giác phát triển, góp phần phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo và thúc đẩy tiến bộ xã hội trong khu vực tam giác phát triển. Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng Phan Văn Khải cùng Thủ tướng Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào Boungnang Volachit và Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã ký kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng tam giác phát triển giữa 3 nước. Trong khuôn khổ của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 10, chiều nay, Thủ tướng Phan Văn Khải đã đến dự và phát biểu ý kiến tại Hội nghị cấp cao Thương mại và đầu tư ASEAN 2004. Thủ tướng hoan nghênh và đánh giá cao các khuyến nghị do Hội nghị cấp cao thương mại và đầu tư ASEAN gửi đến các nhà lãnh đạo ASEAN nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập ASEAN; gợi ý những lĩnh vực ưu tiên hợp tác và đề xuất một số dự án ưu tiên trong quá trình hợp tác khu vực. Theo Thủ tướng Phan Văn Khải, Hội nghị có những đóng góp rất quan trọng vào việc hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN và sự hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN. Thủ tướng Phan Văn Khải cho rằng những nỗ lực của cộng đồng ASEAN cũng như những nỗ lực của các tổ chức quốc tế trong việc thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước thành viên ASEAN cần được đẩy mạnh hơn nữa với những chương trình, dự án cụ thể. Các doanh nghiệp ASEAN cần đóng góp tích cực hơn nữa vào mục tiêu cao cả đó thông qua sự tham gia vào việc thực hiện các chương trình, dự án chung, để trong một thời gian nhất định, khoảng cách về trình độ phát triển được thu hẹp rõ rệt, tạo tiền đề cho việc xây dựng cộng đồng ASEAN. Chính phủ Việt Nam đánh giá cao hoạt động của các tổ chức doanh nghiệp ASEAN và tin tưởng rằng các tổ chức này sẽ đóng góp tích cực hơn nữa trong quá trình hội nhập và phát triển ASEAN, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước thành viên. Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Phan Văn Khải cam
kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ASEAN vào
làm ăn ở Việt Nam và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam
tham gia tích cực và hợp tác có hiệu quả với các doanh nghiệp
của các nước ASEAN nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động thương
mại và đầu tư, góp phần vào mục tiêu chung của ASEAN./. |
||||
www.vov.org.vn/2004_11_27/vietnamese/chinhtri1.htm#6 Thủ tướng Phan Văn Khải
tới Vientiane (Lào)
Trong khuôn khổ chương trình tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 10 tại Vientiane (Lào), chiều nay (27/11), Thủ tướng Phan Văn Khải đã có cuộc gặp với Thủ tướng nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào B.Volachit. Thủ tướng B.Volachit nhiệt liệt hoan nghênh Thủ tướng Phan Văn Khải sang dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 10 và thông báo với Thủ tướng công tác chuẩn bị cho Hội nghị này đã được sự giúp đỡ, tư vấn tích cực của các cơ quan hữu quan của Việt Nam. Nhân dịp này, Thủ tướng B.Volachit đã bày tỏ sự cảm ơn đối với Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam về sự giúp đỡ quý báu đó. Về phần mình, Thủ tướng Phan Văn Khải nhấn mạnh, Việt Nam coi thắng lợi của Lào trong việc tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN cũng là thắng lợi của Việt Nam. Thủ tướng Phan Văn Khải tin tưởng rằng, với sự lãnh đạo của Thủ tướng B.Volachit, Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào sẽ tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 10. Cũng trong chiều nay, Thủ tướng Phan Văn Khải đã tiếp thân mật Thủ tướng Myanmar Soe Win. Tại buổi tiếp, hai Thủ tướng tin tưởng rằng, sự hợp tác Việt Nam-Myanmar và với các thành viên khác có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo dựng nền tảng, nhằm tăng cường hơn nữa sự hợp tác phát triển giữa hai nước cũng như giữa các nước thành viên ASEAN vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới. Tối nay, Thủ tướng nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào B.Volachit tổ chức chiêu đãi Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải, Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng Myanmar Soe Win./. |
||||
Infos captured
from: RADIO THE VOICE OF
VIETNAM, ADD: 58 QUANSU STREET, HANOI, VIETNAM
Tel: (84-4) 9344231 Fax: (84-4)
9344230 Email: vovnews@hn.vnn.vn