|
Chủ
trại dế Thanh Tùng
|
Vài năm gần đây, mọi người ở Củ
Chi không ngừng bàn tán xôn xao về một chàng trai trẻ
tên Thanh Tùng. Chỉ mới 25 tuổi nhưng anh đã thành đạt
trong kinh doanh. Hiện tại, anh là chủ trại dế Thanh Tùng
ngụ tại tổ 3, ấp Bến Đò II, xã Tân Phú Trung,
huyện Củ Chi.
Thành
công nhờ sự kiên trì…
|
Dế
chó
|
Hiện nay, trại dế của Tùng chứa
khoảng 150.000 con với 340 sô đựng dế. Sau 3 năm tồn
tại, trại dế đã thu hút được một số lượng
lớn khách hàng và làm lợi cho gia đình anh mỗi ngày
một ký rưỡi dế (250.000đ/kg). Để đạt được
những thành quả như ngày hôm nay, Thanh Tùng đã phải
tự phấn đấu và nỗ lực hết mình.
Khi chỉ hơn 10
tuổi, cậu bé Thanh Tùng đã phải nghỉ học sớm để
phụ giúp gia đình chăm lo cho đàn vịt. Chín năm dài,
biết bao mồ hôi và tâm huyết thế rồi công sức
của anh “đổ sông đổ biển” khi đàn vịt mất giá.
Lỗ vốn nặng Tùng chuyển sang trồng rau và làm hồ.
Cứ tưởng đâu cuộc sống của mình sẽ yên bình như
thế mãi nhưng khi xem tivi, tình cờ Tùng thấy nhiều người
ở nước ngoài nuôi và ăn côn trùng. Niềm đam mê chăn
nuôi vẫn âm ỉ trong lòng bấy lâu, nay có dịp bừng
dậy. Quyết định táo bạo nuôi dế của Tùng khiến
gia đình một phen hú vía.
|
Dế
cơm
|
Tuy gặp sự phản đối của người cha
nhưng Tùng vẫn quyết tâm thực hiện công việc ấy.
Ban đầu, Tùng nuôi khoảng 30 con thử nghiệm, chỗ trú
ẩn cho những chú dế chỉ là 2 chiếc nồi và lu trong
nhà. Bỏ công sức tự tìm hiểu và từng bước “len
lõi” vào thế giới dế, Tùng nhận ra rằng việc chăm
sóc và nuôi dưỡng chúng quả không đơn giản chút nào.
Dế gồm có 7 loại: dế cơm, dế mèn, dế nhủi, dế
mọi, dế chó, dế ta và dế dủi. Mỗi loại đều có
những đặc tính và cách sinh sống riêng. Sau một
thời gian thử nghiệm Tùng quyết định chọn dế ta để
nhân giống và phát triển vì thời gian lớn của chúng
ngắn nhất.
|
Dế
mèn
|
Vạn sự khởi đầu nan, khi mới bắt
đầu nuôi dế Tùng vẫn chưa đủ kinh nghiệm trong
việc nuôi dưỡng chúng như thế nào để mau lớn và
nhanh chóng sinh sản. Sau 3 tháng, mài mò Tùng vẫn không
biết làm cách nào để chúng sinh sản mà tài liệu chăn
nuôi dế thì không tìm đâu được. Tùng quyết định
lên Trung tâm Khuyến nông để hỏi nhưng không ai giúp
được. Thế rồi “tự thân vận động”, Tùng tự
học hỏi và thử nhiều cách khác nhau cuối cùng dế cũng
đẻ được khi anh cho cát vào chỗ trú ẩn của chúng.
Mỗi con dế mẹ đẻ ra 500 con. Từ đó, số lượng
dế của trại ngày một tăng nhanh đã đem lại niềm
vui và cuộc sống an bình cho gia đình anh.
…và
sáng tạo
|
Dế
mọi
|
Tuy bước đầu thành công trong việc
cho dế đẻ, nhưng vào năm 2002, xảy ra sự cố là đàn
dế bỗng chết hơn một nửa. Nhưng không vì thế làm
Tùng chùng bước, càng thất bại Tùng càng quyết tâm
để thực hiện được những gì mình mong muốn. Tùng
tiếp tục tự nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân tại
sao dế chết để khắc phục. Tùng chăm sóc dế kỹ hơn,
tạo không khí thông thoáng cho môi trường chúng ở.
Thức ăn của chúng chủ yếu là cám thực phẩm, cỏ và
các loại rau xanh.
|
Dế
nhũi
|
Hơn 3 năm nuôi dế, anh đã có nhiều
kinh nghiệm trong việc nuối dế.. Ban đầu, hàng ngày
anh phải phun nước 3 lần cho dế uống, bỏ thức ăn 3
lần mất hơn 3 tiếng đồng hồ. Để tiết kiệm
thời gian dành cho công việc khác, anh đã tự chế
tạo ra máng ăn, máng uống làm bằng xi măng và những
hộp mũ nhỏ. Hiện nay, mỗi ngày anh chỉ cần bỏ
thức ăn và nước uống vào máng một lần dế có
thể tự ăn cả 3 bữa. Tuy trẻ tuổi nhưng chàng thanh
niên có nước da ngâm đen ấy đẽ thể hiện được
bản lĩnh của chính mình.
Không chỉ nuôi
dế, anh còn cung cấp giống dế cho nhiều người khác
để tiếp tục công việc của mình. Khi bán anh còn
tặng kèm sách chỉ dẫn cách nuôi dế do chính anh biên
soạn. Tất cả vốn kiến thức và tầm hiểu biết
hiện giờ của anh đều rút ra từ thực tế cuộc
sống. Nhiều lúc anh nghĩ nếu lấy được tài liệu
của nước ngoài thì cũng khó áp dụng, chỉ có va
chạm thức tế mới tạo nên sự thành công.
|
Dế
ta
|
Khách đến trại dế đủ mọi thành
phần, mọi lứa tuổi. Có người đến để mua giống
về nuôi, có người đến để tìm hiểu và xem cách nuôi
như thế nào và cũng có người đến để thưởng
thức những món ăn độc đáo được chế biến từ
dế như: dế chiên bột, dế chiên nước mắm, gỏi
dế… Đây là những món ăn được phục vụ ngay tại
trại dế, và cũng chính những món ăn này đã thu hút
được lượng khách nhất định cho trại.
Anh Lê Thanh Tùng
- chủ trại dế tâm sự: “tôi cũng mong muốn nhiều
người nuôi được dế như tôi. Tôi đã cung cấp
giống và chỉ cách nuôi cho nhiều người nhưng không
ai nuôi được. Do đó, tôi đã quyết tâm sẽ tăng số
lượng dế lên gấp 10 lần, sau đó sẽ mở rộng thị
trường xuất khẩu. Nhưng để làm được cần có
một số vốn tương đối lớn, tôi đang cố gắng để
thực hiện ước mơ đó”. Hy vọng rằng sự thông
minh và sáng tạo sẽ giúp anh thực hiện được ước
mơ của mình. Và trong một thời gian không lâu, dế
Thanh Tùng sẽ được xuất khẩu sang nước ngoài cùng
sự vươn cao của tên tuổi anh một chàng trai đầy
bản lĩnh.
TÚ CHI
|