http://vnuhcm.edu.vn/

ĐHQG-HCM công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Bổ nhiệm Giám đốc ĐHQG-HCM
http://vnuhcm.edu.vn/tintuc157.php

Ngày 26/3/2007, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 342/QĐ-TTg, bổ nhiệm PGS.TS Phan Thanh Bình, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Tp.HCM giữ chức Giám đốc Đại học Quốc gia Tp.HCM.

Ngày 9/4/2007, ĐHQG-HCM đã tổ chức Lễ Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Bổ nhiệm Giám đốc ĐHQG-HCM.

Tham dự Lễ Công bố Quyết định có ông Trần Hữu Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; ông Nguyễn Thành Tài, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Tp.HCM; Đại diện Ban Giám đốc ĐHQGHN; Hiệu trưởng các trường ĐH tại Tp.HCM; nguyên lãnh đạo ĐHQG-HCM qua các thời kỳ; cùng đông đảo cán bộ, giảng viên ĐHQG-HCM.

Được sự uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ông Trần Hữu Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ đã trao Quyết định và phát biểu chúc mừng Giám đốc ĐHQG-HCM.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, PGS.TS.Phan Thanh Bình, Tân Giám đốc ĐHQG-HCM, thể hiện quyết tâm lãnh đạo ĐHQG-HCM đoàn kết nhất trí thực hiện thành công chiến lược trung hạn xây dựng và phát triển ĐHQG-HCM, giai đoạn 2006 – 2010; xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và cán bộ quản lý xứng tầm; cơ sở vật được nâng lên một bước đáng kể; tạo nên sự liên thông đào tạo trước hết trong nội bộ giữa các trường đại học thành viên của ĐHQG-HCM, sau đó liên thông với các trường đại học trong nước và quốc tế nhằm khẳng định sự hội nhập bình đẳng của ĐHQG-HCM trong nền ĐH quốc tế. Tân Giám đốc ĐHQG-HCM mong mỏi và tin tưởng nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các nhà khoa học, các đồng nghiệp, đồng chí, các cựu cán bộ, sinh viên nhằm đưa ĐHQG-HCM thành một tập đoàn các trường đại học hiện đại và mạnh, góp phần vào sự nghiệp giáo dục đại học của cả nước và hội nhập vào hệ thống các trường đại học có uy tín của khu vực và thế giới. PGS.TS.Phan Thanh Bình hy vọng tiếp tục nhận được sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, sự ủng hộ nhiệt tình của Tp.HCM, tỉnh Bình Dương và các địa phương, các tổ chức hợp tác trong và ngoài nước đối với ĐHQG-HCM trong giai đoạn xây dựng và phát triển mới.

len dau trang
 

Giám đốc ĐHQG-HCM ký các Quyết định bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHTN và Hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu
http://vnuhcm.edu.vn/tintuc156.php

Ngày 3/4/2007, PGS.TS.Phan Thanh Bình, Giám đốc ĐHQG-HCM đã ký Quyết định số 280, bổ nhiệm lại CVC.ThS Nguyễn Thanh Hương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHTN – ĐHQG-HCM nhiệm kỳ 2001 – 2006 tiếp tục giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHTN – ĐHQG-HCM nhiệm kỳ 2007 – 2012; Quyết định số 281, 282, bổ nhiệm PGS.TS. Dương Anh Đức, Trưởng Khoa Công nghệ Thông tin, Trường ĐH KHTN – ĐHQG-HCM và PGS.TS.Trần Linh Thước, Trưởng Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG-HCM giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHTN – ĐHQG-HCM nhiệm kỳ 2007 - 2012; Quyết định số 283, bổ nhiệm PGS.TS Võ Thị Bạch Mai, Tổ trưởng Bộ môn Sinh học - Trường Phổ thông Năng khiếu – ĐHQG-HCM giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu – ĐHQG-HCM nhiệm kỳ 2007 – 2012.

len dau trang
 

Trường Đại học Công nghệ Thông tin ( UIT-VNU) –ĐHQG-HCM kí kết hợp tác chiến lược với tập đoàn Microsoft  Việt Nam (MICROSOFT RO)

  Ngày 22/3/2007, tại Nhà điều hành ĐHQG-HCM, Trường Đại học Công nghệ Thông tin - ĐHQG-HCM và  tập đoàn Microsoft Việt Nam đã tiến hành ký kết hợp tác chiến lược nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận các công nghệ mới nhất và nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu cho cán bộ giảng viên và sinh viên trường ĐHCNTT, thúc đẩy lĩnh vực đào tạo công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ cho sự phát triển đất nước.

Tham gia ký kết hợp tác chiến lược giữa hai đơn vị là GS. TSKH. Hoàng Kiếm, Hiệu trưởng trường ĐHCNTT và  ngài Christophe Desriac, GĐ quản lý chung của tập đoàn Microsoft tại việt Nam. Tham dự chứng kiến tại lễ ký kết về phía ĐHQG-HCM có TS Nguyễn Đức Nghĩa, PGĐ ĐHQG-HCM cùng đại diện lãnh đạo các ban chức năng; về phía Microsoft có Ông Hoàng Anh Tuấn, chức vụ ….. cùng đại diện một số bộ phận chức năng - SV của trường ĐHCNTT và Microsoft.

·       Tập đoàn Microsoft chuyên về phát triển, sản xuất và công bố các sản phẩm phần mềm và công nghệ đồng thời cũng phân phối các sản phẩm này. Tập đoàn Microsoft đã có văn phòng đại diện tại Việt Nam. (Microsoft RO) được thành lập vào năm 1996 với chức năng đưa sản phẩm công nghệ Microsoft đến với thị trường Việt Nam.

·       UIT là trường thành viên của ĐHQG-HCM, chịu trách nhiệm giáo dục và đào tạo ngành chính là CNTT. Việc ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) trong giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong sự phát triển giáo dục của Việt Nam. Vì vậy UIT mong muốn hợp tác với chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới nhằm thúc đẩy lĩnh vực đào tạo công nghệ thông tin và truyền thông.

Với năng lực và nguồn tài nguyên trên, hai bên mong muốn hợp tác để cùng mang những tài nguyên và năng lực đó phát triển các mục tiêu chung. Trên tinh thần đó hai bên thoả thuận sẽ cùng nhau thực hiện các chương trình hợp tác, trao đổi và đi đến ký kết văn bản ghi nhớ về những điều khoản mà hai bên cùng quan tâm gồm:

1- Xây dựng trung tâm sáng tạo Microsoft (Microsoft Innovation Center) dựa theo tiền đề của UIT nhằm đào tạo sinh viên UIT theo hệ thống chứng nhận của Microsoft.

2- Cung cấp các phần mềm của Microsoft với giá ưu đãi cho các trường học liên kết với UIT

3- Hướng dẫn giảng viên và sinh viên sử dụng công nghệ để cải thiện chất lượng dạy và học.

                  Những mục tiêu này nhằm nâng cao năng lực của giảng viên và sinh viên, giúp họ phát huy tối đa tiềm năng cá nhân bằng cách tăng cường cơ hội tiếp cận các công nghệ mới nhất và bằng việc hướng dẫn sử dụng công nghệ một cách tối ưu. 

Hai bên cam kết hợp tác vì lợi ích chung của nhau, có trách nhiệm tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, nhân lực và các sự ủng hộ khác cho đối tác.

Phát biểu tại buổi lễ, ngài Christophe Desriac thật sự xúc động khi đi tham quan cơ sở vật chất của ĐHQG-HCM, được thấy sinh viên trường ĐHCNTT đang học tập tại Thủ Đức, ông bày tỏ sự tin tưởng vào hợp tác chiến lược này,  đồng thời khẳng định Microsoft sẽ hợp tác lâu dài và bền chặt với trường ĐHCNTT và mong muốn sẽ mang lại cơ hội lớn lao cho cán bộ giảng viên, sinh viên trường ĐHCNTT nghiên cứu và học tập tại Trung tâm sáng tạo Microsoft (Microsoft Innovation Center) và đây chính là chìa khóa mở tương lai cho SV.

TS Nguyễn Đức Nghĩa cũng đánh giá cao sự hợp tác chiến lược của trường ĐHCNTT – ĐHQG-HCM với một đối tác nước ngoài tại Việt Nam. Đây là hướng đi đúng đắn và phù hợp việc đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao về CNTT phục vụ cho sự phát triển đất nước, mặt khác ngày càng khẳng định được chất lượng đào tạo của ĐHQG-HCM. TS Nguyễn Đức Nghĩa cũng nhấn mạnh ĐHQG-HCM ủng hộ và sẽ tạo điều kiện cho sự hợp tác này ngày càng phát triển và đạt hiệu quả cao nhất , đồng thời cũng mong muốn sẽ có hợp tác nhiều mặt với Microsoft để khai thác tối đa nguồn tài nguyên của mỗi bên, đóng góp nhanh nhất nguồn nhân tài CNTT cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, nâng chất lượng giáo dục CNTT phát triển ngang tầm khu vực và đuổi kịp các nước tiên tiên trên thế giới.      

   
 

 

 
len dau trang
 
www.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=33,128127&_dad=portal&_schema=PORTAL&pers_id=130895&item_id=1888212

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Xây dựng Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực trọng điểm quốc gia
(26/04/2007-05:09:00 PM)  In bản tin, bài viết này
(Website Chính phủ) - Ngày 26/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo chủ chốt của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (ĐHQG TP.HCM). Cùng dự buổi làm việc có lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, UBND TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nghe PGS.TS , Giám đốc ĐHQG TP.HCM Phan Thanh Bình báo cáo về việc qui hoạch xây dựng các phân khu vực chức năng ĐHQG TP.HCM - Ảnh Website Chính phủ

 ĐHQG TP.HCM: Mô hình của một đô thị đào tạo và nghiên cứu khoa học hiện đại

Qua gần 10 năm xây dựng, ĐHQG - TP. HCM đang ngày càng rõ nét trở thành một trung tâm đào tạo nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại. Tọa lạc trong khuôn viên rộng hơn 640 ha ở khu vực Thủ Đức–Dĩ An, ĐHQG TP.HCM có các đơn vị thành viên: Trường Đại học Bách khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội-Nhân văn, Đại học Quốc tế, Đại học Công nghệ Thông tin, Viện Môi trường-Tài nguyên, Khoa Kinh tế, Khu Công nghệ phần mềm, các Trung tâm: Đào tạo Quốc tế, Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo, Giáo dục Quốc phòng, Ngoại ngữ, Bồi Dưỡng Văn hoá, Dịch vụ - Đời sống, Thư viện.

Hiện tại, quy mô đào tạo chính quy (bao gồm đại học và sau đại học) của ĐHQG TP.HCM hơn 35 nghìn sinh viên với 120 ngành đào tạo bậc đại học, 83 ngành đào tạo Thạc sĩ và 82 ngành đào tạo Tiến sĩ  thuộc các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn và khoa học kinh tế. ĐHQG TP.HCM có tổng cộng 2.582 cán bộ - công chức, trong đó có 1.900 cán bộ giảng dạy (1008 người có trình độ sau đại học, 170 người có chức danh GS-PGS).

Báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, PGS-TS Phan Thanh Bình, Giám đốc ĐHQG TP.HCM cho biết: Trong giai đoạn 2006 - 2010, Trường tập trung vào 3 mũi đột phá chính: Nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế; tăng tốc xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy đủ lượng, đủ mạnh với các chương trình đào tạo cao hơn chuẩn quốc gia.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn công tác Chính phủ làm việc với cán bộ chủ chốt ĐHQG TP.HCM - Ảnh Website Chính phủ

Xây dựng ĐHQG TP.HCM thành trung tâm trọng điểm quốc gia đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao nỗ lực xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên của Trường, tăng cả số lượng, mạnh về chất lượng. Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005, ĐHQG TP.HCM đã cố gắng giải phóng mặt bằng cho hơn 70% diện tích quy hoạch, bước đầu hình thành diện mạo của một Trung tâm đào tạo, nghiên cứu quy mô hiện đại. Trường đã xây dựng được Khu công nghệ phần mềm, Phòng thí nghiệm công nghệ Na nô nghiên cứu vật liệu siêu nhỏ ứng dụng trong công nghệ cao, khu ký túc xá đảm bảo cho 15 nghìn cán bộ, sinh viên đến làm việc và học tập.

Thủ tướng nêu rõ: Hai Đại học Quốc gia TP.HCM và Hà Nội phải đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các ĐHQG này phải trở thành Đại học trọng điểm, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Trên tinh thần này, Thủ tướng yêu cầu Ban giám đốc ĐHQG TP.HCM tập trung rà soát lại quy chế hoạt động, kể cả các Nghị định, Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từ đó đề xuất kiến nghị hoàn thiện theo hướng phân cấp mạnh, tăng quyền và cả trách nhiệm cho trường để tạo môi trường thuận lợi, hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn. Thủ tướng giao cho TP.HCM và tỉnh Bình Dương làm chủ đầu tư hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng 150 ha còn lại của dự án xây dựng ĐHQG TP.HCM trong năm nay, gắn liền với công tác tái định cư và chăm lo tốt nhất cho đời sống của người dân có đất bị thu hồi, nhất là tạo việc làm cho người đang ở độ tuổi lao động.

Thủ tướng cũng yêu cầu ĐHQG TP.HCM phải tính toán lại phương hướng, nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch từ mục tiêu đến cơ cấu đào tạo trong tổng thể hệ thống giáo dục của cả nước để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ mà Chính phủ giao, tăng số lượng nhưng gắn với chất lượng đào tạo. Thủ tướng nói: Cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ do Trường đào tạo phải có đẳng cấp quốc tế, có khả năng làm việc bất cứ nơi đâu và quốc gia nào trên thế giới.

Thủ tướng cho rằng, căn cứ vào các tiêu chí tuyển sinh, giáo trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, Trường tự quyết định chỉ tiêu, không phải xin phép Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đến khi thanh tra, hậu kiểm, nếu làm không đúng Trường sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm, bị phạt và bồi thường thiệt hại.

Về học phí, Thủ tướng đồng ý cho ĐHQG TP.HCM thí điểm thu theo cơ chế mới, trong đó sinh viên nghèo được miễn học phí, sinh viên của các gia đình cận nghèo được vay vốn ưu đãi không lãi suất hoặc lãi suất thấp, sinh viên học giỏi và con em các gia đình chính sách có học bổng. Thủ tướng cũng đồng ý cho các Trung tâm nghiên cứu công nghệ trong Trường chuyển sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp khoa học công nghệ.

Thủ tướng cũng gợi ý, ĐHQG TP.HCM nên mở các chi nhánh tại khu vực Tây Nguyên và Tây Nam Bộ./.

Việt Đông

 
 In bản tin, bài viết này  
len dau trang
 
Thứ năm, 26/4/2007, 22:04 GMT+7
  www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/04/3B9F5705/

'ĐH Quốc gia phải là mũi nhọn của ngành giáo dục'

"Đây phải là những trung tâm đào tạo chất lượng cao, nghiên cứu chuyển giao công nghệ, liên kết quốc tế không chỉ cho khu vực mà cho cả nước", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo, tại buổi làm việc với ĐH Quốc gia TP HCM, sáng 26/4.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi lưu bút sau buổi làm việc với ĐH Quốc gia TP HCM. Ảnh: T.Nga.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi lưu bút sau buổi làm việc với ĐH Quốc gia TP HCM. Ảnh: T.Nga.

Theo Thủ tướng, ngay từ đầu, ĐH Quốc gia Hà Nội và TP HCM đã được ngành giáo dục hướng đến vị thế mũi nhọn, trọng điểm. Những trường này cần có sự đầu tư đúng mức để đạt mục tiêu đề ra.

Để tạo thuận lợi nhất cho các ĐH Quốc gia hoạt động, Thủ tướng cho biết, sắp tới, lãnh đạo chính phủ và các bộ, ngành làm việc tiếp với ĐH quốc gia Hà Nội, rà soát những quy chế và có chỉ đạo sửa đổi hoặc bổ sung, phân cấp quản lý, tạo điều kiện cho mô hình ĐH này tự chủ nhiều hơn.

Riêng ĐH Quốc gia TP HCM có thể được thí điểm thu học phí theo quy định mới. Sinh viên giỏi, xuất sắc được cấp học bổng. Còn sinh viên nghèo được miễn học phí hoàn toàn, những em thuộc hộ vừa thoát nghèo có thể giảm học phí hoặc đóng học phí thấp. Hoặc trường có thể áp dụng mô hình thi phí đầu ra: sinh viên vay tiền từ Ngân hàng chính sách để học rồi hoàn lại khi đã đi làm...

Buổi làm việc có sự tham gia của đại diện nhiều Bộ, ngành. Các ý kiến tập trung phản ánh những vấn đề liên quan đến hoạt động của mô hình ĐH quốc gia, dự án xây dựng ĐH Quốc gia TP HCM. Dự án này có diện tích trên 630 ha, ở quận Thủ Đức, TP HCM, với tổng kinh phí hơn 6.800 tỷ đồng, dự kiến hoàn tất vào năm 2013. Hiện còn 150 ha chưa giải tỏa xong và giai đoạn 2006 - 2010 cần khoảng 4.500 tỷ đồng tiến hành tiếp dự án.

Thể chế hành chính tạo sức cạnh tranh cho kinh tế

Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết, tới đây, Chính phủ sẽ dồn sức cho 3 khâu: cải cách hành chính, đẩy mạnh giáo dục đào tạo gắn với nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực trình độ cao và phát triển hạ tầng.

Thủ tướng cho rằng, thể chế pháp luật thông thoáng, minh bạch, mới huy động nguồn lực trong và ngoài nước. Đây cũng là nhân tố quan trọng tạo sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nhưng Việt Nam còn những vướng mắc trong vấn đề này nên chưa tận dụng hết các nguồn lực. Thực tế, có khá nhiều đối tác nước ngoài xếp hàng đầu tư 500 đến vài ba triệu USD nhưng chưa tiếp cận được các dự án trong nước.

Con người hiện là vốn quý nhất của Việt Nam, vì nguồn lực tự nhiên của đang dần hạn chế. Tuy nhiên, cả nước mới có khoảng 27% lao động qua đào tạo, với trung bình 165 sinh viên trong 100 người dân. Nếu giáo dục tiến chậm thì sẽ là nguyên nhân cản trở sự phát triển đất nước và hạn chế thành công trong quá trình hội nhập.

Thanh Lương

len dau trang