Off Telex VNI

www
http://www.vov.org.vn
 captured from: www.vov.org.vn  |  vov.org.vn(English) 
 58 QuanSu - Hanoi Tel: (84-4) 9344231  Fax: (84-4) 9344230   Email: vovnews@hn.vnn.vn

Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Những tín hiệu khả quan từ việc tăng vốn

 Cache address of this page
 www.vov.org.vn/2004_03_11/vietnamese/kinhte1.htm
 

Theo nguồn tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), trong tháng 2 qua tiếp tục có thêm 5 dự án đầu tư nước ngoài tăng vốn với số vốn tăng thêm là 9,8 triệu USD. Tính chung 2 tháng đầu năm, tổng số vốn tăng thêm là 274,2 triệu USD, tăng hơn 300% so với cùng kỳ năm trước. Con số này càng có ý nghĩa khi so sánh với số vốn từ 80 dự án mới trong 2 tháng là 280 triệu USD.

Tại các tỉnh và thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, số lượng các công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng thêm vốn để mở rộng đầu tư sản xuất chiếm đa số so với cả nước. Đặc biệt, có những công ty không chỉ tăng hơn số vốn ban đầu mà còn gấp hai, gấp ba so với ban đầu thành lập công ty. Theo thống kê của Sở KH-ĐT TP Hồ Chí Minh, trong giai đoạn từ năm 1999 - 2003 sau 4 lần tăng vốn, Công ty liên doanh Xi măng Holcim Việt Nam đã tăng thêm đến 207,2 triệu USD vốn đầu tư (vốn đầu tư ban đầu là 233,8 triệu USD); Công ty Pou Yuen Việt Nam có số vốn ban đầu xấp xỉ 120,3 triệu USD đã tăng thêm 167,74 triệu USD; Công ty liên doanh Xây dựng Khu chế xuất Sài Gòn Linh Trung đã tăng vốn đầu tư lên gấp 3 lần số vốn ban đầu, từ 14 triệu USD lên 41,5 triệu USD. Ở Bình Dương, Công ty Giày Vĩnh Nghĩa đã tăng vốn đầu tư từ gần 5 triệu USD lên 15 triệu USD. Ở Đồng Nai, Công ty Formosa Việt Nam có vốn đầu tư ban đầu là 270,3 triệu USD, nay tăng thêm trên 211,9 triệu USD...

Nhìn vào số vốn đầu tư tăng thêm từ các công ty FDI có thể phần nào đoán được sự thành công của họ tại Việt Nam. Với Holcim - một trong số ít công ty đến từ Thụy Sĩ - thì sự thành công này gắn liền với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Ông Martin Foreman - Tổng giám đốc Holcim Vietnam tỏ ra rất lạc quan về thị trường xi măng Việt Nam. Trong khi Holcim thành công nhờ vào nhu cầu ngày càng lớn của thị trường nội địa, thì Pou Yuen - một công ty chuyên sản xuất giày thể thao cho các tập đoàn Adidas, Reebok và Puma - phát triển đồng hành với tốc độ tăng trưởng các thị trường xuất khẩu của Việt Nam và trở thành nhà sản xuất giày có vốn đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Không dừng lại ở đó, sau 7 năm hoạt động tại Việt Nam, Pou Yuen còn ấp ủ dự án xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện máy vi tính và một trung tâm thương mại - văn phòng cho thuê...

Việc các công ty FDI tái đầu tư, mở rộng sản xuất cho thấy niềm tin của họ vào môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Và việc càng ngày càng có nhiều công ty FDI tái đầu tư còn hơn ngàn lời quảng cáo cho môi trường đầu tư của Việt Nam./.

(Tuổi trẻ)



Holcim Vietnam expands investment capital

 www.vov.org.vn/2005_01_21/english/kinhte.htm 

Holcim Vietnam, a joint venture between the Holcim Group of Switzerland and Ha Tien Cement Company, has raised its investment capital to US$441 million from US$233.8 million.

The joint venture started the construction of cement plants on Hon Chong islet in the southern province of Kien Giang and in Cat Lai ward of district 2, Ho Chi Minh City in 1994. These cement plants became operational in 1997 with an annual output of 200,000 tonnes, which increased to 2.4 million tonnes in 2004. Its products have been named "Vietnam High-quality Products" for the past several years.



Foreign investment flow signals encouraging shift

 www.vov.org.vn/2004_03_12/english/kinhte1.htm 

Foreign invested businesses are showing keen interest in Vietnam’s improved business environment. In the first two months of this year, they increased their collective investment capital by US$274.2 million, a three fold year-on-year increase. In February alone, five foreign businesses poured an additional US$9.8 million in to production expansion.

According to the Ministry of Planning and Investment (MPI), a total increase of investment capital (US$274 million) is significant in comparison with total foreign investment attraction in the last two months (US$280 million).

The MPI reports that most of the increased capital came from foreign direct investment (FDI) businesses based in the southern key economic region. To expand production, many FDI companies have increased their capital several times higher than their original registered capital.

According to HCM City’s Planning and Investment Department, the Vietnam Holcim Cement Company increased its investment capital to US$401 million from original US$233.8 million, and the Construction Joint Venture Company of the Saigon-Linh Trung Export and Processing Zone to US$41.5 million from US$14 million.

The Vinh Nghia Footwear Company in Binh Duong province poured in an additional US$10 million, while the Formosa Vietnam Company in Da Nang province increased its investment by US$212 million.

These figures show that FDI businesses have been operating well in Vietnam. Martin Foreman, General Director of Holcim, one of the few Swiss companies in Vietnam, said its success was closely linked to the country’s economic growth. He said he was optimistic about Vietnam’s cement market.

Meanwhile, Pou Yuen, which produces sports shoes for Adidas, Reebok and Puma, developed strongly alongside Vietnam’s export growth. It has since become the country’s largest footwear producer. After seven years of efficient operation, the company plans to found a computer accessories plant and a trade centre in the country.

Such as improved investment environment is a decisive factor in luring more investment to Vietnam.



Cement Corporation tries to control price hikes

 www.vov.org.vn/2005_05_03/english/kinhte1.htm 

Although the Vietnam Cement Corporation (VCC) affirmed that there was no increase in selling prices, retail prices of cement have soared by VND10,000-15,000 per tonne.

By the end of February, selling prices of some kinds of cement like Hoang Thach, Bim Son, But Son, Ha Tien 1 and Ha Tien 2 in Hanoi, Hai Phong, Quang Ninh, Da Nang, HCM City and Can Tho rose by VND10,000-15,000 per tonne and have remained almost unchanged until now.

The cause of soaring prices was attributed to the failure of some companies to cope with the pressure of higher costs of raw materials and fuels than in 2004. For instance, imported clinker rose by US$6 per tonne and plaster by nearly US$2 per tonne. Cement package, oil and gasoline and transport also cost more to add up to a surge in cement prices.

For example, Holcim company raised its origin cement price from VND865,000 to VND870,000 per and Nghi Son company, from VND855,000 to 875,000 per tonne. Since early 2004 to the end of the first quarter of 2005, the VCC continued to exert every effort to keep cement prices stable. However, in doing so, the VCC’s profits decreased by VND200 billion.

As it makes up a 45 percent share of the domestic market, the VCC has urged its member companies to do their utmost to operate at full blast and stockpile cement to meet increasing demands in the coming time. Currently, the VCC has a surplus of 1.5 million tones, equivalent to the one-year output of a factory. It expects that the additional operation of Tam Diep Cement Company will help boost cement production in the domestic market.

The VCC also asked its member companies not to increase prices to stabilise the market. The best solution is to practice thrift by management and technical measures and reduce mediating costs to a lowest level without slashing all retail sales promotion spendings.

The VCC, for its part, should draw experiences from typical models of product consumption and distribution to make their own models more suitable to fit into the State-managed market mechanism. In the meantime, market control forces should duly punish units and individuals who intentionally stockpile cement for purpose of manipulate market prices.



Báo Thái Lan: Việt Nam hiện có một nền kinh tế vững chắc, một nền chính trị, an ninh ổn định

 www.vov.org.vn/2005_09_18/vietnamese/chinhtri.htm 

Nhật báo Công luận của Thái Lan số ra ngày hôm nay (17/9) dành trọn một trang khổ lớn đăng bài viết với nhiều ảnh đẹp giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam, về lễ kỷ niệm trọng thể 60 năm quốc khánh tại Quảng trường Ba Đình.

Bài báo đề cập đến chặng đường kháng chiến gian khổ của nhân dân ta để giành độc lập tự do với tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người được toàn dân Việt Nam tôn kính là vị cha già của dân tộc. Chomphunut Nampha, tác giả bài viết đã khẳng định: Nhân dân Việt Nam còn đi tiếp với lịch sử hào hùng của mình bằng trận Điện Biên chấn động địa cầu và cuối cùng là chiến thắng vang dội trước một Đế quốc Mỹ lắm binh nhiều tướng. Bài báo cũng dẫn phát biểu của ông Philaphon, một nhà kinh doanh Thái Lan thuộc công ty xi măng HOLCIM đang đầu tư làm ăn tại Việt Nam cho rằng: “ngày hôm nay của Việt Nam là một minh chứng cho con đường mà người dân Việt Nam đã lực chọn và đi theo, Việt Nam hiện có một nền kinh tế vững chắc, một nền chính trị, an ninh ổn định, không bị phụ thuộc vào các nước lớn. Việt Nam đang đứng bằng chính đôi chân của mình và đây là điều mà chúng ta cần phải học tập".

Là một người đã sang Việt Nam nhiều lần, am hiểu tình hình kinh tế tại Việt Nam, Ông Philaphon cũng công nhận rằng, việc Việt Nam đi theo nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là một vấn đề mới và vấn đề xóa đói giảm nghèo đã được chính phủ Việt Nam quan tâm đặc biệt, tỷ lệ những người nghèo tại Việt Nam đang ngày càng giảm và đây là điều mà không phải ở nước nào cũng làm được./.

Xuân Sơn



Swiss National Day celebrated

 www.vov.org.vn/2003_08_01/english/chinhtri1.htm 

On the occasion of Switzerland’s National Day, August 1, Vietnam News talked with the country’s Ambassador to Vietnam, Thomas Feller, about the significance of the day and the country’s relations with Vietnam.

Switzerland celebrates its National Day on August 1

On August 1, Switzerland celebrates its National Day in memory of the alliance between the valleys of Uri, Schwyz and Unterwalden where, back on August 1,1291, their inhabitants led the way to found the core of what was to become Switzerland with a pact of mutual assistance. In fact, this alliance did not intend to create a new state but merely to retain a traditional autonomy and to ensure the rights of the free peasants within the Holy Roman Empire. This was the beginning of one of the recurrent themes of Swiss history, which, in modern Switzerland, finds its expression in the autonomy of the municipalities and cantons and the principle of federalism. The Constitution of 1848, which was considered 155 years ago as the most progressive in the constellation of European nationalism represents the birth and foundation of the modern Swiss state.

Relations between Switzerland and Vietnam

The traditionally good relations between Switzerland and Vietnam have been enhanced significantly over the last thirteen years. During that period: Switzerland and Vietnam signed an agreement on the mutual promotion and protection of investments in 1992, an agreement on trade and economic co-operation in 1993, an agreement to avoid double taxation in 1996, and an agreement on the protection of intellectual property rights in 1999. Switzerland's business community has been very active and successful in Vietnam, if one considers that not so long ago few Swiss products could be found on the Vietnamese market. Along with significant investment activities, the two-way trade has grown substantially, today reaching US$200 million, compared to the US$6 million of 1990.

At the political level, contacts have also been growing as ministerial meetings and official visits have become more regular.

Vietnamese exporters have been operating quite successfully on the Swiss market. Exports to Switzerland have increased continually since 1995, reaching 147 million Swiss francs in 2002 (around US$110 million). Main Vietnamese exports include footwear, garment, seafood and agriculture products. But also fashionable pottery, furniture and handicrafts have been supplied with much success, as Switzerland is a real outlet for good quality products, with a distinct, original design. Meanwhile, Vietnam imported from Switzerland goods valued at CHF 112 millions in 2002 (US$83 million). The main Swiss exports are machinery, fertilisers, pharmaceutical and chemical products.

Switzerland has become through its private sector's investment activities the fourth European and the 13th overall investor in Vietnam with an invested capital of US$626 million. Major Swiss investors include Holcim (cement production in Kien Giang), Nestle (food processing with production of instant coffee and milo in Dong Nai, and of milk and yoghurt in Ha Tay), Sika (additives production for construction materials in Dong Nai), Ringier (printing house in Hanoi), ABB (transformers), Zllig Pharma (pharmaceutical products) and Novartis (pharmaceutical production in Dong Nai), and Syngenta (agro-chemicals in Dong Nai).

Appreciating the various measures taken by the Government to improve the operating environment, especially in the framework of the Foreign Investment Law, Swiss entrepreneurs expect the Vietnamese; authorities to pursue further legal and administrative reforms in view of eliminating the still existing procedural hindrances, the implementation of the Enterprise Law and of the Foreign Investment Law and its new Decree 27, as well as the modernisation of the infrastructure, such as energy and water supply, telecommunication services, transport facilities and capital markets. A healthy business environment is vital to the development of enterprises and will contribute to making Vietnam's economy more competitive and productive, which is essential to ensure future job creation. Private enterprises, Swiss and Vietnamese, can also contribute to the sustainable development of Vietnam. They share the responsibility with the Vietnamese authorities in creating new jobs, offering good working conditions, caring about clean production procedures, using soundly the natural resources, and participating in the overall effort of education and training of the labour force in Vietnam.

Development co-operation between Switzerland and Vietnam

Switzerland and Vietnam Switzerland started its development co-operation with Viftt Nam in 1993. Up to now, the total disbursements amount to 112 million Swiss francs (US$85 million), which ranks Switzerland as the eighth-largest donor in Vietnam. Strategically, this development co-operation is aiming, in priority, to create .an equitable and participatory society, an open market-based economy, I and an environmentally sound management of natural resources.

All projects and programmes are addressing key issues such as good governance, transparency and accountability, respect of the rule of law as well as gender balanced development, and are intended to support a sound and sustainable socio-economic development. Vietnam's integration into the international economy is a core concern for Switzerland as enhanced trade can be considered a major factor in the process of alleviating poverty. For that reason, Switzerland is implementing several projects to enhance Vietnamese trade, such as the special programme of co-operation in the field of intellectual property, the promotion of eco-efficient industrial production modes through cleaner production processes, technology and training advised by the Vietnam Cleaner Production Centre, the support of trade policy definition and advice for Vietnam's WTO accession, and the reinforcement of Vietnam's trade promotion schemes and agency (Vietrade). Further, through the Swiss Import. Promotion Programme, Switzerland assists the small and medium-sized enterprises in Vietnam in their efforts to gain access to the Swiss and European markets.

As the uplands have the highest concentration of poor in Vietnam', Switzerland will enhance development effort in this area through sustainable rural livelihoods. Attention will also be given to prevent the rise of urban poverty through support to provincial and small towns. Governance reform and institutional. reinforcement will be central endeavours. These cover the use of participatory approaches, organisational streamlining, public administration reform, strengthening of local governments, legal aid and implementation of grassroots democracy.

The world today is not what it was in 1993. Problems have not diminished, some have even grown bigger. But the instruments at our disposal to meet the challenges are better than they were 10 years ago' and there is a sense of solidarity between the industrialised, developing and transition countries in a spirit of mutual trust. Switzerland is prepared to contribute its share to a global partnership and wishes to go with its partners along the path to sustainable development, good governance and respect for human rights.

 VN News



Tôn vinh 40 nhà đầu tư nước ngoài tiêu biểu

photo (not found!)

 www.vov.org.vn/2004_02_27/vietnamese/kinhte1 

Đó là những nhà đầu tư ở 4 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế tứ giác động lực phía Nam gồm: thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu ngày 26/2 đã được trao giấy chứng nhận các nhà đầu tư nước ngoài tiêu biểu của năm 2003.

Trong số đó có các công ty: Prudential, Xi măng Holcim Việt Nam (ở thành phố Hồ Chí Minh), Nhựa - hóa chất Phú Mỹ, Thép Vina Kyoei (Bà Rịa - Vũng Tàu), Giày Vĩnh Nghĩa, Triumph International (Bình Dương), VMEP, Formosa Việt Nam (Đồng Nai)... Sự kiện tôn vinh các nhà đầu tư nước ngoài này nằm trong chương trình xúc tiến đầu tư do Sở Kế hoạch - Đầu tư 4 tỉnh, thành phố nói trên phối hợp với Saigon Times Group tổ chức. Tiêu chí chủ yếu để xếp loại là các nhà đầu tư tăng vốn nhiều nhất trong năm./.



Ngành Xi măng với việc bình ổn giá trên thị trường

www.vov.org.vn/2005_05_14/vietnamese/kinhte.htm 

Năm 2005, Tổng Công ty Xi măng Việt Nam đưa ra mục tiêu sản xuất và tiêu thụ 12,8 triệu tấn xi măng và tiếp tục chỉ đạo giữ bình ổn thị trường xi măng trên địa bàn cả nước. Gần đây nhất, Tổng Giám đốc Công ty Xi măng Nguyễn Văn Hạnh đã có thông báo tới tất cả các công ty thành viên tuyệt đối không được tự ý tăng giá bán xi măng dưới bất kỳ hình thức nào.

Được biết trong năm qua, ngành xi măng là một trong những ngành công nghiệp quan trọng đã thực hiện tốt nhiệm vụ bình ổn giá mà Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo. Tuy nhiên, để làm được việc đó, lợi nhuận của riêng Tổng Công ty xi măng Việt Nam năm 2004 đã bị giảm đi tới 200 tỷ đồng. Chính vì lẽ đó, khi tiếp nhận yêu cầu không tăng giá bán xi măng mới đây của Tổng Giám đốc không phải doanh nghiệp nào cũng vui vẻ chấp hành. Đành rằng giữ bình ổn giá là một nhiệm vụ quan trọng mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, nhằm góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển vững chắc. Song trong bối cảnh hầu hết nguyên, nhiên vật liệu đầu vào đã tăng và đã qua một năm thực thi nhiệm vụ giữ ổn định giá bán, nay tiếp tục nữa là một thử thách khá quyết liệt, nhất là đối với những dây chuyền mới được đầu tư, còn trong giai đoạn khấu hao, như: Công ty Xi măng Hoàng Mai, Bút Sơn; hoặc doanh nghiệp có dây chuyền quá cũ kỹ, lạc hậu, như Hải Phòng, dây chuyền 1 Bỉm Sơn…

Qua khảo sát thực tế cho thấy đến thời điểm này mới chỉ có 2 doanh nghiệp là công ty xi măng liên doanh Nghi Sơn và Holcim đã quyết định tăng giá bán. Cụ thể, Công ty Holcim nâng giá xi măng xuất xưởng từ 865.000 đồng/tấn lên 870.000 đồng/tấn; Nghi Sơn tăng từ 855.000 đồng/ tấn lên 875.000 đồng/tấn. Ông Nguyễn Thanh Hải, phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Xi măng Việt Nam cho biết: Trong thời gian qua do có những biến động tăng giá từ nguyên, nhiên liệu đầu vào, Tổng công ty đã có văn bản gửi Chính phủ đề nghị được điều chỉnh tăng giá bán sản phẩm, nhưng đề xuất này chưa được chấp nhận, nên Tổng Công ty Xi măng Việt Nam vẫn tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên giữ ổn định giá bán xi măng như năm 2004.

Để làm được điều đó, hiện nay các Công ty xi măng thành viên trong Tổng công ty như Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hoàng Mai, Hải Phòng, Hà Tiên 1 và 2… đã và đang tích cực thực hiện đúng lịch trình sửa chữa, bảo dưỡng, duy tu máy móc thiết bị, chuẩn bị tốt điều kiện để thiết bị lò máy chạy ổn định dài ngày, đạt năng suất cao. Đồng thời đảm bảo cơ số dự trữ Clinke, xi măng đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng trong thời gian tới. Được hỏi về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Quang, Giám đốc Công ty Xi măng Hoàng Mai cho biết, cán bộ công nhân viên công ty quyết tâm chấp hành nghiêm yêu cầu không tăng giá bán của Tổng Giám đốc.

Ông Nguyễn Huy Quế, Phó giám đốc Công ty Xi măng Bút Sơn cũng đã đưa ra những biện pháp để hạ giá thành, tiết kiệm chi phí, góp phần giữ ổn định giá bán của Công ty hiện nay.

Ngoài nỗ lực chủ quan của lãnh đạo Tổng Công ty và cán bộ công nhân viên chức từng đơn vị thành viên kiên trì chỉ đạo và thực hiện tốt chỉ thị bình ổn giá xi măng trên thị trường, hiện nay, Tổng Công ty xi măng Việt Nam cũng mong muốn các nhà phân phối, các đại lý, cửa hàng kinh doanh xi măng ủng hộ Tổng Công ty bằng những giải pháp cụ thể, tăng cường quản lý chặt chẽ khâu phân phối bán ra và thường xuyên kiểm tra, giám sát nhân viên trong quá trình bán hàng theo đúng giá quy định.

Ngoài ra để trấn an và khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ, trong tháng 3, Hiệp hội Xi măng Việt Nam tổ chức một cuộc gặp mặt với các doanh nghiệp trong Hiệp hội để đề nghị các doanh nghiệp áp dụng một loạt biện pháp đồng bộ, nhằm giảm chi phí sản xuất, như giảm định mức tiêu hao vật tư, phụ tùng thay thế giảm tới mức thấp nhất vật tư tồn kho, cố gắng sử dụng nhiều thiết bị, phụ tùng thay thế trong nước với giá rẻ hơn hàng nhập khẩu mà vẫn đảm bảo chất lượng./.

Hải Thanh



Xi măng điêu đứng vì than tăng giá

 www.vov.org.vn/2005_04_22/vietnamese/kinhte.htm 

Theo báo cáo của Hiệp hội Xi măng Việt Nam, hiện nay 58 nhà máy xi măng lò đứng và 20 doanh nghiệp xi măng ngoài quốc doanh thành viên của Hiệp hội đang phải mua than với mức giá cao. Từ đầu năm 2005, mặc dù không tăng giá bán đối với các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Xi măng nhưng Tổng công ty Than đã quyết định tăng giá bán than cho các doanh nghiệp, nhà máy xi măng lò đứng lên 36% so với giá của năm 2004.

Giải thích về việc này, đại diện Tổng công ty Than cho rằng: "Chính phủ chỉ đạo Tổng công ty Than không tăng giá bán than cho đơn vị đóng vai trò bình ổn thị trường, chứ không cấm tăng giá bán than cho nhà máy xi măng lò đứng. Và giá bán than tăng thêm 36% nêu trên thực ra cũng mới chỉ bằng một nửa giá than xuất khẩu".

Việc Tổng công ty Than tăng giá bán không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp, các nhà máy xi măng lò đứng ở các địa phương mà còn gây tác động xấu, khiến thị trường xi măng biến động theo chiều hướng tăng giá, bởi sản lượng của các doanh nghiệp, nhà máy xi măng lò đứng hiện vẫn chiếm tới gần 50% thị phần xi măng cả nước.

Hơn nữa, trong quy trình sản xuất xi măng, nguyên liệu than chiếm tới 30% cơ cấu giá thành sản phẩm. Vì vậy, một khi than tăng giá thì giá thành xi măng không thể không tăng. Và việc Tổng công ty Than Việt Nam tăng thêm 36% giá than khi bán cho các doanh nghiệp xi măng lò đứng đang đặt các doanh nghiệp này vào một tình thế nan giải: phải tăng giá bán hoặc ngừng sản xuất.

Thực tế cho thấy, mặc dù Tổng Công ty Xi măng Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực để thực hiện bình ổn thị trường và không tăng giá bán xi măng như Chính phủ đã chỉ đạo, thế nhưng tất cả những nỗ lực đó vẫn không ngăn được tình trạng xi măng tăng giá.

Tính đến thời điểm này, hầu hết các công ty xi măng liên doanh đã điều chỉnh lại giá bán của mình theo chiều hướng tăng thêm từ 15.000 - 20.000 đồng/tấn. Cụ thể: Xi măng Holcim 890.000 đồng/tấn, xi măng Nghi Sơn 870.000 đồng/tấn, xi măng của một số nhà máy lò đứng khác cũng tăng thêm từ 10.000 - 15.000 đồng/tấn.

Trong khi các liên doanh liên tục tăng giá bán thì các doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam như Xi măng Hà Tiên 1, Hà Tiên 2, Xi măng Hoàng Thạch… vẫn tỏ ra nghiêm túc chấp hành "không tăng giá bán". Thế nhưng thực tế cho thấy, mặc dù giá xuất xưởng đến các đại lý không tăng nhưng giá bán tại các đại lý đến tay người tiêu dùng lại cũng tăng lên chẳng kém gì các sản phẩm của công ty liên doanh. Đây là một vấn đề mà các ngành, các cấp cần phải nhìn nhận, xem xét và giải quyết một cách nghiêm túc để tránh xảy ra tình trạng chồng chéo nhau trong quản lý.

Được biết, tại một hội nghị tổ chức mới đây, Hiệp hội Xi măng Việt Nam đã ra nghị quyết đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ đưa cả mặt hàng than vào danh mục hàng hoá thực hiện bình ổn thị trường, đồng thời đề nghị Tổng công ty Than thống nhất một giá bán than cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất xi măng. Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho rằng, có như vậy thì ngành xi măng mới đủ khả năng bình ổn thị trường./.

PV



 



Infos captured from: RADIO THE VOICE OF VIETNAM, ADD: 58 QUANSU STREET, HANOI, VIETNAM
Tel: (84-4) 9344231  Fax: (84-4) 9344230   Email: vovnews@hn.vnn.vn