|
Các
nhà đầu tư được trao giấy chứng nhận
|
Đó là những nhà đầu tư ở 4 tỉnh,
thành phố thuộc vùng kinh tế tứ giác động lực phía
Nam gồm: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà
Rịa - Vũng Tàu ngày 26.2 đã được trao giấy chứng
nhận các nhà đầu tư nước ngoài tiêu biểu của năm
2003.
Trong số đó có
các công ty: Prudential, Xi măng Holcim Việt Nam (ở
TP.HCM), Nhựa - hóa chất Phú Mỹ, Thép Vina Kyoei (Bà
Rịa - Vũng Tàu), Giày Vĩnh Nghĩa, Triumph International (Bình
Dương), VMEP, Formosa Việt Nam (Đồng Nai) ...Sự kiện tôn
vinh các nhà đầu tư nước ngoài này nằm trong chương
trình xúc tiến đầu tư do Sở Kế hoạch - Đầu tư 4
tỉnh, thành phố nói trên phối hợp với Saigon Times
Group tổ chức. Tiêu chí chủ yếu để xếp loại là các
nhà đầu tư tăng vốn nhiều nhất trong năm.
Sau đây là một
vài số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của
các nhà đầu tư nước ngoài tiêu biểu:
|
Sản
phẩm thép cuộn
|
1. Cty
Thép Vina Kyoei - liên doanh sản xuất thép sớm nhất và
có vốn đầu tư lớn nhất ở VN (hơn 69 triệu USD), 10
năm qua Công ty đã sản xuất và tiêu thụ trên 1,8
triệu tấn thép, lợi nhuận đạt trên 25 triệu USD,
nộp ngân sách Nhà nước trên 3,8 triệu USD. Với việc
không ngừng đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng
sản phẩm và giảm chi phí sản xuất như: Cải tạo lò
nung phôi, trang bị các trục cán siêu cứng, lắp thêm
thiết bị trộn dầu... các sản phẩm của Vina Kyoei đã
được Bộ Công thương Nhật cấp giấy chứng nhận đạt
tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS) và có chỗ đứng
vững chắc trên thị trường VN. Dự kiến quý III năm
nay, Vina Kyoei sẽ sản xuất và tiêu thụ tấn thép
thứ 2 triệu.
2.
Tập đoàn Prudential toàn cầu đã chính thức khai trương
văn phòng đại diện thứ nhất tại Việt Nam từ năm
1995 và được Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép đầu
tư vào tháng 10 năm 1999. Hiện nay, Prudential vinh dự
được hơn 1.500.000 khách hàng Việt Nam giao phó trọng
trách bảo vệ an toàn tài chính và tương lai của gia
đình mình.
Mở đầu với
số vốn 15 triệu đô la Mỹ, Prudential Việt Nam đã
lần lượt tăng vốn đầu tư của mình lên 40 triệu
(6.2001), 61 triệu (10.2002.) Và tháng 11.2003, thêm một
lần nữa Prudential Việt Nam lại tăng thêm 14 triệu,
đưa tổng số vốn đầu tư của Prudential tại Việt
Nam thời điểm này là 75 triệu đô la Mỹ. Với khả năng
tài chính vững chắc, Prudential Việt Nam đã và đang đầu
tư ráo riết vào việc đa dạng hóa sản phẩm và xây
dựng hệ thống phục vụ hiệu quả nhằm phục vụ khách
hàng ngày một hoàn hảo hơn. Nhằm đáp ứng niềm tin
to lớn của nguời dân Việt Nam với tinh thần trách
nhiệm cao, Prudential cam kết chỉ tham gia các hoạt động
đầu tư an toàn và hiệu quả để mang lại lợi
nhuận cao nhất cho khách hàng và góp phần xây dựng
kinh tế nước nhà.
3.
Công ty Holcim Việt Nam, trước đây là Xi Măng Sao Mai -
một liên doanh giữa tập đoàn Holcim của Thụy Sĩ,
tập đoàn xi măng hàng đầu thế giới và công ty Xi Măng
Hà Tiên 1 thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam, được
cấp giấy phép vào tháng 2 năm 1994. Nơi xây dựng nhà
máy xi măng tại Hòn Chông, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên
Giang vào năm 1997. Vốn đầu tư của công ty lên đến
441 triệu USD vớI thời gian hoạt động là 50 năm.
Holcim Việt Nam còn vận hành một trạm xi măng tại Cát
Lái, quận 2, nơi lưu trữ, trộn hỗn hợp và phân
phối xi măng, và Văn Phòng Chính tại quận 1, TPHCM.
Trạm nghiền Thị Vải tại Bà Rịa, Vũng Tàu, cách
TP.HCM 80 km, trạm có công suất thiết kế 3,6 triệu
tấn/ năm và đang trong giai đoạn xây dựng và dự
kiến hoàn thành vào giữa năm 2004.
Trong một thời
gian ngắn, Holcim Việt Nam đã trở thành nhà sản xuất
xi măng hàng đầu với thị phần 30% ở phía Nam Việt
Nam. Nhãn hiệu Xi Măng Holcim được xem là sản phẩm có
chất lượng, đáng tin cậy, phục vụ tốt và được
đánh giá cao. Vào ngày 30 tháng 09 năm 2003, công ty liên
doanh xi măng Holcim Việt Nam đã tổ chức một buổi
lễ long trọng nhằm thông báo việc đổi tên sản
phẩm Xi măng Sao Mai thành Xi măng Holcim đa dụng đồng
thời giới thiệu sản phẩm mới của Holcim. Bên cạnh
việc đổi tên sản phẩm, Holcim Việt Nam cũng đưa ra
thị trường một sản phẩm mới đó là Xi măng Holcim
xây tô. Sản phẩm này được thiết kế đặc biệt
cho việc xây tô. Giá trị nổi bật của sản phẩm này
là “tô nhanh hơn, hoàn thiện dễ dàng hơn”. Cho đến
nay Holcim Việt Nam đã có 8 sản phẩm chuyên dụng cho
điều kiện khí hậu nhiệt đới của Việt Nam. Holcim
Việt Nam cam kết cung cấp cho khách hàng nhiều chủng
loại xi măng cho nhiều ứng dụng khác nhau.
4. Nhà
máy sản xuất bột nhựa PVC đóng tại KCN Cái Mép (Bà
Rịa - Vũng Tàu) đã đi vào hoạt động 6.1.2003. Nhà máy
này có công suất 100.000 tấn/năm, trong đó, 80% phục
vụ thị trường trong nước, với tổng số vốn đầu
tư 70 triệu USD. Đây là dự án của Công ty Liên doanh
Nhựa và Hóa chất Phú Mỹ, được liên doanh với
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (chiếm 43% vốn), Công
ty Dịch vụ và Cung ứng kỹ thuật (Bà Rịa - Vũng Tàu,
chiếm 7%) và Công ty Dầu khí Petronas (Malaysia, chiếm
50%). Sản phẩm của nhà máy được dùng làm nguyên
liệu để sản xuất dụng cụ nhựa gia dụng, tấm
lợp plastic, mành cửa sổ, ống nước, đế giày...
Dự kiến, công suất của nhà máy sẽ tăng lên 200.000
tấn/năm sau ba năm đi vào sản xuất. Giai đoạn đầu,
nhà máy sẽ sản xuất bốn loại sản phẩm PVC.
5 . Công
ty công nghiệp San Yang, thuộc tập đoàn Chinfon, thành
lập năm 1954 và bắt đầu sản xuất xe gắn máy. Từ
đó đến nay, công ty đã không ngừng lớn mạnh, luôn
giữ thị phần đứng đầu thị trường xe gắn máy Đài
Loan. Năm 1992, tập đoàn Chinfon đầu tư và thành lập
nhà máy chế tạo xe gắn máy đầu tiên tại Việt Nam
với tên gọi VMEP. Năm 1996, công ty công nghiệp San Yang
Motor TAIWAN thuộc tập đoàn Chinfon đã quyết định đột
phá bằng chiến dịch toàn cầu với thương hiệu
quốc tế SYM. Nhờ chất lượng và uy tín của mình cùng
với sự tìm tòi cải tiến không ngừng với những
sản phẩm mới mẫu mã đẹp, chất lượng cao, SYM ở
Việt Nam đã và đang trở thành một trong những nhãn
hiệu được người tiêu dùng rất ưa chuộng và tin tưởng
...
Q.T
|