MPI
         

 
Thứ tư, 19/8/2009, 16:26 GMT+7

Nghiên cứu khoa học đặc biệt quan trọng trong giáo dục

"Nghiên cứu khoa học không những góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn tạo ra những phát minh mới, sản phẩm mới phục vụ đắc lực cho cuộc sống", Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh tại buổi tọa đàm về những đổi mới trong nghiên cứu khoa học ngày 18/8.

Nhằm tìm kiếm, khuyến khích và phát triển những phát minh sáng chế trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở Việt Nam, sáng 18/8, Bộ GD&ĐT và Ngân hàng Thế giới (WB) đã phối hợp tổ chức tọa đàm về những đổi mới trong nghiên cứu khoa học.

Tiến sĩ R.A Mashelkar - chuyên gia về đổi mới giáo dục của Ấn Độ, đại diện WB - nhấn mạnh, sự phát triển về chính trị, kinh tế, văn hóa của Việt Nam trong 10 năm qua là một trong những điểm sáng nhất của châu Á. Ngoài ra, ông cũng trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực sáng tạo, phát minh và nghiên cứu, phát triển ở một số nước, đặc biệt là ở Ấn Độ - quốc gia có bước tiến dài về tăng cường đổi mới để cải thiện cạnh tranh của nền kinh tế.

Ngân hàng Thế giới mong muốn hỗ trợ Việt Nam phát triển nghiên cứu khoa học, thông qua những phát minh mới, sản phẩm mới phục vụ đắc lực cho công tác đào tạo và nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Mai Trọng Nhuận đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến môi trường sáng tạo. Về vấn đề này, tiến sĩ Mashelkar cho rằng, cần phải có tổ chức về khoa học và công nghệ, đồng thời cũng phải có những hệ thống hỗ trợ về luật pháp cho sự phát triển của khoa học công nghệ.

"Quan trọng không kém là việc có các quỹ sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi đầu tư vào khoa học. Phải xây dựng được mối quan hệ hợp tác giữa các nhà đầu tư và các nhà sáng tạo. Tiếp theo là sự gắn kết chặt chẽ giữa công nghệ và giáo dục... Các yếu tố này sẽ tạo nên môi trường khoa học công nghệ bình đẳng trong quốc gia...", tiến sĩ Mashelkar nói.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, nghiên cứu khoa học có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác giáo dục, nhất là đối với các trường đại học vì nó không những góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn tạo ra những phát minh mới, sản phẩm mới phục vụ đắc lực cho cuộc sống con người.

Người đứng đầu ngành giáo dục cũng đánh giá cao những đóng góp, sáng kiến của WB và cho rằng đây là cơ hội tốt để Việt Nam trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quý báu về công tác nghiên cứu khoa học của Ấn Độ. Ông mong muốn WB đề xuất những giải pháp ưu việt giúp Việt Nam nhanh chóng đưa những sáng tạo trong nghiên cứu ra đời sống, phục vụ đông đảo công chúng.

(Theo TTXVN)

VPM ¦ NGUYỄN  THIỆN  NHÂN   http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/Nhip-dieu-tre/2009/02/3BA0B526/  
Thứ hai, 16/2/2009, 09:02 GMT+7 
 

Phó thủ tướng hát tình ca cùng sinh viên

Tối 15/2, hàng loạt băn khoăn của sinh viên đã được Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và nhiều lãnh đạo bộ, ngành giải đáp trong buổi đối thoại giữa Chính phủ và sinh viên. Không khí càng cởi mở khi ông cùng các bạn trẻ hát bài "Thuyền và biển".
> Thường trực Chính phủ đối thoại với sinh viên

8h tối, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân có mặt tại hội trường Cung văn hóa hữu nghị Hà Nội bắt đầu buổi đối thoại, nhân dịp Đại hội toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam.

Khi gặp một câu hỏi khá riêng tư, Phó thủ tướng đã không ngần ngại thổ lộ rằng, ông yêu từ thủa 18. "Tôi 17 tuổi đi bộ đội, 18 tuổi đã yêu và 10 năm sau tôi lấy vợ nhưng vẫn lấy người đó. Bài hát thời thanh niên tôi thích là Thuyền và biển", ông Nhân cười rất tươi.

Nụ cười của Phó thủ tướng khi được đề nghị hát bài "tủ" của mình. Ảnh: N.H.

Ngay sau đó, bản tình ca thời trai trẻ được ông hát trong sự hưởng ứng của cả hội trường. Hàng chục bạn trẻ đầy phấn khích vì không ngờ vị Phó thủ tướng gần gũi và "hát được" như thế.

Trước đó, ông Nhân mở đầu buổi đối thoại rất ngắn gọn: "Không có giới hạn trong việc đặt câu hỏi, các bạn có thể thoải mái nêu tất cả những vấn đề mình quan tâm".

Gần 20 câu hỏi đã được đặt ra. Quan tâm hàng đầu của các bạn trẻ là được tạo điều kiện làm đúng chuyên môn khi ra trường, tăng khả năng thực hành trong đào tạo đại học...

Bạn Lê Hoàng Minh (ĐH Bách Khoa TP HCM) nói: "Không chỉ trường cháu mà hầu hết các trường đều yếu về thực hành, thực tế". Chàng trai trẻ này băn khoăn liệu Chính phủ có cơ chế, chính sách gì giúp sinh viên được thực hành và tiếp xúc thực tiễn đời sống sản xuất.

Phó thủ tướng cho biết, việc đóng mức học phí trung bình khá thấp so với các nước khác cũng như sự thiếu năng động của sinh viên đã hạn chế công tác này. Hiện mới có duy nhất ĐH Sư phạm Thủ Đức TP HCM công bố chuẩn đầu ra.

Nhiều lãnh đạo bộ, ngành đã tham gia buổi đối thoại. Ảnh: N.H.

Với câu hỏi về cơ chế thu hút du học sinh về nước làm việc của bạn Đặng Tấn Đức (du học sinh Singapore), Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, du học sinh có điều kiện tiếp xúc, tri thức tốt, ngoại ngữ giỏi nên cần cân nhắc, làm gì tốt cho đất nước.

"Nếu học xong, có cơ hội làm tiến sĩ, có cơ hội nghiên cứu cao hơn thì rất nên làm. Làm xong, trái chín rồi thì nên về cội. Sinh viên Việt Nam ra nước ngoài là đại sứ Việt Nam ở chính nước đó", Phó thủ tướng chia sẻ từ những trải nghiệm của bản thân mình.

Sinh viên Đỗ Minh Tùng (Đại học Y Hải Phòng) hỏi: "Lạm phát và học phí tăng nên mức cho vay tín dụng 800.000 đồng một tháng như hiện nay là không đủ. Liệu chúng cháu có được vay vốn từ quỹ tín dụng đào tạo để mua máy vi tính để không phải học chay ngoại ngữ và tin học như hiện nay?"

Theo ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, đây là mức vay bổ sung, nguồn vốn cho vay có hạn. "Có nhiều ý kiến xem xét lại mức cho vay này, nhưng mức hiện nay là chấp nhận được sau khi nhiều bộ, ngành xem xét", ông Lý giải thích.

Theo nhiều bạn sinh viên, buổi đối thoại cởi mở đã đem lại một không khí mới mẻ cho Đại hội Sinh viên lần thứ 8. Ảnh: N.H.

Riêng việc mua máy tính để phục vụ học tập, theo ông Lý, Ngân hàng Chính sách sẽ đáp ứng. "Các bạn đặt vấn đề với ngân hàng để vay một lần trong năm. Chúng tôi sẽ cho vay tiền một lần vào đầu năm để hỗ trợ các bạn", ông Lý khẳng định.

"Sau buổi tọa đàm này, nếu có một hội nghị bàn về hình thành quỹ cơ chế tài chính hỗ trợ nghiên cứu khoa học của sinh viên các cấp, tôi sẵn sàng chủ trì". Đó là lời hứa của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khi được hỏi về việc thành lập một Quỹ hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học.

Ông Lê Đình Tiến, Thứ trưởng Bộ KHCN cũng cho biết, thời gian tới Bộ này sẽ cùng Bộ GD&ĐT phân bổ lại kinh phí theo hướng có lợi cho sinh viên. Hiện, ngân quỹ dành cho lĩnh vực này tuy chiếm 2% ngân sách Nhà nước nhưng vẫn còn eo hẹp so với các nước trên thế giới.

Nguyễn Hưng

Vietnam  Société  Education  
 
http://lecourrier.vnagency.com.vn/default.asp?xt=xt33&ct=ct50&page=newsdetail&newsid=49499#
Nguyên Thiên Nhân examine le modèle finlandais de l'éducation - 06/02/2009
 
 

Le vice-Premier ministre Nguyên Thiên Nhân, ministre de l'Éducation et de la Formation, et la mission gouvernementale l'accompagnant ont entamé le 4 février une visite de travail en Finlande.


Lors de la séance de travail avec le ministère finlandais de l'Éducation, les officiels vietnamiens ont écouté attentivement les expériences finlandaises en matière d'éducation, par exemple l'utilisation généralisée des technologies de l'information, les méthodes d'évaluation des élèves, des enseignants, les méthodes pédagogiques... Un modèle finlandais qui a fait preuve de son efficacité puisque classé premier à de nombreuses reprises par le Programme international d'évaluation des élèves.

Le chef adjoint du gouvernement vietnamien Nguyên Thiên Nhân s'est renseigné sur la méthode de gestion des lycées, les relations entre ces écoles et les pouvoirs publics. Une des caractéristiques du système d'éducation finlandais réside dans l'autonomie accordée aux écoles, la qualité des enseignants et l'enseignement de langues étrangères (suédois, anglais, allemand, russe, français...) dès la 1re année du primaire.

En visite à l'école Itakeskus Comprehensive (3.000 élèves), à Helsinki, M.Nhân a assisté à des cours d'anglais, d'allemand, de physique et d'informatique. Il a discuté avec les responsables de cet établissement scolaire de la gestion, de l'embauche des enseignants, des relations avec les parents d'élève. Bien que les jeunes finlandais passent moins d'heures en classe que leurs homologues vietnamiens, ils reçoivent un bagage de connaissances complet qui inclut même la cuisine, le design de mode, la réparation mécanique...

En Finlande, les élèves de la 1re à la 9e classe sont exemptés des frais de scolarité et bénéficient de la gratuité des fournitures scolaires.

Vuong Linh/CVN
(06/02/2009)

  Imprimer  

Thứ ba, 24/3/2009, 20:59 GMT+7

Phó thủ tướng: 'Tôi vẫn nợ thầy cô một câu hỏi'

"Ba năm liên tục, thầy cô giáo chăm lo bồi dưỡng học sinh và đến bây giờ với tư cách Bộ trưởng, tôi vẫn nợ câu hỏi 'Giáo viên bỏ công sức bồi dưỡng học sinh yếu kém có phụ cấp hay không?' Xót xa lắm nhưng cơ chế không có", Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân day dứt.
> Phó thủ tướng băn khoăn về thưởng Tết giáo viên

Ngày 24/3, Hội nghị giao ban lần thứ hai năm học 2008-2009 cụm thi đua 5 thành phố trực thuộc trung ương gồm Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM và Cần Thơ diễn ra tại thủ đô Hà Nội.

Thống kê cho thấy, học kỳ I năm học này, Hà Nội có 760 học sinh THPT bỏ học, Hải Phòng có gần 1.700 em, Đà Nẵng hơn 200 em, TP HCM gần 2.000 em và Cần Thơ hơn 1.000 em. Nguyên nhân bỏ học chủ yếu do học lực kém, không có khả năng lên lớp hoặc tốt nghiệp, hoàn cảnh gia đình khó khăn, xa trường lớp...

So với năm ngoái, tỷ lệ học sinh yếu kém của cả 5 thành phố giảm nhiều và đây là vùng có tỷ lệ bỏ học ít nhất cả nước. Toàn vùng có chừng 5.600 em bỏ học, trong khi trên toàn quốc, con số này là hơn 86.000 em.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: "Chúng ta vẫn còn nợ xã hội là làm sao xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá đạo đức học sinh phù hợp hơn". Ảnh: Tiến Dũng.

Nhận định kết quả học tập của học sinh không thể là quá trình đột biến mà là kết quả của 3 năm liên tục và có công lớn của các thầy cô, Phó thủ tướng, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân day dứt: "Ba năm liên tục, thầy cô giáo phân loại, chăm lo bồi dưỡng học sinh và đến bây giờ với tư cách Bộ trưởng, tôi vẫn nợ một câu hỏi 'Giáo viên bỏ công sức bồi dưỡng học sinh yếu kém có phụ cấp hay không?' Xót xa lắm nhưng cơ chế không có".

Theo người đứng đầu ngành Giáo dục, mỗi học sinh bỏ học là một sự đau khổ của chúng ta nhưng nay đã thấy sự tiến bộ bởi ba năm qua thầy cô giáo bằng tấm lòng đã dìu dắt các em. Lượng học sinh bỏ học giảm hơn kỳ I năm 2007 61.000 em.

Dù lạc quan trước khả năng học tập của học sinh nhưng Phó thủ tướng không khỏi lo lắng khi đặt câu hỏi: "Về đạo đức có tiến bộ không?" Và rồi cũng chính ông trả lời câu hỏi này bằng một mong mỏi: "Chúng ta vẫn còn nợ xã hội là làm sao xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá đạo đức học sinh phù hợp hơn".

"Ở các nước, quyền giáo viên chủ nhiệm rất lớn vì họ chỉ quản lý 25-30 em. Họ biết tất cả tính cách của các em và khi đề cập tới sự tiến bộ của học sinh, giáo viên sẽ đưa ra số liệu minh họa chứ không chỉ bảng điểm như ở Việt Nam", ông nói.

Tiến Dũng

 

Les nanotubes de carbone made in Vietnam - 13/02/2009
http://lecourrier.vnagency.com.vn/default.asp?xt=xt33&ct=ct49&page=newsdetail&newsid=49696
 

L'Institut de recherches sur les matériaux de Hanoi a réussi à produire des nanotubes de carbone qui sont vendues au prix de 0,6 dollar le gramme contre un dollar sur le marché mondial. Par ailleurs, le Centre des recherches et du développement de la zone de hautes technologies de Hô Chi Minh-Ville prévoit de produire cette année 2,4 tonnes de ce produit.


Selon Phan Ngoc Minh, vice-directeur de l'Institut de recherches sur les matériaux, les études sur les nanotubes de carbone présentent des intérêts dans la recherche fondamentale et appliquée, aboutira à des applications dans la vie quotidienne. Ces études menées par le groupe de Phan Ngoc Minh ont été primées lors de la cérémonie de remise du 18e prix des sciences et techniques pour les jeunes. En outre, le Département de la propriété intellectuelle est train d'examiner la délivrance d'un brevet d'invention.

À présent, la production des nanotubes de carbone en laboratoire est de 100-300 g par jour. Selon Phan Ngoc Minh, les difficultés résident dans la commercialisation de ce produit et ses applications dans la vie quotidienne.

Pour leur part, le Docteur Nguyên Chanh Khê et ses collègues du Centre des recherches et du développement de la zone de hautes technologies de Hô Chi Minh-Ville ont utilisé du marc de café et de la bagasse pour produire des nanotubes de carbone. C'est la raison pour laquelle le prix de leurs produits est réduit de moitié.

Tùng Chi/CVN
(13/02/2009)
Les robots-jouets vietnamiens subjuguent les sociétés étrangères - 18/02/2009
http://lecourrier.vnagency.com.vn/default.asp?xt=xt33&ct=ct49&page=newsdetail&newsid=49825
 

Les jouets de hautes technologies de la compagnie par actions Robot TosyVietnam ont littéralement captivé les visiteurs lors de la 60e foire-exposition internationale des jouets, qui vient de fermer ses portes à Nuremberg, en Allemagne.


Le vietnamien y a présenté 4 de ses produits phares : TOPIO tiny, TOSY TyreROBO, BallROBO et TOSY UFO. Tous ces robots sont capables de marcher, danser, jouer au ping-pong...

Près de 2.000 personnes ont visité le stand de la compagnie et la plupart ont été surprises par l'originalité de ces produits made in Vietnam. Un commerçant a même été si subjugué qu'il a acheté le modèle TyreROBO en miniature, au prix de 500 euros, avec l'idée de le présenter prochainement à une exposition des automobiles, qui se tiendra en Allemagne. Plusieurs constructeurs d'automobiles ont aussi flashé et commandé ce robot en nombre pour l'offrir à leurs clients. Robot Tosy Vietnam a également reçu des commandes d'une vingtaine de compagnies internationales spécialisées dans les jouets. Beaucoup ont même fait part de leur intention de devenir le distributeur officiel de ses produits dans plusieurs pays (Allemagne, Belgique, France, Espagne, Pays-Bas, Japon...). Un exemple : Takara Tomy, Bandai et Doyusha, 3 des géants nippons de l'industrie du jouet, ont exprimé leur intention de collaborer avec la compagnie vietnamienne. "Nous avons fait forte impression aux entreprises étrangères du secteur en raison de notre niveau technologique et de nos capacités créatives et concurrentielles", affirme Hô Vinh Hoàng, directeur général de Robot TosyVietnam.

Présenté pour la première fois lors de la plus grande foire-expo internationale des robots à Tokyo (Japon) en 2007, le robot TOPIO de Robot Tosy Vietnam a marqué un jalon important dans le développement du secteur des hautes technologies du pays.

Robot Tosy Vietnam a enregistré son brevet d'invention et son label commercial sur les marchés vietnamien, américain, européen, japonais, chinois, sud-coréen et indien. Elle est la première compagnie dans son domaine dans le pays et la seule capable de produire des jouets uniquement à partir de matières premières vietnamiennes pour l'exportation.

Tùng Chi/CVN
(18/02/2009)