|
|
|
Tăng trưởng GDP hàng năm luôn ở mức cao, thậm
chí trong thời điểm kinh tế khó khăn, luôn làm nức lòng người
dân. Thế nhưng, tính toán mới đây của Ngân hàng Thế giới cho
thấy Việt Nam sẽ phải mất hàng chục năm, thậm chí là cả trăm năm mới có thể đuổi kịp các nước láng giềng.
|
Việt Nam đang nỗ lực chờ cất cánh.
Ảnh: Hoàng Hà. |
Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân
hàng Thế giới (WB) công bố đầu tháng này đưa ra những thống
kê gây sốc cho những ai đang kỳ vọng lớn vào “con hổ Việt
Nam”. Theo đó, Việt Nam có thể mất tới
51 năm mới đuổi kịp Indonesia và thậm chí
158 năm nữa mới bằng được Singapore về thu nhập trên đầu người.
Mặc dù đã mào đầu rằng công việc dự báo xu
hướng tăng trưởng lâu dài là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn
ngay cả với các nhà kinh tế giỏi, nhưng WB cũng đưa ra những
căn cứ rõ ràng để chứng minh cho phán đoán của mình.
Theo số liệu của WB, năm 2007, thu nhập
trên đầu người của Việt Nam là 836 đôla, Indonesia là 1.918,
Thái Lan là 3.850 và Singapore là 35.163. Trong giai đoạn
2001-2007, tốc độ tăng trưởng thu nhập trên đầu người (tính
theo giá cố định, tức là sau khi đã trừ đi yếu tố lạm phát)
tuơng ứng là 6,5%, 4,8%, 4,8% và 4,0% một năm. Với tốc độ
này, Việt Nam sẽ cần 51 năm để thu nhập bình quân của người
dân theo kịp Indonesia, 95 năm để theo kịp Thái Lan, 158 năm đối với Singapore.
WB còn đưa ra một cách tính toán nữa là
tính bằng đồng đôla. Theo đó, tốc độ tăng trưởng thu nhập
trên đầu người tính bằng đôla của các nước Việt Nam,
Indonesia, Thái Lan và Singapore tương ứng là 12,5%, 6,4%,
4,9% và 6,0%. Nếu sử dụng các con số này thì thời gian để Việt
Nam theo kịp các nước trên sẽ là 15 năm với Indonesia,
22 năm bằng Thái Lan và
63 năm thì ngang với Singapore. Tuy
nhiên, những con số tính bằng đồng đôla dễ bị ảnh hưởng bởi
những biến động ngắn hạn của tỷ giá hối đoái.
Nếu tính bằng đồng đôla, GDP trên đầu người
của Việt Nam hầu như chắc chắn sẽ vượt qua mốc 1.000 đôla
trong năm 2008, về đích sớm hơn 2 năm so với mục tiêu đề ra
trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội 2006-2010. Tuy
nhiên, GDP đầu người đáng mừng như trên không có gì ngạc
nhiên trong thời điểm đồng đôla bị mất giá.
Trong thập
niên vừa qua, đặc biệt là sau khi đẩy nhanh cải cách kinh tế
sau Đại hội Đảng IX năm 2001, Việt Nam đã đạt tỷ lệ tăng trưởng
kinh tế rất cao. GDP trên đầu người của Việt
Nam tính theo giá cố định đã tăng trung bình 6,5% một năm.
Việt Nam xếp thứ 24 trên 139 quốc gia về tăng trưởng GDP
trên đầu người tính theo giá cố định (xếp hạng này không
tính đến các quốc gia và vùng lãnh thổ có GDP dưới 2 tỷ đôla
trong năm 2007).
Dù tính theo cách nào thì thực tế vẫn cho
thấy rằng Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh. Sự tăng trưởng
nhanh chóng này là một trong những động lực chính dẫn đến giảm
nghèo, một lĩnh vực mà Việt Nam đat được nhiều thành tựu có
ý nghĩa.
Tăng trưởng kinh tế nhanh một phần được
duy trì nhờ vào tích lũy vốn lớn. Tính đến năm 2007, mỗi năm
Việt Nam đã đầu tư đến 521,7 nghìn tỷ đồng, gần gấp ba lần
so với năm 2001, khi các cải cách kinh tế bắt đầu tăng tốc.
Chỉ một phẩn con số gia tăng này do giá cả tư liệu sản xuất
cao hơn. Việt Nam đang là một trong những nước có tỷ lệ đầu
tư cao nhất trên thế giới. Tính theo tích lũy vốn gộp thì
trong năm 2007 chỉ có trên 12 trên 139 quốc gia là có tỷ suất
cao hơn so với Việt Nam.
Với những yếu tố đáng lạc quan như vậy, WB
không quên cảnh báo vấn đề hiệu quả đầu tư của khối lượng
nguồn lực này: Số vốn tăng thêm có được phân bổ cho đúng
ngành, đúng hoạt động và đúng dự án hay không.
Thanh Bình
|
|
|
|
|
http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=40930&ChannelID=2
Thứ Tư, 15/03/2006, 08:47
197 năm nữa Việt Nam mới đuổi
kịp Singapore, nếu...
TP - Ông IL Houng Lee, Trưởng Đại
diện IMF tại Việt Nam (VN) nhận đinh, VN có thể
mất 18 năm để đuổi kịp Indonesia, 34 năm với Thái
Lan và 197 năm với Singapore.
|
Ông Il Houng Lee |
Sau 20 năm đổi mới đã đến thời điểm thích
hợp để đặt ra câu hỏi: “Khi nào Việt Nam (VN)
mới đuổi kịp các nước trong khu vực và bằng cách
nào? Dưới đây là góc nhìn của Trưởng
Đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại VN, ông
IL Houng Lee, trong cuộc trao đổi với Tiền Phong.
Thu nhập bình quân đầu người
của VN năm 2005 đạt trên 600 USD (theo IMF chỉ
là 552 USD). Một số nhà nghiên cứu VN đặt giả
thiết, nếu các nước giàu có hơn ở ASEAN ngừng
phát triển, VN sẽ mất khoảng 5 năm để đuổi
kịp Indonesia và Philippines, 20 năm với Thái
Lan, 24 năm với Malaysia, 38 năm với Brunei và 40 năm
với Singapore. Ý kiến của ông ra sao?
Những phân tích trên rất đáng quan tâm
và có thể phản ánh một cách gần chính xác độ
chênh lệch thực sự trong phát triển kinh tế. Tuy
nhiên chúng cũng có thể không phản ánh mức độ
chênh lệch thực sự về phát triển giữa các nền
kinh tế.
Nếu dựa trên giả thiết rằng tất
cả các nước mà bạn đề cập ở trên giữ được
tỷ lệ phát triển trung bình như trong 10 năm qua, thì
thời gian để VN đuổi kịp các nước có phần lâu
hơn.
Ví như VN có thể mất 18 năm để đuổi
kịp Indonesia, 34 năm với Thái Lan và 197 năm với
Singapore. Khoảng cách với Singapore lớn như vậy vì
tốc độ phát triển của nước này cũng rất nhanh
trong 10 năm qua.
Một số người cho rằng VN ngày càng
tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên
thế giới. Đây được xem là một thách thức
lớn, không chỉ là nguy cơ. Ông bình luận gì về
điều này?
Theo quan điểm của tôi là về lâu dài,
vấn đề quan trọng đối với Việt Nam là phải
cải thiện nguồn vốn con người, tỷ lệ tiết
kiệm phải cao hơn và cần một cơ chế quản lý
tốt.
Những yếu tố này đòi hỏi phải có
tính kỷ luật cao, tiết kiệm và sự liêm chính.
Nguy cơ về sự phát triển không bền vững sẽ càng
cao hơn nếu chính phủ cương quyết theo đuổi
những chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng mà
lại thiếu đi ba yếu tố trên.
Một số chuyên gia cho rằng có khu
vực kinh tế không chính thức ở VN. Vì vậy
GDP thực sự của VN không chỉ 52 tỷ USD (năm 2005)
như con số chính thức mà tăng lên 75 tỷ USD, gần
bằng Philippines. Phải chăng họ muốn nói rằng VN
đang có tiềm năng rất lớn và khoảng cách chênh
lệch thực tế giữa VN và các nước khác được
thu hẹp?
Các nhà kinh tế đôi khi so sánh thu
nhập của các nước bằng cách sử dụng “tỷ giá
sức mua tương đương” hơn là tỷ giá thực. Đơn
giản là tỷ giá sức mua tương đương tính cả đến
khía cạnh giá tài sản và giá các hàng hóa phi thương
mại thường tương đối thấp hơn ở các nước có
thu nhập thấp.
Khi chúng tôi áp dụng tỷ giá này,
sự chênh lệch về thu nhập bình quân trên đầu người
giữa VN và các nước khác đã giảm xuống rất
nhiều.
Ví như với Indonesia từ 2,1 xuống còn
1,5 lần; với Brunei từ 28,8 xuống còn 8,2 lần và
đáng chú ý nhất là với Singapore từ 43,9 xuống còn
9,3 lần.
Ông II Houng Lee
và các chuyên gia IMF giải thích rằng,
khoảng thời gian trên là kết quả của
những tính toán đơn thuần về mặt cơ
học.
Nó có thể không
phản ánh đúng sự chênh lệch thực sự
giữa kinh tế VN và các nước trong khu vực.
|
VN đang ở vị trí nào trong bản đồ kinh tế khu
vực ASEAN, khi nào và làm thế nào để nhanh chóng
bắt kịp nhóm các nước giàu có hơn trong khu
vực?
VN hiện đứng thứ 7 trong 10 nước thành
viên ASEAN về mức thu nhập, sự phát triển kinh
tế. VN có những lợi thế nhất định như lực lượng
lao động có năng suất khá, Chính phủ có quyết tâm
cao, cơ cấu xã hội ổn định và công bằng.
Vì vậy tôi nghĩ, VN có thể nhanh chóng
vươn lên về trung hạn. Tuy nhiên, để thực sự
gia nhập vào nhóm dẫn đầu, VN cần có được ba
yếu tố mà tôi đã đề cập ở trên.
Theo ông, liệu VN có cần những
khoản tài trợ quốc tế lớn hơn nữa để đuổi
kịp các nước khác nhanh hơn hay không?
Tiền viện trợ chỉ có hiệu quả
ở những nước mà các điều kiện cơ bản cho sự
phát triển đã sẵn có nhưng chỉ thiếu vốn trong
giai đoạn đầu của sự phát triển. Tiền viện
trợ đã có tác động khá hiệu quả trong hỗ trợ
phát triển, giảm đói nghèo ở một số nền kinh
tế châu á, đặc biệt là VN.
Ngân sách viện trợ toàn cầu có
giới hạn và tôi có thể đưa ra một số lý do
tại sao VN nên và không nên nhận thêm viện trợ so
với hiện nay.
Nếu so với GDP, VN nhận viện trợ
từ các nhà tài trợ ở mức trung bình so với các
nước thu nhập thấp ở châu á, không kể bốn nước
nhận viện trợ nhiều nhất (Bhutan, Campuchia, Lào và
Mông Cổ).
Nếu nhìn nhận một cách công bằng
thì những hỗ trợ hiện tại như thế là phù
hợp. VN có thể kiếm những khoản tiền lớn từ
xuất khẩu dầu thô, chiếm 7% GDP.
Điều này có thể được lấy làm lý
do để giảm hỗ trợ ODA. Hơn nữa, Việt Nam đã
bắt đầu gia nhập thị trường vốn quốc tế, đây
là dấu hiệu cho thấy Việt Nam có khả năng vay thương
mại.
Tuy nhiên, VN sử dụng tiền viện
trợ hiệu quả hơn nhiều nước khác. Vì thế nếu
xét về tính hiệu quả thì VN nên nhận thêm viện
trợ. Hơn nữa, Việt Nam có nhu cầu đầu tư cơ
sở hạ tầng rất lớn, việc chi cho đầu tư cơ
sở hạ tầng sẽ vượt quá khả năng vay thương
mại của VN. Vì vậy, VN cần tiếp tục nhận sự
hỗ trợ của cộng đồng các nhà tài trợ trong
những năm tới.
VN đặt mục tiêu đến năm 2010 tăng
gấp đôi GDP so với năm 2000 và trở thành nước công
nghiệp hóa vào năm 2020. Theo ông, mục tiêu này
liệu có khả thi?
Có một mục tiêu tốt sẽ là động
lực thúc đẩy. Do đó, cần có một mục tiêu rõ ràng.
Tôi quan tâm tới việc bảo đảm những điều
kiện giúp cho sự phát triển bền vững và công
bằng về trung hạn. VN sẽ nằm ở vị trí nào sau
10 hay 20 năm nữa chưa hẳn đã quan trọng bằng.
Xin cảm ơn ông!
Kỳ tới: Phân tích, dự báo
của nguyên Trưởng Đại diện UNDP tại Việt Nam
Jordan Ryan và chuyên gia kinh tế ASEAN, Tiến sĩ Joern
Dosch (từ Anh quốc).
Trí Đường Thực
hiện
|
|
|
|
|
|
|
Chính phủ mạnh phải hội tụ 3 yếu
tố
|
Tiến sĩ Võ Trí Thành. (Tuổi
Trẻ) |
Chính phủ phải có năng lực về tầm
nhìn và làm chính sách; có bộ máy chuyên nghiệp cao;
công tâm, biết chia sẻ lợi ích từ tăng trưởng công
bằng, vì sự phát triển con người. Đó là khẳng định
của chuyên gia hàng đầu về hội nhập kinh tế của
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương TS Võ Trí
Thành trong cuộc trao đổi với báo giới.
- Thưa ông, trên thế giới, một Chính
phủ mạnh không bao giờ tham nhũng hoặc để tham nhũng
có cơ hội phát triển?
- Không một quốc gia nào trên thế
giới lại không có tham nhũng. Một Chính phủ mạnh
luôn có cơ chế giảm thiểu tham nhũng, thất thoát.
Chính phủ mạnh không phải là không có điểm yếu mà
nó phải luôn biết tự đổi mới, vượt lên chính mình.
“Theo tôi, cần phải hiểu lại
thế nào là một quan chức tốt. Nhiều ông
khoe hay đi thực tế nhưng xuống UBND cấp dưới,
được đón tiếp long trọng cũng gọi là “đi
thực tế”. Gặp người dân nọ, người dân
kia cũng chưa đủ. Vấn đề là phải có cách
nắm được thông tin, dám đương đầu và
thực tâm muốn giải quyết các thông tin ấy
chứ không phải cứ đi xuống dân để chứng
tỏ một thứ đạo đức rất hời hợt. Bởi
cuối cùng, điều người dân mong đợi ở
một ông quan là ông làm được cái gì tốt
cho họ, cho xã hội”. |
Bài học thành công của các nước Đông
Á cho thấy để giảm thiểu được khó khăn, tiêu
cực trong quá trình phát triển, từ đó vươn tới thành
công thì đất nước cần phải có một Chính phủ
mạnh. Cũng từ kinh nghiệm của các nước đi trước
ta thấy một Chính phủ mạnh phải đáp ứng được
ba yếu tố. Thứ nhất, nó phải có năng lực về
tầm nhìn và làm chính sách. Thứ hai, phải có bộ máy
chuyên nghiệp cao. Thứ ba là phải công tâm, biết
chia sẻ những lợi ích từ tăng trưởng một cách công
bằng, vì sự phát triển con người nói chung.
- Vậy theo các tiêu chí đó, Chính
phủ của chúng ta mạnh hay chưa mạnh?
- Ở tiêu chí thứ nhất, ta đã có
tiến bộ. Mặc dù quá trình chuyển đổi sang kinh
tế thị trường ở VN sinh ra nhiều khuyết tật,
nhiều quá trình cải cách còn chậm, nhưng những thành
tựu trong hoạch định chính sách đã thể hiện được
sức vóc của Chính phủ khi giúp đà tăng trưởng
kinh tế của VN lên mức khá cao.
Nhìn sang tiêu chí thứ hai là bộ máy
chuyên nghiệp thì có thể nói ở ta vẫn yếu. Bởi
độ chuyên nghiệp liên quan đến con người, bộ máy,
cơ chế vận hành và nhiều vấn đề khác. Đây là
một trong những điểm kém nhất của VN so với các nước
khác mà ta phải cố gắng giải quyết vì nó rất
quan trọng. Cái yếu của tính chuyên nghiệp thể
hiện rõ trong 5 năm qua, khi quá trình cải cách hành
chính ở VN không thể hoàn thành, nếu không muốn nói
một số điểm thất bại.
Còn với tiêu chí thứ ba, phải khẳng
định chúng ta mạnh và có thành tựu ở một số điểm
như xóa đói giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu
thiên niên kỷ..., nhưng tham nhũng vẫn nặng nề. Nên
có thể nói Chính phủ VN mạnh ở một số điểm, nhưng
ở một số lĩnh vực cái yếu trội hơn.
- Nhiều bộ trưởng thời gian
qua đã không hoàn thành nhiệm vụ để dư luận
phải bức xúc hoặc để cấp dưới tham nhũng, lãng
phí kéo dài. Một trong những lý do là cơ chế bổ
nhiệm của ta còn khép kín và trách nhiệm chưa rõ?
- Tại một thị trường tốt, tính lưu
chuyển của người lao động rất cao. Áp lực mất
việc với công chức, dù ở cấp nào, phải rất
mạnh. Sâu xa hơn thì đúng là một trong những nguyên
nhân cố hữu khiến một số công chức, kể cả cán
bộ cao cấp, trì trệ là cơ chế đào thải không năng
động. Công chức thường có xu hướng đứng về phía
ổn định trong khi nếu có một quyết sách đột phá
sẽ làm bật lên một tiềm năng của đất nước.
Trong khi đó, trách nhiệm sau khi quyết
định của các quan chức ở ta cũng chưa thật rõ ràng.
Phải gắn cho được trách nhiệm vào từng hành động
của bộ trưởng. Ngay sau đó là cơ chế “mở” cho
văn hóa từ chức. Phải để từ chức là một việc
đàng hoàng, là cách lấy lại danh dự chứ không
phải “mất tất”. Với người cực chẳng đã
mới từ chức thì hành động từ chức không có nghĩa
là trút bỏ được trách nhiệm, chỉ là yếu tố để
“khoan hồng” thôi. Thứ nữa, vai trò của Thủ tướng
rất quan trọng.
Nếu một bộ tham nhũng thì Thủ tướng
phải có ý kiến quyết liệt. Còn nếu xét thấy
vấn đề nghiêm trọng xảy ra ở nhiều bộ thì bản
thân Thủ tướng từ chức cũng là một văn hóa. Còn
hiện tại, có lẽ để có sự dung hòa, xu hướng
bổ nhiệm bộ trưởng không phải là ủy viên trung
ương, thậm chí ngoài Đảng là câu trả lời tích
cực. Và không chỉ dừng lại ở bộ trưởng, có
thể để những người tài đứng vào cả vị trí phó
thủ tướng nữa để giúp Chính phủ quy tụ được
nhiều tinh hoa và năng động hơn.
Nói chung, trong 2-3 năm tới, cải cách
bộ máy nhà nước và cải cách chế độ tuyển
dụng nhân tài là vấn đề quan trọng bậc nhất,
phải đi cùng với quá trình cải cách cơ cấu doanh
nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng...
- Theo ông, Chính phủ của ta thời
gian qua nhiều lúc bị giảm sức mạnh có phải còn vì
tình trạng “trên bảo dưới không nghe”?
- Cái ấy thì có và lạ là nó được
nhắc đến khá nhiều nhưng vẫn còn. Bản chất của
hiện tượng đó có mấy lý do. Thứ nhất là mối
quan hệ giữa người thực thi và người có khả năng
quyết định sinh mệnh chính trị của họ.
Tại sao sự giám sát ở PMU18 bị tê
liệt? Câu trả lời sẽ rất dễ nếu giải đáp được:
ai là người quyết định đến miếng cơm manh áo
của các nhân viên PMU? Là Bùi Tiến Dũng hay ông cán
sự Đảng? Dĩ nhiên là Bùi Tiến Dũng.
Lý do thứ hai khiến tăng tình trạng
“trên bảo dưới không nghe”, đó là lợi ích nhóm.
Quyết định của trên mà ảnh hưởng đến lợi ích
của bản thân các công chức thực hiện thì họ sẽ
tìm cách làm lệch đi. Chống tham nhũng không triệt
để được cũng một phần vì như thế. Lý do căn
bản cuối cùng chính là do hệ thống luật lệ ràng
buộc chức năng thừa lệnh, chấp hành của ta chưa rõ
và chưa đủ mức răn đe.
Thủ tướng không thể quyết định sa
thải ngay một ông bộ trưởng, ông bộ trưởng
muốn sa thải một ông vụ trưởng, thậm chí một
chuyên viên cũng không phải dễ. Nên công chức khi
gặp những vấn đề nhạy cảm thường bám theo cách
hiểu của mình để làm theo cách dễ, có lợi nhất.
Sau đó “biến báo”, thậm chí phớt lờ cấp trên.
- Theo logic kia, để có Chính phủ
mạnh, Thủ tướng nên có quyền cách chức trực
tiếp các bộ trưởng không hoàn thành nhiệm vụ và
chịu trách nhiệm trước Ban bí thư, trước Quốc
hội. Đó cũng là cách để Đảng không bao biện công
việc của chính quyền?
- Trong bối cảnh hiện nay thì đúng là
vai trò của Thủ tướng phải nâng lên rất nhiều để
điều hành bộ máy có hiệu quả. Nhưng hệ thống chính
trị của ta có đặc thù. Phải hiểu lại phương
thức và nội dung lãnh đạo của Đảng như một số
phát biểu bên thềm Đại hội X. Và điều này chắc
đang được xem xét giải quyết.
Còn trước mắt, theo tôi, Thủ tướng
phải có quyền cách chức, thay đổi nhân sự từ
cấp thứ trưởng trở xuống để bộ máy chuyên
nghiệp hơn. Vai trò của ông bộ trưởng hay thủ trưởng
cơ quan trong việc tuyển dụng, thanh lọc cán bộ cũng
phải mạnh hơn, tránh tình trạng cứ phải đợi
một người đến 60 tuổi mới đuổi được.
- Chế tài, cách chức liệu đã đủ?
Để các bộ trưởng phải lao vào việc, có nên
buộc các vị ấy trước khi nắm chức vụ phải có
đề án hành động cụ thể để sau này còn kiểm
tra, đánh giá?
- Về ý tưởng thì hay vì nhiều bộ
trưởng khi mới nắm chức vụ có cái nhìn rất chung
chung về lĩnh vực mình phụ trách. Có nhân viên còn
nghĩ bộ trưởng không dám làm mạnh tay vì sợ bị bên
dưới nó “lật”. Nên biện pháp để bộ trưởng
phải chịu áp lực mạnh hơn là hợp lý nhưng phải
theo trình tự chuẩn. Tức là Thủ tướng chọn bộ
trưởng, ông ấy phải đưa ra các mục tiêu. Các bộ
trưởng chiếu theo đó phải trình kế hoạch hành động.
Phải giải trình rõ cả mục tiêu, cách làm để
Quốc hội quyết. Nếu không được thì Thủ tướng
phải chọn một người khác. Đó cũng là một cách
hiệu quả để tăng năng lực làm việc, tăng sức
mạnh của Chính phủ.
- Điều cốt yếu cần phải làm
ngay là gì để có một Chính phủ mạnh như mong
muốn của toàn dân?
- Một Chính phủ mạnh không bao giờ là
một chính phủ tham nhũng, hoặc để cơ hội cho tham
nhũng trở nên nghiêm trọng. Nên thật dễ hiểu,
việc cần làm ngay bây giờ để có một Chính phủ
mạnh là phải cải cách bộ máy đáp ứng nhu cầu
thời cuộc, chống tham nhũng thật hiệu quả.
Đó là việc nghĩa cần làm, cũng là
nghĩa vụ phải làm. Vì nó là cốt lõi của niềm
tin, cứ muốn ổn định mà không làm điều ấy thì
không được. Quan trọng hơn, đó là cơ sở cho sự
thịnh vượng chung của toàn xã hội - một điều không
ai có quyền tước đoạt hoặc làm chậm lại.
Ý
kiến của bạn?
(Theo Tuổi Trẻ)
|
|
|
|
|
|
Thứ ba, 7/12/2004, 09:43 GMT+7
Mỗi người Việt Nam đang nợ 180 USD
|
Giám đốc WB. |
Giám đốc Ngân hàng Thế giới
(WB) tại Việt Nam, ông Klaus Rohland cho biết, tính đến
trước thời điểm nhận được cam kết vay 3,4
tỷ USD vốn ODA, tổng số nợ nước ngoài của
Việt Nam đã là 15 tỷ USD. Nếu làm một phép chia trung
bình thì mỗi người dân đang nợ khoảng 180 USD.
- Ông đánh giá thế nào
về khoản tiền mà Việt Nam đang nợ?
- Trong tổng số nợ 15 tỷ
USD đó có 3,5 tỷ USD là của Ngân hàng Thế giới. Tính
trung bình mỗi người nợ 180 USD, nhưng họ chỉ phải
trả khoảng 5 USD một năm vì có tới 90% nợ là vốn
vay ưu đãi. Việt Nam không phải trả lãi suất thị trường
cho những khoản vay này.
Hiện giờ nợ Việt Nam phải
trả hằng năm chiếm khoảng 6,5% kim ngạch xuất khẩu
mỗi năm. Chúng tôi tính rằng con số này sẽ ổn định
vì xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng đủ để
trả số nợ tăng lên hằng năm.
Theo kinh nghiệm quốc tế thì
cần theo dõi chặt nợ nước ngoài khi tỷ lệ trả
nợ so với thu nhập từ xuất khẩu cao hơn 30%. Nhưng
không có vấn đề gì lớn cho đến khi tỷ lệ này là
100% vì như thế một quốc gia sẽ phải trả nợ
nhiều hơn số tiền kiếm được. Việt Nam còn ở
rất xa những mốc này. Vì thế bây giờ Việt Nam nên
vay vì đang được nhận vốn ưu đãi. Đến 7-8 năm
nữa thì sẽ không còn loại vốn này nữa và Việt Nam
phải vay với lãi suất cao.
- Nhưng các nhà tài trợ
cho vay bao giờ cũng kèm theo những điều kiện?
- Mỗi nhà tài trợ có điều
kiện khác nhau. Hiện có ba nhà tài trợ chính là JBIC
(Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản), Ngân hàng Phát
triển châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB), sau đó
là Cơ quan Hợp tác Phát triển Pháp (AFD) và Ngân hàng
KFW của Đức. Trong đó, điều kiện của Ngân hàng
Thế giới là trả nợ trong vòng 40 năm, trả phí 0,75%
mỗi năm và không phải trả nợ trong 10 năm đầu.
Một điều kiện chung là dự
án đầu tư phải có hiệu quả. Nếu bạn vay tiền để
tiêu vào tiêu dùng cá nhân như mua quần áo, ôtô để
con cái bạn sau này phải trả thì thật không công
bằng. Nhưng nếu bạn vay tiền để xây nhà máy điện
chẳng hạn, nhà máy này còn chạy đến 40-50 năm sau thì
con cái bạn cũng được hưởng lợi.
- Có tình trạng không quan
tâm nhiều về hiệu quả sử dụng vốn vay ODA vì
phải đến 40 năm nữa mới phải trả. Phải chăng đang
có suy nghĩ tiền ODA là tiền chùa?
- Đây là trách nhiệm của Chính
phủ. Nhìn chung, chúng tôi kiểm tra và thấy chất lượng
các dự án ODA là tốt. Tiền vốn ODA là tiền của người
Việt Nam và cần được sử dụng giống như những
nguồn tiền khác.
Sự minh bạch rất cần
thiết dù nguồn tài chính của dự án từ ODA hay
những nguồn khác. Nếu dự án nhà máy điện không
hoạt động được thì đó là một điều sai trái dù
được xây dựng từ vốn ODA, đầu tư nước ngoài
trực tiếp hay ngân sách Chính phủ. Theo tôi, đây không
phải vấn đề của riêng ODA mà là chất lượng đầu
tư công nói chung.
- Các nhà tài trợ có
tiếng nói nhất định với Chính phủ. Vậy ông đánh
giá như thế nào về ảnh hưởng của các nhà tài
trợ đến quá trình lập chính sách của Chính phủ?
- Chúng tôi nghĩ cải cách
doanh nghiệp Nhà nước có thể chuyển động nhanh hơn.
Nhưng chúng tôi hiểu chính phủ quyết định tốc độ
của cải cách. Bây giờ chúng tôi có thể tranh luận
về những vấn đề trước đây không thể, như vấn
đề chống tham nhũng tại Hội nghị Các Nhà tư vấn và
cách chính phủ bàn về vấn đề này một cách công
khai. Sáu, bảy năm trước, đây là điều không thể. Năm
năm trước chúng tôi cũng không thể bàn về việc
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO.
Về cải cách ngân hàng,
cuộc tranh luận đã sâu hơn năm năm trước. Tất nhiên
trong mối quan hệ chung, chính phủ không luôn luôn đồng
ý với chúng tôi và chúng tôi cũng thế. Nhưng không khí
chung là sự lắng nghe lẫn nhau và đó là dấu hiệu
của sự phát triển.
Đôi khi Chính phủ nói không
áp dụng những điều chúng tôi nói vì một số lý do
nào đó và chúng tôi hiểu. Đôi khi tôi thay đổi quan
điểm của mình và đó là điều tốt.
- Ví dụ như thay đổi
quan điểm về vấn đề gì?
- Ví dụ như đưa điện tới
mọi người. Quan điểm chung của tôi vài năm trước là
người dân phải trả tiền điện mà họ dùng để có
hệ thống cung cấp điện bền vững về tài chính. Nhưng
khi đến một số làng xã vùng sâu, vùng xa, tôi thấy
những trường học cần điện cho học sinh nhưng dân làng
quá nghèo, không thể trả tiền điện. Nên bây giờ tôi
nghĩ rằng cần phải trợ cấp điện cho những làng, xã
này. Nhưng phải làm sao chỉ trợ cấp cho những người
nghèo thôi chứ không phải người giàu ở đô thị.
(Theo Saigon Times Daily)
|
|
|
|
|
|
'10 năm tới nền kinh tế VN sẽ tăng trưởng
gấp đôi' > > >
VN2020
Chứng kiến lễ sinh nhật khu công nghiệp
VN - Singapore (VSIP), Bình Dương tròn 10 năm tuổi, cùng
với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sáng nay người đứng
đầu đảo quốc Sư tử Lý Hiển Long đã có dự báo
khá lạc quan về nền kinh tế VN trong thập kỷ tới.
"Trong ASEAN, VN là nền kinh tế tăng
trưởng nhanh nhất. VN đang đẩy mạnh cải cách kinh
tế, gia nhập WTO và trở thành điểm đến ưa thích
của các nhà đầu tư", Thủ tướng Lý Hiển Long
nhấn mạnh.
|
Hai Thủ tướng cam kết đẩy mạnh
phát triển thương mại hai chiều trong những năm
tới. Ảnh: P.A. |
Theo thủ tướng Singapore, trong 10 năm
tới, cả VN lẫn đảo quốc Sư tử đều phải đối
mặt với những thách thức lớn, mới. VN sẽ phải
hội nhập được vào nền kinh tế toàn cầu, nâng cao
năng lực các ngành công nghiệp của mình để cạnh
tranh với quốc tế. Song ông bày tỏ tin tưởng rằng,
với lợi thế 80 triệu dân và tỷ lệ tăng trưởng
7-8%/năm như hiện nay, nền kinh tế VN sẽ tăng gấp đôi
trong thập kỷ tới, đem lại lợi ích thiết thực cho
người dân của mình.
Singapore, không có một cơ cấu ngành
giống như VN và tốc độ phát triển kinh tế nhanh,
sẽ phải tăng thêm giá trị bằng cách tạo ra những cơ
hội mới thông qua thương mại, công nghệ, nghiên
cứu, phát triển và tăng cường khai thác các tài nguyên
trong khối ASEAN.
Cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lẫn
người đồng nhiệm Lý Hiển Long đều cho rằng, Hiệp
định khung về kết nối kinh tế Singapore - VN được ký
kết năm ngoái đã tạo nhiều cơ hội mới cho đầu tư,
giao thương giữa 2 nước. Con số 230 nhà đầu tư từ
22 quốc gia đang sản xuất, kinh doanh tại VSIP với
tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD, được ông Lý Hiển
Long dẫn làm minh chứng cho đầu tư của các doanh
nghiệp đảo quốc nằm cách VN 2 giờ bay.
Tính đến cuối tháng 8, có 425 dự án
của Singapore đầu tư vào VN với tổng vốn đầu tư
7,8 tỷ USD, đứng đầu trong các quốc gia, vùng lãnh
thổ rót vốn vào nền kinh tế VN. Kim ngạch thương
mại 2 chiều 6 tháng đầu năm đạt trên 4,3 tỷ USD, tăng
đến 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Hầu hết dự án
tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng khu công
nghiệp, khu đô thị mới, khách sạn, văn phòng cho thuê,
kinh doanh bất động sản.
"Singapore muốn tăng cường đầu tư
vào VN hơn nữa trên các lĩnh vực thực phẩm, bán
lẻ, hậu cần, bất động sản, công nghệ thông tin.
Đồng thời mong muốn có nhiều doanh nghiệp VN niêm
yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
Singapore", Thủ tướng Lý Hiển Long nói.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay, hai
nước đã xúc tiến xây dựng kế hoạch triển khai
Hiệp định khung về kết nối kinh tế Singapore - VN. Ông
cũng kỳ vọng việc Hiệp định chính thức triển khai
sẽ thu hút thêm nhiều đầu tư từ Singapore vào VN và
tăng cường thương mại hai nước.
Sáng nay, hai vị đứng đầu chính phủ
đã cùng ký kết bản ghi nhớ, khởi động Khu công
nghiệp VN - Singapore 2 có diện tích 345 ha. VSIP 2 cũng
bắt đầu hoạt động từ hôm nay. 28 nhà đầu tư từ
10 quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết đặt văn phòng
tại VSIP2 với tổng vốn đầu tư 200 triệu USD. Nhà máy
đầu tiên dự kiến khánh thành vào cuối năm.
Dưới sự chứng kiến của hai
Thủ tướng VN và Singapore, 9 dự án kinh doanh
mới vào VSIP đã được Bộ trưởng Kế hoạch
đầu tư Võ Hồng Phúc trực tiếp trao giấy phép
đầu tư vào sáng nay, 26/9. Trong đó có vốn đầu
tư lớn nhất là dự án xây dựng khu phức hợp
đầu tiên tại Bình Dương với 58 triệu USD,
chủ đầu tư là công ty GuocoLand (Singapore).
Dự án bao gồm khu trung tâm thương
mại, giải trí, chung cư cao tầng, thể thao, khách
sạn... trên diện tích 17,5 ha. Công ty GuocoLand
kỳ vọng sẽ biến khu phức hợp thành nơi tập
trung các thương hiệu lớn trong và ngoài nước.
Khu công nghiệp VN - Singapore được
thành lập từ năm 1996, là dự án của hai chính
phủ và liên doanh giữa Tổng Công ty Becamex IDC và
tập đoàn SembCorp Industries.
|
Phan Anh
Thông điệp đầu năm 2009 của Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng
http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2009/01/3BA0A079/
|
|
|
|
|
Vietnam
Société
Education
|
|
http://lecourrier.vnagency.com.vn/default.asp?xt=&ct=&page=newsdetail&newsid=48313
19/12/2008 |
Objectifs ambitieux de la stratégie nationale de
l'éducation |
D'ici 2020, 99% des enfants de 5 ans bénéficieront d'un
an de CP avant leur entrée au primaire; 80% de la
population atteindra le niveau bac ou équivalent; au
moins 5 universités nationales seront classées dans le
top 100 des meilleures universités de l'ASEAN et 2 dans
le top 200 des meilleurs au monde... Tels sont quelques
objectifs du 13e projet de stratégie de développement de
l'éducation nationale pour la période 2009-2020,
présenté lors d'une rencontre, le 18 décembre à Hanoi,
entre le ministère de l'Éducation et de la Formation
d'une part, et ses anciens responsables, des enseignants
vétérans et des journalistes, de l'autre.
Autres objectifs de cette stratégie : 30% à 40 % des
étudiants dans des établissements privés, 99% des
enfants en âge d'être scolarisé iront à l'école primaire
et au collège, l'apprentissage de l'anglais dès la 3e
classe, 450 habitants sur 10.000 auront un niveau
universitaire, 2% de taux d'analphabétisme chez les
jeunes de 15 ans... Par ailleurs, le projet a fixé comme
objectif d'accueillir 15.000 étudiants étrangers/an.
Pour atteindre ces objectifs, le ministère de
l'Éducation et de la Formation a proposé plusieurs
mesures comme la réorganisation du système d'éducation,
le renouvellement des programmes...
Le ministère envisage d'évaluer au niveau national la
qualité des élèves tous les 3 ans et de rendre publics
les résultats. À partir de 2009, sera réalisé à titre
expérimental un modèle selon lequel le recteur pourra
fixer lui-même les salaires des enseignants en se basant
sur leurs performances. Par ailleurs, l'attraction des
scientifiques étrangers et des intellectuels de la
diaspora fait aussi partie des priorités.
Selon le professeur Pham Minh Hac, "dans de nombreuses
provinces et villes, 50% des salles de classe sont
rudimentaires". Les écoles manquent de logements pour
les enseignants et de matériel didactique adéquate, et
beaucoup d'élèves pauvres doivent abandonner leurs
études pour travailler et aider leur famille. Il a
estimé que cette stratégie ne met pas assez l'accent sur
l'éducation à la maternelle. "Parmi les objectifs fixés,
selon M.Hac, plusieurs seront difficiles à atteindre".
Selon lui, il faudrait fixer des objectifs "plus
réalistes".
Huong Linh/CVN
(19/12/2008) |
|
|
|
|
|
Vietnam Works to Ensure 49.5 Mln Jobs by 2010
Posted: Friday, December 19,
2008
http://vibforum.vcci.com.vn/news_detail.asp?news_id=14920&parent_id=0&cate_id=5
The Vietnamese Ministry of Labor, War Invalids and
Social Affairs has set a target of establishing
employment centers in 40 cities and provinces, in
addition to 50 websites connected to the national
job market information portal, to ensure employment
for 49.5 million people by 2010, state media has
said.
The ministry is also aiming to develop a job
placement system, linked to the employment websites
of all 63 cities and provinces by 2015, said a
workshop in northern Bac Ninh province December 16.
Over the past two years, a total of 105 job fairs
were organized at 23 employment centers nationwide,
attracting 5,000-7,000 job seekers per event.
To date, 20 localities have developed their own
employment websites or portals.
Participants at the workshop said though monthly job
fairs help to satisfy the demands of the labor
market, they still lack of up-to-date information
regarding the labor market, as well as a paucity of
information regarding the demand and supply of
laborers.
Vietnam has generated more than 1.6 million new jobs
so far this year, including more than 800,000
overseas jobs, state media has said.
Labor quality is also improving, with the percentage
of skilled laborers increasing from 35 per cent in
2003 to the current figure of 50 per cent.
Vietnam has set a target of generating more than 1.7
million jobs in 2009, including over 90,000 from
labor export contracts. (VNA)
|
|
|
|
|
http://vietnam.vnanet.vn/Internet/vi-VN/49/130/1/16589/12/2008/Default.aspx
“Cha đẻ” chiến lược cạnh tranh, GS Michael E. Porter:
Tôi vinh dự nếu được làm cố vấn cho Chính phủ Việt Nam
GS. Michael E.Porter phát biểu tại cuộc
hội thảo “Năng lực cạnh tranh quốc gia”.
Lần đầu tiên đến Việt Nam nhưng những gì ông biết và hiểu về
Việt Nam, nhất là các vấn đề thuộc về tầm vĩ mô của nền kinh
tế và đặc biệt là năng lực cạnh tranh của quốc gia nằm trên
vùng bán đảo Đông Dương này cũng đủ khiến cho người ta kinh
ngạc và kính nể.
Hai ngày ở Việt Nam, một ngày dành cho giới doanh nhân và
một
ngày dành cho các nhà hoạch định chính sách, GS Michael E.
Porter đã gợi mở cho họ thấy Việt Nam cần phải làm gì để có
thể nâng cao được năng lực cạnh tranh của quốc gia mình.
Bằng một lối nói thuyết phục, uyên bác, nồng nhiệt, cùng với
sự ví von hóm hỉnh, ngay lập tức GS Michael E. Porter đã thu
hút được sự chú ý của giới chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt
Nam.
GS cho biết, ông rất ấn tượng với những thành tựu phát triển
kinh tế nổi bật của ViệtNam trong thời gian qua. Cũng có lẽ
vì điều này mà ông đã cảm thấy hơi bất ngờ khi vừa đặt chân
xuống sân bay Tân Sơn Nhất, một thành phố đầy sôi động nhưng
dường như không có dấu hiệu gì của việc ảnh hưởng từ sự suy
thoái kinh tế thế giới đang diễn ra trên khắp toàn cầu, điều
mà ông thường cảm nhận rất rõ khi đến các thành phố lớn ở
châu Âu và Mỹ.
Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp
Gs. Michael E. Porter.
Cuộc trao đổi giữa
GS. Michael E.Porter
với các nhà hoạch định chính sách và
học giả Việt Nam.
GS. Michael
E.Porter trả lời phỏng vấn
các phóng viên báo chí tại cuộc họp báo
ngày 02/12/2008. |
Theo GS Michael E. Porter, tuy đã đạt được những thành công
nhất định nhưng về cơ bản Việt Nam vẫn là nước có thu nhập thấp. Lâu
nay, mọi nguồn lợi giúp Việt Nam phát triển được chủ yếu là nhờ
vào nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nguồn lao động
giá rẻ dồi dào. Vì vậy, Việt Nam cần phải tận dụng tối đa điều kiện
đặc biệt này. Tuy nhiên, theo ông, về lâu dài, Việt Nam vẫn chỉ sẽ
là nước có thu nhập thấp nếu chỉ thuần tuý và đơn giản dựa
vào hai nguồn tài nguyên này mà không có sự đầu tư theo chiều
sâu cho chúng.
Sự đầu tư chiều sâu theo ông là Việt nam cần phải có chiến
lược đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao động để từ đó có
thể nâng cao hiệu suất và chất lượng lao động. Về vấn đề
khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên, Việt Nam cần phải biết
cách biến nó thành những sản phẩm hàng hoá có hàm lượng chất
xám cao chứ không thể cứ bán mãi nó ở dạng nguyên liệu thô
như trước đây. Điều đó không chỉ gây nên sự lãng phí lớn mà
còn khiến cho chúng ta có nguy cơ sớm phải đối mặt với sự cạn
kiệt nhanh chóng.
Bàn về vấn đề này, GS Michael E. Porter lấy ví dụ, chẳng hạn
như Việt
Nam được biết đến là nước có thế mạnh
về xuất khẩu da giày. Tuy nhiên, điều đó theo ông không phải
là yếu tố quan trọng mà vấn đề nằm ở chỗ là trình độ sản xuất
da giày của Việt Nam có được như Italia hay không, hay chỉ
ngang hàng với các nước đang phát triển, đó mới là chuyện
đáng bàn. Vì thế Việt Nam cần phải biết tính toán lựa chọn
cho mình những lĩnh vực có thế mạnh để nâng cao năng lực cạnh
tranh chứ không thể cứ đầu tư tràn lan một cách phí hoài và
tốn công vô ích.
Về đầu tư, theo ông, Việt Nam hiện đang thu hút rất đông các
nhà đầu tư nước ngoài trên hầu hết mọi lĩnh vực. Điều đó cho
thấy môi trường làm ăn ở Việt Nam đã được cải thiện, và bắt đầu có
sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trên thế giới. Tuy nhiên,
Việt
Nam nên hành động theo phương châm
“quý hồ tinh bất quý hồ đa”, tức là phải có sự lựa chọn đối
tác có chất lượng, bởi theo ông trong số các đối tác ấy có
người đem đến cho chúng ta sự thịnh vượng nhưng biết đâu
cũng có người chỉ đem đến sự phiền toái.
Một trong những vấn đề mà GS Michael E. Porter đặc biệt quan
tâm ở Việt
Nam đó là việc tạo sự liên kết nhóm
ngành, hay nói cách khác đó là khái niệm “cụm ngành nghề”. Về
vấn đề này, hiện tại Việt Nam chưa làm tốt, và dường nó cũng
chưa được người ta chú ý đến. GS Michael E. Porter đã đưa ra
một ví dụ khá thú vị, đó là giả sử nếu như anh bỏ tiền ra đầu
tư một cái khách sạn thật tốt, nhưng khi tôi xuống sân bay lần
mò tìm gọi mãi chẳng có lấy một chiếc taxi nào thì thử hỏi
tôi phải làm gì để đến được khách sạn của anh. Và điều đó
cũng có nghĩa là cái khách sạn của anh cũng thành vô giá trị.
Điều này cũng giống như tình trạng phát triển thiếu tính chọn
lọc ở các địa phương Việt Nam hiện nay, khi mà họ đang dàn
hàng ngang cùng nhau để tiến, tức là thấy cái gì có lợi là tất
cả cùng làm, trong khi đó đúng ra địa phương nào mạnh cái gì
thì nên đầu tư cho cái đấy. Chính vì thế mà xảy ra tình trạng
thừa vẫn thừa mà thiếu vẫn thiếu. Mà điển hình cho tình trạng
này, theo GS Michael E. Porter đó là việc Việt Nam có tới
hơn 20 cái cảng biển, nghĩa là hình như địa phương nào cũng
đua nhau làm cảng biển.
Như vậy, vấn đề đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam là phải làm
thế nào để cho các mô hình kinh tế có thể cùng liên kết,
cùng bắt tay với nhau để có thể cạnh tranh phát triển. Bởi
suy cho cùng, mọi thứ tưởng chừng như hoạt động độc lập
nhưng kỳ thực chúng luôn có mối quan hệ mật thiết và tương hỗ
lẫn nhau. Cho nên, sự mạnh ai nấy làm như hiện nay vô hình
trung đã làm suy giảm năng lực cạnh tranh chung của cả một nền
kinh tế.
Nói về vai trò quản trị nhà nước đối với việc nâng cao năng
lực cạnh tranh quốc gia, GS Michael E. Porter cho rằng, Việt
Nam đã cố gắng rất nhiều trong nỗ lực đưa ra những chính
sách, đường hướng để phát triển đất nước. Đặc biệt, ông đánh
giá cao việc Chính phủ Việt Nam đã khống chế thành công tình trạng
lạm phát trong thời gian vừa qua, giúp cho nền kinh tế phát
triển ổn định. Bên cạnh đó, theo ông, sự ổn định về chính trị
cũng là một lợi thế rất lớn để Việt Nam cải thiện tình hình kinh tế đất
nước. Tuy nhiên, tham nhũng là một trong những vấn đề khiến
cho ông lo lắng nhất hiện nay, bởi nếu chúngđối
sách ngăn chặn kịp thời thì nó sẽ là một trong những nguy cơ
lớn gây ảnh hưởng đến tiến trình phát triển sắp tới của Việt
Nam.
Ngoài những vấn đề như đường lối, chính sách, chiến lược cụ
thể của từng doanh nghiệp, từng bộ ngành, cho đến chính phủ…
để giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, theo GS Michael E.
Porter, Việt Nam không nên bỏ quên phép lợi thế về
tính đặc sắc văn hoá của mình. Theo ông, Việt Nam là quốc gia
có bề dày văn hoá, có sự đặc sắc về ngôn ngữ, về văn hoá nghệ
thuật, về lối sống, con người… vì thế chúng ta nên biết tận
dụng nó để tạo nên nét khác biệt, nét cá tính riêng của mình
trong từng lĩnh vực cạnh tranh. Có như thế Việt
Nam mới tạo được dấu ấn riêng mạnh mẽ
trên thương trường.
Có một điều khá thú vị, đó là trong buổi họp báo, trả lời
câu hỏi của phóng viên Báo ảnh Việt
Nam rằng: “Giáo sư nghĩ gì nếu được
mời làm cố vấn cho Chính phủ Việt Nam . Và nếu được thì điều đầu tiên
cần làm để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay ông sẽ làm gì?”. Giáo sư Michael E. Porter
đã hào hứng nói: “Đó quả là điều tuyệt vời. Tôi rất vinh
dự nếu được làm cố vấn cho Chính phủ Việt Nam, bởi tôi nghĩ
rằng những gì tôi hiểu về các bạn cũng đáng đủ cho tôi làm
được việc ấy. Và điều đầu tiên là tôi sẽ thành lập ngay
một
Hội đồng cố vấn về năng lực cạnh tranh bên cạnh Chính phủ.
Khi ấy tôi sẽ mời những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực
này của Việt
Nam
và quốc tế để cùng tôi đưa ra những bước đi cụ thể. Tuy
nhiên, để thành công, theo tôi, tất cả chúng ta cần phải có
tiếng nói chung, mà điều ấy hiện giờ tôi chưa thấy (cười)”.
Có thể nói, GS Michael E. Porter đã đem đến cho giới quan
tâm Việt
Nam
những hiểu biết sâu sắc về khái niệm năng lực cạnh tranh,
về những chiến lược phát triển mới mang tính toàn cầu. Đặc
biệt, với những ý kiến nhận định sắc sảo của mình, GS
Michael E. Porter đã phần nào giúp giới doanh nghiệp Việt
Nam cũng như những nhà hoạch định chính sách Việt Nam có một
cái nhìn chính xác hơn, khách quan hơn và đầy đủ hơn về vị
trí của mình trên bản đồ năng lực cạnh tranh toàn cầu trong
thời kì mới, để từ đó có thể đưa ra những giải pháp thích
hợp và kịp thời trong tương lai./.
GS Michael Porter được xem là nhà tư tưởng
chiến lược xuất sắc hàng đầu của thế giới, là cha đẻ
của chiến lược cạnh tranh toàn cầu. Ông cũng là một
trong những giáo sư lỗi lạc trong lịch sử của Đại
học Harvard (Mỹ), đồng thời là Giám đốc Trung tâm
Chiến lược và Cạnh tranh.
Là tác giả của 18 cuốn sách và trên 125 bài
báo, trong đó có các cuốn Chiến lược cạnh tranh,
Lợi thế cạnh tranh và Lợi thế cạnh tranh quốc
gia, được xem như là sách gối đầu giường của
giới quản trị kinh doanh và các nhà hoạch định chính
sách vĩ mô trên khắp thế giới trong suốt gần 3 thập
kỷ qua. Năm 2005, GS. Michael Porter đã đứng đầu
trong danh sách 50 “bộ óc” quản trị có ảnh hưởng
nhất thế giới theo bình chọn của Thinkers 50. Ông
cũng đã từng làm cố vấn về chiến lược cạnh tranh cho
lãnh đạo của nhiều nước như Hoa
Kỳ,
Singapore,
Ireland, Nga, Anh…
Đây là lần đầu tiên ông đến Việt Nam theo lời mời của Phó Thủ tướng
Hoàng Trung Hải. Chuyến thăm diễn ra trong hai ngày
1 và 2/12. Ngày 1/12, Giáo sư đã có cuộc nói chuyện
về chiến lược cạnh tranh với chính quyền Tp. Hồ chí
Minh cùng với hơn 700 người đứng đầu doanh nghiệp
việt Nam. Ngày 2/12, ông có cuộc làm việc với Phó
Thủ tướng Hoàng Trung Hải và các nhà hoạch định
chính sách và nghiên cứu kinh tế cao cấp của Việt Nam tại Hà Nội.
Trước đó, vào năm 2005, ông đã có cuộc trò
chuyện với nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tại Đại
học Harvard khi Thủ tướng sang thăm Mỹ. Kể từ đó ông
bắt đầu tìm kiếm thiết lập những cuộc đối thoại tích
cực với Việt Nam. Và đây là chuyến đi đầu tiên của
ông đến Việt Nam. |
Bài:Thanh Hoà - Ảnh: Trường Giang, |
|
|
|
len dau trang |
|
Soutien de la communauté internationale -
15/01/2009
http://lecourrier.vnagency.com.vn/default.asp?xt=&page=newsdetail&newsid=49017 |
Une réception solennelle a été donnée le 14 janvier à
Hanoi en l'honneur du corps diplomatique à l'occasion du
Nouvel An 2009. Placée sous les auspices du ministère
des Affaires étrangères du Vietnam (MAE) et de celui de
la Culture, du Sports et du Tourisme, l'événement a
réuni de nombreux ambassadeurs, chargés d'affaires des
ambassades et représentants en chef des organisations
internationales, ainsi que des responsables des services
concernés du Vietnam.
Prenant la parole à cette occasion, le vice-Premier
ministre et ministre des Affaires étrangères, Pham Gia
Khiêm, a remercié le corps diplomatique pour "sa
coopération efficace et son précieux soutien dans
l'œuvre de développement du pays " au cours de ces
dernières années. Il a par ailleurs qualifié de
"première des priorités" la prise de mesures
draconiennes pour endiguer le ralentissement économique,
maintenir la croissance et garantir le bien-être social.
Il a également déclaré que la ligne directrice du
Vietnam en matière de diplomatie se basait sur 3 piliers
: la politique, l'économie et la culture. Et d'ajouter
que le pays continuerait de prendre activement part au
maintien de la paix et de la stabilité sur le plan
international. Il a informé que 2009 était l'année de la
"Diplomatie culturelle du Vietnam" et a émis le souhait
de voir se diversifier les échanges culturels entre le
Vietnam et les autres pays du monde. "Ce qui permettra
de développer des liens avec l'étranger, d'accélérer la
compréhension mutuelle et d'enrichir les activités
culturelles entre les nations", a argumenté M. Khiêm.
Quant à Thomas Ferrari, doyen du corps diplomatique, il
a hautement estimé les efforts importants du
gouvernement vietnamien pour freiner l'inflation et
stabiliser la macroéconomie en aplanissant les
difficultés liées à la crise financière globale et à la
récession mondiale. Il a déclaré que la communauté
internationale s'était engagée à soutenir le Vietnam et
s'est déclaré convaincu que le pays réussirait à passer
outre les obstacles dressés par cette crise mondiale.
Lê Hà/CVN
(15/01/2009) |
|
|
|
|
|
Việt Nam mở màn năm ngoại giao văn hóa 2009
|
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại
giao Phạm Gia Khiêm. Ảnh: Reuters. |
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm
Gia Khiêm hôm qua nhấn mạnh, Việt Nam sẽ triển khai mạnh mẽ
nền ngoại giao toàn diện, trong đó lấy 2009 là năm ngoại
giao văn hóa nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với
các đối tác khắp thế giới.
Phát biểu trong cuộc gặp mặt Đoàn ngoại
giao nhân dịp năm mới tối qua, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm
khẳng định, ngoại giao văn hóa cùng với chính trị và kinh tế
là ba trụ cột của nền ngoại giao toàn diện mà Việt Nam đang
triển khai. Ông nhấn mạnh trước các đại diện quốc tế: "2009
là năm ngoại giao văn hóa Việt Nam. Chúng tôi trân trọng mời
các bạn tham gia các chương trình trao đổi, giao lưu văn hóa
giữa Việt Nam với các nước và đối tác khắp châu lục".
Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch cũng đánh dấu
sự mở đầu cho năm ngoại giao văn hóa bằng chương trình nghệ
thuật, với sự tham gia của dàn nhạc dân tộc và dàn nhạc giao
hưởng thính phòng. Bên cạnh đó là triển lãm những tác phẩm
nhiếp ảnh được lựa chọn từ cuộc thi ảnh "Việt Nam - Mùa thứ
năm", tổ chức nhân Diễn đàn du lịch ASEAN vừa diễn ra tại Hà
Nội.
Cùng tham dự cuộc gặp mặt, Bộ trưởng Văn
hóa Thể thao Du lịch Hoàng Tuấn Anh cho biết, cơ quan này đã
xây dựng một chương trình tổng thể nhằm tăng cường giới thiệu
văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, cũng như giới thiệu với nhân
dân Việt Nam những tinh hoa của các nước, kết
hợp với xúc tiến và quảng bá du lịch.
"Trong năm ngoại giao văn hóa, Việt Nam
mong muốn giới thiệu với nhân dân thế giới về một đất nước
có cảnh quan thiên nhiên đa dạng và tươi đẹp, với những di sản
thiên nhiên và di sản văn hóa truyền thống đặc sắc, con người
Việt Nam mến khách và sẵn sàng là bạn của tất cả các quốc
gia trên thế giới", ông Hoàng Tuấn Anh nói thêm.
Đình Chín
|
|
Vers une relation de partenariat et de coopération égale
entre le Vietnam et la Suède -
12/01/2009
http://lecourrier.vnagency.com.vn/default.asp?xt=&page=newsdetail&newsid=48913 |
"Quarante années des relations d'amitié traditionnelles
et de bonne coopération entre le Vietnam et la Suède,
vers un partenariat et une coopération égale au début du
21e siècle".C'est le thème d'un article écrit par Pham
Gia Khiêm, vice-Premier ministre et ministre des
Affaires étrangères, à l'occasion du 40e anniversaire de
l'établissement des relations diplomatiques
Vietnam-Suède (11 janvier 1969-11 janvier 2009).
Voici de larges extraits :
Au cours de ces 4 dernières décennies, les relations
d'amitié entre le Vietnam et la Suède ne cessent d'être
renforcées sur tous les secteurs : politique,
économie-commerce-investissement,
culture-éducation-sciences-techno- logies. Le trait
saillant dans les relations bilatérales réside dans
l'aide publique au développement (APD) accordée par le
gouverne- ment et le peuple suédois au Vietnam.
Sur le plan politique et diplomatique, les 2 pays ont
échangé souvent des visites de haut rang aux ressorts
central et local, servant de base pour doper les
relations multilatérales. Les relations de commerce et
d'investissement entre les 2 pays se développent
activement. Les groupes d'envergure de la Suède sont
satisfaisants au Vietnam (Comvik, Erricsson, ABB,
Electrolux, SKF, Ikea...). Les investisseurs suédois ont
placé environ 460 millions de dollars. Pourtant, ces
chiffres n'augmentent pas depuis 10 ans. Le chiffre
d'affaires des échanges commerciaux entre le Vietnam et
la Suède reste encore modeste, environ 450 millions de
dollars en 2008.
Dans le contexte de l'intégration économique où le
Vietnam accélère l’oeuvre de renouveau (Dôi moi) et
commence à adhérer au groupe des pays en développement
aux revenus moyens, les relations d'amitié
traditionnelles entre le Vietnam et la Suède sont
entrées dans une nouvelle étape. Il s'agit de l'étape
des relations de partenariat égal pour les intérêts
mutuellement avantageux, contre les assistances au
développement auparavant. Les 2 pays s'intéressent au
renforcement de leur coopération dans les domaines de
l'économie, du commerce, d'investissement, de
l'éducation, de la formation, de la science et de la
technologie. Le gouvernement vietnamien réalise la
politique immuable de créer les conditions favorables
pour que les entreprises suédoises puissent investir et
font du commerce d'une façon stable, de long terme et
efficace au Vietnam. Ce pour s'efforcer de porter le
chiffre d'affaires des échanges commerciaux bilatéraux à
un milliard de dollars et les investissements suédois au
Vietnam à un milliard de dollars également dans quelques
années, comme les engagements des dirigeants de haut
rang des 2 pays.
VNA/CVN
(12/01/2009) |
|
|
|
|
|
len dau trang |
|
Diplomates et chefs d'entreprises conjuguent leurs efforts
http://lecourrier.vnagency.com.vn/default.asp?xt=xt33&page=newsdetail&newsid=48027
10/12/2008 |
Une rencontre entre diplomates, chefs des bureaux de
représentation du Vietnam à l'étranger et plus de 150
représentants d'entreprises du Nord a eu lieu le 9
décembre à Hanoi. Un événement organisé par la Chambre
de Commerce et d'Industrie du Vietnam (VCCI) et le
ministère des Affaires étrangères, à l'occasion de la
26e Conférence de la diplomatie tenue dans la capitale.
"Les quelque 90 bureaux de représentation du Vietnam à
l'étranger constituent un appui permettant de bien
assister les entreprises nationales", selon le vice-
ministre des Affaires étrangères, Nguyên Quôc Cuong. Et
de préciser qu'actuellement, il incombe à la diplomatie
économique 4 missions importantes : ouvrir une "brèche",
fournir des conseils, agir et coordonner d'action pour
résoudre les difficultés.
Les entreprises du Nord attendent des bureaux de
représentation du Vietnam à l'étranger un soutien dans
leurs négociations, la signature d'accords
internationaux dans le domaine économique et commercial,
la recherche de partenaires, l'établissement de
relations avec des partenaires stratégiques, l'ouverture
d'antennes, l'organisation d'expositions et de foires à
l'étranger... Elles souhaitent également recevoir des
diplomates des conseils juridiques, des informations sur
les tendances des marchés, notamment au Moyen-Orient et
en Afrique qui sont peu touchés par la récession
économique mondiale.
Hoàng Mai/CVN
(10/12/2008) |
|
|
|
|
|
|
|
PM: Diplomats abroad should assist home development
|
08:53' 06/12/2008 (GMT+7)
http://english.vietnamnet.vn/politics/2008/12/817146/
|
VietNamNet Bridge –
Prime Minister Nguyen Tan Dung has asked national
diplomatic corps stationed overseas to contribute to
all aspects of the nation in addition to performing
its main duties regarding the improvement of foreign
relations.
The Government leader expressed this desire during
his meeting in Hanoi on Dec. 5 with 112 ambassadors
and heads of Vietnamese overseas representative
offices, who had returned to Vietnam to attend the
26th Diplomatic Conference.
He called upon Vietnamese diplomatic missions abroad
to assist businesses in expanding their export
markets, attracting more foreign investment and
boosting cooperation in labour, tourism and
education-training.
He assigned them with the task of monitoring and
analyzing developments in their host countries so
that the Vietnamese Government can manage the
country more effectively.
Dung stressed the importance of multilateral
relations regarding the Association of Southeast
Asian Nations (ASEAN), the Asian-Pacific Economic
Cooperation forum (APEC), the ASEAN-Europe Meeting
(ASEM) and the United Nations.
“Diplomatic corps should take the initiative in
religious, democratic and human rights fronts and
widely disseminate national policies in a timely
fashion so that the world at large can fully
understand Vietnam,” stated the Government leader.
He also called on Vietnamese representative offices
abroad to work closely with local authorities in an
effort to protect their compatriots’ legitimate
rights and contribute to friendship and cooperation
with other countries in all fields, particularly
economically, culturally and educationally.
Ambassadors to the US, Russia, Japan and the United
Arab Emirates pledged to do their utmost to fulfill
their tasks and contribute to the common cause of
national development.
(Source: VNA) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diplomats urged to promote Vietnam’s image abroad
|
10:43' 05/12/2008 (GMT+7)
http://english.vietnamnet.vn/politics/2008/12/817012/
|
VietNamNet Bridge –
The
diplomatic sector should intensify its activities in
relation to areas such as religion, democracy and
human rights, and have access to up-to-date
information to ehttp://www.ecovietnam.org/neu-unige/info/s, ultimately helping th
world to gain a greater understanding of Vietnam.
|
President Nguyen Minh Triet
receives representatives from the Vietnamese
offices abroad on the occasion of the 26th
Diplomatic Conference in Ha Noi. |
This request was made by President Nguyen Minh Triet
during a reception for Vietnamese ambassadors and
heads of representative agencies in foreign
countries, who are in Hanoi to attend the 26th
conference of the diplomatic sector.
President Triet stressed that Vietnamese
representative agencies abroad need to work closely
with relevant sectors in order to protect the
legitimate interests of overseas Vietnamese. They
should also urge them to abide by the laws of their
host nations, so as not to affect Vietnam’s
reputation in the hearts and minds of its
international friends.
The State leader had praise for the contributions
made by the diplomatic sector to the nation’s
achievements, not only in foreign affairs, but also
in the fields of socio-economic development,
security, national defence and culture.
“The diplomatic sector has contributed hugely to all
aspects of the country’s success. Many countries
have acknowledged Vietnam’s development potential
and have expressed their desire to cooperate closely
with Vietnam,” he said.
President Triet called on the sector to work to
maintain this success and contribute even further,
in order to improve Vietnam’s position and prestige
in the international arena.
Key to the success is the creation and promotion of
an image of a dynamic, reformed, safe and friendly
Vietnam that is an attractive destination to both
investors and tourists.
The Vietnamese Ambassador to the US, Le Cong Phung,
pledged on behalf of the diplomats to make every
effort to fulfill these tasks and develop the
country’s external relations, reputation and image.
(Source: VNA) |
|
|
|
|
La diplomatie contribue au succès commun
05/12/2008
http://lecourrier.vnagency.com.vn/default.asp?page=newsdetail&newsid=47899 |
"La diplomatie a contribué au succès actuel de la
nation. Cette contribution va de l'économie à la culture
en passant par la société et la défense nationale".
C'est ce qu'a déclaré le président de la République,
Nguyên Minh Triêt, le 4 décembre à Hanoi, lors d'une
rencontre avec 112 ambassadeurs et chefs de bureaux de
représentation du Vietnam à l'étranger.
Ces diplomates, déjà en fonction ou qui partiront
bientôt pour remplir leur mission, assistent à la 26e
conférence de la diplomatie à Hanoi.
À cette occasion, le chef de l'État a demandé aux
ambassades vietnamiennes de renouveler leurs modes
d'approche pour créer une ambiance amicale et plus
ouverte dans les affaires étrangères. La diplomatie
devra valoriser son autonomie, fournir des informations
pertinentes sur la politique nationale pour que les pays
aient une vision juste du Vietnam actuel. Nguyên Minh
Triêt a souhaité que la diplomatie contribue à propager
l'image d'un Vietnam “dynamique et amical, destination
de choix tant pour les touristes que pour les
investisseurs”.
Par ailleurs, les ambassades vietnamiennes devront
également coopérer étroitement avec d'autres
institutions pour protéger les droits légitimes des
Vietnamiens à l'étranger et encourager ces derniers à
respecter la loi du pays de résidence.
"Les ambassades et bureaux de représentation du Vietnam
à l'étranger feront tout leur possible pour remplir avec
succès leurs tâches, pousser le développement des
relations extérieures du Vietnam, contribuant ainsi à
l'œuvre commune de développement de la nation", a
promis, au nom de tous les diplomates, l'ambassadeur du
Vietnam aux États-Unis, Lê Công Phung.
Dans le cadre de cette 26e conférence de la diplomatie à
Hanoi, une session sur la diplomatie économique a eu
lieu le 4 décembre, sous la direction du vice-ministre
des Affaires étrangères Doàn Xuân Hung.
Hoàng Hoa/CVN
(05/12/2008) |
|
|
|
|
|
La diplomatie pour le développement national
http://lecourrier.vnagency.com.vn/default.asp?xt=xt33&page=newsdetail&newsid=47956
Lundi le 08 décembre 2008 - 12h09 |
Le Premier ministre Nguyên Tân Dung a hautement apprécié
les contributions du secteur diplomatique non seulement
dans les relations extérieures, mais encore dans les
domaines socioéconomique, culturel, de sécurité et de
défense, d'éducation et de formation.
Lors d'une rencontre le 5 décembre à Hanoi avec 112
ambassadeurs et chefs de bureaux de représentation
diplomatique du pays à l'étranger, dans le cadre de la
26e conférence du secteur des affaires étrangères, M.
Dung leur a demandé d'aider activement les entreprises à
élargir leurs débouchés d'exportation, l'attraction des
investissements, la coopération dans l'emploi, le
tourisme, l'éducation et la formation.
Il a également recommandé à ce secteur de créer une
atmosphère plus amicale et plus ouverte dans ses
activités diplomatiques afin de renforcer la
compréhension mutuelle entre le Vietnam et les pays du
monde, d'intensifier la diplomatie multilatérale dans
les forums de l'ASEAN, de l'APEC, de l'ASEM et de
l'ONU... afin d'élever la position du pays sur la scène
internationale.
Selon M. Dung, le secteur diplomatique doit aussi
s'engager dans d'autres domaines comme religion,
démocratie et droits de l'homme, ainsi qu'informer et
sensibiliser les peuples du monde aux politiques du
Parti et de l'État afin qu'ils puissent avoir une vision
exacte de la situation dans le pays.
Les organes de représentation du Vietnam à l'étranger
doivent se coordonner étroitement avec les autres
branches concernées pour protéger les intérêts légitimes
de la communauté vietnamienne à l'étranger, a conclu le
Premier ministre.
Pour leur part, les ambassadeurs du Vietnam aux
États-Unis, en Russie, au Japon et aux Émirats arabes
unis ont promis que les organes de représentation
diplomatique du Vietnam à l'étranger mettraient toutes
leurs forces pour bien accomplir leur mission et
développer les relations extérieures du pays, tant en
largeur qu'en profondeur.
Hà Minh/CVN
(08/12/2008) |
|
|
|
|
|
VCCI News
Diplomats Actively Help Local Enterprises Integrate into International
Economy
http://vibforum.vcci.com.vn/news_detail.asp?news_id=14918&parent_id=0&cate_id=1
Posted: Friday, December 19, 2008
“The diplomatic sector plays an important role to
the national economic development. In the global
fiercer competition, assistance and supports from
diplomatic agencies is very necessary, helping
protect benefits of enterprises and speed up
economic development”, said Mr. Vu Tien Loc,
President of the Chamber of Commerce and Industry
(VCCI)at the meeting with heads of Vietnamese
overseas diplomatic agencies and representatives of
northern enterprises jointly held by the Ministry of
Foreign Affairs and the Vietnam Chamber of Commerce
and Industry (VCCI) on December 9 on the sideline of
the 26th diplomatic sector conference.
More than 150 representatives of enterprises,
northern businesses’ associations held talks with
ambassadors and heads of Vietnamese representative
offices abroad about the significance and role of
"support", "bridge ", "catalysis ", " favourable
conditions" for Vietnamese enterprises’ business
activities abroad and seeking partners for foreign
businesses who want to run a business in Vietnam.
Enterprises were also provided with new information
about the markets (the US, Japan, EU, China, Russia)
and other potential markets including the Middle
East, Africa, and Northern Europe.
The top leader of VCCI, which represents businesses’
communities, Mr. Vu Tien Loc expressed his hope to
receive more assistance from Vietnamese
representative offices abroad.
According to Mr Loc, enterprises are very interested
in lobby-related issues in the national economy
generally and key sectors particularly. However,
lobby is only successful if there is assistance and
cooperation from Vietnamese representative offices
abroad. At present, lobby has not been popular in
Vietnam and therefore Vietnamese enterprises are at
a disadvantage compared with foreign partners,
especially when they run business abroad.
In addition, one issue that had been mentioned at
lots of early conferences is that most Vietnamese
enterprises are in lack of timely information about
market trend and partners. When Vietnamese
enterprises run a business abroad, they need
Vietnamese representative offices abroad to provide
them with timely and exact information about the
market and their partners as well as give them
forecasts, advices and trend of potential products
and advanced technology…
Another important issue that was discussed at the
conference was that Vietnamese enterprises lack
information about technical barriers. The issue is
very important in global integration. Many
Vietnamese enterprises had met with the problem. Mr
Loc urged Vietnamese representative offices abroad
to provide Vietnamese enterprises with timely and
exact information and assist them in trade disputes
to help them prevent possible risks and protect
their benefits.
Moreover, another issue is that Vietnamese
enterprises often meet with problems including
cumbersome administrative procedures in CEO
recruitment at markets that treat Vietnamese
enterprises unequal such as Peru, Turkey, UAE …
Vietnamese representative offices should meet and
hold talks with local countries to help Vietnamese
enterprises more easily enter the markets and seek
local partners.
In addition, it is necessary that Vietnamese
representative offices abroad should boost
cooperation with local governmental agencies,
commercial chambers, and enterprises to set up an
agency to support Vietnamese enterprises and promote
business cooperation activities with local
enterprises. Also, it is high time for Vietnamese
enterprises to actively study foreign markets and
establish their representative offices abroad to
upgrade timely information about the local markets
and seek local partners.
In fact, lots of Vietnamese enterprises had spent
much time and money on awards from foreign agencies
and organisations. However, these awards had not
helped the enterprises much in their business
activities. Vietnamese representative offices abroad
should give warnings to Vietnamese enterprises to
help them prevent meaningless risks.
Mr Loc also advised enterprises to
more closely cooperate with Vietnamese representative
offices abroad and give them exact information about
enterprises’ background so that Vietnamese
representative offices abroad can timely help them in
case Vietnamese enterprises meet with problems about
VISA, CEO recruitment....
Giang Tu
|
|
|
Diplomatie : pour une évaluation exacte de la situation
internationale
03/12/2008
http://lecourrier.vnagency.com.vn/default.asp?xt=xt33&page=newsdetail&newsid=47863
|
La 26e conférence sur la diplomatie s'est ouverte le 2
décembre à Hanoi avec comme thème
"Intégration active à
l'économie internationale, réalisation avec succès de la
résolution du 10e Congrès du PCV".
L'occasion d'"évaluer les évolutions rapides et
compliquées de la conjoncture mondiale et régionale,
donner des conseils en matière de diplomatie au Parti et
à l'État, organiser efficacement la mise en oeuvre des
tâches fixées par le10e Congrès du PCV", a souligné le
vice-Premier ministre et ministre des Affaires
étrangères Pham Gia Khiêm, qui inaugurait la conférence.
S'adressant aux conférenciers, le secrétaire général du
PC vietnamien Nông Duc Manh s'est félicité des résultats
obtenus ces 2 dernières années par le secteur
diplomatique. Appliquant à la lettre les politiques du
Parti et de l'État, ce dernier leur a donné des conseils
justes concernant les relations extérieures. Grâce à
quoi, le Vietnam a pu enregistrer des réalisations
importantes, en rehaussant sa position et son prestige
sur la scène internationale.
Pour Nông Duc Manh, la situation mondiale et régionale
évolue rapidement, de façon compliquée et imprévisible,
avec l'apparition de nouveaux facteurs. Cela exige du
secteur diplomatique d'entreprendre des recherches
approfondies pour avoir des évaluations judicieuses de
la situation internationale et régionale, afin de bien
appuyer le Parti et l'État dans leurs choix politiques.
Il faut par ailleurs comprendre parfaitement et
appliquer correctement la Résolution concernant les
relations extérieures du 8e plénum du Comité central du
PCV (9e mandat) qui affirme l'objectif d'"indépendance
nationale liée au socialisme" et de "maintien d'un
environnement de paix et de stabilité favorable au
développement socioéconomique".
Nông Duc Manh a souligné que le secteur diplomatique
devait "servir les objectifs économiques, appuyer
efficacement le plan national d'éradication de l'état de
sous-développement en 2010 et d'émergence d'un pays
industrialisé et moderne dès 2020". Il est nécessaire de
coordonner étroitement et efficacement diplomaties
politique, économique et culturelle. De prêter une
attention particulière au travail de sensibilisation de
la communauté vietnamienne résidant à l'étranger pour
qu'elle apporte ses contributions au développement
national. De lancer la campagne "Suivre l'exemple de
vertu du Président Hô Chi Minh", en s'inspirant de ses
idées, de son style de vie et de son art de la
diplomatie. De former des diplomates dotés d'un sens
politique et des vertus révolutionnaires. Sans oublier
de continuer de faire en sorte que les amis étrangers
aient une vue correcte sur le pays.
Fin de la conférence le 10 décembre.
Nghia Dàn/CVN
(03/12/2008) |
|
|
|
|
|
|
|
Các nước đánh giá cao báo cáo nhân quyền của
VN
Ngày 8/5, tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở Geneve,
Thụy Sỹ, Nhóm làm việc của Hội đồng nhân quyền theo Cơ chế
kiểm điểm định kỳ (UPR) về tình hình bảo vệ, thúc đẩy quyền
con người ở các quốc gia thành viên đã xem xét báo cáo của
Việt Nam.
|
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại
giao Phạm Bình Minh tại Liên Hợp Quốc. Ảnh: UN
Photo. |
Tham dự khóa họp có đầy đủ 192 thành viên
của Hội đồng nhân quyền, nhiều tổ chức trực thuộc Liên Hợp
Quốc và các tổ chức quốc tế khác. Đoàn đại biểu Việt Nam
tham dự khóa họp với sự tham gia của đại diện nhiều cơ quan
nhà nước có liên quan.
Trình bày báo cáo tại cuộc đối thoại, Thứ trưởng thường trực
Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam tại Hội đồng
nhân quyền Phạm Bình Minh nêu rõ rằng, Việt Nam coi trọng
việc chuẩn bị Báo cáo UPR để thực hiện nghĩa vụ của một quốc
gia thành viên, rút kinh nghiệm và đảm bảo ngày càng đầy đủ
hơn quyền con người ở Việt Nam và tăng cường hợp tác quốc
tế.
Thứ trưởng khẳng định chính sách nhất quán
của Việt Nam là tôn trọng các quyền con người về chính trị,
dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội. Ở Việt Nam, các dân tộc
chưa từng có xung đột sắc tộc và các tôn giáo cùng chung
sống hòa bình. Bảo đảm quyền con người là nguyện vọng tha
thiết của nhân dân Việt Nam vì đã từng bị tước bỏ những
quyền tự do cơ bản nhất khi phải làm người dân thuộc địa và
đã trải qua muôn vàn hy sinh trong các cuộc chiến tranh vệ
quốc để giành lại quyền sống.
Sau khi nêu bật sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về các
loại hình thông tin đại chúng, đời sống tín ngưỡng sinh động
và phong phú trong xã hội Việt Nam, cũng như việc đảm bảo
quyền của phụ nữ, trẻ em và người tàn tật, Thứ trưởng Phạm
Bình Minh nhấn mạnh rằng chính nhờ việc đảm bảo các quyền
con người, các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa ở Việt Nam
đã có những bước tiến lớn.
Thứ trưởng cũng thừa nhận ở Việt Nam vẫn
còn những bất cập, khó khăn tồn tại cần giải quyết, trong đó
hệ thống pháp luật còn thiếu đồng bộ, có chỗ còn chồng chéo
mâu thuẫn, chưa theo kịp thực tiễn, dẫn đến khó khăn, thậm
chí hiểu sai làm ảnh hưởng đến việc đảm bảo tính hợp hiến,
tính khả thi và minh bạch trong qua trình đảm bảo quyền con
người.
Sau phần trình bày của Thứ trưởng Phạm Bình Minh, đại diện
60 nước ASEAN, châu Á, châu Âu, châu Phi, và châu Mỹ đã trực
tiếp tham gia đối thoại với Việt Nam. Các đại biểu đều đánh
giá Báo cáo của Việt Nam được chuẩn bị công phu, cung cấp
thông tin toàn diện về tình hình đảm bảo quyền con người ở
Việt Nam, có sự tham gia rộng rãi của các cơ quan nhà nước,
các tổ chức quần chúng, và nhận được đóng góp của người dân.
Cách đề cập cởi mở của Việt Nam nhận được
sự hoan nghênh rộng rãi. Nhiều nước nhấn mạnh trình bày của
trưởng đoàn Việt Nam đã nêu bật bức tranh tổng thể, đồng thời
đề cập cụ thể những vấn đề các nước quan tâm về chính sách,
cam kết cũng như kết quả đạt được về đảm bảo quyền con người
của Việt Nam.
Nổi bật trong phát biểu của các nước là sự đánh giá cao đối
với những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới của
nhân dân Việt Nam và cam kết rõ ràng của Việt Nam đối với
việc thúc đẩy quyền con người. Tại cuộc họp, cũng có một số
ý kiến còn dựa trên thông tin sai lệch, phản ánh không khách
quan tình hình dân chủ và đảm bảo quyền con người ở Việt
Nam. Trong tinh thần đối thoại cởi mở, chân thành, đoàn Việt
Nam đã khẳng định lại chính sách rõ ràng, nhất quán của Nhà
nước Việt Nam, đồng thời cung cấp thông tin và trao đổi
thẳng thắn đối với các ý kiến này của một số nước.
Cơ chế UPR được thành lập theo Nghị quyết 60/251, được Đại
hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 15/3/2006. Tới nay,
Hội đồng nhân quyền đã tiến hành 4 khóa họp xem xét báo cáo
của 64 quốc gia thành viên. Khóa họp hiện nay là khóa họp
thứ năm được tiến hành từ ngày 4 đến 15/5/2009, xem xét báo
cáo của 16 nước, trong đó có Việt Nam.
(Theo TTXVN)
|
|
|
|
Many countries comment positively on VN’s human right
report |
21:40'
09/05/2009 (GMT+7)
http://english.vietnamnet.vn/reports/2009/05/846709/
|
VietNamNet Bridge – Vietnam’s human rights report to the United
Nations Human Rights Council’s session on May 8 in Geneva elicited
positive comment by many nations during the Council’s discussion.
|
Deputy Foreign Minister Pham Binh Minh at
the session on May 8 in Geneva. |
Vietnam reports to UN on human rights
Vietnam – a model for developing
countries
After the presentation by Deputy
Foreign Minister Pham Binh Minh, reprentatives of 60 Asian, European,
African and American countries made comments and posed questions to
Vietnam. The report was described as well-prepared, providing
comprehensive information about the human right practices in
Vietnam, and reflecting inputs by many state agencies, social
organizations and the people in general.
Vietnam’s open approach was welcomed
widely. Many countries emphasized that the Vietnamese
representative’s presentation gave a comprehensive overview and also
pointed out specific issues of concern about Vietnam’s policies,
commitments and achievements in human rights.
Many countries highly appreciated
Vietnam’s achievements in nation-building, especially in hunger
eradication, poverty reduction and the implementation of other
Millennium Development Goals. They praised Vietnam’s clear
commitment to promoting human rights.
As the first respondent, Algeria
applauded Vietnam’s emphasis on job creation. Other African
countries like Benin, Morocco, Nigeria, South Africa, Burkina Faso,
Zimbabwe, Tunisia and Ivory Coast expressed their sympathy for
Vietnam’s post-war difficulties and praised Vietnam’s
accomplishments in economic development, ensuring food security and
equal development, archieving Millennium Development goals and
providing healthcare to the people, especially rural people.
ASEAN fellow member countries
emphasized Vietnam’s participation in many international conventions
on human rights and in international cooperation on human rights,
and recognized Vietnam’s success in maintaining social stability.
|
Vietnamese delegates at the session of the
UN Human Rights Council on May 8. |
“As Vietnam’s neighbor, we have
observed Vietnam’s economic-socia development in the past decade.
Vietnam has achieved good results in hunger eradication and poverty
alleviation. We believe that Vietnam’s achievement can be considered
a model for other developing countries. Vietnam has positively
cooperated with international human rights institutions and
participated in dialogues on human rights,” said the representative
of the Philippines.
Indonesia recorded its good impression
of Vietnam’s policy on hunger eradication and poverty reduction and
the country’s success in realizing the Millennium Development
Goals. It hoped that Vietnam would make positive contributions to
the promotion of human rights in the region.
Thailand urged Vietnam to continue its
efforts on hunger eradication and poverty alleviation to further
improve human rights. “We have witnessed impressive transformation
of the Vietnamese economy,” said the Thai representative. “We
appreciate Vietnam’s strong commitment and action plans to ensure
human rights practices in all fields. Thailand encourages Vietnam to
strengthen its healthcare services and improve its legal systems
related to human rights.”
The Cuban representative confirmed
that Vietnam’s effort and results are evident in the people’s civil,
political, economic, social and cultural rights. Vietnam was
achieving peaceful and stable development in a climate of justice
and growing prosperity.
The Chinese representative was
impressed by Vietnam’s stress on maintaining balance in economic
development and the development of education, healthcare, human
rights, hunger eradication and poverty reduction, and the
implementation of Millenium Development Goals. China suggested
Vietnam to take measures to narrow the development gap among
regions, especially in the rural and mountainous area.
The Sri Lankan representative said
that Vietnamese people’s struggle and sacrifice in the last decades
can be considered as a metaphor of the struggle for human rights in
the world. Japan applauded Vietnam’s achievements related to the
Millennium Development Goal.
Russia’s representative applauded
Vietnam’s success in improving the living standards of Vietnamese
people and its use of mass media to develop human rights. The
Norwegian representative acknowledged Vietnam’s outstanding
advancements in socio-economic development.
Switzerland and Australia applauded
Vietnam for its initiative to learn from international experience in
human rights practices its constructive dialogue with international
partners on human rights.
The UK welcomed Vietnam’s progress in
improving social, economic rights and religious freedom. Finland
mentioned Vietnam’s achievements in recent years in modernizing the
economy and poverty reduction.
At the meeting, some countries made
comments about the human rights situation in Vietnam that were based
on wrong information. In the spirit of open and honest dialogue, the
Vietnamese representative re-affirmed the clear and consistent
policies of Vietnam and provided corrections.
The Universal Periodic Review (UPR)
mechanism was established under Resolution 60/251 of the UN Assembly
on March 15, 2006. The UN Human Rights Council has had four sessions
to consider the human rights reports of 64 member countries. The
current session, the fifth, will consider the reports of 16
countries, including Vietnam, from May 4-15, 2009.
In a brief interview with VietNamNet
after the session, Deputy Foreign Minister Pham Binh
Minh, head of the Vietnamese delegation, said that there
were positive responses to Vietnam’s report.
This was the first time Vietnam presented
its Universal Periodic Report to the UN. How did you and
other members of the Vietnamese delegation prepare?
Vietnam carefully prepared
for this event, with the participation of all related
ministries and agencies. This careful preparation helped
Vietnam be self-confident and ready for dialogue with
all countries in this session.
What was remarkable about
Vietnam’s report at the forum in Geneva?
When presenting the
report, I and other members in the Vietnamese delegation
had an opportunity to provide multi-faceted information
related to human rights practices in Vietnam.
I was very impressed when
representatives of other countries highly appreciated
our achievements in the economic-social development
process.
This is the largest forum
so far – including 162 nations -- for Vietnam to inform
the world of what we have achieved. We didn’t have such
opportunities before.
Many countries had a
chance to know about information on human rights
practices in Vietnam for the first time.
What do you think about
the comments and opinions of other countries?
Seventy-five countries
registered to speak but the time was limited so not all
of them could comment. As I said, most of the speakers,
both developed and developing, acknowledged Vietnam’s
achievements in economic, social, cultural and also
political areas.
Developing countries want
to learn about Vietnam’s experience in economic and
social development. That’s the forté of Vietnam.
However, we understand that the concept of human rights
in each country is different. Developing and developed
countries have different perspectives, so it is
unavoidable to have differences in judging human rights
values.
Some countries,
particularly developed countries, spoke about their
values of human rights and this was a chance for us to
explain and speak out our own points of view.
Speaking at the session, I
emphasized that ensuring human rights is one of the top
priorities of the international community and also of
Vietnam. The highest goal, and also the specific
expression of human rights in Vietnam, is our effort to
build a “rich people, strong country, and just,
civilized and democratic society”. |
VietNamNet
(from Geneva) |
|
|
|
|
Vietnam
Politique
|
|
http://lecourrier.vnagency.com.vn/default.asp?page=newsdetail&newsid=52059 |
Le rapport du Vietnam sur les droits de l'homme apprécié
à Genève -
11/05/2009
|
"Minutieusement préparé", "informations globales",
"large participation" de divers acteurs… C'est dans ces
termes qu'une soixantaine de pays asiatiques, européens,
africains et américains avril accueilli le rapport du
gouvernement vietnamien sur les droits de l'homme, le 8
mai à Genève.
Réuni le 8 mai au Palais des Nations à Genève (Suisse) pour sa 5e
session, le Groupe de travail du Conseil des droits de
l'homme chargé de l'examen périodique universel (EPU),
s'est penché sur le rapport du gouvernement vietnamien.
Cette séance a regroupé les représentants des 192
pays membres du Conseil des droits de l'homme, d'organes
onusiens et organisations internationales.
Pham Binh Minh, vice-ministre permanent des Affaires
étrangères et chef de la délégation vietnamienne au
Conseil des droits de l'homme, a affirmé que son pays
avait préparé avec soin ce rapport pour répondre aux
obligations d'un État membre, tirer des expériences,
mieux garantir les droits de l'homme et intensifier la
coopération internationale.
Il a réaffirmé le "respect total" au Vietnam des droits
de l'homme tant sur le plan politique, civil, économique
que socioculturel. "Il n'y a jamais de conflits
ethniques et les religions cohabitent en paix", a-t-il
annoncé, ajoutant que la garantie des droits de l'homme
était l'aspiration ardente du peuple vietnamien qui
s'était vu privé de ses droits fondamentaux sous la
période coloniale et qui avait dû faire de multiples
sacrifices lors de sa lutte pour le salut national.
Le vice-ministre a également mis l'accent sur les
progrès socio-économiques et culturels obtenus ces
derniers temps par le Vietnam, grâce au respect des
droits de l'homme. Concrètement, le pays a réussi à
maintenir un taux de développement économique de plus de
7% durant ces 10 dernières années. Vingt ans après le
déploiement de la politique du Dôi moi (Renouveau), le
revenu moyen par habitant a été multiplié par 5, et le
nombre de foyers pauvres a baissé "considérablement".
Le chef de la délégation vietnamienne a reconnu des
"lacunes" et des "difficultés" à surmonter, comme le
manque d'homogénéité et l'enchevêtrement des textes de
loi, ce qui influerait sur la légitimité, la faisabilité
et la transparence dans l'application des droits de
l'homme.
Les représentants d'une soixantaine de pays asiatiques,
européens, africains et américains ont participé à des
débats interactifs avec les représentants du Vietnam,
estimant que son rapport avait été minutieusement
préparé, qu'il fournissait des informations globales sur
la situation des droits de l'homme dans le pays et avait
bénéficié d'une large participation tant des organes
publics, des collectivités, que de la population.
Le délégué algérien, qui a été le premier à prendre la
parole, a vanté les priorités du Vietnam dans la
création d'emplois. Les représentants du Bénin, du
Maroc, du Nigeria, d'Afrique du Sud, de l'île Maurice,
du Burkina Faso, du Zimbabwe et de la Côte d'Ivoire ont
apprécié ses résultats en matière de croissance
économique, de promotion d'un développement uni, de
réalisation des Objectifs du Millénaire pour le
Développement (OMD), de fourniture de denrées
alimentaires comme de services de santé de qualité à sa
population, notamment rurale.
Les pays d'Amérique latine, dont Mexique, Chili, Brésil
et Venezuela ont loué les efforts du Vietnam dans son
développement, sa réforme judiciaire, la promotion de
l'égalité interethnique, appelant la communauté
internationale à continuer de l'épauler dans son
développement. Le représentant cubain a fait grand cas
des progrès du Vietnam dans tous les domaines relatifs
aux droits de l'homme.
Les pays de l'Association des nations de l'Asie du
Sud-Est (ASEAN) ont souligné que le Vietnam avait signé
plusieurs conventions internationales sur les droits de
l'homme, participé activement à la coopération
internationale et collaboré dans l'élaboration d'un
mécanisme de l'ASEAN en la matière.
La délégation chinoise a fait grand cas de l'approche
constructive vietnamienne à l'égard de l'EPU, de sa
volonté d'assurer un développement socioéconomique
équilibré. Le représentant sri lankais a estimé que les
efforts et les sacrifices du Vietnam ces dernières
décennies pouvaient être considérés comme un symbole
mondial d'efforts pour les droits de l'homme. Le délégué
japonais a apprécié les efforts continus du Vietnam pour
atteindre ses Objectifs du Millénaire pour le
Développement.
La Russie a pris en haute estime les résultats obtenus
par le Vietnam dans l'amélioration du niveau de vie de
sa population, l'application des progrès de
l'information au profit des droits de l'homme. La
Norvège a pris note d'excellents résultats dans son
développement socioéconomique. La Suisse et l'Australie
ont fait état de l'amélioration de la qualité des
dialogues constructifs sur les droits de l'homme entre
le Vietnam et ses partenaires étrangers.
La délégation britannique a vanté les progrès du Vietnam
en matière de droits socioéconomiques et de libertés
religieuses. La Finlande a souligné les exploits qu'il a
enregistrés ces dernières années dans la modernisation
de son économie et la lutte contre la pauvreté.
Phan Anh/CVN
(11/05/2009) |
|
|
|
|
|
|
|
Unavoidable
differences in human rights awareness |
14:39'
11/05/2009 (GMT+7)
http://english.vietnamnet.vn/interviews/2009/05/846951/
|
|
Vietnamese delegates in Geneva. |
VietNamNet Bridge – On May 8, Vietnam presented its human rights
report to the United Nations Human Rights Council in Geneva,
Switzerland. After the session, VietNamNet had a short interview
with Deputy Foreign Minister Pham Binh Minh, the chief of the
Vietnamese delegation.
Many countries comment positively on VN’s human right report
This was the first time Vietnam
presented its Universal Periodic Report to the UN. How did you and
other members of the Vietnamese delegation prepare?
Vietnam carefully prepared for this
event, with the participation of all related ministries and agencies.
This careful preparation helped Vietnam be self-confident and ready
for dialogue with all countries in this session.
What was remarkable about Vietnam’s
report at the forum in Geneva?
When presenting the report, I and
other members in the Vietnamese delegation had an opportunity to
provide multi-faceted information related to human rights practices
in Vietnam.
I was very impressed when
representatives of other countries highly appreciated our
achievements in the economic-social development process.
This is the largest forum so far –
including 162 nations -- for Vietnam to inform the world of what we
have achieved. We didn’t have such opportunities before.
Many countries had a chance to know
about information on human rights practices in Vietnam for the first
time.
What do you think about the comments
and opinions of other countries?
Seventy-five countries registered to
speak but the time was limited so not all of them could comment. As
I said, most of the speakers, both developed and developing,
acknowledged Vietnam’s achievements in economic, social, cultural
and also political areas.
Developing countries want to learn
about Vietnam’s experience in economic and social development.
That’s the forté of Vietnam. However, we understand that the concept
of human rights in each country is different. Developing and
developed countries have different perspectives, so it is
unavoidable to have differences in judging human rights values.
Some countries, particularly developed
countries, spoke about their values of human rights and this was a
chance for us to explain and speak out our own points of view.
Speaking at the session, I emphasized
that ensuring human rights is one of the top priorities of the
international community and also of Vietnam. The highest goal, and
also the specific expression of human rights in Vietnam, is our
effort to build a “rich people, strong country, and just, civilized
and democratic society”.
Speaking with VietNamNet in Geneva, the Swiss Ambassador
for Human Rights Issues said that all countries have
problems associated with human rights, resulting from
different characteristics.
What do you think
about the human rights report Vietnam sent to the UN
Human Rights Council?
I think that it is a
comprehensive report, reflecting good points of view on
Vietnam’s efforts to practice human rights. Vietnam’s
progress in human rights practices in recent years is
undeniable.
Besides progress, the
report also frankly identifies matters about which the
Vietnamese government is clearly aware, through
introducing policies and orientations, that need to
improve regarding human rights practices in Vietnam in
the future.
What did you think
about the human rights situation in Vietnam before and
after you heard the report?
Actually, I went to
Vietnam to survey human rights practices. Progress and
improvement is evident. With a different historical
situation, Vietnam is exerting itself to improve human
rights practices. Dynamic economic and social
development has helped improve the lives of Vietnamese
people. There are positive changes in Vietnam and I was
not surprised by the report.
At the session,
some countries recommended that Vietnam continue
improving human rights in press, religion, etc. What is
your comment?
These recommendations are
ordinary. Every country has its own concerns and
different ideas, based on their different thoughts and
awareness of the value of human rights. Each country has
its own problems related to human rights, not only
Vietnam. It is natural. Vietnam has its own historical
situation and its starting point. It is important that
Vietnam can define its itinerary and its road.
What are your
recommendations for human rights practices in Vietnam in
the coming time?
Basically, I expect
Vietnam to follow its own path, to continue implementing
the improvements that it has achieved in human right
practices. In the coming years, I hope that Vietnam will
continue expanding human rights practices and issue
specific programmes to realise its policies on human
rights. |
VietNamNet
(From Geneva) |
|
|
|
|
Rôle majeur de l'Agence Vietnamienne d'Information
18/12/2008
http://lecourrier.vnagency.com.vn/default.asp?xt=xt33&page=newsdetail&newsid=48272 |
Le ministère de la Culture, du Sport et du Tourisme
(MCST) fait grand cas du rôle de l'Agence Vietnamienne
d'Information (AVI) dans l'oeuvre d'intégration
internationale, surtout par la fourniture des
informations à la communauté des Vietnamiens
d'outre-mer, a fait savoir le vice-directeur général
exécutif de l'AVI, Trân Mai Huong.
Lors d'une séance de travail le 17 décembre à Hanoi
entre l'AVI et le MCST, présidée conjointement par le
ministre de la Culture, du Sport et du Tourisme, Hoàng
Tuân Anh, et Trân Mai Huong, les 2 parties ont déterminé
un plan d'action pour la période 2009-2010. La
coopération bilatérale porte notamment sur les
renseignements sur le vote pour la baie d'Ha Long comme
une des 7 merveilles du monde sur le site internet de l'AVI,
la fourniture des informations sur les événements de
l'Année de la diplomatie culturelle 2009 dont
l'inauguration du Centre culturel du Vietnam en France,
les Journées culturelles du Vietnam en Grande-Bretagne,
en Allemagne, le Forum du tourisme de l'ASEAN-ATF... L'AVI
et le MCST coopéreront pour organiser au premier
trimestre 2009 un colloque sur la culture familiale et
un programme de la culture et du tourisme en Californie,
a informé M. Tuân Anh.
Hà Minh/CVN (18/12/2008) |
|
|
|
|
|
Đười ươi cũng biết tiêu tiền
Ngoài khả năng nhận biết giá trị của các đồng
xu, đười ươi còn biết dùng chúng để mua thức ăn và thực hiện
hành vi
trao đổi "có đi có lại" với nhau.
|
Ảnh: britannica.com. |
Nhóm nghiên cứu của Đại học St Andrews
theo dõi hai con đười ươi có tên Bim và Dok tại vườn bách
thú Leipzig (Đức). Họ đưa cho chúng nhiều loại đồng xu. Một
loại đồng xu giúp đười ươi đổi lấy chuối cho bản thân chúng,
loại thứ hai cho phép đổi lấy chuối dành cho con khác và loại
thứ ba không có giá trị trao đổi.
Dok, con đười ươi cái, tỏ ra nhiệt tình
trong việc đổi các đồng xu để lấy chuối cho con đực Bim. Thỉnh
thoảng Bim trỏ ngón tay vào các đồng xu thuộc loại thứ nhất
để khuyến khích Dok mua chuối cho bản thân cô nàng, nhưng
con đười ươi cái tỏ ra không hào hứng. Sau nhiều lần như vậy,
Bim dùng những đồng xu thuộc loại thứ hai của nó để “mua”
chuối cho Dok. Con đười ươi đực chỉ ngừng làm việc đó cho đến
khi số chuối của hai con xấp xỉ bằng nhau.
Cả Bim và Dok không bao giờ sử dụng loại đồng
xu thứ ba. Điều này chứng tỏ chúng hiểu rằng những đồng xu
ấy không có giá trị trao đổi. Tiến sĩ Valerie Dufour, trưởng
nhóm nghiên cứu, khẳng định rằng trước đây giới khoa học
chưa từng ghi nhận được bằng chứng về hành vi trao đổi theo
kiểu “có đi có lại” ở động vật.
“Sự trao đổi có tính toán không phải là
hành vi độc quyền của con người. Chúng ta cũng không phải là
loài duy nhất mong đợi sự đáp trả về vật chất khi làm việc
tốt cho đồng loại”, Valerie nhận xét.
Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành thử nghiệm
với khỉ đột và tinh tinh, song chúng tỏ ra không hào hứng
với việc sử dụng các đồng xu như đười ươi.
Minh Long
(theo BBC)
|
|
|
|
|