xuong cuoitrang

57
Thứ hai, 20/11/2006, 15:25 GMT+7
tại địa chỉ, trong Internet : www.vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2006/11/3B9F092B/ 

Ảnh tổng thống Mỹ thăm TP Hồ Chí Minh

Sáng nay, Tổng thống Mỹ George Bush bắt đầu chuyến thăm TP Hồ Chí Minh bằng việc tới Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố. Sau đó ông tới Viện Pasteur và Bảo tàng Lịch sử trước khi rời Việt Nam đi Indonesia.
> Ảnh Tổng thống Bush đi nhà thờ Cửa Bắc

Tổng thống Mỹ vẫy tay chào tạm biệt Hà Nội khi lên chiếc chuyên cơ Air Force One để vào TP. Hồ Chí Minh vào chiều muộn hôm qua. Ảnh: AP.
Chiều tối qua sau khi kết thúc Hội nghị lãnh đạo kinh tế APEC-14, Tổng thống Mỹ George Bush vẫy tay chào tạm biệt Hà Nội và lên chiếc chuyên cơ Air Force One để vào thăm TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: AP.
Sau đó Tổng thống Mỹ Bush và Thủ tướng Australia John Howard cũng đang có mặt tại TP. Hồ Chí Minh đã đi ăn tối cùng nhau tại một nhà hàng Việt Nam trên đường Hai Bà Trưng. Ảnh: Reuters.
Ngay sau khi máy bay hạ cánh, Tổng thống Mỹ George Bush cùng Thủ tướng Australia John Howard, cũng đang có mặt tại TP. Hồ Chí Minh, đi ăn tối cùng nhau tại một nhà hàng trên đường Hai Bà Trưng. Ảnh: Reuters.
Trước khi ra về, hai nhà lãnh đạo Mỹ và Australia không quên nán lại và vui vẻ chụp ảnh kỷ niệm với các nhân viên phục vụ. Đứng ngoài cùng bên trái là đệ nhất phu nhân Laura Bush, cạnh bà là phu nhân Janette Howard. Ảnh: Reuters.
Điểm đến thăm đầu tiên vào sáng nay của Tổng thống Mỹ Bush là Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Trong ảnh ông đang bắt tay Giám đốc trung tâm Trần Đắc Sinh sau khi gõ cồng khởi đầu phiên giao dịch thứ hai trong ngày. Ảnh: Reuters.
Chiếc Cadillac One bọc thép đưa Ảnh: AP.
Chiếc Cadillac One bọc thép đưa Tổng thống Bush và phu nhân tới điểm đến thăm tiếp theo là Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, một trong những trung tâm nghiên cứu đầu ngành về bệnh truyền nhiễm của Việt Nam. Ảnh: AP.
Ông Bush nói chuyện với các nhân viên của phòng thí nghiệm bệnh HIV/AIDS của Viện Pasteur. Ảnh: AP.
Hai vợ chồng nhà lãnh đạo Mỹ cũng sang thăm phòng thí nghiệm bệnh cúm gia cầm thuộc Viện Pasteur với sự giới thiệu của tiến sĩ Cao Thị Bảo Vân. Ảnh: AP.
Điểm cuối cùng Tổng thống Mỹ George Bush đến tham quan là Bảo tàng Lịch sử. Trong ảnh ông đang cùng Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Hoàng Quân vỗ tay khen ngợi một hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại đây. Ảnh: AP.
Ông Bush đến bắt tay cảm ơn các nghệ sĩ Việt Nam sau buổi biểu diễn trong khuôn viên bảo tàng. Khoảng 12h50 trưa nay tổng thống Mỹ rời Việt Nam kết thúc chuyến thăm chính thức kéo dài 4 ngày. Ảnh: AP.

T.G.

  len dau trang
 57
Thứ hai, 20/11/2006, 14:10 GMT+7
tại địa chỉ, trong Internet : www.vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2006/11/3B9F0943/ 

Ảnh lễ đón Tổng thống Nga Putin

Sáng nay lễ đón Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm chính thức Việt Nam diễn ra tại Phủ Chủ tịch. Ông cũng đã tới đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm liệt sĩ ở Hà Nội.
> Putin trong Hội nghị APEC

Vietnamese residents in their traditional 'ao dai' dress wave Russian and Vietnamese flags upon the arrival of Russia's President Vladimir Putin at the Presidential Palace in Hanoi November 20, 2006. Putin attended the Asia Pacific Economic Cooperation (APEC) summit in Vietnam. REUTERS/Kham (VIETNAM)
Nhiều phụ nữ Việt Nam trong trang phục áo dài vẫy cờ Nga và Việt Nam chờ Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Phủ Chủ tịch tại Hà Nội sáng nay. Ảnh: Reuters.
Russia's President Vladimir Putin (L) and Vietnam's President Nguyen Minh Triet listen to anthems during a welcoming ceremony at the Presidential Palace in Hanoi November 20, 2006. Putin attended the Asia Pacific Economic Cooperation (APEC) summit in Vietnam. REUTERS/Kham (VIETNAM)
Tổng thống Putin (trái) và Chủ tịch Nguyễn Minh Triết lắng nghe quốc ca hai nước trong lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch. Ảnh: Reuters.
 
Russian President Vladimir Putin inspects the guard of honour during a welcoming ceremony at the Presidential Palace in Hanoi November 20, 2006. REUTERS/Grigory Dukor (VIETNAM)
Tổng thống Putin duyệt đội quân danh dự trong lễ đón chính thức. Ảnh: Reuters.
Russian President Vladimir Putin, front left, holds a file as he talks with Vietnamese President Nguyen Minh Triet on Monday November 20, 2006 at the Presidential Palace in Hanoi, Vietnam. The Russian President is in Vietnam for an official visit on the day after the APEC summit closed in Hanoi. (AP Photo/HOANG DINH Nam, POOL)
Tổng thống Putin khi hội đàm với Chủ tịch Nguyễn Minh Triết tại Phủ chủ tịch. Sau cuộc hội đàm, nhiều thỏa thuận hợp tác về ngân hàng, dầu khí, du lịch giữa hai nước đã được ký kết. Ảnh: AP.
Russia's President Vladimir Putin stands in front of the bust of late Vietnamese President Ho Chi Minh at the Presidential Palace in Hanoi November 20, 2006. Putin attended the Asia Pacific Economic Cooperation (APEC) summit in Vietnam. REUTERS/Kham
Tổng thống Putin đứng trước bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ chủ tịch. Ảnh: Reuters.
Russian President Vladimir Putin, second left, leaves after laying a wreath at the monument to matyrs on Monday November 20, 2006 in Hanoi, Vietnam. The Russian President is in Vietnam for an official visit on the day after the APEC summit closed in Hanoi . (AP
Tổng thống Putin (thứ hai từ trái qua) sau khi đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm liệt sĩ ở Hà Nội. Ảnh: AP.

Hải Ninh

 

  len dau trang
 56
Thứ hai, 20/11/2006, 11:19 GMT+7
tại địa chỉ, trong Internet : http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/Chung-khoan/2006/11/3B9F0937/ 

Ảnh Tổng thống Mỹ đến sàn chứng khoán TP HCM

Sự có mặt của Tổng thống G.Bush tại Trung tâm giao dịch Chứng khoán TP HCM sáng nay khiến giao dịch trên toàn thị trường bùng nổ. Gần 5,5 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được khớp lệnh, đạt trị giá 345 tỷ đồng. VN-Index tăng thêm 10,47 điểm, đạt 584,26 điểm.
> Chứng khoán sẽ lên điểm vì chuyến thăm của ông Bush

U.S. President George W. Bush meets unidentified staff members during a tour the stock exchange in Ho Chi Minh City, Vietnam, Monday, Nov. 20, 2006.
Gặp gỡ các quan chức Ủy ban Chứng Khoán và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM. Ảnh: AP.
Tổng thống George W. Bush đánh cồng mở đầu phiên giao dịch sáng nay tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM. Bên phải là Giám đốc Trung tâm Giao dịch Trần Đắc Sinh. Ảnh: Reuters.
U.S. President George W. Bush speaks during a meeting with business leaders after a tour the stock exchange in Ho Chi Minh City, Vietnam, Monday, Nov. 20, 2006.
Gặp gỡ nhân viên giao dịch tại Trung tâm Chứng khoán. Ảnh: AP.
U.S. President George W. Bush speaks during a meeting with business leaders after a tour the stock exchange in Ho Chi Minh City, Vietnam, Monday, Nov. 20, 2006.
Tổng thống Mỹ George W. Bush phát biểu trong cuộc họp với doanh nghiệp tại sàn chứng khoán TP. HCM sáng nay. 5 doanh nghiệp tham dự cuộc gặp gỡ bàn tròn này là Công ty cổ phần Phát triển đầu tư công nghệ FPT; Công ty cổ phần khu công nghiệp Tân Tạo; Công ty cổ phần cơ điện lạnh REE; Công ty Cổ phần xây dựng kiến trúc AA và Công ty Toàn Mỹ. Ảnh: AP.
Các nhà đầu tư Việt Nam chào đón Tổng thống Mỹ khi ông đến thăm sàn chứng khoán. ẢNh: AP
Các nhà đầu tư Việt Nam chào đón Tổng thống Mỹ khi ông đến thăm sàn chứng khoán. Ảnh: AP.

K.D.

 

  len dau trang
 55
Thứ hai, 20/11/2006, 15:36 GMT+7
tại địa chỉ, trong Internet : www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2006/11/3B9F093A/ 

Tổng thống Bush nhìn thấy 'cơ hội lớn cho doanh nghiệp Mỹ'

Thăm Trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM sáng nay, Tổng thống Bush bày tỏ sự ngạc nhiên và khâm phục về tốc độ tăng trưởng kinh tế ở VN những năm gần đây. Ông cam kết đến cuối năm, chậm nhất là đầu năm sau, Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) sẽ được thông qua.
> Ảnh Tổng thống Bush tại TTGDCK

Tổng thống Bush thăm Sàn giao dịch chứng khoán TP HCM. Ảnh: AP.

9h sáng nay, Tổng thống Mỹ bước trên dải thảm đỏ vào Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP HCM. Ông gióng 3 tiếng cồng để mở đầu phiên giao dịch mới. Ngay sau đó, ông đã gặp gỡ quan chức trung tâm, các nhà đầu tư tại sàn và có cuộc gặp bàn tròn với lãnh đạo 11 doanh nghiệp VN và Mỹ.

"Tôi rất muốn lắng nghe xem những cơ hội cũng như thách thức mà các bạn gặp phải. Mỹ sẽ nỗ lực giúp đỡ dể thúc đẩy nền kinh tế nơi đây phát triển. Khi đọc về tình hình phát triển kinh tế VN gần đây, tôi thực sự kinh ngạc về tốc độ tăng trưởng. Và một thực tế là người dân VN đang hiện thực hoá giấc mơ tươi đẹp của mình", Tổng thống Bush nói chuyện với các doanh nhân sáng nay. Ông đã dành nhiều thời gian để nói chuyện trực tiếp với từng người một trong số 5 tổng giám đốc doanh nghiệp VN và 6 doanh nghiệp Mỹ đang đầu tư tại VN, trong đó có FPT, Intel, FedEx...

Kinh tế VN đã tăng trưởng với tốc độ 8,4% trong năm ngoái và dự kiến cũng sẽ đạt kết quả trên 8% trong năm nay. Năm 2000, sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên mở cửa tại TP HCM với 2 cổ phiếu và 2 trái phiếu niêm yết. Mới đây VN khai trương thêm Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội, giúp mở rộng quy mô toàn thị trường lên 56 chứng khoán và chứng chỉ quỹ, với giá trị vốn hoá trên 3,5 tỷ USD.

"Số lượng chứng khoán niêm yết như vậy còn rất ít, phải phát triển nhiều hơn nữa mới đủ. Trong khi Mỹ rất mạnh về ngành tài chính, ngân hàng nên đây là cơ hội lớn cho doanh nghiệp Mỹ", ông nói thêm.

Tổng thống Bush cũng tìm hiểu về tình hình tín dụng trong các công ty cổ phần, về sở hữu trí tuệ, thủ tục hành chính... Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) và vấn đề thẻ doanh nhân APEC cũng được đề cập đến trong bàn tròn doanh nghiệp. Theo tổng thống, PNTR đã hoàn tất về mặt thủ tục, chỉ còn chờ thời gian thông qua. "Tôi đảm bảo đến cuối năm, hoặc chậm nhất là đến đầu năm tới, PNTR sẽ chắc chắn được thông qua với VN", Tổng thống khẳng định.

Ông Bush cho biết, tại Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương vừa kết thúc tại Hà Nội, Mỹ đã quyết định sẽ tham gia vào chương trình thẻ doanh nhân đi lại trong APEC. Trở về nước ngay sau chuyến đi này, người đứng đầu chính phủ Mỹ sẽ ký quyết định tham gia chương trình thẻ doanh nhân APEC.

Nhà đầu tư chứng khoán kỳ vọng

Sự có mặt của Tổng thống Mỹ tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM khiến không khí ở các sàn chứng khoán nóng hôi hổi.

Sàn Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) chật cứng nhà đầu tư. Không khí càng nóng hơn vào những đợt khớp lệnh. Khách hàng liên tục điện thoại trao đổi thông tin với nhà đầu tư từ các sàn khác để cập nhật tình hình mới nhất. Chỉ số VN-Index tăng vùn vụt qua từng phiên...

Không khí tại sàn công ty chứng khoán ngân hàng Đầu tư Phát triển (BSC) cũng sôi động không kém. Các nhà đầu tư chú ý nhất vào cổ phiếu của Công ty cổ phần cơ điện lạnh REE, ITA... vì biết đại diện những công ty này đang hội kiến Tổng thống Bush. Anh Hoàng Anh Tú, nhà đầu tư sàn BSC cho rằng, những mã chứng khoán này đã tăng mạnh trước chuyến viếng thăm này khá lâu, nay thêm đòn bẩy triển vọng, đầu tư vào nó chắc chắn có ăn.

Cũng có một số nhà đầu tư thận trọng hơn. Anh Nguyễn Hoàng Quân có mặt tại sàn SSI nhận định rằng, sở dĩ có chuyến viếng thăm của Tổng thống Bush là vì nhà đầu tư Mỹ đã đánh giá rất tốt triển vọng thị trường tài chính chứng khoán VN. Nhưng sớm nhất phải đến đầu năm sau, thị trường chứng khoán VN mới có những bước đột phá lớn.

Anh cũng dự đoán rằng, vị thế VN đang lên sau WTO, hội nghị APEC và đặc biệt là hiệu ứng chuyến thăm sàn chứng khoán của Tổng thống Bush, sắp tới thị trường chứng khoán VN sẽ đi lên với nội lực thực sự. Các nhà đầu tư nội lẫn ngoại sẽ không ngại rót vốn vì biết chắc rằng " từ nay cùng lắm thị trường cũng chỉ đi ngang, không bao giờ đi xuống", anh nhấn mạnh. 

Phan Anh - Ánh Hồng

  len dau trang
54
Thứ hai, 20/11/2006, 10:11 GMT+7
tại địa chỉ, trong Internet : www.vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2006/11/3B9F092A/

TP HCM hối hả thành đại đô thị

Thành phố Hồ Chí Minh, nơi Tổng thống Mỹ GW Bush hôm nay tới thăm và khởi động phiên giao dịch chứng khoán, sẽ nhanh chóng biến thành đại đô thị mới của thế giới. New York Times bình luận về tốc độ phát triển của thành phố như sau.

Khu Nam Sài Gòn, nhìn từ trên cao. Ảnh: IHT.
Khu Nam Sài Gòn, nhìn từ trên cao. Ảnh: IHT.

Sau nửa thế kỷ của chiến tranh và nghèo đói, thành phố Hồ Chí Minh đang gấp gáp bước về phía trước với những kế hoạch khổng lồ về mở rộng và phát triển đô thị, quyết tâm đoạt lấy vị trí xứng đáng là một trong các đô thị hàng đầu thế giới.

"Chúng tôi đang có vị thế tốt, và quyết tâm xây dựng một thành phố Hồ Chí Minh mới", Nguyễn Trọng Hòa, giám đốc sở kiến trúc và đô thị, nói.

"Chúng tôi muốn trở thành thành phố lớn nhất Việt Nam và là trung tâm của ASEAN, trung tâm của châu Á và cả thế giới nữa".

Những lời lẽ ấy có thể áp dụng cho cả đất nước này, nơi diễn ra Hội nghị lãnh đạo APEC 14, đón tiếp các nhà lãnh đạo đến từ 21 nền kinh tế châu Á Thái Bình Dương.

Việc Việt Nam sắp gia nhập WTO sau nhiều năm đàm phán khiến thành phố Hồ Chí Minh có thêm cơ sở để tham vọng trở thành trung tâm kinh tế thu hút làm sóng đầu tư mới đến từ khắp thế giới.

Thành phố Hồ Chí Minh, với đóng góp một phần tư tổng sản phẩm quốc nội và một phần ba tổng thu thuế, "sẽ trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học và công nghệ ở Đông Nam Á", theo website chính thức của đô thị này.

Nhiều người Việt Nam tin rằng họ đã có thể đạt được điều đó từ lâu, giống như những "con hổ" láng giềng, nếu nền kinh tế Việt Nam không bị tàn phá vì chiến tranh, lệnh cấm vận kinh tế và nền kinh tế tập trung mệnh lệnh. Và trong cuộc đua hiện nay để kịp với các nước láng giềng, thành phố Hồ Chí Minh đang dẫn đầu.

Trong hai mươi năm nữa, dân số 7 triêu hiện nay của thành phố dự kiến tăng 50%, diện tích đô thị sẽ trải rộng chiếm gọn cả những vùng đầm lầy bao quanh. Với nhiều kế hoạch xây dựng sân bay, cầu cống, đường cao tốc và đường ngầm, các khu nhà cao tầng mới, Sài Gòn xưa đang bắt tay thực hiện chương trình đô thị được cho là tham vọng hàng đầu thế giới.

"Với những gì đang diễn ra, chúng tôi nghĩ trong 10 năm nữa có một thành phố hoàn toàn khác", Ayumi Konishi, giám đốc quốc gia tại Việt Nam của Ngân hàng Phát triển châu Á, nói.

"Thành phố này chắc chắc sẽ trở thành một trong các đại đô thị (megacity) của châu Á", ông nói. "Quy mô của những dự án đang được nhắc đến có thể gây kinh ngạc, nhưng là cần thiết".

Nhưng thành phố cũng đương đầu với bài toán nan giải phát triển theo hướng nào, để tránh sự hỗn loạn và tắc đường đang xảy ra ở các thành phố trong vùng như Bangkok, Jakarta hay Manila.

"Thành phố vẫn chưa quyết định được bản sắc", Nguyễn Văn Tất, một kiến trúc sư và là phó tổng biên tập tạp chí Nhà Đẹp, nói. "Với nhiều người, phong cách hiện đại là lựa chọn".

"Đối với họ, Singapore là hình mẫu hấp dẫn, rất sạch sẽ, dễ hiểu. Còn với tôi, sẽ khó mà chấp nhận rằng hình mẫu đó là số phận của Sài Gòn".

Người Pháp từ những năm 1860 bắt đầu xây nên một thành phố rợp bóng mát được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Trong khi giới chức đang hoạch định tương lai cho thành phố, câu hỏi đặt ra là những phần cũ sẽ được giữ lại bao nhiêu.

"Mỗi thành phố như một con người", Tất nói. "Nó cần có quá khứ. Việt Nam chúng tôi có câu giấy rách phải giữ lấy lề".

Nhưng một số trang trong kiến trúc của thành phố đang rách.

Khi nền kinh tế bắt đầu phát triển lên, các nhà xây dựng đã chớp thời cơ dựng lên vài tòa cao ốc văn phòng lạnh lẽo giữa các khuôn viên xinh đẹp ở trung tâm thành phố. Đường chân trời bị gãy bởi những cấu trúc xấu xí nhô lên cao. Chúng trở thành chủ đề của một cuộc tranh cãi gay gắt, đặc biệt là dự án xây tòa nhà 53 tầng ở ngay gần công viên ở trung tâm.

Việc bắt đầu ở hẳn một khu mới sẽ dễ dàng hơn nhiều, và vì thế thành phố Hồ Chí Minh đang mở rộng nhanh chóng. Với các nhà quy hoạch, Nam Sài Gòn là một kiểu mẫu cho tương lai. Khu này rộng chừng 3.100 ha, do một công ty Đài Loan đầu tư xây dựng.

Bên trong khu đô thị có đầy đủ các điều kiện cần thiết, từ cửa hàng, bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu cho tới sân golf, văn phòng, trung tâm hôin nghị và khu công nghiệp, các căn hộ và biệt thự.

Gọn gàng, sạch sẽ và ngăn nắp, đó là một Sài Gòn của tương lai, được chắt lọc ra từ lịch sử của nó.

Mai Trang (lược dịch)

  len dau trang
53
Thứ hai, 20/11/2006, 11:19 GMT+7
tại địa chỉ, trong Internet : www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2006/11/3B9F0917/

Tơ tằm, tranh thêu Việt đắt khách dịp APEC

Để làm quà cho mẹ và con gái, phu nhân Thủ tướng Canada mua 5 chiếc khăn lụa tơ tằm tại cửa hàng HaDong Silk. Bà Janette Howard, phu nhân Thủ tướng Australia đặt may 4 bộ váy áo lụa. Phu nhân Tổng thống Indonexia đến cửa hàng XQ mua tranh thêu làm quà lưu niệm.

Phu nhân tổng thống Australia lựa chọn váy áo. Ảnh: PV.

Một ngày sau khi đến Việt Nam, bà Janette Howard, phu nhân Thủ tướng Australia đã tới cửa hàng lụa HaDong (phố Hàng Gai) để mua quần áo. Lựa chọn cẩn thận chất liệu, vị khách đặc biệt này đã đặt may 4 bộ áo vest, trong đó có một bộ xanh tím với chất liệu vải đũi để mặc dự tiệc chiêu đãi buổi tối. Chiều cùng ngày, bà đã đến thử và rất hài lòng vì bộ váy áo vừa vặn, dáng áo đẹp. Bà cho biết, sẽ mặc bộ này để tham gia một bữa tiệc chiêu đãi buổi tối.

Chị Phạm Hồng Thái, phụ trách cửa hàng Hadong Silk, cho hay, phu nhân Thủ tướng Australia có gu thẩm mỹ cao, bà đã xem xét chất liệu vải rất kỹ lưỡng. Màu xanh tím, xanh coban, đen trắng với chất liệu vải lụa, Taffta là những lựa chọn của bà. Trước khi rời cửa hàng, bà Janette Howard không quên viết lời cám ơn những người thợ tạo ra sản phẩm đẹp trong cuốn sổ lưu niệm.

Cùng ngày, cửa hàng Hadong Silk còn đón phu nhân Thủ tướng Canada đến mua hàng. Chỉ lựa chọn trong khoảng 30 phút, bà Laureen Harper đã mua 5 chiếc khăn lụa tơ tằm các màu để làm quà cho mẹ và con gái. Bà nhận xét, lụa ở Việt Nam rất đẹp.

ảnh
Phu nhân Tổng thống Indonesia xem chỉ thêu tại cửa hàng XQ. Ảnh: PV.

Nổi tiếng sau khi đón phu nhân cựu Tổng thống Mỹ bà Hilary Clinton đến tham quan, dịp APEC, khá nhiều đoàn đại biểu nước ngoài đến HaDong Silk mua khăn, cà vạt, áo dài, vest của để làm quà tặng, lưu niệm. Cửa hàng này cho biết, lượng bán ra tăng gấp 1,5-2 lần ngày thường.

Cửa hàng tranh thêu XQ (phố Huế) là một điểm ghé thăm của phu nhân Tổng thống Indonesia - bà Susilo Bambang. Vị khách quý này đã dành khoảng 1 giờ xem các bức tranh thêu, tìm hiểu nghệ thuật thêu tay truyền thống do các nghệ nhân của công ty XQ thực hiện. Sau đó bà đã mua một số bức tranh hoa và phong cảnh đất nước Việt Nam.

Trước khi ra về, bà Susilo Bambang nhận xét trong cuốn sổ lưu niệm "Tôi rất khâm phục về sự mềm mại, màu sắc và sự sáng tạo ở các bức tranh thêu Việt Nam". Các nghệ nhân XQ cũng tặng phu nhân một bức tranh hoa nhỏ để tỏ lòng ngưỡng mộ.

Đoàn Loan

  len dau trang
52
Thứ hai, 20/11/2006, 14:47 GMT+7
tại địa chỉ, trong Internet : www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2006/11/3B9F0928/

Việt - Nga thúc đẩy hợp tác ngân hàng, dầu khí

Tổng thống Putin và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Ảnh: AP.

10h sáng nay, hàng trăm người dân Hà Nội đã vẫy cờ, hoa khi đoàn xe chở Tổng thống Vladimir Putin tiến vào Phủ Chủ tịch. Tại cuộc hội đàm, ông Putin khẳng định, chuyến thăm này sẽ thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Nhiều thỏa thuận hợp tác về ngân hàng, dầu khí, du lịch đã được ký kết.
> Tổng thống Putin thăm Ngân hàng Việt - Nga/ Tổng thống Putin đến Hà Nội

Tổng thống Putin đã trao cho Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết một số tài liệu lưu trữ đặc biệt về Bác Hồ trong thời gian ở Nga.

Tại cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã bàn thảo về các vấn đề hai bên cùng quan tâm, đặc biệt là thúc đẩy hợp tác kinh tế, năng lượng, du lịch, giáo dục, khoa học kỹ thuật... Kết thúc cuộc hội đàm, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Putin ký tuyên bố chung về việc tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu khí.

Lễ đón Tổng thống Putin tại Phủ Chủ tịch. Ảnh: AP.

Hai nhà lãnh đạo cũng chứng kiến lễ ký kết một số thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng, dầu khí và du lịch. Chiều nay, Tổng thống Putin sẽ hội kiến với Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng.

Ngay sau khi kết thúc Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC chiều qua (19/11), Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đến thăm Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB), dấu mốc hợp tác song phương giữa hai quốc gia trong lĩnh vực ngân hàng.

Trong lịch làm việc khá dày đặc tại Việt Nam, Tổng thống Nga đã có cuộc gặp song phương với lãnh đạo một số nước thành viên APEC. Trong đó, đáng chú ý là cuộc gặp Nga - Mỹ ngày 19/11 để bàn thảo về vấn đề gia nhập WTO của Nga.

Đây là lần thứ hai Tổng thống Putin đến thăm Việt Nam.

Việt Anh

  len dau trang
 51
Chủ nhật, 19/11/2006, 22:47 GMT+7
tại địa chỉ, trong Internet : www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2006/11/3B9F08E4/

TP HCM đón 3 lãnh đạo nền kinh tế APEC

19h25 hôm nay, chiếc chuyên cơ Air Force One chở Tổng thống Mỹ Bush đã hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Trước đó, thủ tướng Australia, John Howard và thủ tướng New Zealand, Helen Clark, cũng đã lần lượt tới TP HCM.

Đón Tổng thống Bush là Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Tài. Trong thời gian thăm TP HCM, ông Bush cùng phu nhân nghỉ tại khách sạn New World.

Tổng thống Bush và phu nhân tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: P.A.

Theo lịch trình, sáng 20/11, Tổng thống Bush sẽ gặp gỡ đại sứ và tổng lãnh sự Mỹ tại TP HCM. Sau đó ông đến thăm Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố, gặp gỡ bàn tròn với 5 doanh nghiệp VN trước khi tới Viện Pasteur nghe giới thiệu về chương trình phòng chống dịch cúm gia cầm và AIDS. Vợ chồng Tổng thống cũng đến thăm Bảo tàng lịch sử rồi tiếp tục chuyến đi sang Indonesia.

Người dân TP HCM đổ ra hai bên đường chờ đoàn xe của các lãnh đạo nền kinh tế. Ảnh: A.V.

Trước đó vào lúc 18h45, chiếc chuyên cơ của Không lực Hoàng gia Australia chở thủ tướng John Howard và phu nhân cũng đã hạ cánh xuống sân bay TP HCM. Theo lịch ngày 20/11, Thủ tướng John Howard tới dự lễ khánh thành nhà máy thép BlueScopesteel thuộc khu công nghiệp Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu). Sau đó, đoàn ghé thăm nghĩa trang Gò Cát và khu Thập tự giá Long Tân. Ông John Howard sẽ dự lễ trao bằng tốt nghiệp của Đại học RMIT Việt Nam.  

Chờ đợi dọc tuyến đường Trường Sơn dẫn vào sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: A.V.

Cùng thời điểm, vào lúc 19h Thủ tướng New Zealand Helen Clark cũng dừng quá cảnh 2 tiếng đồng hồ tại sân bay Tân Sơn Nhất trước khi bay về nước.

Trên suốt các tuyến đường chính nối sân bay Tân Sơn Nhất với trung tâm thành phố chiều nay, rất đông người dân đổ ra đường để đón chào đoàn xe của các vị lãnh đạo nền kinh tế APEC đi qua. Nhiều người đi đường thậm chí dừng hẳn lại chờ đợi. Cảnh sát giao thông đã phải hoạt động liên tục để làm giảm ách tắc, đảm bảo lưu thông trên các tuyến đường.

Phan Anh - Anh Vân

  len dau trang
 50
Thứ sáu, 17/11/2006, 17:10 GMT+7
tại địa chỉ, trong Internet : www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2006/11/3B9F077C/

Đôi guốc kỷ lục của Việt Nam

Đôi guốc kỷ lục
Đôi guốc khổng lồ. Ảnh: HNMĐT.

Đôi guốc thuần mộc dài tới 2,4 m, rộng 0,7 m, cao 1, 2 m, nặng khoảng 300 kg do Công ty Hoa Anh Đạt cùng các nghệ nhân của làng nghề ở Hà Tây, Hà Nội, Nam Định làm ra. Đây là sản phẩm chào mừng Hội nghị cấp cao APEC 14.

Các nghệ nhân đã phải dày công lặn lội khắp miền núi phía Bắc ròng rã mấy tháng trời để tìm được cây gỗ đủ tiêu chuẩn. Riêng thời gian phá phôi cũng mất 10 ngày.

Phần thân guốc rất kỳ công, riêng công đoạn sơn đã ngốn mất hơn 1 tháng trời. Ban đầu, người ta định khảm trai, hoặc trạm trổ lên thân guốc, nhưng theo ý kiến của các chuyên gia, nếu làm thế thì giống đồ... thủ công mỹ nghệ.

Phần quai guốc được được các nghệ nhân thực hiện trong vòng 20 ngày. Hoa văn trang trí theo văn hoá phương Đông là biểu tượng của trời đất, vũ trụ, mặt trời. Trong vòng tròn là hoa văn cổ với ý nghĩa: bách sự như ý, vạn vật sinh sôi nảy nở, đơm hoa kết trái từ một cội rễ. Hai bên là một loại cỏ trang trí phổ biến trong kiến trúc cổ: chỉ nở hoa một lần và khi ấy chủ nhà có hỷ sự long môn.

Hai cây tre cũng theo mẫu cổ là biểu tượng của tinh thần Việt, văn hoá Việt. Phía hai bên ở trên là hoa bảo tiên, một loại hoa văn cách điệu không có thực, nhưng thể hiện văn hoá tín ngưỡng Phật giáo, hoa của đất trời và là một trong những mẫu hoa văn phổ biến trong trang trí đình chùa, cung điện. Cách bài trí theo kiểu cân đối thể hiện quan điểm truyền thống có âm, có dương.

Đôi guốc được đóng bằng 16 chiếc đinh làm bằng đồng nguyên chất, mỗi chiếc nặng tới 1 kg. Trong 1,5 tháng miệt mài lao động, những nghệ nhân Việt Nam đã tạo nên đôi guốc lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay.

(Theo Hà Nội Mới điện tử)

  len dau trang
49 
Chủ nhật, 19/11/2006, 19:50 GMT+7
tại địa chỉ, trong Internet : www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2006/11/3B9F08DE/ 

'Doanh nghiệp Nhật đang quan tâm đặc biệt tới Việt Nam'

Chiều 19/11, tại cuộc hội đàm mở rộng với các doanh nghiệp Việt - Nhật, Thủ tướng Shinzo Abe cho biết, sự kiện hơn 130 doanh nghiệp hàng đầu tháp tùng ông đến VN là điều chưa từng có trong lịch sử nước này. Vừa đến Hà Nội, một đoàn doanh nghiệp Nhật đã khảo sát thực địa khu công nghệ cao Hòa Lạc.
> Hơn 100 doanh nghiệp tháp tùng Thủ tướng Nhật đến VN

Lễ đón chính thức Thủ tướng Nhật Bản diễn ra vào chiều 19/11 tại Phủ Chủ tịch. Ngay sau đó, ông Shinzo Abe đã hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về các vấn đề hai bên quan tâm.

Lễ đón Thủ tướng Shinzo Abe và phu nhân. Ảnh: AP.

Tại cuộc hội đàm, Nhật Bản cam kết sẽ tiếp tục duy trì viện trợ ODA và xem xét nghiêm túc các dự án hạ tầng chiến lược của VN như đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đường bộ cao tốc Bắc - Nam, khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Sau cuộc hội đàm cấp cao hai nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe đã có cuộc hội đàm mở rộng với sự tham gia của hơn 130 doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản tháp tùng Thủ tướng Shinzo Abe tới thăm VN và đại diện một số công ty của VN. Đây là lần đầu tiên một cuộc hội đàm mở rộng lại có đại diện của giới doanh nghiệp tham gia.

Thủ tướng Shinzo Abe cho biết, tháp tùng ông là đoàn doanh nghiệp với hơn 130 thành viên, điều này chưa từng có trong lịch sử Nhật Bản. Ngay chiều nay, một đoàn các doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu của Nhật Bản đã trực tiếp đi khảo sát thực địa.

Ông Fujio Mitarai, Chủ tịch Liên đoàn các doanh nghiệp Nhật Bản (Keidanren) cho biết, giới doanh nghiệp Nhật Bản thực sự quan tâm tới VN, nhiều doanh nghiệp Nhật đang có ý định dịch chuyển đầu tư từ một số quốc gia khác sang VN. Ngay trong chuyến đi này, một số doanh nghiệp đã tuyên bố dự định đầu tư trong các lĩnh vực điện tử, điện, xi măng... với số vốn gần 1 tỷ USD.

Tại cuộc hội đàm mở rộng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào VN. Chính phủ VN cam kết tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Sáng mai, 20/11, Thủ tướng Nhật Bản sẽ hội kiến Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Ông Shinzo Abe sẽ dự diễn đàn doanh nghiệp Việt - Nhật và ăn trưa với cộng đồng doanh nghiệp. Chiều cùng ngày, ông sẽ thăm khu công nghiệp Thăng Long.

Trong chuyến thăm Nhật Bản tháng 10 năm nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe đã ký Tuyên bố chung Nhật - Việt với 6 nội dung về đối ngoại cấp cao, hợp tác kinh tế, thúc đẩy đầu tư, hợp tác khoa học kỹ thuật, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trong hợp tác quốc tế. Tuyên bố chung nhấn mạnh việc hướng tới xây dựng một đối tác chiến lược vì hòa bình, ổn định tại châu Á.

Việt Anh - Tiến Dũng

  len dau trang
48
Chủ nhật, 19/11/2006, 19:51 GMT+7
tại địa chỉ, trong Internet : www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2006/11/3B9F08DC/

Việt Nam đã thành công trong quảng bá hình ảnh

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại buổi họp báo. Ảnh: Việt Anh.

Tại cuộc họp báo chiều 19/11, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định, APEC 14 đã thành công trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam như là điểm hẹn đầu tư hấp dẫn. Hàng loạt hợp đồng kinh tế vừa ký kết chỉ là sự khởi đầu cho làn sóng đầu tư vào Việt Nam.

- Chủ tịch đánh giá gì về mục tiêu quảng bá hình ảnh VN ra thế giới của APEC 14?

- Trước đây VN thường được ca ngợi về truyền thống anh hùng trong đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhưng không phải ai cũng đánh giá đúng thành công trong công cuộc đổi mới của đất nước thời gian qua. APEC là dịp để các nhà lãnh đạo, quan chức, báo chí nước ngoài đến đây, tận mắt chứng kiến cuộc sống của người dân VN.

Các nhà lãnh đạo đều bày tỏ khâm phục sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng của VN thời gian gần đây. Thậm chí có người phát biểu là "Tôi chưa đến VN bao giờ và thấy thật bật ngờ". Ngay cả Tổng thống Bush cũng nói, trước khi đến VN ông ấy băn khoăn, không biết VN đối xử thế nào sau cuộc chiến tranh. Thế nhưng, khi đến, ông ấy thấy dân tộc VN thân thiện quá. Như vậy việc quảng bá hình ảnh của VN đã có tác dụng thiết thực đối với các vị khách quốc tế, trong đó có những vị khách đặc biệt.

- Năm 2006 được coi là năm thành công của Việt Nam với việc tổ chức tốt APEC-14 và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Trong thời tới, mục tiêu của VN là gì?

- VN đã thành công trong tổ chức Hội nghị APEC và quảng bá hình ảnh của mình. Thành công của APEC là rất quan trọng, tuy nhiên, chúng ta không nên dùng những mỹ từ kêu quá như thành công rực rỡ. Chúng ta không tự hài lòng với những thành công mà còn phải tiếp tục làm nhiều việc nữa, khắc phục những yếu kém đang tồn tại.

Việc ký bao nhiêu hợp đồng tại APEC này là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là quảng bá được hình ảnh VN là điểm hẹn, điểm đến rất hấp dẫn. Trong tương lai chúng ta sẽ ký được nhiều hợp đồng hơn nữa.

- Vấn đề hạt nhân tại bán đảo Triều Tiên đã được các nhà lãnh đạo APEC đề cập như thế nào tại Hội nghị lần này?

- Đây không phải là nội dung chính của Hội nghị APEC-14. Tuy nhiên trước tình hình đang đặt ra, Hội nghị cấp cao có bàn vấn đề này. Lập trường nguyên tắc của APEC là ủng hộ hòa bình ổn định, phi hạt nhân tại bán đảo Triều Tiên. Các nhà lãnh đạo thống nhất, CHDCND Triều Tiên phải thực hiện Nghị quyết của Liên hợp quốc và yêu cầu các bên ngồi lại đàm phán, sớm đạt được giải pháp thỏa đáng.

Riêng VN sẽ cố gắng làm hết sức mình để đóng góp vào tình hình này.

Việt Anh ghi

  len dau trang
@@
Chủ nhật, 19/11/2006, 07:31 GMT+7
tại địa chỉ, trong Internet : www.vnexpress.net/Vietnam/Vi-tinh/2006/11/3B9F0847/

Cỗ máy tìm kiếm Google, Yahoo, Microsoft hợp nhất

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Những đối thủ kình địch nhau trong lĩnh vực tìm kiếm trên Internet đã đi một nước cờ mới trong chiến lược phát triển của mình. Thay vì đối đầu, họ sẽ hỗ trợ chuẩn chia sẻ dữ liệu để làm hài lòng khách hàng đến mức tốt nhất.

Google cho biết sáng kiến này nhằm mục đích giúp các nhà quản trị mạng, người tạo website có thể lưu trang của họ vào chỉ mục của công cụ tìm kiếm. Sau đó, thông tin này sẽ được đưa lên kết quả search.

Còn Yahoo và Microsoft tuyên bố hỗ trợ giao thức Sitemap 0.90 của Google, thay vì dùng nhiều chuẩn khác nhau như hiện nay. Sitemap là một tập tin website làm nhiệm vụ đánh dấu để các hệ thống tìm kiếm "lần mò" trên từng trang. Nó giúp các webmaster tạo danh sách địa chỉ trên mạng cùng dữ liệu như thời gian cập nhật cuối cùng. Hiện Sitemap đã được đổi tên thành Google Webmaster Tools.

"Giờ đây, chủ nhân các website sẽ có thể thông báo cho công cụ tìm kiếm về trang của họ", Tim Mayer, Giám đốc quản lý sản phẩm của Yahoo, cho biết.

"Chúng tôi rất vui khi hợp tác với Google và Yahoo trên Sitemap để người dùng tìm kiếm dữ liệu nhanh chóng hơn", Ken Moss, Giám đốc phụ trách Windows Live Search của Microsoft, phát biểu.

T.H. (theo RTE, Playfuls)

  len dau trang
@@
Chủ nhật, 19/11/2006, 13:03 GMT+7
tại địa chỉ, trong Internet : www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/Quoc-te/2006/11/3B9F08D1/

Vũ khí bí mật của kinh tế Ấn Độ

Những thành phố dành cho Ấn kiều hồi hương mọc lên khắp Ấn Độ. Ảnh: TBKTSG.

Những tài năng công nghệ gốc Ấn đang lần lượt rời Thung lũng Silicon Valley của Mỹ để về nước tiếp nhiên liệu cho cuộc bùng nổ công nghệ cao của nước này. Riêng nguồn vốn gián tiếp của Ấn kiều đã đủ làm cho chỉ số chứng khoán Ấn Độ tăng 300% từ năm 2003 đến nay.  

Chỉ một thập niên trước, người Ấn Độ ở nước ngoài thường bị người trong nước coi như con bò sữa hoặc như kẻ phản bội quê cha đất tổ để mưu cầu giàu sang phú quý nơi đất khách. Nhưng gần đây khi Ấn Độ chuyển hướng từ nông nghiệp sang công nghệ cao, mối quan hệ với cộng đồng Ấn kiều được đánh giá lại. Đồng thời, Ấn kiều cũng tìm thấy ở quê nhà cái mà vì nó họ đã ra đi: cơ hội kinh tế.

Thế là có một “dòng chất xám chảy ngược” - những tài năng công nghệ gốc Ấn lần lượt rời bỏ Silicon Valley bên Mỹ để về nước tiếp nhiên liệu cho cuộc bùng nổ công nghệ cao tại quê nhà.

Theo chân họ là nguồn vốn. Năm ngoái người Ấn gửi về quê nhiều tiền nhất. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, kiều hối năm 2005 của Ấn Độ là 22 tỷ USD, gấp đôi năm 1995; trong khi Trung Quốc nhận được 21 tỷ USD. Tính cả thập niên qua, lượng kiều hối của Ấn Độ là 154 tỷ USD, cao gấp rưỡi Trung Quốc. 

Hiện có khoảng 20 triệu Ấn kiều sinh sống ngoài Ấn Độ, trong đó có 200.000 triệu phú ở Mỹ và đây chính là vũ khí quyết định của Ấn Độ trong nỗ lực phát triển kinh tế. Một báo cáo mới đây của Ngân hàng JPMorgan cho rằng cộng đồng Ấn kiều là đòn bẩy hùng mạnh giúp Ấn Độ đạt được, thậm chí vượt qua, mức tăng trưởng dự báo là 10%/năm.

Ngoài lượng kiều hối khổng lồ, năm ngoái Ấn kiều gửi ngân hàng khoảng 32 tỷ USD, phần lớn là gửi vào các ngân hàng trong nước để hưởng lãi suất ưu đãi. Số tiền này, tương đương 23% dự trữ ngoại tệ của Ấn Độ, đã góp phần giữ giá đồng rupee và ngăn lạm phát ở một nước mà cán cân thanh toán quốc gia và cán cân thương mại thường xuyên bị thâm thủng.

Ngoài ra, theo các nhà đầu tư địa phương, chính nguồn vốn đầu tư gián tiếp của Ấn kiều là yếu tố thúc đẩy chỉ số chứng khoán Ấn Độ tăng đến 300% từ năm 2003 đến nay. 

Chính sách thu hút nguồn lực

Giữa cộng đồng Ấn kiều và Hoa kiều có nhiều chỗ khác nhau; người Hoa thường tập trung ở các vùng đất gần Trung Quốc như Hồng Kông, Đài Loan và Singapore, làm giàu chủ yếu nhờ sản xuất và buôn bán. Vì thế khi Trung Quốc mở cửa mời gọi đầu tư thì Hoa kiều là lực lượng chính đem tiền bạc và công nghệ về nước.

Theo kinh tế gia Rajeev Malik của Ngân hàng JPMorgan, đầu tư trực tiếp của Hoa kiều chiếm khoảng một nửa tổng đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc. Lấy năm 2000 làm ví dụ, Hoa kiều đầu tư vào Trung Quốc 32 tỷ USD trong khi Ấn kiều chỉ đầu tư vào Ấn Độ 200 triệu USD. 

Khác với Hoa kiều, Ấn kiều chủ yếu là chuyên viên - bác sĩ, kỹ sư, luật sư, nhà khoa học... hoặc tiểu chủ (chủ khách sạn, chủ tiệm...) sống ở những vùng rất xa quê hương như châu Âu, châu Mỹ. Cho đến gần đây họ không có động lực đầu tư về nước. Tình hình chỉ mới thay đổi từ năm 1998, sau khi Ấn Độ thử vũ khí hạt nhân lần đầu tiên.

Bị các cường quốc cấm vận kinh tế, Ấn Độ tìm chỗ dựa ở cộng đồng Ấn kiều và thực hiện chiến lược thu hút nguồn lực của người Ấn xa quê. Ngay trong năm đó, Ấn Độ phát hành trái phiếu kiến thiết Ấn Độ chỉ dành cho Ấn kiều và thu được 4,2 tỷ USD.

Năm sau, Ấn Độ ban hành quy chế “quasi-citizenship”, theo đó Ấn kiều được hưởng quyền lợi như công dân trong nước, ra vào Ấn Độ không cần thị thực (visa), được quyền sở hữu nhà đất tại Ấn Độ và hưởng các ưu đãi đầu tư chỉ dành cho Ấn kiều.

Năm 2000, Chính phủ Ấn Độ thành lập ủy ban cấp cao để nghiên cứu phương cách cải thiện quan hệ với cộng đồng Ấn kiều; từ năm 2003, Ấn Độ thường xuyên tổ chức Ngày Ấn kiều để các bộ, ngành đối thoại và thu hút đầu tư của người Ấn; năm tới, Ấn Độ sẽ thành lập Bộ các vấn đề Ấn kiều để thường xuyên xử lý những mối quan tâm của họ; nhiều thành phố dành riêng cho Ấn kiều (NRI City) có cơ sở hạ tầng và dịch vụ hiện đại mọc lên khắp đất nước.

Xây dựng sự nghiệp thứ hai

Trong thời gian này, cộng đồng Ấn kiều cũng thay đổi. Từ hàng ngũ công nhân và chuyên viên đã hình thành một tập thể các nhà doanh nghiệp gốc Ấn năng động. Cộng đồng doanh nghiệp này đang đẩy mạnh hoạt động đầu tư về nước.

Tỷ phú của tập đoàn Google là Ram Shriram đang cấp vốn cho nhiều doanh nghiệp Ấn Độ; người sáng lập Hotmail là Sabeer Bhatia có kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD vào một dự án hạ tầng ở Haryana mà ông tin rằng sẽ là Silicon Valley thứ hai.

Đáng chú ý nhất là Lakshmi Mittal, ông chủ tập đoàn thép lớn nhất thế giới Mittal-Arcelor, đã quyết định đầu tư 9 tỷ USD xây dựng nhà máy thép ở Jharkland - cho đến nay là dự án đầu tư lớn nhất của Ấn kiều.

Các nhà công nghiệp gốc Ấn tại Mỹ liên hệ chặt chẽ với chính quyền trong nước để hợp tác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học. Mạng lưới các doanh nhân Ấn kiều, có tên là Indus Entrepreneurs, lo việc hướng dẫn các doanh nhân trẻ đầu tư về nước và đóng góp hơn 200 tỷ USD cho các công ty mới khởi nghiệp. 

Những Ấn kiều thành đạt nhìn quê hương như là nơi họ có thể sử dụng những kỹ năng và quan hệ đã tích lũy được ở nước ngoài để khởi động một sự nghiệp thứ hai có ý nghĩa kinh tế - xã hội rộng rãi hơn.

Trường hợp của Rajat Gupta là một ví dụ. Rời Ấn Độ 20 năm trước, làm giám đốc điều hành của tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey & Co, ông đã kết hợp sự khôn ngoan Ấn Độ với mạng lưới nhân tài để thành lập hệ thống trường Kinh doanh Ấn Độ (ISB) và Quỹ Y tế cộng đồng Ấn Độ (PHFI). Sáu năm sau ngày khai giảng đầu tiên, ISB đã trở thành trường kinh doanh lớn thứ tám trên thế giới; còn PHFI đào tạo mỗi năm 10.000 bác sĩ.

(Theo TBKTSG)

  len dau trang


bosung: 17.01.2007 23:04