PHẦN I. XUẤT
NHẬP KHẨU
1. Xuất khẩu:
Ước thực hiện xuất khẩu tháng
2 đạt 1900 triệu USD, giảm 12,8% so với tháng 1 do năm
nay Tết Nguyên đán rơi vào tháng 2; trong đó các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể
dầu thô) đạt 650 triệu USD. Hai tháng đầu năm 2005,
xuất khẩu đạt 4,08 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng
kỳ năm 2004; trong đó xuất khẩu của các doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt
1,38 tỷ USD, tăng 19,3%. Một số vấn đề nổi lên:
- Giá trị xuất khẩu vẫn đạt
mức tăng trưởng khá. Các mặt hàng công nghiệp so
với cùng kỳ năm 2004 nhìn chung tăng với tốc độ
cao: hàng điện tử, vi tính và linh kiện (+58%), dây
điện và dây cáp điện (+31%), sản phẩm nhựa
(+18,5%), sản phẩm gỗ (+30,5%), than đá (+40,5%)... Riêng
mặt hàng dầu thô chỉ đạt khoảng 95% so cùng kỳ năm
2004, do tàu chứa dầu đang trong quá trình sửa chữa.
Mặt hàng xe đạp và phụ tùng xe đạp giảm 43% so
với cùng kỳ do mặt hàng này đang bị khởi kiện
chống bán phá giá tại thị trường EU và Canada.
- Nhóm hàng nông thổ sản cũng
tiếp tục tăng nhanh so cùng kỳ năm 2004, trong đó
gạo (+18%), hạt điều (+96%), rau quả (+75%), chè
(+34%), cao su (+4%). Hai mặt hàng giảm là cà phê (-5%)
và lạc nhân (-79%).
- Xu hướng giá xuất khẩu được
giữ vững là tiền đề tốt cho xuất khẩu năm 2005.
(Xem
biểu xuất khẩu chi tiết kèm theo ).
2. Nhập khẩu:
Kim ngạch nhập khẩu tháng 2 ước đạt 2350 triệu
USD, giảm 8% so với tháng 1; trong đó nhập khẩu của
các doanh nghiệp FDI đạt 830 triệu USD. Hai tháng đầu
năm 2005, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 4,9 tỷ USD,
tăng 24% so với cùng kỳ năm 2004, trong đó nhập
khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài ước đạt 1,74 tỷ USD, tăng 27%.
So với cùng kỳ năm 2004, một số mặt hàng có tăng
trưởng nhập khẩu cao là: linh kiện ô tô tăng 62%,
ô tô nguyên chiếc tăng 19%, linh kiện xe máy tăng 56%,
bông các loại tăng 80%, máy móc thiết bị phụ tùng
tăng 52%, hàng điện tử, vi tính và linh kiện tăng
57%...
Xăng dầu nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2004 ước đạt
1,46 triệu tấn, giảm 26%, do tháng 12 năm 2004 nhập
khẩu tới 1,127 triệu tấn, phục vụ cho dịp Tết
Nguyên đán. Tháng 1 cả nước nhập khẩu 613 ngàn
tấn, trong đó Tổng công ty xăng dầu (Petrolimex)
nhập khẩu tới 596 ngàn tấn. Phân bón các loại 2 tháng
nhập khẩu ước đạt 283 ngàn tấn, giảm 51%, do Nhà
máy đạm Phú Mỹ đã từng bước ổn định sản
xuất và bán sản phẩm ra thị trường.
Nhập siêu 2 tháng đầu năm 2004 ước đạt 825
triệu USD, bằng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu.
(
Xem biểu nhập khẩu chi tiết kèm theo).
PHẦN II. THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA
1. Tình hình thị trường trong nước
Theo báo cáo của các cơ quan, giá cả trong tháng 2
tăng cao so với cuối tháng 1/2005, ước khoảng 2,5%.
Mặt hàng lương thực, thực phẩm vẫn có mức tăng
cao nhất, khoảng 4,1%; các mặt hàng khác như đồ
uống và thuốc lá tăng 1,7%, đồ dùng và dịch vụ
khác tăng 1,6 - 1,7%; các mặt hàng phương tiện đi
lại, may mặc, vật liệu xây dựng, đồ gia dụng, dược
phẩm… đều tăng nhẹ, từ 0,4 - 0,8%...
Bên cạnh quy luật tăng giá do biến động cung -
cầu giai đoạn giáp Tết, sự tăng giá trên thị trường
còn do tác động của một số nguyên nhân khách quan:
Sự lan rộng của dịch cúm gà trên nhiều tỉnh trong
cả nước, dự kiến tăng lương trước Tết Nguyên
đán, sự tăng giá của một số mặt hàng thiết
yếu như điện, than, sự tăng giá trở lại của xăng
dầu trên thị trường thế giới… Tuy rằng giá cả
liên tục tăng nằm như dự báo nhưng cũng đặt ra
vấn đề khung khổ pháp lý và cơ chế định hướng
phát triển cho hoạt động kinh doanh bán lẻ hiện nay
(vẫn mang tính tự phát).
Về giá vàng: Sau hơn 1 tháng rớt giá, trong những
ngày gần đây, giá vàng trên thế giới đã tăng
nhẹ trở lại. Hiện nay giá vàng trên thị trường
London được ký với mức gần 423 USD/ounce, tăng gần
3USD so với những ngày cuối tháng 12/2004. Nguyên nhân
chính chủ yếu vẫn là do sự sụt giá của đồng đô
la Mỹ. Tại thị trường trong nước, giá vàng hiện
đang giữ ở mức 824 nghìn đồng/chỉ. Dự kiến
trong những ngày tới giá vàng sẽ tăng nhẹ.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức
bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã
hội tháng 2 ước đạt 33,593 nghìn tỷ đồng, tăng
18% so với cùng kỳ. Trong số đó thành phần kinh tế
cá thể tăng 17%, kinh tế tư nhân tăng39%, kinh tế nhà
nước giảm 3%, kinh tế tập thể tăng 19% và thành
phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 44%.
2. Tình hình thị trường một số mặt hàng
thiết yếu
* Xăng dầu
Tháng 2/2005, nhu cầu tiêu dùng các loại xăng dầu
tăng hơn khoảng 20% so với tháng 1 và tăng gần 40% so
với cùng kỳ. Ước lượng xăng dầu tiêu thụ
khoảng gần 900.000 tấn. Tồn kho ở mức hợp lý
khoảng gần 200.000 tấn
Tình hình thị trường xăng dầu trong nước nhìn
chung vẫn ổn định. Công tác giám sát, quản lý kinh
doanh mặt hàng xăng dầu vẫn đảm bảo, không có
hiện tượng đầu cơ, tăng giá.
Từ giữa tháng 1/2005, giá dầu thô trên thị trường
thế giới lại có xu hướng tăng, từ mức 46 USD/thùng
lên đến gần 50 USD/thùng cuối tháng 2/2005, tăng
khoảng 10 - 12% so với cuối năm 2004. Nguyên nhân vẫn
là do sự tăng nhanh của nhu cầu sản xuất và tiêu dùng
cho mùa đông tại nhiều nước Bắc Bán cầu, đặc
biệt là Mỹ và các nước châu Âu. Do giá dầu nhập
khẩu tăng, Bộ Tài chính đã giảm thuế suất thuế
nhập khẩu từ mức 15% xuống 5%, thực hiện cơ chế
thuế linh hoạt đối với mặt hàng xăng dầu nhập
khẩu.
* Sắt thép
Tháng 2 năm 2005, nhu cầu xây dựng có xu hướng tăng
nhẹ, chủ yếu trong khu vực nhà nước, do đó nhu
cầu sắt thép xây dựng vẫn duy trì ổn định. Ước
lượng thép tiêu thụ trong tháng khoảng gần 400.000
tấn giảm gần 10% so với tháng 1/2005. Giá thép bán
lẻ thị trường nội địa vẫn ổn định, từ 7,85
- 8,3 triệu đồng/tấn đối với thép cây, từ 7,5 -
7,85 triệu đồng/tấn đối với thép cuộn.
Trên thế giới, giá phôi thép vẫn được duy trì
và có xu hướng tăng nhẹ do sự tăng lên của nhu
cầu tiêu thụ. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan,
giá phôi thép nhập khẩu trong những ngày đầu tháng
1 đang ở mức 407 - 410 USD/tấn.
Nhập khẩu thép các loại tháng 2 ước khoảng
320.000 tấn, trong đó lượng nhập khẩu thép thành
phẩm khoảng 240.000 tấn, nhập khẩu phôi khoảng
80.000 tấn, giảm 8% so với tháng trước.
* Phân bón
Năm 2005 thị trường phân bón thế giới và trong nước
vẫn chứa đựng nhiều yếu tố chưa ổn định do
thị trường dầu mỏ dự báo còn nhiều biến động
phức tạp. Đầu tháng 2 giá chào phân urê của Nga là
225 - 230 USD/tấn (CIF), của Trung Quốc là 240 - 245
USD/tấn (CIF) do chính sách tăng thuế xuất khẩu.
Tại thị trường trong nước giá phân urê hiện ở
mức 4.050-4.100 đồng/kg, giá phân urê của Nhà máy đạm
Phú Mỹ đã được điều chỉnh lên 3.950 đồng/kg, tăng
thêm 250 đồng/kg. Nhìn chung, thị trường vẫn ổn định
không có biến động, giá cả tăng nhẹ, cung cầu đảm
bảo.
* Xi măng
Tháng 2 lượng xi măng tiêu thụ ước khoảng 2,2
triệu tấn, bằng gần 30% kế hoạch tiêu thụ quý I
(khoảng 6,8 - 7 triệu tấn), trong đó lượng clinker
nhập khẩu khoảng 1,2 - 1,4 triệu tấn.
Nhìn chung tình hình thị trường xi-măng không có
biến động, giá cả tăng nhẹ (khoảng 0,4%), cung đảm
bảo cầu trước mùa xây dựng tăng cao sau tháng Giêng
âm lịch. Mặc dù, giá clinker hiện vẫn ở mức cao
25 - 26 USD/tấn (FOB), tuy nhiên giá bán xi măng trong nước
vẫn ổn định, ở miền Bắc khoảng 760 - 800 nghìn
đồng/tấn, ở phía Nam khoảng 880 - 970 nghìn đồng/tấn.
Trong tháng 2, một số liên doanh đã tăng giá bán
xi măng lên khoảng 15-20 nghìn đồng/tấn (Nghi Sơn, Holcim), do đó công tác quản lý giá cả, ngăn chặn
đầu cơ tăng giá cần được tăng cường hơn.
PHẦN III. DU LỊCH
Tương tự như các năm trước đây và tiếp theo đà
thuận lợi của năm 2004, từ tháng 1 năm 2005, lượng
khách du lịch quốc tế và nội địa đều tăng. Số
lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng nhanh
ngay từ tháng 1 và tiếp tục tăng trong tháng 2, mặc
dù chịu ảnh hưởng của dịch cúm gà (có nhiều chương
trình du lịch phải tạm hoãn không đưa khách đến vùng
dịch, nhằm đảm bảo an ninh sức khoẻ cho khách). Do
số lượng khách quốc tế tăng nhanh, hầu hết các
khách sạn cao cấp tại các trung tâm du lịch lớn như
Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nha Trang... đều đạt công
suất trên 90%.
Toàn ngành đang xây dựng các phương án hạn chế
ảnh hưởng của dịch cúm gà, đảm bảo an ninh an toàn
về sức khoẻ cho khách,
Tháng 1, có khoảng 300 nghìn lượt khách du lịch
quốc tế đến Việt Nam, tăng 4,4% so cùng kỳ năm
2004, trong đó số khách đi bằng đường hàng không là
190.972 lượt khách, tăng 9,1% so cùng kỳ năm 2004;
bằng đường biển là 18.312 lượt khách; bằng đường
bộ là 91.788 lượt khách, tăng 7,4% so cùng kỳ năm
2004; các thị trường chính vẫn là Trung Quốc, Mỹ,
Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước ASEAN.
Ước trong tháng 2 ước có khoảng trên 300 nghìn lượt
khách quốc tế đến Việt Nam, nâng tổng số khách
quốc tế trong 2 tháng đầu năm 2005 có thể đón trên
610 nghìn lượt khách, tăng 12,9% so cùng kỳ năm 2004.
Lượng khách du lịch nội địa 2 tháng đầu năm cũng
tăng mạnh do đang ở vào dịp mùa lễ hội đầu năm
(Tết Nguyên đán, lễ hội chùa Hương, lễ hội Lim,
lễ hội vía Bà An Giang, lễ hội Yên Tử, chợ đêm
Viền Nam Định...). Ước 2 tháng có khoảng gần 2,6
triệu lượt khách nội địa đi du lịch, tăng 7,9% so
cùng kỳ năm 2004.
Để thực hiện mục tiêu kế hoạch 2005: đón 18,2
triệu lượt khách du lịch, trong đó có 3,2 triệu lượt
khách quốc tế, hơn 15 triệu lượt khách nội địa,
tổng doanh thu xã hội đạt khoảng 30.000 tỷ đồng,
trong 2 tháng đầu năm, ngành Du lịch đang tập trung
thực hiện một số công tác sau:
- Ngày 7 tháng 1 năm 2005, Tổng cục Du lịch đã
tổ chức hội nghị ngành du lịch để đánh giá
tổng kết hoạt động du lịch năm 2004, triển khai
thực hiện phương hướng nhiệm vụ công tác năm
2005 của ngành Du lịch theo mục tiêu kế hoạch Nhà nước.
- Về triển khai kế hoạch năm 2005, Tổng cục du
lịch đã có văn bản số 1555/TCDL- KHTC ngày 17 tháng
12 năm 2004 đăng ký triển khai kế hoạch vốn do
Tổng cục Du lịch trực tiếp quản lý phù hợp với
Quyết định số 139/2004 ngày 18 tháng 11 năm 2004 và
qui chế quản lý vốn xât dựng cơ bản.
-Toàn ngành trên cơ sở tiếp tục đà tăng trưởng
du lịch trong quí 4 năm 2004, đã triển khai mở rộng
thị trường du lịch trong nước và quốc tế, tăng cường
quảng bá xúc tiến du lịch, thu hút khách trên cơ
sở nâng cấp hoàn thiện, bổ sung các chương trình
du lịch.
- Tổ chức và phục vụ tốt các ngày lễ lớn
của cả nước nhân dịp 60 năm kỷ niệm ngày giành
độc lập của đất nước, các lễ hội du lịch
nổi bật, như phục vụ nhân dân vui tết truyền
thống; Chương trình du lịch hướng về cội nguồn
của 3 tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai; Năm du lịch
Nghệ An; Chương trình du lịch theo dấu chân Bác....
ƯỚC THỰC HIỆN 2 THÁNG ĐẦU NĂM
2005
|
|
KH
|
TH
|
Ước
|
Tỷ
lệ so sánh (%)
|
Danh
mục
|
Đơn
vị tính
|
2005
|
2
th/04
|
2
th/05
|
so
cùng kỳ
|
so
KH năm
|
Doanh
thu xã hội từ Du lịch
|
Tỷ
đồng
|
32000
|
4160
|
5400
|
129.80
|
16.80
|
Trong đó: Ngoại tệ
|
Triệu
USD
|
1500
|
210
|
260
|
123.80
|
17.30
|
Khách
du lịch
|
nghìn
khách
|
|
|
|
|
|
-
Khách quốc tế
|
nghìn
khách
|
3200
|
540
|
610
|
112.96
|
19.06
|
-
Khách nội địa
|
nghìn
khách
|
15500
|
2400
|
2590
|
107.91
|
16.70
|
|