Lấy về từ / captured from:  www.nguoivienxu.vietnamnet.vn
 

 Trở về đầu trang

CUỘC HÀNH TRÌNH XUYÊN Á
Đoàn ôtô diễu hành Ấn Độ - ASEAN vào TP.HCM
18:03' 03/12/2004 (GMT+7)

Tin ảnh: ĐỨC HUY

Soạn: AM 211677 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Bản đồ cuộc hành trình của đoàn từ Guwahati đến Batam

Nhằm khởi động nền kinh tế thương mại, du lịch giữa Ấn Độ và các nước ASEAN và khai thông tuyến đường bộ "Hành lang Đông-Tây" thúc đẩy phát triển du lịch trong nội khối ASEAN bằng đường bộ, một cuộc diễu hành bằng xe ô tô việt dã 2 cầu đi qua 9 nước sẽ được bắt đầu vào ngày 23.11.2004. Đoàn xe khoảng 60 - 80 chiếc, gồm 9 nước tham gia (bao gồm Ấn Độ, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) với khoảng 300 người.

Đoàn diễu hành xuất phát từ thành phố Guwahati (miền đông Ấn Độ) từ ngày 22.11 và diễu hành qua 8 nước ASEAN, kết thúc tại Batam (Indonesia) vào ngày 11.12.2004.

Sau khi vào Việt Nam tại cửa khẩu Lao Bảo, đoàn sẽ theo Quốc lộ 9 băng qua tỉnh Quảng Trị rồi theo Quốc lộ 1A vào Huế đồng thời nghỉ qua đêm tại cố đô Huế. Sáng 02.12, đoàn vượt qua đèo Hải Vân vào Nha Trang và nghỉ lại tại thành phố biển Nha Trang.

Vào lúc 6h sáng 03.12, đoàn sẽ khởi hành vào TP HCM để ký kết kế hoạch hợp tác du lịch Việt Nam - Ấn Độ (2005-2006). Sau đó đoàn rời Việt Nam qua cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh vào 11h30 ngày 04.12, tiếp tục hành trình đến đất Campuchia.

Một số hình ảnh cuộc diễu hành ôtô Ấn Độ - ASEAN tại TP.HCM

 
Soạn: AM 211647 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Soạn: AM 211649 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Soạn: AM 211655 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Soạn: AM 211657 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Soạn: AM 211659 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Soạn: AM 211661 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Soạn: AM 211663 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Soạn: AM 211665 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Soạn: AM 211667 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Soạn: AM 211669 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Soạn: AM 211675 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Soạn: AM 211671 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Đ.H

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi

 Trở về đầu trang

HỘI THẢO TẠI NEW YORK
"Cơ hội đầu tư và hội nhập kinh tế ASEAN"
07:19' 01/10/2004 (GMT+7)
 www.nguoivienxu.vietnamnet.vn/trenduongphattrien/2004/10/265960/ 
Soạn: AM 157189 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Một góc New York

Ngày 29.09 tại New York (Mỹ) đã khai mạc Hội thảo về cơ hội đầu tư và hội nhập kinh tế lần thứ nhất giữa các Bộ trưởng Tài chính ASEAN với những đối tác nước ngoài, dưới sự bảo trợ của Tập đoàn Ngân hàng J.P Morgan và Hội đồng Thương mại Mỹ - ASEAN.

Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Tài chính Lê Thị Băng Tâm dẫn đầu tham dự hội thảo.

Với 3 chủ đề chính: Chuyển đổi nền kinh tế và quá trình hội nhập trong khuôn khổ châu Á; Các nhân tố tăng trưởng của ASEAN và Thị trường tài chính ASEAN, hội thảo nhằm quảng bá hình ảnh và môi trường đầu tư trực tiếp vào ASEAN với các đối tác quốc tế, tăng cường các cơ hội đầu tư nước ngoài vào khu vực và phát triển năng lực của các thị trường tài chính ASEAN.

Trên cương vị đồng chủ tọa với Bộ trưởng Tài chính Thái Lan trong phiên thảo luận với chủ đề Chuyển đổi nền kinh tế và quá trình hội nhập trong khuôn khổ châu Á, Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Thị Băng Tâm đã giới thiệu với các nhà đầu tư quốc tế về những thành tựu trong quá trình cải cách kinh tế, những chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài của chính phủ cũng như triển vọng phát triển của Việt Nam trong thời gian tới.

Soạn: AM 157187 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

ASEAN đang bước vào kỷ nguyên mới về tăng trưởng và hội nhập quốc tế

Đánh giá về tiềm năng phát triển của ASEAN, các đại biểu tham dự hội thảo cho rằng khu vực này đang bước vào một kỷ nguyên mới về tăng trưởng và hội nhập quốc tế.

Các đại biểu dự hội thảo cho rằng lợi thế cạnh tranh của ASEAN trên thị trường thế giới ngày càng được củng cố và tăng cường thông qua nền tảng kinh tế mạnh, kết cấu hạ tầng vững chắc và các chính sách hỗ trợ kinh doanh. ASEAN kêu gọi đối tác nước ngoài tranh thủ thời cơ, đẩy nhanh các hoạt động đầu tư trực tiếp và hợp tác làm ăn trong khu vực trên cơ sở chia sẻ những lợi ích chung.

Hội thảo đã thu hút được sự tham gia của nhiều đối tác đầu tư quốc tế hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau như chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, tài chính...

(Theo Business Wire, TTXVN)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi

 Trở về đầu trang

ĐỜI SỐNG QUÊ NHÀ
HỘI THI TAY NGHỀ ASEAN V
Việt Nam đứng thứ nhất toàn đoàn
14:23' 29/09/2004 (GMT+7)
 www.nguoivienxu.vietnamnet.vn/doisongquenha/2004/09/265250/ 
Soạn: AM 155406 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Hội thi tay nghề ASEAN V - ngành xây dựng

Tối 28.09, ông Dương Đức Lân, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Phó BTC Việt Nam đứng thứ nhất toàn đoàn, cho biết hiện đoàn Việt Nam đã đoạt 12 huy chương vàng ở các nghề xây gạch, nấu ăn, sửa chữa ô tô, điện tử ứng dụng, mộc dân dụng, đường ống nước, công nghệ thông tin, ốp lát tường và sàn, vẽ - thiết kế trên máy vi tính, công nghệ ô tô. Ngoài ra, đoàn Việt Nam cũng đoạt 5 huy chương bạc và 3 huy chương đồng.

Theo ông Lân, “đối thủ” của đoàn Việt Nam trong rất nhiều cuộc thi tay nghề là đoàn Thái Lan nhưng đoàn này hiện mới có 5 huy chương vàng.

Soạn: AM 155404 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Ban tổ chức cuộc thi về ngành
điện dân dụng

“Đây thực sự là cơ hội để thợ trẻ Việt Nam giao lưu, học hỏi các đội đến từ nhiều quốc gia, nhất là tiếp thu được công nghệ hiện đại, thiết bị mới, làm tăng năng suất lao động” - ông Lân nói. Ông cũng khẳng định, đối với những thí sinh đoạt huy chương vàng, bạc, đồng tại Hội thi Tay nghề ASEAN V đã có bằng tốt nghiệp lớp 12 sẽ được tuyển thẳng vào đại học và lựa chọn cho mình một ngành học phù hợp. Bộ Lao động Thương binh Xã hội sẽ tạo điều kiện để các em đoạt giải trong hội thi này phát triển tay nghề cao hơn nữa. Đồng thời, có kiến nghị để những “bàn tay vàng” từ cuộc thi này và các cuộc thi tiếp theo được hưởng những chế độ như những thí sinh đoạt giải trong các kỳ thi quốc tế khác.

* Hội thi tay nghề ASEAN I - năm 1995 tại Malaysia với 4 quốc gia tham dự là Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan. Chỉ có 6 nghề được đưa ra thi trong lần đầu tiên này.

* Hội thi tay nghề ASEAN II - năm 1996 tại Philippines với 10 nghề và 5 quốc gia tham dự là Brunei, Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan.

* Hội thi tay nghề ASEAN III - năm 2001 tại Thái Lan với 12 nghề và 7 quốc gia tham dự: Lào, Việt Nam, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và nước chủ nhà Thái Lan. Việt Nam đứng thứ 4 toàn đoàn với 1 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 3 huy chương đồng và 6 giải khuyến khích.

* Hội thi tay nghề ASEAN IV - năm 2002 do Indonesia đăng cai tổ chức với sự tham dự của 8 quốc gia: Campuchia, Lào, Việt Nam, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan. Việt Nam xếp thứ 2 toàn đoàn với 4 huy chương vàng, 3 huy chương bạc, 1 huy chương đồng và 7 chứng nhận tay nghề xuất sắc.

Theo NLD, TTXVN

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi

 
Trở về đầu trang



TRÊN ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN

BẾ MẠC HỘI NGHỊ AEM - 36
"Nâng cao hiệu quả cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN"
www.nguoivienxu.vietnamnet.vn/trenduongphattrien/2004/09/255986/ 
08:34' 06/09/2004 (GMT+7)

Ngày 05.09, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 36 (AEM-36) đã kết thúc thành công. Trong ba ngày làm việc tích cực, các bộ trưởng kinh tế và thương mại ASEAN đã thảo luận về những định hướng cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu hội nhập kinh tế ASEAN, hướng tới thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2020 thông qua các cơ chế và biện pháp cụ thể như thúc đẩy thực hiện các sáng kiến hiện có, đẩy mạnh hội nhập trong 10 ngành ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho các luồng mậu dịch hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động có chuyên môn được luân chuyển tự do hơn, tăng cường các cơ chế hợp tác nội bộ, nâng cao hiệu quả cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN.

Một góc Jakarta

Các bộ trưởng đã thông qua dự thảo Hiệp định khung và các lộ trình hội nhập các ngành ưu tiên với những biện pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ASEAN tăng cường liên kết, nâng cao sức cạnh tranh. Các bộ trưởng cũng thông qua dự thảo Nghị định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp mới của ASEAN, được xây dựng trên cơ sở cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), do cơ chế này rất quan trọng đối với sự ổn định của hệ thống thương mại khu vực. Dự kiến toàn bộ các văn bản trên sẽ được trình lên Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 10 diễn ra vào tháng 11 tới tại thủ đô Vientiane (Lào) để các nhà lãnh đạo ASEAN phê chuẩn.

Nhân dịp này, các bộ trưởng kinh tế và thương mại ASEAN đã thông qua cam kết thứ tư của vòng đàm phán thứ ba về tự do hoá thương mại dịch vụ và ký Nghị định thư về việc tiếp tục loại bỏ các rào cản đối với thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên trên cơ sở mở rộng phạm vi và mức độ cam kết của các nước thành viên ASEAN trong khuôn khổ WTO. Để tiếp tục tiến trình này, hội nghị nhất trí khởi động vòng đàm phán thứ tư về dịch vụ từ năm 2005 và dự kiến kết thúc trong vòng hai năm.

Hội nghị ghi nhận sự hoàn thành việc hòa hợp hóa 71 tiêu chuẩn về an toàn và 10 tiêu chuẩn về tính tương thích điện từ (EMC) nhằm tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm điện và điện tử do các nước ASEAN sản xuất. Các bộ trưởng đã bày tỏ hài lòng với tiến trình thực hiện các thỏa thuận công nhận lẫn nhau để tránh việc kiểm tra và xác nhận chồng chéo trong ASEAN.

Về vấn đề mở rộng các quan hệ mậu dịch và kinh tế với các nước đối tác thương mại chủ chốt, các bộ trưởng kinh tế và thương mại ASEAN đã nhất trí về thời điểm bắt đầu đàm phán các hiệp định mậu dịch tự do (FTA) với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và đạt được thỏa thuận về một số nội dung của FTA với Trung Quốc. Theo đó, bắt đầu từ năm 2005, ASEAN sẽ tiến hành thương thuyết để có thể hoàn thành FTA với Australia và New Zealand vào năm 2007, với Hàn Quốc vào năm 2009, Trung Quốc vào năm 2010 và Nhật Bản vào năm 2012.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Trương Đình Tuyển đã thông báo với hội nghị về tình hình chuẩn bị Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ 5 (ASEM - 5) tổ chức tại Hà Nội. Các bộ trưởng ghi nhận đề xuất của Việt Nam coi trọng tâm của ASEM - 5 là thúc đẩy quan hệ đối tác kinh tế Á - Âu mật thiết hơn và cam kết hỗ trợ Việt Nam để tổ chức thành công Hội chợ Thương mại ASEAN 2004, dự kiến diễn ra tại Hà Nội từ ngày 6 - 10.09.2004.

(TTXVN)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi

 
Trở về đầu trang



KHAI MẠC HỘI NGHỊ AFTA LẦN THỨ 18
"Thúc đẩy mậu dịch trong khu vực..."
www.nguoivienxu.vietnamnet.vn/trenduongphattrien/2004/09/254638/ 
09:17' 03/09/2004 (GMT+7)

Một góc Jakarta

Ngày 02.09, Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) lần thứ 18 và Hội nghị Hội đồng Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) lần thứ 7 đã khai mạc tại thủ đô Jakarta (Indonesia) trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 36 (AEM - 36) nhằm tìm các biện pháp thúc đẩy mậu dịch trong khu vực và thu hút đầu tư nước ngoài.

Phát biểu bên lề hai hội nghị trên, Vụ trưởng vụ hợp tác khu vực thuộc Bộ Công thương Indonesia Eliver Radjagoekgoek cho biết chương trình làm việc chủ yếu trong ngày đầu tiên là điều chỉnh và mở rộng "các qui định xuất xứ" AFTA để có thể tăng cường mậu dịch giữa các nước thành viên. Đồng thời các bộ trưởng cũng dự kiến phê chuẩn "khái niệm biến đổi đáng kể" cho phép những sản phẩm, có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu được chế tạo tại ASEAN cũng được hưởng chế độ Thuế quan Ưu đãi Hiệu quả chung (CEPT) một khi các loại nguyên liệu thô đó đã biến đổi hoàn toàn trong quá trình chế tạo thành sản phẩm cuối cùng.

ASEAN lần thứ 9 - Indonesia 2003 (tư liệu)

Như vậy, chắc chắn sẽ có thêm nhiều loại sản phẩm được sản xuất tại ASEAN được hưởng mức thuế quan thấp hơn, và điều này sẽ giúp thúc đẩy mậu dịch nội khối và thu hút các nhà đầu tư ngoài khu vực. Hội đồng AFTA cũng dự kiến nhất trí đề xuất của Singapore, yêu cầu giảm mức phụ tùng nội địa tối thiểu trong sản phẩm được hưởng CEPT từ 40%, xuống còn 10 - 20%. Theo các tài liệu được công bố, hội nghị ngày 02.09 thảo luận đề xuất của Việt Nam, yêu cầu hoãn việc chuyển một số loại phụ tùng và linh kiện ô tô xe máy cụ thể từ danh sách tạm thời chưa thực hiện sang danh sách thực hiện CEPT.

Tại Hội nghị AIA, các đại biểu dự kiến xem xét báo cáo giám sát đầu tư ASEAN năm 2004, dự thảo chính thức chương trình làm việc chiến lược nhằm tăng cường sức cạnh tranh đầu tư của ASEAN và kế hoạch hành động nhằm thúc đẩy đầu tư trong nội bộ ASEAN. AFTA, đã được bắt đầu thực hiện dần từng bước từ năm 1992 và sẽ được thực hiện đầy đủ vào năm 2008, nhằm cắt giảm đáng kể và tiến tới hủy bỏ các rào cản thuế quan trong khu vực thông qua CEPT.

(TTXVN)

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 35 (AEM - 35) tại Phnom Penh đã nhất trí:

  • Các Bộ trưởng tham gia hội nghị đã đưa ra hai khuyến nghị then chốt cụ thể hóa tiến trình hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) là xây dựng một hệ thống giải quyết tranh chấp có hiệu quả vào cuối năm 2004 và đẩy nhanh hội nhập các lĩnh vực ưu tiên mà ASEAN có lợi thế cạnh tranh, cụ thể đó là các sản phẩm như gỗ, ô tô, cao su, dệt may, nông sản, thủy sản, điện tử, du lịch.

    ASEAN lần thứ 8 - Campuchia - 2002 (tư liệu)

  • Từ năm 2004, các nước ASEAN sẽ từng bước áp dụng mức thuế 0%, làm hài hòa các tiêu chuẩn hàng hóa, thực hiện thông quan nhanh chóng hơn và đơn giản hóa các thủ tục hải quan.

  • Về chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO), các Bộ trưởng đồng ý kéo dài việc miễn yêu cầu về 30% cổ phần quốc gia đối với các đơn xin gia nhập AICO cho đến 31.12.2004.

  • Các Bộ trưởng đã ký Hiệp định về Chương trình hài hòa đối với mỹ phẩm ASEAN và Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN nhằm tạo điều kiện cho việc áp dụng công thức ASEAN - X đối với các nước có thể thực hiện được.

  • Các Bộ trưởng hài lòng với tiến triển của đàm phán xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, đặc biệt là thỏa thuận các cam kết thực hiện "Chương trình thu hoạch sớm" để thực hiện từ tháng 01.2004. Hội nghị cũng đã thảo luận và ghi nhận sự tiến bộ trong đàm phán Hiệp định khung về Đối tác gần gũi ASEAN - Ấn Độ.

  • Các Bộ trưởng đã thông qua dự thảo Hiệp định khung về đối tác toàn diện (CEP) giữa ASEAN và Nhật Bản để trình các nguyên thủ quốc gia tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Nhật Bản ở Bali (Indonesia) vào tháng 10.

  • Hội nghị cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải xem xét đầy đủ các yêu cầu đặc biệt và các mối quan tâm của các nước đang phát triển để có thể hội nhập tốt hơn vào hệ thống thương mại đa biên.

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi

 
Trở về đầu trang



HỘI NGHỊ DIỄN ĐÀN KHU VỰC ASEAN LẦN THỨ 11:
"Hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực"
www.nguoivienxu.vietnamnet.vn/trenduongphattrien/2004/07/172474/ 
08:44' 03/07/2004 (GMT+7)

Bali - Jakarta

Tại Jakarta, ngày 02.07, Hội nghị Diễn đàn ASEAN lần thứ 11 (ARF-11) đã trao đổi thẳng thắn về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm và một số vấn đề khác, thảo luận phương hướng hoạt động sắp tới của ARF nhằm góp phần tạo ra môi trường thuận lợi cho hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực.

Các Bộ trưởng tham dự hội nghị đã bày tỏ sự hài lòng trước những tiến bộ và vai trò của ARF trong thúc đẩy đối thoại, hợp tác cũng như xây dựng lòng tin tại châu Á - Thái Bình Dương; khẳng định vai trò của ARF như một diễn đàn chính trị - an ninh của khu vực đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc củng cố diễn đàn này.

Hội nghị ARF - 10 tại Campuchia

Hội nghị hoan nghênh Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II và ủng hộ vai trò nòng cốt, đi đầu của ASEAN trong ARF, kêu gọi tất cả các bên nỗ lực tham gia thúc đẩy tiến trình ARF nhằm đảm bảo an ninh tại Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương. Các Bộ trưởng hoan nghênh việc xây dựng Cộng đồng An ninh ASEAN, như một trong những trụ cột của Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 để đảm bảo hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.

Các Bộ trưởng đã trao đổi quan điểm về những diễn biến gần đây trên bán đảo Triều Tiên, kêu gọi các bên liên quan nỗ lực duy trì hòa bình và an ninh thông qua đối thoại hòa bình và phi hạt nhân hóa. Hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện "Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông" (DOC) và nhấn mạnh rằng các bên liên quan cần tự kiềm chế, không thực hiện các hoạt động có thể ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực. Các Bộ trưởng khẳng định khủng bố tiếp tục là một nguy cơ đối với tất cả các nước và thỏa thuận rằng cuộc chiến chống khủng bố phải phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

ASEAN lần thứ 9

Các bên cũng ghi nhận thông báo của Myanmar và trao đổi về vấn đề mở rộng thành viên của Diễn đàn Á - Âu (ASEM). Các nước châu Á giữ lập trường nguyên tắc là 3 nước thành viên ASEAN (Lào, Campuchia, Myanmar) và 10 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) phải được kết nạp đồng thời và cùng tham gia Hội nghị ASEM - 5 tại Hà Nội.

Hội nghị đã thông qua Tuyên bố ARF về tăng cường an ninh giao thông chống khủng bố quốc tế và Tuyên bố về không phổ biến vũ khí hạt nhân. Hội nghị ARF-11 đã kết nạp Pakistan làm thành viên chính thức thứ 24 của Diễn đàn. Nhật Bản và Pakistan cũng chính thức tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) của ASEAN.

(TTXVN)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi

 
Trở về đầu trang



HỘI NGHỊ AMM - 37 NHẤT TRÍ:
Tăng cường hợp tác về "sáng kiến liên kết ASEAN"
08:35' 01/07/2004 (GMT+7)
 www.nguoivienxu.vietnamnet.vn/ngaynaynamxua/2004/07/171736/ 

Một góc Thủ đô Jakarta

Tại Jakarta, chiều 30.06, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 37 (AMM - 37) đã kết thúc thành công.

Hội nghị đã ra Thông cáo Chung, nhất trí khẳng định cam kết của các nước thành viên trong thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2020, với ba trụ cột: Cộng đồng an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hoá - xã hội. Hội nghị nhất trí tán thành dự thảo Kế hoạch Hành động Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC) và kiến nghị Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 10 tại Vientiane (Lào) chính thức thông qua Kế hoạch này.

Hội nghị ASEM - 2001 tại Kobe

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đánh giá cao những tiến bộ đã đạt được và nhất trí cho rằng việc thực hiện thành công "Kế hoạch Hành động Hà nội" sẽ góp phần quan trọng vào thực hiện các mục tiêu đã nêu trong "Tầm nhìn ASEAN 2020" và Hiệp ước Bali II. Các Bộ trưởng nhất trí tăng cường hợp tác về "Sáng kiến Liên kết ASEAN" (IAI), thông qua thúc đẩy sự phát triển cân bằng tại Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Hội nghị bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn của ASEAN đối với Việt Nam trong tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu lần thứ 5 (ASEM-5) tại Hà Nội, khẳng định sự ủng hộ ba nước thành viên còn lại của ASEAN (Campuchia, Lào và Myanmar) đồng thời gia nhập ASEM. Hội nghị kiến nghị các nhà Lãnh đạo ASEAN tổ chức Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Australia/New Zealand, ASEAN - Nga trong thời gian tới.

Hội nghị ASEAN lần thứ 9 tại Bali

Các Bộ trưởng đã khẳng định "Tuyên bố về ứng xử của các Bên" (DOC) tại Biển Đông mà ASEAN đã ký kết với Trung Quốc tại Phnom Penh ngày 04.11.2002, coi đây là một bước quan trọng hướng tới đạt được "Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông" (COC) để thúc đẩy hoà bình, an ninh và ổn định trong khu vực. Hội nghị khẳng định nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của Myanmar, đồng thời kêu gọi các bên liên quan nỗ lực thúc đẩy qúa trình chuyển tiếp dân chủ tại Myanmar. Hội nghị cũng thảo luận dự thảo Chương trình Hành động Vientiane, bầu CHDCND Lào làm Chủ tịch Uỷ ban Thường trực ASEAN - 38 và hướng tới chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh ASEAN -10 và các hội nghị khác tại Lào.

Các Bộ trưởng cũng thông qua quyết định về một số vấn đề quan trọng khác và ký kết "Tuyên bố về việc xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ ở khu vực ASEAN.

(TTXVN)

Thông cáo chung của hội nghị ngoại trưởng thường niên ASEAN tại Jakarta đưa ra khi hội nghị kết thúc ngày 30.06 gồm những nội dung cơ bản sau:

  • Vấn đề Cộng đồng ASEAN: Các bộ trưởng nói các kế hoạch thành lập một Cộng đồng ASEAN theo kiểu EU vào năm 2020 đang tiến triển tốt, dựa trên ba chủ đề an ninh, kinh tế và phát triển văn hóa - xã hội.

  • Vấn đề chủ nghĩa khủng bố: Thông cáo chung kêu gọi "tăng cường nỗ lực hợp tác mở rộng hơn nữa và các sáng kiến cụ thể ở mọi cấp độ trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố". Các bộ trưởng "nhấn mạnh cần phải nêu ra những căn nguyên của chủ nghĩa khủng bố và không chấp nhận bất cứ mưu toan nào gắn khủng bố với tôn giáo, chủng tộc, quốc tịch hay nhóm dân tộc thiểu số".

  • Vấn đề Myanmar: Các bộ trưởng nhấn mạnh mong muốn một sự chuyển tiếp suôn sẻ sang nền dân chủ, song không đề cập tới thủ lĩnh đối lập bị giam cầm Aung San Suu Kyi.

  • Vấn đề Iraq: Các bộ trưởng hoan nghênh việc Mỹ chuyển giao quyền lực cho Iraq, song nhấn mạnh Liên hợp quốc cần tham gia sự chuyển tiếp của Iraq sang nền dân chủ và bày tỏ quan ngại đối với tình hình an ninh "đang xuống cấp".

  • Vấn đề Trung Đông: Trong khi lên án mọi hành động bạo lực, các bộ trưởng bày tỏ "quan ngại sâu sắc" đối với tình hình đang xấu đi ở "những vùng lãnh thổ của Palestine bị chiếm đóng", trong đó có vùng Đông Jerusalem.

  • Vấn đề Bán đảo Triều Tiên: Các bộ trưởng hoan nghênh những tiến bộ đạt được trong cuộc vận động ngoại giao "sáu bên" nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên và tuyên bố ASEAN sẵn sàng giúp đỡ nếu được đề nghị

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi

 Trở về đầu trang

Bản quyền Báo điện tử VietNamNet, được hỗ trợ bởi phần mềm VASC Orient Soft.
Công ty phần mềm và truyền thông VASC - 99 Triệu Việt Vương, Hà Nội.
Tel: +844 9420798 ; Fax: +844 9420796 ; webmaster@vasc.com.vn