Ông
Bùi Kiến Thành là chuyên gia Việt Nam đầu tiên
được đào tạo tại Hoa Kỳ trong lĩnh vực tài
chính. Với hơn 40 năm hoạt động trong lĩnh
vực tài chính, ông đã giúp đỡ, tư vấn
nhiều vấn đề cho Chính phủ Việt Nam trong
một số lĩnh vực kinh tế ngoại giao, hỗ
trợ Bộ Ngoại giao Việt Nam đạt được văn
bản giải tỏa cấm vận đặc biệt của Chính
phủ Hoa Kỳ; tiến hành nghiên cứu chủ quyền
của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và
thềm lục địa biển Đông. Ông là cố vấn
cấp cao chịu trách nhiệm về đánh giá khả năng
bảo hiểm và tài chính ở Hà Nội, phối hợp
dự án điện Phú Mỹ 2-2, hỗ trợ cho Công
ty Tư vấn và thiết kế KHM. Ngoài ra ông còn
giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban quan hệ
Chính phủ - Phòng Thương mại Hoa Kỳ. Phóng viên
Người Viễn xứ đã có cuộc trao đổi riêng
với ông.
|
|
Ông
Bùi Kiến Thành
|
- Phóng viên: Với
hơn 40 năm hoạt động trong thị trường tài chính
quốc tế Mỹ, ông nhận định như thế nào về
nền tài chính ở nước Mỹ nói riêng và toàn thế
giới nói chung?
- Ông
Bùi Kiến Thành: Nền tài chính Hoa kỳ và
thế giới là những thị trường đã trưởng thành,
Việt Nam ta còn nhiều điều cần phải học hỏi và
ứng dụng. Riêng về Mỹ mỗi năm giao dịch tài chính
đã lên đến hằng trăm nghìn tỷ USD, khó mà tính
cho chính xác. Ngoài hệ thống ngân hàng thương mại,
còn có hệ thống ngân hàng đầu tư, các công ty
bảo hiểm, các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, các thị
trường chứng khoán xuyên quốc gia, các sàn giao
dịch mua bán hàng hoá, nông sản, thực phẩm và
các “sản phẩm tài chính” đủ loại.
Dịch vụ
tài chính là huyết mạch nuôi sống và phát triển
nền kinh tế, từ sản xuất đến phân phối và tiêu
thụ. Áp suất của huyết mạch tài chính báo hiệu
cho sức khoẻ của nền kinh tế. Hàng ngày các cơ
quan quản lý tài chính liên bang theo dõi các số
liệu, chỉ tiêu, tỷ số thống kê về lưu lượng
tiền bạc, tín dụng v.v.. để điều chỉnh kịp
thời các “van” điều tiết phục vụ cho nhu cầu
của xí nghiệp cũng như người tiêu dùng.
Một khía
cạnh đặc biệt của thị trường tài chính Mỹ là
lĩnh vực tín dụng phục vụ người tiêu dùng. Trong
một nền kinh tế thị trường “Khách hàng là thượng
đế” là người tiêu thụ sản phẩm, là “đầu
ra” của hoạt động sản xuất. Nếu đầu ra bị
tắc, “khí mạch không đều” thì nền kinh tế sẽ
bị “ốm” và có khả năng bị khủng hoảng hay suy
thoái. Người tiêu dùng đây bao gồm các cơ quan
quản lý nhà nước qua việc cung ứng cho quốc phòng,
an ninh, tư pháp, giáo dục, y tế v.v…; các xí
nghiệp qua việc mua bán nguyên liệu sản xuất, trang
thiết bị, dự trữ tồn kho; và tư nhân qua việc mua
sắm hàng tiêu dùng hàng ngày, xe ôtô, nhà ở, thiết
bị nội thất v.v…
Có thể
khẳng định rằng nếu không có hệ thống tín dụng
cho người tiêu dùng thì nền kinh tế Mỹ không thể
phát triển như hiện nay. Có thể nói rằng qua những
chương trình lợi ích công cộng nước Mỹ đã phát
triển mạnh nhờ sức “tiêu thụ” lớn của nhà nước.
Và nhà nước đã được cung cấp phương tiện để
“tiêu thụ” qua các hệ thống tài chính phát hành
trái phiếu và huy động tín dụng trong nhân dân.
Có thể nói
là đại đa số người Mỹ đều vay tiền với thời
hạn từ 10 năm đến 30 năm để mua nhà ở. Đa số
người Mỹ mua xe ôtô, tivi, tủ lạnh, máy giặt
v.v… đều vay tín dụng từ 2 năm đến 5 năm.
Thậm chí có nhiều người Mỹ mua quần áo, thời
trang với tiền vay từ 3 tháng đến 6 tháng. Các cửa
hàng còn quảng cáo rao bán hàng tiêu dùng với khẩu
hiệu: “Giao hàng ngay, chỉ trả tiền sau 3 tháng”.
|
Ông
Bùi Kiến Thành gặp gỡ Tổng Bí thư Nông Đức
Mạnh
|
Các thị trường tài
chính khác trên thế giới, ít nhiều đều mô phỏng
theo thị trường tài chính Mỹ. Thêm vào đó thị trường
tài chính thế giới hoạt động không ngừng suốt
24/24 giờ. Theo chiều quay của mặt trời, mỗi ngày
thị trường Tokyo mở cửa hoạt động trước tiên,
rồi đến Sydney, Hong Kong, Seoul, Shanghai, Singapore, Thái
Lan, Malaysia … Bombay, Moscow, Berlin, Paris, London … vượt
qua Đại Tây Dương đến Mỹ, Canada … không lúc nào
ngừng, không hề tắt máy đi ngủ!
- Còn
thị trường chứng khoán ở Việt Nam?
- Ở Việt
Nam ta trong vài năm nay mới có thị trường chứng khoán,
với hơn 20 công ty đăng ký bán cổ phiếu. Một sàn
“thử nghiệm” cho giao dịch trao đổi tài chính
giữa các ngân hàng. Những ngân hàng lớn đều là
quốc doanh hoạt động theo chỉ thị, không thật sự
có quyền chủ động. Nhận tài trợ nước ngoài, không
phân biệt số lượng kể cả những con số tí hon,
đều phải được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt
sau khi được các Bộ ngành liên quan xem xét và đệ
trình. Có thể nói là hiện nay “cậu bé” kinh tế
Việt Nam, với tiềm năng to lớn, đang thiếu dinh dưỡng
và oxy tài chính. Nếu tình trạng này kéo dài “cậu
bé” kinh tế Việt Nam có khả năng mắc bệnh “to
đầu”, suy nhược, không đủ sức để đối đầu
với những cam go thử thách của một thế giới thị
trường canh tranh khốc liệt.
- Ông có
những dự định gì đóng góp cho sự phát triển
của nền tài chính nước nhà?
|
Chăm
lo thế hệ trẻ
|
- Là một chuyên gia tài
chính tôi rất mong muốn được góp phần xây dựng
một hệ thống tài chính hiện đại cho đất nước.
Trong những năm tới chính sách của nhà nước cổ
phần hóa những ngân hàng thương mại quốc doanh sẽ
phần nào thúc đẩy việc phát triển dịch vụ ngân
hàng, nhất là tín dụng cho lĩnh vực tư nhân. Ngoài
ra Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng hệ thống các
ngân hàng đầu tư để phục vụ cho phát triển.
Trong bước đầu, chưa đủ kiến thức và kinh
nghiệm thị trường ta có thể tạo điều kiện cho các
ngân hàng đầu tư quốc tế hợp tác. Có thể nói
tại Hoa Kỳ cũng như trên toàn thế giới vốn trung
hạn và dài hạn để phát triển phần lớn là do các
ngân hàng đầu tư cung cấp.
Ngoài ra, tôi
rất quan tâm đến việc xây dựng những hành lang pháp
lý để phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
khuyến khích tư duy độc lập, sáng kiến cá nhân,
tạo tiền đề cho hội nhập quốc tế, đưa Việt
Nam từng bước vươn lên những đỉnh cao của phát
triển kinh tế, xã hội, dân chủ, văn minh.
-Theo ông,
chúng ta cần làm thế nào để cho những Việt kiều
ngày càng đóng góp cho nước nhà nhiều hơn nữa?
- Chính sách
của nhà nước đã công nhận Việt kiều “là một
thành phần không tách rời của cộng đồng dân
tộc”. Chính sách này cần được thể hiện cụ
thể bằng những quyết định thiết thực của Quốc
Hội và Chính phủ. Nhà nước Việt Nam nên chủ động
lấy những quyết định có sức san bằng phân biệt
đối xử, thật sự thu phục lòng người.
Ngày xưa
một nửa anh em theo cha xuống biển, một nửa theo
mẹ lên non, nhưng dân tộc ta trước sau vẩn là một
không hề phân biệt. Ngày nay 3 triệu anh em sinh sống
ở nước ngoài, 80 triệu ở lại với quê cha đất
tổ, sao ta cứ duy trì những tư duy và phân biệt đối
xử giữa người Việt trong nước và người Việt
ở nước ngoài?
Hoàn cảnh
lịch sử đã tạo nên phân ly, nhưng chúng ta hoàn toàn
có đủ khả năng xoá bỏ những bức tường ngăn cách
để tất cả anh em đồng bào bất kỳ ở đâu đâu
trên khắp thế giới đều là anh em một nhà, đồng
quyền hạn và trách nhiệm đối quê hương đất nước.
Sự hợp tác
của cộng đồng người Hoa trên khắp thế giới là
một động lực tích cực cho sự nghiệp xây dựng đất
nước Trung Quốc hiện đại.
Người Do
Thái ở Israel và cộng đồng người Do Thái trên
khắp năm Châu đều là công dân Do Thái, đồng
quyền hạn và trách nhiệm đối với quê hương đất
nước của mình.. Sự đồng tâm hợp lực của cộng
đồng người Do Thái nước ngoài với đồng bào
trong nước đã góp phần xây dựng lên một tổ
quốc Israel hùng mạnh trong một thế giới đầy
hiểm nguy.
|
Xây
dựng TP. HCM thành trung tâm kinh tế
|
Đây là những gương sáng
cho Việt Nam ta nghiên cứu. Từ ngàn xưa mẹ Âu Cơ đã
để lại cho chúng ta bài học. Từ Israel và Trung
Quốc ta có thể rút ra những kinh nghiệm và quyết định
có sức thuyết phục cộng đồng người Việt khắp
nơi nhiệt tình đóng góp xây dựng đất nước. Nhà
nước đã công nhận người Việt Nam ở nước ngoài
là “thành phần không tách rời của cộng đồng dân
tộc” thì nên có quyết định dứt khoát công nhận
tất cả người Việt Nam bất kỳ ở đâu đều là
con dân Việt Nam, là công đân Việt Nam không phân
biệt nơi cư trú.
Đây là
giải pháp dứt khoát tạo nền tảng tâm lý và pháp
lý đề cho anh em khắp nơi hướng về quê hương, đem
hết sức mình để xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Ông
có dự định gì trong tương lai để tham gia vào nội
dung vừa nêu?
- Tôi sẽ
kiên trì góp ý xây dựng khối đại đoàn kết dân
tộc vì mục đích dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh. Và khuyến khích anh em người
Việt mà tôi có thể tiếp cận được hãy đem hết
tài năng và trí tuệ của mình để góp phần xây
dựng đất nước mình giàu đẹp hơn, tự do hơn,
hạnh phúc hơn.
Sau hơn năm
mươi năm du học và hoạt động kinh doanh ở nước
ngoài, tôi rất hạnh phúc trở về sinh sống và làm
việc tại Việt Nam. Tôi cảm thấy những hoạt động
của mình hàng ngày, từ việc nhỏ đến việc lớn,
đều có ý nghĩa tốt đẹp. Những đóng góp nhỏ bé
của tôi là một viên gạch cho tòa nhà chung để cho
các thế hệ hôm nay và mai sau chung sống trong an bình
hạnh phúc.
Về hoạt
động tài chính kinh tế, tôi mong được góp phần
đưa Việt Nam lên hàng đầu các nước phát triển
trong khu vực. Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng và trí
tuệ cần thiết. Vấn đề là quyết tâm, bản lĩnh và
phong cách lãnh đạo.
Về các
dự án cụ thể, tôi có hai hoài bão.
Một là góp
phần xây dựng Cảng Quốc Tế Văn Phong cách Nha Trang
80 Km về hướng Bắc. Với độ nước sâu hơn cả các
cảng lớn trong khu vực, kể cả Yokohama ở hướng
Bắc cho đến Singapore về hướng Nam, với diện tích
hơn 75 nghìn hecta mặt biển và hơn 80 nghìn hecta đất
liền vịnh Văn Phong có địa thế và tiềm năng để
trở thành cảng hàng hải lớn nhất Đông Nam Á,
một thành phố cảng ngang tầm với Thượng Hải
hoặc San Francisco.
Hai là quy
hoạch và xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thành môt
đô thị hiện đại của thế kỷ 21. Cụ thể là tôi
dề nghị quy hoạch lại khu vực Dinh Thống Nhất, đại
lộ Lê Duẩn, đến vườn Bách Thảo. Tôi chủ trương
phá dỡ Hội trường Thống Nhất hiện nay, và xây
dựng tại nơi đây một tòa tháp 150 tầng thể hiện
cho ý chí vươn lên của dân tộc Việt Nam. Dọc theo
hai bên Đại lộ Lê Duẩn (Thống Nhất) sẽ là
những tòa nhà được thiết kế hài hòa và hiện đại
hướng về thế kỷ 22 và xa hơn nữa. Vua Lý Thái
Tổ dời đô về Thăng Long đã mở ra một kỷ nguyên
mới cho các triều đại Lý, Trần, Lê suốt 900 năm.
Thành phố Sài Gòn/Hồ Chí Minh sẽ là kinh đô kinh
tế của dân tộc Việt Nam trong tương lai nghìn năm
phát triển với cộng đồng ASEAN mở rộng.
- Khi
ông được vinh dự là chuyên gia Việt Nam đầu
tiên được đào tạo tại Hoa Kỳ trong lĩnh vực tài
chính, suy nghĩ của ông như thế nào?
|
Cầu
Thê Húc - Hà Nội
|
- Năm 1955 tôi đang công
tác tại Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (miền Nam) thì
được gửi đi Mỹ đào tạo cao cấp về tài chính
ngân hàng. Sau đó tôi được cử làm Đại diện Ngân
Hàng Quốc Gia Việt Nam tại New York. Tôi được có cơ
hội tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao của cộng đồng
tài chính ngân hàng Mỹ, các quan chức của chính
phủ Mỹ, những lãnh đạo chính trị, văn hoá, xã
hội của nước Mỹ. Cảm nghĩ của tôi lúc bấy
giờ là triệt để học hỏi, rút kinh nghiệm, xây
dựng quan hệ để mai sau có cơ hội sử dụng vào
những công tác phát triển đất nước. Là một trong
những “chuyên gia Việt Nam đầu tiên” được chính
thức gửi đi “đào tạo tại Hoa Kỳ trong lĩnh vực
tài chính” càng làm cho tôi cảm thấy mình có trách
nhiệm, ân sâu nghĩa nặng đối với đồng bào bữa
đói bữa no, đang lao động vất vả bất kể nắng mưa
trên mọi miền đất nước.
Trong
những năm gần đây tôi rất hạnh phúc có cơ hội
áp dụng những kinh nghiệm của mình để góp phần xây
dựng nền kinh tế thị trường; xây dựng hành lang
pháp lý cho nhà nước pháp quyền; vận dụng những
quan hệ trước kia với các bè bạn Mỹ để hỗ
trợ cho việc thiết lập quan hệ bình thường
Việt-Mỹ, bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên thềm
lục địa. Việt Nam có 330.000 Km2 diện
tích trên đất liền, nhưng hơn 1.000.000 km2
hải phận trên thềm lục địa, công trình nghiên
cứu cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền Việt
Nam trên thềm lục địa là một trong những đóng góp
của các bè bạn Mỹ.
-Ông
suy nghĩ gì về những thành công của mình?
- Những thành
công của tôi trước kia trong miền Nam nay đều do nhà
nước quản lý, quốc hữu hoá, một phần nào đã hóa
giá hay cổ phần hoá. Tài sản tư nhân biến thành tài
sản của nhà nước, rồi lại chuyển thành tài sản
của tư nhân. Với nguyên tắc “uống nước nhớ
nguồn”, tôn trọng quyền tự do kinh doanh của nhân
dân, những việc đổi thay này có vấn đề và cần
phải xem xét lại.
Về những
đóng góp của tôi trong sự nghiệp đổi mới, từ
buổi ban sơ góp ý đối với khẩu hiệu “dân giàu
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
đến các đề xuất cải cách kinh tế tài chính, tôi
rất hạnh phúc được thấy những góp ý của mình
dần dần đi vào hiện thực.
Tôi còn
nhớ những buổi thảo luận với các chuyên gia, viên
chức, đại biểu Quốc hội, Nghị sĩ Mỹ trong
những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90.
Mọi người đều bảo tôi rằng nước với lửa không
thể chung sống với nhau, dầu và nước không thể hoà
đồng với nhau, một nền kinh tế kế hoạch tập
trung không thể biến đổi thành một nền kinh tê
thị trường, một chế độ “chuyên chế vô sản”
không thể lột xác để biến thành một nền dân
chủ pháp quyền, của dân, do dân, và vì dân.
Tôi còn
nhớ những buổi làm việc với các vị lãnh đạo
Việt Nam, tôi phát biểu ý nghĩ của mình với tất
cả tấm lòng chân thật, biết sao nói vậy, còn
việc sử dụng như thế nào là tùy người có trách
nhiệm quản lý nhà nước.
Tôi rất
thú vị khi nhận thấy rằng, mặc dù có phần chậm
chạp, nhưng cuối cùng những gì xét ra hợp lý và
bổ ích cũng được thực hiện. Hai mươi năm là
một quãng thời gian không dài, nhưng những thay đổi
trong cơ chế nhà nước và cơ cấu tổ chức kinh tế
xã hội Việt Nam đã tiến lên một bước khá dài làm
cho các chuyên gia và các nhà phân tích kinh tế, chính
trị, xã hội không khỏi kinh ngạc.
-Trong
cuộc sống của mình, ông có rút ra bài học kinh
nghiệm gì để truyền lại cho thế hệ trẻ?
|
Bản
sắc văn hóa dân tộc
|
- Một trong những bài
học sâu sắc mà tôi rút ra trong quá trình công tác là
không có một quan điểm nào là hoàn toàn tuyệt đối
chính xác. Mọi việc mọi hoàn cảnh đều có thể
biến động theo không gian và thời gian. Do đó người
có trách nhiệm phải thức thời và linh động trong
quyết định và hành động. Biết nhìn mọi vấn đề
dưới nhiều khía cạnh. Biết tôn trọng những quan
điểm khác thường, để chọn lựa những giải pháp
phù hợp cho công tác trước mắt.
Người xưa
có câu “Bất biến tùy duyên, tùy duyên bất
biến”. Chơn tâm của con người không thay đổi,
nhưng để thực hiện bất cứ một việc gì cũng
phải tùy theo thời cơ mà ứng biến. Tuy rằng phải
ứng biến theo thời cơ, nhưng căn bản không hề thay
đổi. Như cây tre uốn theo chiều gió để không đổ
ngã, nhưng sau cơn bão táp, cây tre luôn luôn trở
lại với tư thế và bản chất thanh tâm quân tử
của mình. Con người ta cũng vậy. Nhân phẩm của mình
không hề biến đổi, nhưng hành động phải thuận
theo thời thế. Thuận theo thời thế, nắm bắt thời
cơ, nhưng bản chất trong sáng không hề thay đổi.
- Xin cám
ơn ông
CẨM
TÚ
|