|
Máy
bay mô hình phi đội Roulettes (Úc) do Vimar
Nguyễn thiết kế
|
Nhiều người ở Việt Nam đã từng xem
qua bộ phim “Hoa Ban đỏ” của đạo diễn Khải Hưng
về chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, chắc sẽ
khó biết đến người thiết kế ra phi đội phi cơ
Hellcat và Dakata bay lượn trên bầu trời là ai? Đó chính
là ông Vimar Nguyễn – Việt kiều Canada, người đã
từng thiết kế phi đội mô hình Roulettes cho Hoàng gia
Úc vào năm 2000.
Ông Vimar Nguyễn
cho biết: ngay từ thời còn thơ ông đã mê tàu bay và
chơi tàu bay mô hình từ năm 13 tuổi. Trước năm 1975,
ông đã tốt nghiệp ngành Điện tử ở Canada. Từ năm
1975, ông sang định cư ở Canada và học thêm ngành hàng
không để thỏa chí khám phá về tàu bay của mình.
Từ niềm đam mê
đó, ông biến sở thích chuyển sang ý định sản
xuất máy bay giải trí có điều khiển từ xa vào năm
1988. Năm 1990 ông bắt tay vào sản xuất máy bay mô hình
tại Việt Nam, xưởng lắp ráp máy bay mô hình Hòa Bình
ra đời từ đó.
|
Công
nhân xưởng Hòa Bình đang lắp ráp vỏ máy bay
mô hình
|
Đến xưởng Hòa Bình, chúng tôi thật
sự ngỡ ngàng khi thấy hàng trăm chiếc máy bay mô hình
đang được lắp ráp hoàn chỉnh để đóng gói lên
đường xuất ngoại. Đã nhiều năm nay, sản phẩm
của doanh nghiệp Hòa Bình có mặt tại các nước ở
châu Âu, châu Á, kể cả châu Phi và nhiều quốc gia trên
thế giới như: Canada, Úc, Trung Quốc. v.v…Nhiều năm
trước, số lượng hàng xuất khẩu đi các nước của
Hòa Bình tương đối đáng kể, nhưng nay đã giảm vì
phải cạnh tranh với sản phẩm của Trung Quốc. Mỗi năm
Doanh nghiệp Hòa Bình xuất đi trên dưới 10.000 chiếc
sang các nước này.
Ông Vimar Nguyễn
cho hay: thành phần nguyên liệu chính của vỏ máy bay mô
hình được làm từ gỗ cây gòn của Việt Nam, một
loại cây dễ mọc, dễ trồng ở vùng đất phía Nam có
cùng họ với cây Palsa ở Nam Mỹ. Điểm đặc biệt
của gỗ cây gòn là rất nhẹ chính là điều kiện
tốt để máy bay mô hình bay lên theo bộ điều khiển
từ xa. Giá vỏ của mỗi chiếc máy bay tùy theo loại
từ 30 đến 60 USD. Nếu tính luôn cả máy và bộ điều
khiển từ xa để có một chiếc máy bay giải trí hoàn
chỉnh phải tốn từ 350 - 400 USD.
|
Máy
bay cứu hộ siêu nhẹ model BEAVER RX 550
|
Năm 2000, Vimar Nguyễn là người Việt
Nam đầu tiên thiết kế sản xuất phi đội bay mô hình
để biểu diễn theo nguyên mẫu phi đội Roulettes, sau
đó được Hoàng gia Úc cho phép sản xuất mô hình phi
cơ điều khiển từ xa bán trên thị trường của Úc.
Sản phẩm máy bay mô hình của Vimar Nguyễn (đại
diện cho Việt Nam) còn tham dự triển lãm quốc tế
tại Đức trong năm 2003 vừa qua và được xếp vào
Topten với nhiều quốc gia khác với tên Firelli Dornier
27 Vmar.
Cũng chính từ
niềm đam mê máy bay và thực hiện ý thích riêng bằng
việc sản xuất máy bay mô hình, ông Vimar Nguyễn còn
hợp tác với Viện nghiên cứu và phát triển công
nghệ mới thuộc Hội cơ học Việt Nam mua, lắp ráp và
cải tiến máy bay VAM1 (Vietnam Association of Mechanics) từ
chiếc máy bay C-IBUN của Canada.
|
Máy
bay phi đội Roulettes (thật) của Úc và máy bay
mô hình của Vimar Nguyễn
|
Trước khi được mua về Việt Nam, máy
bay này đã được ông Vimar Nguyễn lắp ráp lại và
chế tạo một số bộ phận (KIT) do bị thiếu khi mua
lại của chủ sở hữu cũ. Sau khi lắp ráp xong, máy
bay đã được một phi công người Canada bay thử và đã
được đăng ký với Bộ giao thông vận tải Canada
với mác đăng ký (Registration Marks) là C - IBUN từ ngày
20.6.2003.
Việc mua và
lắp ráp cũng như hợp tác cải hoán máy bay VAM1 và
chế tạo máy bay VAM2, ông Vimar Nguyễn tâm đắc một
điều: “Vì yêu thích ngành hàng không và muốn tạo
“sân chơi” cho thanh thiếu niên Việt Nam sau này, nên
tôi phối hợp với Viện nghiên cứu và phát triển công
nghệ mới mua và lắp ráp máy bay. Bởi lẽ, tôi nhìn
thấy thanh thiếu niên Việt Nam thán phục những điều
bình thường nhất và rất thông minh, sáng tạo. Qua sân
chơi này, sẽ là điểm để thu hút thanh thiếu niên vào
môn giải trí mới để khám phá và tiếp cận loại máy
bay đơn giản có thể tự lái đã xuất hiện trên
thế giới từ nhiều năm nay”.
Theo
Giáo sư Nguyễn Xuân Hùng - Viện nghiên cứu và
phát triển công nghệ mới cho biết: Máy bay VAM1
được sản xuất theo model BEAVER RX 550 đã tồn
tại lâu đời và có tiếng trên thế giới.
Hội cơ học Việt Nam có dự án chế tạo máy
bay siêu nhẹ phục vụ trong các lĩnh vực như: nông
nghiệp ( phun thuốc sâu), cứu hỏa, kiểm lâm,
cứu hộ…Dự án này do viện nghiên cứu và phát
triển công nghệ mới thuộc Hội cơ học Việt
Nam chủ trì. Vì mục đích này, Viện đã nghiên
cứu và tìm hiểu các loại tính năng máy bay siêu
nhẹ trên thế giới với mục đích làm mẫu để
thiết kế và chế tạo loại tương tự tại
Việt Nam. Cho nên Viện đã nhập khẩu máy bay C
- IBUN cho mục đích này. Do thực tế loại máy
bay C - IBUN được thiết kế để hạ, cất cánh
trên nền cỏ, mặt nước, cho nên để phù hợp
với điều kiện ở Việt Nam, Viện đã tiến hành
cải tiến bộ phận càng hạ cánh và một số
bộ phận khác.
|
Máy
bay mô hình Firelli Dornier 27 Vmar đã
từng tham dự Triển lãm quốc tế tại
Đức
|
Hiện nay trên
thế giới việc sử dụng máy bay siêu nhẹ rất
phổ biến. Có rất nhiều hãng sản xuất máy
bay như Bevear, Sabena, v.v.., và Hiệp hội người
sử dụng (như COPA), cũng như người sử dụng
đều có thể tham gia vào việc cải tiến và
chế tạo các bộ phận của loại máy bay nhỏ này
theo sở thích dùng theo mục đích cá nhân. Chính
vì vậy ở một số quốc gia phát triển như
Canada, Mỹ, Pháp, Đức,…việc đăng ký sử
dụng máy bay này khá đơn giản.
Viện
nghiên cứu và phát triển công nghệ mới đã xây
dựng được một phần mềm ADS2003 để tính
nghiệm lại toàn bộ kết cấu của máy bay VAM1.
Mục đích của việc tính nghiệm này là kiểm
nghiệm lại tính chính xác của phần mềm do
Viện đã xây dựng nên, dùng kết quả đó để
sử dụng cho việc thiết kế máy bay thế hệ
hai VAM2. Chiếc VAM1 đã được lắp ráp và cải
tiến hoàn chỉnh chỉ chờ ngày đem đi thử
nghiệm, đồng thời đang lắp ráp và chế tạo
phần cải tiến chiếc máy bay VAM2 với sự đóng
góp không nhỏ của ông Vimar Nguyễn - Việt
kiều Canada. Thông tin về việc thử nghiệm nói
trên sẽ được tiếp tục đăng tải trong
những ngày tới sau khi chạy thử trên mặt đất
và cất cánh.
|
NGUYỆT QUẾ
|