Việt - Trung sẽ giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì cùng khẳng định mọi bất đồng trên biển sẽ được hai bên giải quyết bằng biện pháp hòa bình.
> Chuyến thăm của Tập Cận Bình tại Hà Nội
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì (bên phải) đón Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Ảnh: TTXVN
Quan điểm nói trên được bộ trưởng hai nước trao đổi trong cuộc hội đàm chiều 12/2 tại Bắc Kinh, nhân chuyến thăm chính thức của Bộ trưởng Phạm Bình Minh tới Trung Quốc theo lời mời của ông Dương Khiết Trì, thông cáo của Bộ Ngoại giao cho biết.
Về vấn đề trên biển, hai bên khẳng định giải quyết mọi bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình, hữu nghị, cùng tôn trọng và quan tâm tới lợi ích chính đáng của nhau, căn cứ những nhận thức chung đã đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 9UNCLOS 1982) và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Về vấn đề biên giới lãnh thổ, hai bên đánh giá cao kết quả hợp tác giữa hai nước trong việc thực hiện nghiêm túc 3 văn kiện liên quan biên giới trên bộ, cũng như cùng tích cực thúc đẩy các cơ quan hữu quan tích cực trao đổi để sớm ký kết Hiệp định về hợp tác khai thác tiềm năng du lịch khu vực thác Bản Giốc và Hiệp định về quy chế tàu thuyền qua lại tự do ở cửa sông Bắc Luân, đồng thời tăng cường hợp tác trong việc sử dụng bền vững các nguồn nước sông suối biên giới giữa hai nước.
Hai bên đánh giá cao trước những bước phát triển mới trong quan hệ hai nước, đặc biệt là sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chuyến thăm Việt Nam của Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Trung Quốc ở cương vị bộ trưởng ngoại giao, ông Phạm Bình Minh còn lần lượt hội kiến với các quan chức cấp cao khác của Trung Quốc, trong đó có Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khanh; Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc và Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Gia Thụy.
Les 100 millions de francs prévus par la Confédération dans son paquet de mesures contre le franc fort pour promouvoir l'innovation seront versés à 246 projets. Au total, plus de 1064 demandes ont été déposées entre le 13 octobre et le 15 décembre 2011.
Devant un tel nombre, la Commission pour la technologie et l'innovation (CTI) n'a pas pu évaluer toutes les demandes, a-t-elle indiqué mardi. Ainsi, 519 projets sont passés à la trappe.
L'enveloppe est destinée à des entreprises exportatrices qui souhaitent et peuvent commercialiser rapidement leurs innovations, a rappelé la CTI. Ce coup de pouce doit permettre à des sociétés souffrant du taux de change de réaliser rapidement des projets d'innovation planifiés, en collaboration avec des instituts de recherche reconnus. Ce sont surtout des projets à court terme qui ont été acceptés.
Le tiers d'entre eux provient du domaine des "sciences de l'ingénieur", a précisé la CTI. Les sciences de la vie représentent 28%, les micro et nanotechnologies 26%. Les 16% restants sont classés sous "Enabling Sciences" par la commission: il s'agit de projets interdisciplinaires qui peuvent porter sur la gestion d'entreprise, le commerce électronique, le tourisme ou l'architecture.
TT - Trao
đổi đầu năm
với Tuổi
Trẻ,
ông Vũ Tiến
Lộc - chủ
tịch Phòng
Thương mại
và công
nghiệp VN (VCCI)
- cho rằng
chưa thể
khẳng định
kinh tế năm
2012 khó
khăn hay
thuận lợi
hơn nhưng từ
thực tiễn đã
cho thấy
nhiều doanh
nghiệp có
chiến lược
tốt, làm ăn
bài bản vẫn
phát triển
và tăng
trưởng.
Ông Vũ Tiến
Lộc nói:
Chúng ta vừa
có nghị
quyết Hội
nghị trung
ương 3 về
tái cơ cấu
nền kinh tế
và nghị
quyết của Bộ
Chính trị về
xây dựng đội
ngũ doanh
nhân trong
thời kỳ mới.
Cả hai đều
nhấn mạnh
phải tạo môi
trường kinh
doanh bình
đẳng, minh
bạch. Các bộ
ngành đều
đang có
chương trình
tái cấu trúc
các lĩnh vực.
Đây là cơ
hội, bởi khi
đã bình đẳng
thì ai có
năng lực
cạnh tranh
lớn hơn sẽ
thắng.
Ảnh:
VIỆT
DŨNG
"Một
nền
kinh
tế
mạnh
không
nhất
thiết
phải
nhiều
doanh
nghiệp
lớn
mà
là
có
nhiều
doanh
nghiệp
quy
mô
vừa
hoạt
động
hiệu
quả
để
chúng
có
thể
dần
tiến
lên
quy
mô
lớn
hơn"
Ông
Vũ
Tiến
Lộc
(chủ
tịch
Phòng
Thương
mại
và
công
nghiệp
VN)
* Doanh
nghiệp VN đã
qua thời kỳ
phát triển
nóng. Khó
khăn chính
là cơ hội
đòi hỏi bản
thân các
doanh nghiệp
cần tự đổi
mới để tăng
cơ hội phát
triển?
- Chúng ta
đã có thời
gian phát
triển bùng
nổ và đa số
doanh nghiệp
đều phát
triển rất
nhanh theo
chiều rộng
để tận dụng
những cơ hội
từ đổi mới.
Gần 20 năm
đã qua kể từ
khi có Luật
doanh
nghiệp, nay
qua khảo sát
vẫn còn tới
70% doanh
nghiệp đã
đăng ký
thành lập
vẫn đang
hoạt động.
Đây là minh
chứng doanh
nghiệp VN có
sức sống rất
mạnh mẽ và
môi trường
kinh doanh
của VN vẫn
nhiều cơ
hội. Tuy
nhiên, tình
hình đã thay
đổi, doanh
nghiệp muốn
phát triển
không thể cứ
chạy theo
kiểu đầu cơ,
không cần
chiến lược
kinh doanh
vẫn giàu mà
muốn phát
triển phải
có năng lực
cạnh tranh
thật sự.
Theo tôi, đã
đến lúc phải
chuyển hẳn
sang kiểu
làm ăn bài
bản, chuyên
nghiệp.
Chẳng hạn,
mô hình
doanh nghiệp
gia đình,
kiểu chồng
giám đốc, vợ
phó giám
đốc... cần
sớm chuyển
đổi. Nhiều
doanh nghiệp
đã nổi tiếng
trước đây
nhưng do vẫn
quản trị
kiểu gia
đình nên đã
bị vượt qua.
*
Nhiều năm
liền doanh
nghiệp VN đã
phải đối mặt
với khó
khăn, theo
ông, Nhà
nước cần làm
gì trong năm
nay để VN
vẫn giữ và
phát triển
được đội ngũ
doanh nghiệp
mạnh?
- Chúng ta
đã mất cả
chục năm để
có một đội
ngũ doanh
nghiệp quy
mô vừa và
theo tôi,
chính sách
của VN sắp
tới cần tập
trung để
phát triển
mạnh đội ngũ
doanh nghiệp
cỡ vừa này.
Các nước
phải nhiều
chục, thậm
chí cả trăm
năm mới có
những doanh
nghiệp quy
mô lớn. VN
không thể cứ
muốn là có
ngay những
doanh nghiệp
lớn.
*
Trước
đây
hằng
năm
Thủ
tướng
có
gặp
doanh
nhân,
mấy
năm
nay
thì
chỉ
gặp
doanh
nghiệp
nhà
nước
thôi.
Có
nên
phát
triển
các
hình
thức
đối
thoại
để
tăng
tương
tác,
nhanh
chóng
tháo
gỡ
khó
khăn
cho
doanh
nghiệp?
-
Thủ
tướng
và
gần
đây
là
các
bộ
trưởng
đều
đã
đăng
đàn
trả
lời,
đối
thoại
trực
tuyến
với
nhân
dân,
doanh
nghiệp
ở
website
Chính
phủ.
Tinh
thần
tăng
cường
đối
thoại,
theo
tôi,
đang
được
Chính
phủ
đẩy
mạnh.
Trước
đây,
Thủ
tướng
gặp
gỡ
đại
diện
doanh
nghiệp
VN
thường
niên,
quy
mô
có
khi
500-700
doanh
nghiệp
tham
dự.
Đến
nay,
Thủ
tướng
hằng
năm
vẫn
gặp
gỡ
các
doanh
nghiệp
nhà
nước
và
đại
diện
các
hiệp
hội.
Dù
các
bộ
ngành
đã
tăng
cường
đối
thoại
nhưng
có
những
vấn
đề
phối
hợp
chưa
thật
tốt
nên
gần
đây
VCCI
đã
kiến
nghị
và
Thủ
tướng
cũng
đã
đồng
ý sẽ
tăng
tiếp
xúc
với
đại
biểu
Quốc
hội
là
doanh
nhân,
VCCI
và
các
hiệp
hội
doanh
nghiệp.
Tất
nhiên,
theo
tôi,
nếu
lãnh
đạo
cả
Đảng,
Nhà
nước,
Chính
phủ
đều
tăng
cường
các
hình
thức
đối
thoại
với
doanh
nghiệp
thì
sẽ
rất
tốt.
Thủ
tướng
có
thể
tiếp
xúc
với
từng
nhóm
doanh
nghiệp
để
lắng
nghe
được
nhiều
hơn.
Nhưng
bên
cạnh
đó
nếu
tổ
chức
đối
thoại
được
định
kỳ
thường
niên,
quy
mô
lớn
với
rộng
rãi
đối
tượng
doanh
nghiệp
thì
hiệu
quả
sẽ
rất
cao,
bởi
ngoài
tính
thiết
thực
nó
còn
có
tính
biểu
tượng.
Có một điều
cần cảnh báo
là hiện đang
có nhiều
doanh nghiệp
nước ngoài
từ châu Âu,
Hàn Quốc,
Nhật Bản và
đặc biệt là
Trung Quốc
đang săn
lùng các
doanh nghiệp
vừa của VN
để mua lại.
Và đau xót
là họ có thể
mua các
doanh nghiệp
này với giá
rất rẻ.
Thực tế,
nhiều doanh
nghiệp vừa ở
VN đang hoạt
động hiệu
quả, thậm
chí rất hiệu
quả nhưng do
kinh tế khó
khăn, lãi
suất cao,
thanh khoản
kém nên họ
bị khó khăn
tạm thời.
Chỉ cần được
trợ giúp
vượt giai
đoạn khó
khăn, họ sẽ
hoạt động
rất tốt. Nên
Nhà nước cần
có chính
sách để hỗ
trợ đối
tượng này để
họ vượt qua
khó khăn
hoặc khuyến
khích việc
mua bán sáp
nhập với các
doanh nghiệp
VN vì đây là
vốn rất quý,
không nên để
mất. '
Ngoài ra,
bên cạnh
600.000
doanh
nghiệp, VN
đang có 1
triệu hộ có
đăng ký kinh
doanh và còn
3 triệu hộ
sản xuất
kinh doanh
nhưng không
đăng ký, tức
hoạt động
trong khu
vực phi
chính thức.
Cần có
nghiên cứu
xem tại sao
1 triệu hộ
chưa muốn
thành lập
doanh nghiệp
và 3 triệu
hộ vẫn muốn
hoạt động
phi chính
thức. Họ cần
gì? Nếu
chúng ta có
chính sách
đủ tốt để 4
triệu hộ này
đăng ký kinh
doanh, hoạt
động theo mô
hình doanh
nghiệp tăng
minh bạch,
chuyên
nghiệp thì
đất nước sẽ
có thêm
nguồn lực
rất lớn.
* Đã
có nhiều
chương trình
hỗ trợ doanh
nghiệp nhưng
hiệu quả
chưa cao.
Phải chăng
cách hỗ trợ
cũng phải
thay đổi, cứ
để các cơ
quan nhà
nước tự làm
sẽ dễ bị
hành chính
hóa, xin -
cho?
- Chúng ta
đã đưa ra
nhiều chính
sách, trong
đó có hỗ trợ
doanh nghiệp
nhỏ và vừa.
Tuy nhiên,
phải công
nhận là hiệu
quả chưa
cao. Bình
thường có ba
thể chế để
hỗ trợ doanh
nghiệp: thứ
nhất là từ
cơ quan nhà
nước, thứ
hai là hiệp
hội, thứ ba
là từ chính
khu vực
doanh nghiệp
tư. Thời
điểm hiện
nay, các
hoạt động hỗ
trợ từ các
doanh nghiệp
tư, hiệp
hội... chưa
thật sự phát
triển.
Vì vậy theo
tôi, có
nhiều việc
Nhà nước
không nhất
thiết làm.
Như hỗ trợ
doanh nghiệp
bằng cách
cung cấp
thông tin,
đào tạo, xúc
tiến thương
mại... nên
đặt hàng để
các hiệp hội
làm. Nhiều
cơ quan cho
rằng các
hiệp hội
năng lực kém
nên không
thể giao.
Đúng là có
hiệp hội kém
thật, nhưng
Nhà nước có
thể tổ chức
đấu thầu để
hiệp hội nào
mạnh, làm
hiệu quả thì
được đứng ra
thực hiện.
Sau đó các
hiệp hội có
thể huy động
thêm từ xã
hội để tăng
quy mô và
hiệu quả hỗ
trợ.
* Bộ
Tài chính đã
công bố lộ
trình giảm
thuế thu
nhập doanh
nghiệp từ
25% xuống
20%. Theo
ông, trong
khó khăn có
nên đẩy
nhanh việc
giảm thuế?
- Quan điểm
của tôi là
cần đẩy
nhanh. Cũng
có ý kiến
cho rằng
doanh nghiệp
khó khăn rồi
thì cho chết
hẳn đi, hoặc
các doanh
nghiệp đang
“ốm yếu” thì
lỗ, không có
cơ hội để
đóng thuế
nên không
cần giảm
thuế. Tôi
cho rằng nói
như thế là
bỏ qua cơ
hội cho
nhiều đối
tượng doanh
nghiệp.
Chúng ta
đừng nghĩ
chỉ hỗ trợ
doanh nghiệp
khó khăn mà
cần hỗ trợ
để tăng năng
lực cạnh
tranh của cả
doanh nghiệp
đang phát
triển nữa.
Thuế thu
nhập doanh
nghiệp của
VN nhìn
chung còn
cao so với
các nước
trong khu
vực, doanh
nghiệp VN
lại đang khó
khăn nên nếu
giảm được
thuế sẽ giúp
tăng được
năng lực
cạnh tranh
trong điều
kiện họ đang
phải chịu
lãi suất cao
hơn các nước
trong khu
vực.
Nếu phải
đóng góp
nhiều, doanh
nghiệp khó
có tích lũy
đầu tư vào
khoa học
công nghệ để
tăng cạnh
tranh. Đã có
lộ trình
giảm thuế,
phí thì nên
đẩy nhanh vì
cách tốt
nhất để
doanh nghiệp
“lớn lên” là
cho họ tăng
tích lũy,
chứ cứ có
chương trình
gì, bắt họ
vay để làm
thì rất khó.
Hội hoa xuân lớn nhất
TP HCM tại công viên Tao Đàn khai mạc từ
18/1 thu hút hàng chục nghìn lượt khách
tham qua, chụp ảnh mỗi ngày.
Hình ảnh được nhiều
người đặc biệt thích thú là đôi rồng dài
80 m (mỗi con 40 m) làm bằng hoa thật.
Hàng nghìn chậu hoa
được sắp đặt thủ công để tạo hình cho
con rồng khổng lồ.
Đầu và đuôi rồng được
làm bằng hoa bất tử khô. Riêng phần đầu
đã "ngốn" hết 800 kg hoa này.
Từng bông hoa bất tử
được cắm vào que tre rồi kết thủ công.
Vì đôi rồng quá dài
nên rất khó để có được tấm ảnh đủ cả
thân hình. Nhiều du khách phải loay hoay
mãi mới tìm được góc chụp.
Hội hoa xuân Tao Đàn
sẽ kéo dài đến ngày 28/1.
Năm nay, Hội hoa xuân
Tao Đàn quy tụ khoảng 8.000 hiện vật từ
600 nghệ nhân ở các khu vực Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và TP HCM.
Những hiện vật đặc sắc
gồm cặp cá hải tượng long nặng 200 kg;
bộ sưu tập 70 loài cây bắt mồi; tiểu
cảnh rồng gỗ “Thiên Long lạc cảnh” dài
10 m; các giống kiểng mới và sản phẩm từ
nuôi cấy mô; bộ sưu tập sen Việt...
Ngoài ra còn có tiểu
cảnh cột mốc Trường Sa bằng hoa cùng các
loài sò hóa thạch 100 năm được lấy từ
Trường Sa và những hình ảnh sinh hoạt
đặc trưng của người dân vùng biển đảo.
Năm nay, Ban tổ chức hội hoa xuân cũng
trưng bày bản đồ Việt Nam bằng 4.000
viên đá thạch anh.
Khu vực Đền Hùng trong
công viên Tao Đàn được chỉnh trang, có
hẳn một phòng trưng bày những sinh hoạt
thời vua Hùng và lai lịch của 18 vị vua
Hùng để người dân biết thêm về lịch sử
dân tộc. Từ phía cổng đường Trương Định
đi vào, bên cạnh bộ sưu tập sen Việt còn
có mô hình chùa Một Cột, Ngọ Môn và Bến
Nhà Rồng bằng tre trúc.
Hôm nay
là ngày đầu của một năm
rất mạnh về yếu tố Thủy
trong ngũ hành, và dù
Rồng được cho là linh
vật đầy sức mạnh và
quyền y, nhưng thầy
phong thủy hàng đầu thế
giới e rằng không có quá
nhiều điều tốt sẽ đến
cho năm nay.
>
Phong thủy, tử vi hốt
bạc
>
Hình Rồng nổi bật khắp
châu Á
Chuyên
gia phong thủy Hong Kong
Raymond Lo dự đoán tổng
quát rằng trên thế giới
năm nay có thể xảy ra
nhiều lũ lụt, động đất,
và triển vọng phục hồi
kinh tế chưa có gì tươi
sáng.
Ông Lo
dự đoán rằng Tổng thống
Mỹ Barack Obama sẽ gặp
may mắn và thuận lợi
trong nửa cuối của năm
nay, theo BBC. Cuối năm
là lúc cuộc chạy đua
tranh chức tổng thống Mỹ
đến hồi quyết định và
như thế chúng ta có thể
chờ đợi xem ông Obama có
giành được một nhiệm kỳ
tổng thống nữa hay không.
Một màn múa rồng
tạo hình số 2012
tại Bắc Kinh
chào mừng năm
Nhâm Thìn. Ảnh:
AFP
"Năm
2012 là một năm đại thủy,
năm của con rồng", ông
Lo nói. "Dựa trên các
yếu tố, chúng ta có thể
dự đoán rằng trong năm
này sẽ có nhiều lũ lụt
xảy ra. Và con rồng
tượng trưng cho đất, cho
sự chuyển động của đất,
nên cũng có thể phải
chuẩn bị đối phó với
động đất".
Ông Lo
cho rằng nhìn chung
trong năm Nhâm Thìn sẽ
có nhiều thiên tai.
Về
kinh tế thế giới, chuyên
gia phong thủy dự đoán
sự phục hồi kinh tế sẽ
không được như mong đợi
và thị trường chứng
khoán không sáng sủa.
Ông giải thích rằng theo
quan niệm xưa của người
gốc Hoa, yếu tố hỏa
trong phong thủy thường
mang điềm lành đến cho
thị trường bởi nó là
biểu tượng của hy vọng
trong kinh doanh. Thế
nhưng năm nay được đặc
trưng bởi yếu tố đối
nghịch với hỏa, vì thế
mà các nhà đầu tư có thể
e dè khiến thị trường
khó phất lên.
Về
chính trị thế giới, một
năm đại thủy thường đưa
đến những biến động lớn.
"Nó giống như một cơn
sóng thần quét đi những
gì cũ kỹ vì thế chúng ta
có thể sẽ chứng kiến
nhiều cuộc biểu tình
cùng với sự thay đổi các
chính phủ trong năm nay".
Tổng
thống Mỹ Obama mà một
người mang mệnh thổ,
theo ông Lo, vì thế nửa
cuối năm nay Obama sẽ
gặp may mắn và thuận lợi.
Điều này cũng có thể sẽ
giúp cho nền kinh tế của
nước Mỹ hồi phục tốt hơn
và là điểm sáng trên bức
tranh kinh tế thế giới.
Lo cho rằng kinh tế Mỹ
sẽ có triển vọng hơn
châu Âu.
Năm
Rồng thường được cho là
một năm đẹp đối với đa
số người châu Á, những
người đang tưng bừng ăn
mừng tết Nguyên Đán theo
lịch mặt trăng. Đêm qua,
pháo hoa, chuông chùa và
những lời chúc mừng đã
vang khắp nơi ở châu Á
và những nơi có cộng
đồng người Á khắp thế
giới.
Năm
nay được dự đoán sẽ
chứng kiến tỷ lệ sinh
của "những con rồng nhỏ"
tăng vọt ở nhiều nơi như
Trung Quốc, Singapore,
và cả tại Việt Nam. Đối
với những nơi có dân số
đang trên xu hướng giảm
như quốc đảo sư tử, đây
thực là một điều lành
đáng được rất nhiều gia
đình mong chờ.
TP - Dương Phú Hiến nổi tiếng với “gia tài” đồ cổ đồ sộ. Trong số đó có đến 1.000 món đồ có hình rồng bay bổng. Đặc biệt, ông cất công sưu tầm khá nhiều rồng Việt Nam.
Ông Dương Phú Hiến và cặp bình Bát Tràng mà theo ông được làm khoảng thế kỷ 18, 19.
Nếu mang trưng bày “gia tài” rồng Dương Phú Hiến cần diện tích 500 m2 trở lên. Nên ông đã phải để các hiện vật rải rác từ nhà tới quê. Trong số đó, ông đặc biệt thích thú với 500 hiện vật cổ của Việt Nam (nhà sưu tập nói, chúng có niên đại rải rác qua các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn...).
Lý do Dương Phú Hiến mê rồng Việt rất đơn giản: “Bởi tôi là người Việt Nam. Rồng Trung Quốc nhìn dữ hơn, loè loẹt hơn, thiên về tính trang trí, rồng Việt mềm mại, hiền lành nhưng vẫn uy nghi”. Ông chỉ hai con rồng đá ngự trị hai bên lối vào nhà: “Đấy, rồng Việt Nam nhìn có sướng không, mềm mại đúng hồn “sau luỹ tre làng”.
Mâm đồng gò bằng tay, đường kính 50 cm được làm dưới triều Lê.
Rồng Việt trông hiền bởi nó đi vào đời sống hiện thân của văn hoá Việt. “Không ở nơi đâu như ở nước mình, vua cũng xuống ruộng mùa xuân, mình rồng hạ xuống đất, thế nên rồng mình bình dị là phải”, Dương Phú Hiến giải thích.
Vốn là “dân” sử học, nhà sưu tầm khá am hiểu về rồng: “Rồng là hội tụ của nhiều con vật: đầu mang dáng dấp của sư tử thể hiện sức mạnh, cánh của chim, móng vuốt của đại bàng, mình của rắn giúp uốn lượn mềm dẻo, vây của cá, có thể bơi… Tất cả thể hiện sức mạnh tổng hợp, dưới nước, trên cạn, trên không”. Rồng trên hiện vật cổ có in dấu của giai đoạn lịch sử, ngắm rồng có thể biết sự hưng vong của thời đại.
Rồng bằng đồng thời Lê, dài 90 cm, nặng 70 kg. Ảnh trong bài: Hồng Diệu.
Theo Dương Phú Hiến, rồng Việt đẹp nhất ở thời Lê, tổng hoà được ưu điểm của các thời kỳ lịch sử đã qua. Rồng thời Lý mỏng mình, còn gọi là rồng giun hay được đục tượng tròn hoặc phù điêu trên đá, được chạm khắc ở đầu đao đình, chùa.
Thời Trần là giai đoạn lịch sử hưng thịnh với nhiều chiến công hiển hách nên rồng mập hơn, mạnh hơn thể hiện uy quyền. Rồng thời Lê, kết hợp cả thời Lý, thời Trần, là một đỉnh cao, trông thon thả, nuột nà, bắt mắt hơn hẳn. Ông giới thiệu hiện vật bình vôi thời đầu Lê và những con rồng vẽ trên nậm ở thời kỳ này, đều đẹp một cách viên mãn.
Người biết chơi rồng là người biết sử dụng uy lực của rồng. Trong nhà có thể cùng lúc bày nhiều đồ vật có hình rồng. Nhưng phải tuân thủ nguyên tắc: Để ở những nơi sạch sẽ, đẹp đẽ, linh thiêng, tránh nơi kỵ khí, tối, ẩm thấp, xú uế…
Rồng được chạm khắc, vẽ trên nhiều chất liệu: gốm, đồng, ngọc… Dương Phú Hiến cho rằng thể hiện rồng trên chất liệu ngọc là thách thức lớn nhất với nghệ nhân ngày xưa. Vì chất liệu ngọc có vẻ ngoài quyến rũ nhưng lại cứng. 500 hiện vật rồng của Dương Phú Hiến phong phú về kích thước, có loại khá lớn nhưng cũng có loại nhỏ xinh. Nổi bật là rồng bằng chất liệu đồng tinh xảo nặng 70kg, đế đúc liền.
Đôi chân đèn có chữ do vợ chồng người Bát Tràng làm năm 1784 là tác phẩm mỹ mãn nhất trong mắt Dương Phú Hiến. Chum rồng đuổi, lu chè rồng ẩn mây chèn, mâm đồng song long chầu ngọc và vô số rồng trên những vật dụng bằng sứ khác.
Rồng trên hiện vật cổ được vẽ với nhiều màu: xanh, đen... Nhưng màu chủ đạo vẫn là đỏ thể hiện tâm linh, màu của ánh dương chiếu vào.
Xưa, chỉ có bậc tôn quý dòng dõi quyền uy mới được chơi rồng còn nay thì rồng hiện diện trong mọi gia đình, nhất là trong những vật dụng thờ cúng. Người biết chơi rồng là người biết sử dụng uy lực của rồng. Trong nhà có thể cùng lúc bày nhiều đồ vật có hình rồng. Nhưng phải tuân thủ nguyên tắc: Để ở những nơi sạch sẽ, đẹp đẽ, linh thiêng, tránh nơi kỵ khí, tối, ẩm thấp, xú uế…
Năm rồng, nhiều “đại gia” gõ cửa muốn mua một vài vật quý của Dương Phú Hiến. Nhưng ông từ chối, vì với đồ cổ ông yêu như máu thịt: “Tôi không muốn bán đi một mảnh vỡ, chứ đừng nói một món đồ”. Nhưng ông dự định sẽ mở triển lãm về rồng trên hiện vật cổ tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) vào 20 tháng chạp âm lịch để mừng đón xuân Nhâm Thìn.
(Dân trí) - Hình ảnh những con rồng đã
xuất hiện nhiều nơi khi người châu Á
khắp thế giới rộn ràng chuẩn bị đón Tết
con rồng.
Một phụ nữ xem đồ trang trí hình con
rồng trên đường phố Hà Nội.
Mọi người theo dõi màn múa lân tại
khu phố của người Hoa ở Mexico City,
Mexico. Năm con rồng 2012 theo lịch
âm bắt đầu vào ngày 23/1.
Hình rồng được trang trí trên một
cây cầu dành cho người đi bộ ở
Singapore. Nhiều người châu Á vốn
quan niệm rằng con rồng là con vật
thần linh mạnh mẽ và thịnh vượng.
Đèn trang trí hình rồng bên trên một
con phố ở Singapore.
Các thợ lặn múa lân dưới bể thuỷ
sinh ở Thượng Hải, Trung Quốc.
Các nhân viên an ninh Trung Quốc đi
qua một đèn lồng hình rồng ở Thượng
Hải, Trung Quốc.
Mô hình rồng khổng lồ rực sáng trong
đêm tối tại một con phố ở Singapore.
Người Campuchia gốc Hoa múa lân chào
đón năm mới tại Phnom Penh,
Campuchia.
Một tiết mục múa lân trên đường phố
Madrid, Tây Ban Nha.
Một tiết mục múa lân của các thợ lặn
dưới bể thuỷ sinh ở thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.
Mô hình rồng dài 2m được tạo nên bởi
những cây nấm linh chi tại một khu
vườn ở Singapore.
Mô hình rồng rực rỡ tại Singapore để
chào đón năm mới.
Đồ trang trí hình rồng được bày bán
tại Đài Bắc, Đài Loan.
Em bé ngắm nhìn mô hình đầu rồng ở
thủ đô Manila, Philippines.
Cậu bé ngắm nhìn các bức tượng hình
rồng ở Manila, Philippines.
Các thợ lặn biểu diễn màn múa lân
trong bể thuỷ sinh ở Manila,
Philippines.
Đèn lồng hình rồng ở thành phố Nam
Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.
Đèn rồng lớn hình rồng tại Thượng
Hải, Trung Quốc.
Một nghệ nhân thư pháp
đang viết chữ cho khách, phía sau là bức
tranh hình rồng rất đẹp được treo trên
bức tường của Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Hà
Nội. Ảnh: AFP
Bức tượng rồng bằng
đồng được bày bán cùng nhiều đồ đồng
khác tại một phiên chợ Tết ở Hà Nội. Ảnh:
AFP
Một phụ nữ đang xem
các vật trang trí có hình con rồng tại
một gian hàng trên đường phố Hà Nội. Ảnh:
AFP
Một chiếc đèn lồng lớn
mang hình con rồng ở Malaysia. Ảnh:
AFP
Người đàn ông ở đảo
Bali, Indonesia, đang cầm một bức tượng
rồng dát vàng, một vật trang trí để
chuẩn bị đón chào năm mới theo lịch âm.
Ảnh: AFP
Đội múa rồng biểu diễn
trước sự theo dõi của rất nhiều người
dân tại một trung tâm mua sắm ở thủ đô
Jakarta của Indonesia. Ảnh:
AFP
Các thợ lặn cùng nhau
biểu diễn màn múa rồng trong một thủy
cung ở thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.
Ảnh: AFP
Người đàn ông này chụp
ảnh cạnh một chiếc đèn lồng khổng lồ
mang hình rồng tại đặc khu hành chính
Hong Kong của Trung Quốc. Ảnh:
AFP
Một em bé đội chiếc mũ
hình đầu rồng tại Hong Kong, Trung Quốc.
Ảnh: AFP
Những chú rồng nhồi
bông ngộ nghĩnh được bày bán trên đường
phố Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh:
AFP
Hà Giang
Triển
vọng châu Á trong năm
Rồng
Năm nay
là năm "hắc long thủy"
mang dấu hiệu của sự
thay đổi, nhưng là những
thay đổi ôn hòa, nhạy
bén và thận trọng. Người
châu Á đương nhiên hy
vọng mọi sự diễn ra theo
cách đó, tuy nhiên các
nhân tố bất ổn từ cả bên
trong lẫn ngoài khu vực
đang ngày càng nhiều lên.
>
Thế giới trong năm Rồng
Một đèn lồng hình con
rồng ở Thượng Hải, Trung Quốc. Châu Á
đang hân hoan chào đón năm mới Nhâm Thìn,
năm con rồng nước theo quan niệm của
người Á châu. Ảnh: AFP
Năm nay, Đà Nẵng đã
trang trí “tam rồng” dài kỷ lục tại
chính giữa Công viên 29-3. Bộ ba rồng
này đang được trang trí đèn phục vụ
người dân đến công viên vui chơi vào ban
đêm trong những ngày diễn ra hội hoa
xuân.
Cặp rồng làm từ 7 lùm
cây xanh được đặt mua từ Bến Tre. Cặp
rồng này dài 54 mét, tính cả chiều uốn
lượn rồng dài hơn 70m. Để vận chuyển
được đôi rồng này từ Bến Tre ra Đà Nẵng,
những nghệ nhân phải tháo rời và sau đó
nối lại bằng khung sắt.
Được đặt chính giữa và
gây ấn tượng hơn cả là rồng xứ dài 40
mét, tính cả đường uốn lượn rồng dài 57
mét. Đại diện Công viên 29-3 cho biết,
rồng xứ được đặt làm từ Trung Quốc trong
dịp tết cách đây 12 năm.
Đầu rồng được làm khá
kỳ công.
Chân rồng có 4 móng,
được tạo dáng uốn lượn tinh xảo. Còn
những chiếc đĩa xứ tạo thành vảy rồng.
Đuôi rồng được thiết
kế theo hình bông sen.
Xung quanh rồng xứ
được trang trí hoa và cây cảnh. Ba hôm
nữa hội hoa xuân Đà Nẵng sẽ mở cửa đón
khách tới thăm quan trong dịp Tết.
Hội hoa xuân TP Đà Nẵng được khai mạc
tối 21/1 (tức 28 Tết), với nhiều hoạt
động như trưng bày tượng đá non nước,
hội thi các bộ môn nghệ thuật hoa viên,
long lân tranh châu, hội bài chòi, hái
lộc đầu xuân... Theo Sở VHTT&DL thành
phố, đây là dịp cho người dân vui chơi,
cảm nhận Tết cổ truyền và đặc biệt là
mừng 15 năm Đà Nẵng trở thành thành phố
trực thuộc trung ương.
Đường
kính khoảng 60 cm, cao
hơn 5m, tán rộng, xum
xuê nụ, cây mai cổ ước "thọ"
hơn một thế kỷ ở Bình
Dương đang chờ khoe sắc
vào ngày Tết.
Sáng
20/1, sau nhiều giờ vận
chuyển với hơn 20 người
tham gia cùng sự trợ
giúp của một xe cẩu, cây
mai cổ được đặt trong
chiếc chậu quá khổ với
đường kính lên đến 2 m,
chưng ở một quán cà phê
tại thị xã Thủ Dầu Một (Bình
Dương).
Theo
ông Phùng Minh Tâm, chủ
nhân của cây mai quý,
đây là thành quả ông có
được sau nhiều năm lặn
lội tìm để chiêm ngưỡng
và được “hậu duệ” chủ
cây mai tuổi đời hơn một
thế kỷ này trao tặng lại.
Cây mai "cổ thụ"
đã sống hơn một
thế kỷ. Ảnh:
Duy Ánh
Ông
Tâm cho biết, cây mai
thuộc sở hữu của gia
đình một nghệ nhân ở Cần
Thơ. Nghệ nhân này năm
nay 84 tuổi, thừa kế cây
mai từ gia đình và đã
trực tiếp chăm sóc nó 60
năm qua. Ông Tâm nhiều
lần ngỏ ý xin được
nhượng lại để đưa về
Bình Dương, thế nhưng vị
chủ nhân quyết không bán.
“Năm nay, khi tôi trở
lại thăm, thấy niềm đam
mê, thích cây kiểng của
tôi; mặc khác do tuổi
cao sức yếu nên ông cụ
mới trao tặng tôi để
tiếp tục chăm sóc mai”,
ông Tâm cho hay.
Khi
mai vừa vận chuyển về
Bình Dương, một số
thương lái ra giá 1,2 tỷ
đồng nhưng chủ nhân mới
của cây mai từ chối
không bán.
“Cái
đẹp của thiên nhiên là
dành mọi người, tôi chỉ
muốn giữ gìn và chăm sóc
mai để mọi người đều có
thể thưởng lãm khi tết
đến xuân về như một lời
chúc đầu xuân”, vị chủ
nhân mới của mai chia sẻ
cùng VnExpress.net.
Tết Nhâm Thìn, đôi rồng thời Lý
bằng gốm sứ dài 35 m, cao hơn 8 m do các nghệ
nhân Bát Tràng chế tác sẽ bồng bềnh trên mặt
nước hồ Tây.
>
Dựng tượng rồng thời Lý bằng gốm lớn nhất VN
Ngày 3/1, đôi
rồng gốm sứ thời Lý đạt kỷ lục
Guinness Việt Nam đặt tại Công
viên Bách Thảo (Hà Nội) từ dịp
đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng
Long - Hà Nội bắt đầu được dời
đến đặt tại hồ Tây - khu vực
đường Nguyễn Hoàng Tôn kéo dài
với đường dạo ven hồ.
Đôi rồng gốm
dài 35 mét, được làm từ 6.000
chiếc đĩa và hơn 4.000 chiếc cốc
có nước men đặc biệt.
Để di dời đôi
rồng nặng 60 tấn, người ta phải
huy động nhiều máy cẩu và 2 xe
container.
Và đôi rồng
khổng lồ này được cắt thành
nhiều đoạn để dễ di chuyển.
Thân rồng mô
phỏng theo mẫu thời Lý vẫn giữ
được nguyên vẹn sau khi đến địa
điểm mới.
Nhóm công nhân
tất bật làm việc dưới tiết trời
dưới 10 độ C...
...để kịp hoàn
thành trước ngày 16/1 (tức 23/12
âm lịch).
Họa sĩ Nguyễn
Văn Bình, người thực hiện đôi
rồng chia sẻ: "Việc di chuyển về
đây sẽ giúp người dân có thể
chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đôi
rồng".
Tác phẩm này
có mức đầu tư gần 2,6 tỷ đồng,
mình rồng dài 15 m (tính đường
uốn khúc là 35 m), cao 8,2 m (cả
bệ).
Theo các nhà
nghiên cứu văn hóa, đôi rồng
được lắp đặt tại hồ Tây mang
nhiều ý nghĩa lịch sử và tâm
linh. Vị trí đặt rồng đối xứng
với phủ Tây Hồ và trục Hồ Tây -
Ba Vì, Hồ Tây - Cổ Loa, tạo sự
gắn kết chặt chẽ với các địa
danh văn hóa.
Hà Nội từ trước
đến nay chưa có công trình trang trí
nào đẹp và ấn tượng vào những dịp lễ
hội, đôi rồng thời Lý này chắc sẽ là
điểm nhấn đẹp cho năm nay.
Đón “Nhâm Thìn”
trên Windows
bằng bộ sưu tập
ấn tượng
(Dân trí) - Chỉ
ít ngày nữa là
bước sang năm
mới Nhâm Thìn,
không khí Tết đã
ngập tràn khắp
nơi. Bạn cũng có
thể mang không
khí của ngày vui
năm mới đến với
máy tính của
mình bằng bộ sưu
tập giao diện và
hình nền độc đáo
mang chủ đề về
“rồng” dưới đây.
Bộ giao diện
rồng đón
Nhâm Thìn
dành cho
Windows 7
Rồng là loài
vật linh
thiêng và
rất được tôn
thờ trong
tín ngưỡng
của các nước
Á Đông,
trong đó có
Việt Nam
chúng ta.
Hình tượng
rồng thường
được sử dụng
rộng rãi
trong các
tác phẩm
nghệ thuật,
điêu khắc,
tranh vẽ hay
thêu thùa…
Bộ giao diện
về chủ đề
“năm của
rồng” dành
cho Windows
7 dưới đây,
với 12 hình
nền chất
lượng cao
khác nhau,
có nội dung
về những tác
phẩm nghệ
thuật mang
chủ đề về
hình tượng
con rồng,
như những
bức tượng
điêu khác,
các bức
tranh thêu
hay những
mái nhà được
điêu khắc
hình rồng…
không chỉ
giúp cho
desktop của
bạn sẽ trở
nên thực sự
ấn tượng, mà
bên cạnh đó
còn mang lại
một không
khí mới mẻ
để chuẩn bị
đón chào năm
Nhâm Thìn
sắp đến.
Download bộ
giao diện
“Nhâm Thìn”
dành cho
Windows 7
miễn phí tại
đây.
Bộ sưu tập
hình nền
“rồng” cực
ấn tượng
Nếu những
hình nền
trong bộ
giao diện kể
trên chưa đủ
để đáp ứng
cho sự kỳ
vọng của bạn,
hoặc nếu bạn
không sử
dụng Windows
7, thì vẫn
có thể tự
mình trang
trí cho
Windows bằng
bộ sưu tập
hình nền có
chủ đề vê
“rồng” cực
ấn tượng
dưới đây.
Bộ giao diện
với 20 hình
nền chất
lượng cao,
không chỉ có
nội dung về
hình ảnh của
“rồng”, mà
còn chứa
những câu
chúc, những
thông điệp
để đón chào
năm mới sắp
đến.
Sau khi
download,
bạn có thể
sử dụng thủ
thuật đã
được
Dân trí
giới thiệu
để
tự động thay
đổi hình nền
trên desktop,
giúp tận
dụng đầy đủ
các hình ảnh
có trong bộ
sưu tập.
Một vài hình
ảnh ấn tượng
có trong bộ
sưu tập hình
nền:
Đón tết con Rồng, Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục có nhiều thách thức và khó khăn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn tiếp tục nỗ lực cải cách và vươn lên mạnh mẽ. Từ đó, niềm tin vào khả năng vượt khó thành công, duy trì phát triển nhanh và mạnh để hóa rồng.
Năm Rồng, trong tâm thức của người Việt luôn là một năm của sự đột phá, thăng hoa để có ạch những thành quả tốt đẹp, mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới, thành công mới. Tết Nhân Thìn đến, trong bộn bề lo lắng và toan tính cho một năm đầy thách thức, người Việt vẫn bản lĩnh chọn cho mình sự đột phá để đi lên mạnh mẽ hơn. Đón Nhâm Thìn, chúng ta lại nhớ đến ước mong và là khát vọng hóa rồng của Việt Nam.
Kinh tế Việt Nam hóa rồng là điều đã sớm xuất hiện trong nhiều nghiên cứu về đổi mới và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Thập kỷ 90 của thế kỷ trước, sau thành công ngoạn mục của đổi mới và duy trì được sự tăng trưởng cao liên tục... Việt Nam đã thuyết phục được cả thế giới về hướng đi đúng đắn sẽ đưa chúng ta đi lên theo hướng rồng bay.
Tiếp theo đó, đầu thế kỷ 21, bên cạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục mạnh mẽ, niềm tin hóa rồng càng được củng cố khi Việt Nam thể hiện quyết tâm lớn trong cải cách kinh tế và nỗ lực hội nhập. Đỉnh cao của quá trình đó được đánh dấu bằng việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Khát vọng hóa rồng của Việt Nam sẽ tiếp tục bị thách thức.
Đó cũng chính là thời điểm, rất nhiều dự báo với sự kỳ vọng, niềm tin vào sự bứt phá đi lên của Việt Nam. Đã có những dự báo về những "con hổ kinh tế", "con rồng" mới của thế giới có tên Việt Nam. Ngay trong nước, với một tảng kinh tế được tạo dựng sau 20 năm đổi mới, tốc độ tăng trưởng cao được duy trì, thành cộng trong hội nhập kinh tế và quyết tâm cải cách cũng khiến cho chúng ta tin rằng, ước mong hóa rồng của kinh tế Việt Nam đang đến rất gần.
Tuy nhiên, ngay khi chúng ta đang hưng phấn thì đã vấp phải những thách thức và phải tìm nhiều cách chống đỡ vất vả. Thời kỳ khó khăn đó đến ngay sau khi chúng ta vừa có được những thành công, mở ra những cơ hội lớn và còn kéo dài cho đến hôm nay khiến cho sự lạc quan và hứng phấn đã đần lùi lại, thế vào đó là những bất ổn và lo lắng.
Giai đoạn khó khăn bắt đầu từ 2008 khi khủng hoảng tài chính thế giới ảnh hưởng tới Việt Nam khiến nền kinh tế gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề. Khi những khó khăn từ bên ngoài chưa hết thì kinh tế Việt Nam lại đối mặt với những nguy cơ ngày càng lộ diện rõ từ bên trong: lạm phát tăng cao và bất ổn vĩ mô vốn lớn dần... Tình hình đó, buộc Chính phủ phải đưa ra nhiều chính sách chặt chẽ với mục tiêu cao nhất là kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô. Dưới tác động của khó khăn kinh tế và điều chỉnh chính sách, kinh tế Việt Nam 2011 đã chứng kiến khó khăn bộc lộ trên rất nhiều mặt và thực tế này được dự báo sẽ tiếp tục trong năm 2012.
Cũng từ giai đoạn khó khăn trên, những lời khen đẹp đẽ, những dự báo lạc quan đã không còn được dành nhiều cho Việt Nam. Thay vào đó là liên tiếp những cảnh báo về lạm phát, bất ổn vĩ mô và nhất là sự mất điểm của môi trường kinh doanh khiến khả năng cạnh tranh của Việt Nam bị suy giảm.
Xoay trần đối phó với những tác động bên ngoài và khó khăn bên trong, dường như ước mong hóa rồng cũng ít được nhắc đến. Con đường hóa rồng của Việt Nam tưởng như trở nên xa hơn khi tất cả đang đều lo lắng và co cụm để che chắn, tìm kiếm sự an toàn trong khó khăn hơn là mở rộng và tăng trưởng. Câu hỏi, bao giờ khát vọng hóa rồng của Việt Nam trở thành hiện thực thật khó để trả lời và nó dường như không thích hợp vào lúc này.
Khó khăn nhưng không thể tuyệt vọng. Trong giai này, Việt Nam vẫn tiếp tục tiến bước khi tăng trưởng vẫn được duy trì hợp lý, thuộc top cao của thế giới; xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, các nền tảng cơ sở cho phát triển được tạo lập... Việt Nam đã chính thức bước vào ngưỡng các nước thu nhập trung bình trên thế giới. Vị thế trong các mối quan hệ quốc tế ngày được khẳng định
Mới đây, một khảo sát đối với các DN châu Á - Thái Bình Dương đã cho rằng đến 2025, Việt Nam sẽ trở thành một trong 5 nhà sản xuất hàng hóa lớn nhất thế giới và đóng vai trò quan trọng thúc đẩy thương mại toàn cầu. Mới đây nhất, trong báo cáo mang tên "The world in 2050" (Thế giới năm 2050), Ngân hàng Anh quốc HSBC cho rằng, Việt Nam sẽ chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong vòng 40 năm tới, với tốc độ tăng trưởng GDP dự báo trên 5% mỗi năm. với quy mô GDP 451 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người là 4.355 USD/năm. Việt Nam sẽ nằm trong nhóm 50 nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Không phải vô lý mà Việt Nam vẫn được xem là một điểm đầu tư lý tưởng, một nền kinh tế có nhiều tiềm năng tăng trưởng nhất... và đặc biệt, chúng ta đã trở thành một nhân tố được tính đến trong nhiều cuộc chơi kinh tế quốc tế và được chú ý trong bản đồ cạnh tranh kinh tế thế giới tương lai. Và những dự báo trên có thể khá dài trong thương lai 15 - 30 năm nữa. Nhưng cũng sẽ rất ngắn nếu nhìn lại chặng đường đổi mới Việt Nam đã đi qua. Và chúng ta tin rằng, chặng đường mới sẽ được đi nhanh hơn khi có những kinh nghiệm và nguồn lực của thời kỳ đổi mới.
Điều đặc biệt là trong khó khăn chúng ta vẫn nhận thấy những thay đổi quyết liệt, những nỗ lực mạnh mẽ để tiếp tục tạo lập nền tảng, chuyển hướng và khởi động cho một chu trình mới bền vững và mạnh mẽ hơn. Đó là điều hết sức quan trọng, tiếp tục khẳng định ý chí, hành động để hiện thực hóa khát vọng của mình.
Nỗ lực cải cách thành công sẽ đưa Việt Nam vượt vũ môn.
Sự khởi đầu cho một chu trình mới đã được khẳng định khi Việt Nam đã đặt quyết tâm để tái cơ cấu nền kinh tế. Trong khó khăn bộn bề và thách thức của 2011, Việt Nam cho thấy một sự sáng suốt mà quyết tâm lớn khi đã thiết kế một chương trình tái cơ cấu rộng lớn để tạo ra thay đổi trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế.
Và 2012 được xem là thời điểm của hành động, của hy vọng. Chưa thể có sự chuyển động đột biến để thành hổ hay hóa rồng nhưng tái cơ cấu với sự đồng thuận cao sẽ tạo ra khả năng nền kinh tế sẽ chuyển mình để có thể tiếp tục phát triển, đi lên bền vững được.
Người Việt Nam thường nói, "cá chép hóa rồng". Tuy nhiên, để hóa được rồng, con cá chép cần phải tích lũy sức mạnh, rèn luyện ý chí để vượt "vũ môn" .
Trong quá trình hơn 20 năm đổi mới, đã có rất nhiều thách thức chúng ta đã vượt qua nhưng có lẽ tình huống hiện tại với cả những tác động bất lợi bên ngoài và bất ổn bộc lộ từ bên trong chính là thách thức lớn nhất, mà chúng ta phải vượt qua để bước lên một giai đoạn phát triển mới. Tết Nhâm Thìn, tết trỗi dậy của khát vọng và hành động cho ước mơ hóa rồng.
Đón 2012, tết Nhâm Thìn trong xoay xở, đắp vá của khó khăn nhưng chúng ta vẫn có những cơ cơ sở để vững tin đi tới và khát vọng hóa rồng lại trỗi dậy từ trong khó khăn nhất. Thách thức hiển hiện, khó khăn cản bước mắt nhưng với hành động quyết liệt cho mục tiêu tái cơ cấu, chúng ta sẽ hội tụ được quyết tâm và nguồn lực để vượt vũ môn, hiện thực khát vọng hóa rồng. Tết trong khó khăn, cũng là tết của quyết tâm vượt khó để hướng đến mục tiêu cất cánh đưa đất nước đi đến cường thịnh.
Cụ ông 112 tuổi đã qua đời
TTO - Sáng 29 tết âm lịch (22-1-2012), ông Lê Văn Nhạc (xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai), người sống qua ba thế kỷ đã qua đời vì tuổi cao sức yếu.
>> Read this on Tuoitrenews.vn
Theo giấy CMND do UBND TP. Hồ Chí Minh cấp năm 1976, cụ Lê Văn Nhạc sinh năm 1900.
Vợ chồng ông Nhạc, bà Phương và giấy chứng minh nhân dân của ông Nhạc, năm sinh: 1900 - Ảnh: T.T.
Như vậy, đến nay cụ Nhạc đã thọ được 112 tuổi, cao tuổi hơn cụ ông Huỳnh Văn Lạc (sinh năm 1901, ngụ tại TP. Hồ Chí Minh)), người được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là cụ ông cao tuổi nhất Việt Nam năm 2011.
TPO -
Đường hoa Nguyễn Huệ (TP
HCM) chính thức vào hội.
Con đường trung tâm
thành phố mang tên Bác,
qua bàn tay tài tình của
các nghệ nhân, biến
thành đường hoa với muôn
vàn sắc màu trong ngày
cuối năm.
TP - Bức tranh rồng dài hơn 60m, hơn 1000 người tham gia múa rồng, 1000 chậu cúc tạo nên con rồng dài gần 200 m... là những kỷ lục vui có liên quan đến con rồng, một linh vật tưởng tượng nhưng luôn được cho là mang lại may mắn và thịnh vượng.
Bức tranh rồng dài nhất
Bức tranh Rồng nhảy vọt của họa sỹ Qi Xinghua, Hồng Kông đã trở thành bức tranh rồng dài nhất thế giới với chiều dài 60,46m. Không những thế, nó được vẽ bằng công nghệ đặc biệt tạo ra bức tranh 3D khiến một ai đó đứng lên bức tranh rồng sẽ có cảm giác như đang ngồi trên một chiếc thuyền rồng.
Tượng rồng bằng hoa dài nhất
Bức tượng hình con rồng được kết hoàn toàn bằng hoa cúc tại công viên Longtin, thành phố Kaifeng, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã lập kỷ lục thế giới với chiều dài 166,15 m và rộng 2,1m. Người ta đã phải sử dụng tới 100.000 chậu hoa cúc và làm trong vòng hai tháng.
Cá rồng lớn nhất thế giới
Cá rồng là một loại cá lạ và cực kỳ quí hiếm hiện nay trên thế giới. Thức ăn của nó chủ yếu là các loài sinh vật biển.
Mới đây, các ngư dân ở vùng biển Australia đã phát hiện ra một chú cá rồng dạt vào bờ và chú đã được ghi vào kỷ lục thế giới là con cá rồng dài nhất với chiều dài 11 m. Nó có thể sống ở độ sâu 1000 m dưới đáy biển.
Số người múa rồng đông kỷ lục
Hơn 1.000 người tham gia múa cùng với con rồng dài 5.056 m (dài hơn kỷ lục cũ 2.000 m) đã đem lại cho thành phố Lạc Dương, Trung Quốc hai kỷ lục thế giới: Số người tham gia đông nhất và Con rồng múa dài nhất. Lạc Dương đã phá vỡ kỷ lục của chính mình trước đó vài năm.
Cầu rồng dài nhất thế giới
Với chiều dài 42 km, rộng 35 m, chiếc cầu rồng uốn lượn bắc qua vịnh Jiaozhou, Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc được ghi nhận là chiếc cầu vượt biển dài nhất thế giới.
Cây cầu này được xây với tổng kinh phí lên tới 1,5 tỷ USD. Tổ chức kỷ lục Guinness cho biết, kỷ lục cũ thuộc về chiếc cầu bắc qua hồ Pontchartrain Causeway ở Louisiana, Mỹ, ngắn hơn 4 km.
(Dân trí) - Rồng luôn được coi là con vật huyền thoại gắn liền với sự cao đẹp, diệu kỳ, niềm vui, hạnh phúc và may mắn. Những người tuổi Thìn rất trung thực, năng nổ nhưng cũng vô cùng nóng tính và bướng bỉnh. Dưới đây là một số người tuổi Thìn nổi tiếng thế giới.
Thủ tướng Nga Vladimir Putin.
Thủ tướng Putin sinh ngày 7/10/1952 tại Leningrad. Ông được bầu làm Tổng thống LB Nga từ năm 2000 - 2008 và từ năm 2009 đến nay làm Thủ tướng Nga.
Ông Putin được giới truyền thông nức lời khen ngợi vì đã có công phục hồi sức mạnh cũng như vị thế của nước Nga sau những năm đầy sóng gió dưới thời của cựu Tổng thống Boris Yelstin. Trong 8 năm dưới sự chèo lái của ông Putin, con thuyền kinh tế nước Nga đã vượt qua cơn bão khủng hoảng với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng gấp 6 lần.
Hiện ông Putin đã chính thức tuyên bố tranh cử Tổng thống và có nhiều khả năng sẽ tái đắc cử (nhiệm kỳ 3) trong cuộc bầu cử sẽ được tổ chức vào ngày 4/3 tới.
Thủ tướng Pakistan Yusuf Raza Gillani.
Sinh ngày 9/6/1952 tại Karachi trong một gia đình có ảnh hưởng chính trị, ngay từ nhỏ, ông Gillani đã học rất giỏi và biết định hướng tương lai cho mình.
Ông là Thủ tướng thứ 17 của Pakistan, đồng thời là Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Pakistan (PPP) cầm quyền. Ông từng làm Chủ tịch Quốc hội Pakistan (1993 - 1997), Bộ trưởng Liên bang (1985- 1986, 1989 - 1990).
Năm 2009, ông được xếp thứ 38 trong danh sách những người quyền lực nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn.
Ông Gillani có 5 người con, 4 trai và 1 gái.
Thủ tướng Zimbabue Morgan Tsvangirai (trái) hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Vị thủ tướng đương nhiệm của Zimbabue sinh ngày 10/3/1952. Ông là nhà lãnh đạo của phong trào Thay đổi vì Dân chủ - Tsvangirai (MDC - T) và là nhân vật chủ chốt trong cuộc đảo chính lật đổ chính phủ của cựu Tổng thống Robert Mugabe. Ông tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Zimbabue vào tháng 2/2009.
Ông Tsvangirai kết hôn năm 1978 và có 6 người con. Vợ ông - bà Susan Tsvangirai - cũng là người khá nổi tiếng trong nước nhưng không may qua đời trong một vụ tai nạn giao thông xảy ra đúng một tháng sau khi chồng nhậm chức.
Tổng thống Colombia Alvaro Uribe Velez.
Ông sinh ngày 4/7/1952 tại Medellin, tốt nghiệp chuyên ngành luật tại Đại học Antioquila năm 1977 và lấy bằng Thạc sĩ Hành chính và Quản trị tại Đại học Harvard năm 1993.
Ông là Thượng nghị sĩ từ năm 1986 - 1994 và là Thống đốc Antioquila từ 1995 - 1997.
Ông Uribe trở thành Tổng thống thứ 39 của Colombia từ năm 2000 và hiện vẫn đang lãnh đạo quốc gia Nam Mỹ này trong nhiệm kỳ thứ II của mình.
Thái tử Hoàng gia Thái Lan Maha Vajiralongkorn.
Thái tử Maha Vajiralongkorn sinh ngày 28/7/1952 tại Cung điện Dusit ở Bangkok. Thái tử là con trai duy nhất của Quốc vương Bhumibol Adulyadej và Hoàng hậu Sirikit.
Năm 20 tuổi, Thái tử được cha phong tước hiệu Sayammakutratchakuman (Thái tử Xiêm quốc), xác lập kế thừa ngôi vị ngai vàng của Quốc vuơng Thái Lan.
Cựu Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou.
Cựu Thủ tướng Hy Lạp sinh ngày 16/6/1952 trong gia đình có truyền thống làm chính trị. Ông là thành viên thứ 3 trong gia đình, sau ông nội và bố, làm Thủ tướng Hy Lạp với thời gian cầm quyền từ 2009 - 2011.
Trước đó, ông Papandreou từng giữ các cương vị Bộ trưởng Ngoại giao (1999 - 2004), Bộ trưởng Giáo dục và Tôn giáo (1988 - 1989, 1994 - 1996).
Ông Papandreou trở thành Thủ tướng thứ 182 của Hy Lạp vào tháng 10/2009 và từ chức vào tháng 11/2011 khi nền kinh tế nước này lâm vào cuộc khủng hoảng nợ công trầm trọng. Ông từ chức vì muốn mở đường cho việc thành lập chính phủ liên minh, ngõ hầu có thể giúp Hy Lạp tìm ra liều thuốc chữa trị căn bệnh nợ công đang có nguy cơ biến thể và làm chao đảo toàn bộ châu lục già.
Cựu Tổng thống Onduras José Manue Zelaya Rosales.
Ông Rosales sinh ngày 20/9/1952, là chính trị gia kỳ cựu và đã đánh bại ứng cử viên đảng Dân tộc Pepe Lobo trong cuộc bầu cử Tổng thống tháng 11/2005. Ông là thành viên thứ 5 của đảng Tự do trở thành Tổng thống Onduras.
Ông Rosales chính thức nhậm chức vào cuối tháng 1/2006 và nắm quyền cho đến khi bị lật đổ vào ngày 28/6/2009 trong một cuộc đảo chính.
Năm Thìn chiêm ngưỡng nét uy quyền Rồng triều Nguyễn
(Dân trí) - Đã từng là kinh đô cuối cùng của triều Nguyễn từ năm 1802-1945, Huế là nơi còn lưu giữ lại gần như nguyên vẹn các công trình kiến trúc trong đó rồng là biểu tượng không thể thiếu, tượng trưng cho uy quyền của bậc đế vương.
Dạo bước đầu năm vào các di tích như Đại Nội, lăng các vua như Khải Định, Minh Mạng, Tự Đức cũng như qua miền phủ đệ hay đến thư thả tâm hồn với các ngôi quốc tự như Bảo Quốc, Diệu Đế, Thiên Mụ... đâu đâu du khách cũng có thể bắt gặp hình ảnh con rồng.
Rồng xuất hiện nhiều trên các diềm mái ngói, ở ô - hộc trang trí dưới phần mái, cột kèo hay chạm khắc trên các đồ dùng như đỉnh đồng, khay chén, chậu... Rồng thời Nguyễn hình dáng cân đối, không quá ốm hay mập. Rồng toát lên vẻ đẹp uy quyền của bậc minh quân: oai vệ - lực lưỡng - thông minh - thần khí.
Rồng trên lầu Ngũ Phụng (Đại Nội)
Đôi rồng trên phần mái
Rồng chầu cam lồ trên điện Thái Hòa
Cặp rồng quện vào nhau
Rồng chầu mặt trời trên cửa Chương Đức
Đầu rồng đội bánh xe luân hồi trên quốc tự Bảo Quốc
Ngai vàng của vua - nơi có 9 con rồng
Bửu tán trên ngai vàng
Ấn tín của vua chạm rồng được cách điệu lớn để ở sân trước điện Cần Chánh
Kiệu vua có 2 đầu rồng ở đầu cán
Rồng trên long bào
trên lọng
Rồng ở máng xối nước
Con rồng oai vệ bằng đồng trước sân nhà hát Duyệt Thị Đường
Móng con rồng quân tử có 5 ngón
Cột đèn chạm trổ rồng
Đèn kéo quân
Rồng mới phục hồi trên ô hộc ở Trường Lang
Đầu rồng dữ tợn với móng vuốt làm nhiệm vụ giữ cửa
Rồng trên chậu tùng già
Trên các cột đá, gỗ trong cung điện vua Nguyễn
Ở Cao đỉnh (đỉnh đồng dành cho vua Gia Long - vị vua đầu tiên triều Nguyễn) có khắc 1 con rồng được xem là đẹp nhất tại Đại Nội
Rồng là con vật huyền thoại, thiêng liêng và gần gũi trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đối với người Việt Nam, năm rồng (năm Thìn) ghi dấu nhiều sự kiện đáng nhớ trong lịch sử dân tộc.
Mậu Thìn (248): Khởi nghĩa Bà Triệu
Bà Triệu tức Triệu Thị Trinh, quê ở Triệu Sơn, Thanh Hóa cùng với anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo nhân dân quận Cửu Chân nổi dậy chống ách đô hộ của quân Ngô.
Bà có câu nói nổi tiếng: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người.”
Mậu Thìn (548): Triệu Quang Phục xưng vương
Vua Lý Nam Đế mất, Triệu Quang Phục lên thay, xưng hiệu là Triệu Việt Vương. Triệu Quang Phục tiếp tục cuộc kháng chiến chống quân Lương.
Đến năm Canh Ngọ (550), Triệu Việt Vương từ căn cứ Dạ Trạch xuất toàn quân giao chiến, giết được tướng giặc là Dương Sàn, thu lại kinh đô, khôi phục lại nền độc lập cho đất nước.
Mậu Thìn (968): Nước Đại Cồ Việt ra đời
Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong 12 sứ quân, xưng là Vạn Thắng Vương. Năm Mậu Thìn (968), Vạn Thắng Vương lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
Canh Thìn (980): Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế
Trước họa ngoại xâm, Thái hậu Dương Văn Nga đã trao quyền cho Lê Hoàn tổ chức kháng chiến.
Các tướng lĩnh, đứng đầu là Phạm Cự Lạng tôn Lê Hoàn lên làm vua. Dương Thái Hậu thấy mọi người ủng hộ đã trao ngôi vua cho ông.
Lê Hoàn lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Thiên Phúc, lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống thắng lợi vào năm 981. Đại thắng năm Tân Tị (981) mở đầu kỷ nguyên Đại Việt bách thắng phong kiến phương Bắc.
Bính Thìn (1076): Mở cuộc kháng chiến chống quân Tống, ra đời bản “ Tuyên ngôn độc lập lần thứ 1”
Nhà Tống đem 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu sang xâm lược nước ta. Dưới sự chỉ huy đầy mưu trí của Lý Thường Kiệt, quân dân ta đã chiến đấu anh dũng, đánh tan quân xâm lược.
Trong lúc gay go nhất của cuộc kháng chiến, Lý Thường Kiệt đã làm một bài thơ bất hủ, cổ vũ tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân dân ta. Bài thơ khẳng định quyền độc lập tự chủ thiêng liêng của Tổ quốc; đồng thời, cảnh cáo nghiêm khắc mọi kẻ thù xâm lược và nói lên quyết tâm sắt đá của dân tộc ta trong việc bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.
Bài thơ đã đi vào lịch sử của dân tộc ta như một bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của dân tộc: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư/Tiệt nhiên định phận tại thiên thư/Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
Canh Thìn (1400): Hồ Quý Ly lập ra nhà Hồ
Năm Canh Thìn (1400) Hồ Quý Ly truất ngôi của Trần Thiếu Đế, lên làm vua, lập ra triều Hồ, lấy quốc hiệu là Đại Ngu.
Trong khoảng 35 năm nắm quyền chính ở triều Trần và Triều Hồ, Quý Ly từng bước tiến hành những cải cách rộng lớn về mọi mặt.
Nhâm Thìn (1592): Nhà Mạc bại vong
Trịnh Tùng đánh bại nhà Mạc, chấm dứt cuộc nội chiến Nam-Bắc, thống nhất được quốc gia.
Giáp Thìn (1784): Đại phá quân Xiêm xâm lược
Kiếm cớ Nguyễn Ánh cầu viện, tháng 4/1784, vua Xiêm cho một đạo quân 5 vạn thủy bộ vào nước ta.
Chỉ trong thời gian ngắn, quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo tài ba của Nguyễn Huệ, đã tiêu diệt gọn 5 vạn quân Xiêm và quân Nguyễn Ánh. Chiến thắng vẻ vang này đã kết thúc giai đoạn chiến đấu đánh đổ
chúa Nguyễn, đặt toàn bộ lãnh thổ đàng trong dưới quyền kiểm soát của nghĩa quân Tây Sơn.
Nghệ thuật quân sự Nguyễn Huệ trong chiến dịch này đã đưa lên một trình độ mới về tác chiến hợp đồng nhiều binh chủng, hợp đồng thủy bộ; đặc biệt, Nguyễn Huệ đã đưa thủy quân lên một địa vị cao.
Canh Thìn (1940): Khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kỳ
Nhận thấy sự tan rã của chính quyền thực dân sau khi phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, quân Pháp thất bại và đầu hàng, Đảng bộ Bắc Sơn đã phát động quần chúng nổi dậy cướp chính quyền, tấn công các đồn bốt và các đơn vị lính Pháp đang rút chạy, cướp vũ khí, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng.
20 giờ ngày 27/9/1940, hơn 600 quân khởi nghĩa, gồm đủ các dân tộc Tày, Dao, Nùng, Kinh đã tấn công đồn Mỏ Nhài (châu lỵ Bắc Sơn).
Mặc dù cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại nhưng đã để lại những bài học quý về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng chính quyền; đặt được nền móng cho việc xây dựng căn cứ địa cách mạng với những lực lượng vũ trang đầu tiên mà sau này phát triển thành Việt Nam Cứu quốc quân.
Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra từ giữa đêm 22 rạng ngày 2/-11 cho đến ngày 31/12/1940. Đây là cuộc khởi nghĩa vũ trang có quy mô rộng lớn và mạnh mẽ nhất kể từ lúc giặc Pháp xâm lược nước ta năm 1858 đến năm 1940.
Khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940 đã đi vào lịch sử với nhiều địa danh, những tên tuổi anh hùng và lần đầu tiên xuất hiện cờ đỏ sao vàng năm cánh (trước trụ sở của Ban khởi nghĩa tỉnh Mỹ Tho tại đình Long Hưng ở Chợ Lớn và một số tỉnh khác) cũng như lần đầu tiên trong tài liệu, truyền đơn xuất hiện tên gọi “Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa.”
Nhâm Thìn (1952): Thắng lợi của chiến dịch Tây Bắc
Chiến dịch Tây Bắc diễn ra từ ngày 14/10 đến 10/12/1952. Kết quả toàn chiến dịch, quân ta loại khỏi vòng chiến đấu 13.800 tên địch.
Chiến thắng Tây Bắc có một ý nghĩa vô cùng quan trọng là giải phóng đồng bào Tây Bắc khỏi ách áp bức của giặc, giải phóng một bộ phận đất đai rộng lớn, một vùng chiến lược quan trọng....
Giáp Thìn (1964): Trận đầu đánh thắng không quân Mỹ
Ngày 5/8/1964, hòng gỡ lại những thất bại thảm hại ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ đã gây ra hành động chiến tranh hết sức trắng trợn và vô cùng nghiêm trọng. Tổng thống Johnson đã dựng lên cái gọi là "sự kiện vịnh Bắc Bộ," đã trực tiếp ra lệnh cho máy bay Mỹ tiến công bắn phá nhiều đợt xuống vùng phụ cận Vinh-bến Thủy, cửa Lạch Trường (Thanh Hóa) và cửa sông Gianh (Quảng Bình).
Quân và dân ta đã kiên quyết chiến đấu, bắn rơi tám máy bay Mỹ, bắt sống một phi công.
Từ đó, ngày 5/8 trở thành Ngày truyền thống của Hải quân nhân dân Việt Nam.
Bính Thìn (1976): Tổng tuyển cử, bầu Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất
Từ ngày 15-21/11/1975, tại Sài Gòn-Gia Định diễn ra Hội nghị Hiệp thương chính trị bàn vấn đề thống nhất Việt Nam về mặt nhà nước. Hội nghị Hiệp thương chính trị đã quyết định Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chúng trong cả nước.
Ngày 25/4/1976, Tổng tuyển cử, bầu Quốc hội chung của cả nước Việt Nam thống nhất đã được tiến hành trong cả nước.
Từ ngày 24/6 đến 3/7/1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất họp tại thủ đô Hà Nội.
Mậu Thìn (1988): Ban hành Nghị quyết số 10 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp
Ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 10-NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.
Thông qua Nghị quyết này nông nghiệp nước ta có bước đột phá ngoạn mục. Đến năm 2011, lương thực nước ta đạt gần 40 triệu tấn, xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn gạo, đứng thứ 2 thế giới.
Canh Thìn (2000): Cả nước bước vào kỷ nguyên mới với những thành tựu to lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học-công nghệ
Năm 2000 là năm nước ta có nhiều ngày lễ kỷ niệm lớn, những sự kiện lịch sử quan trọng như 110 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 70 năm ngày thành lập Đảng, 55 năm ngày thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 25 năm ngày giải phóng miền Nam và 990 năm Thăng Long-Hà Nội.
(Dân trí) - Theo chuyên gia phong thủy Philip Chow, Nhâm Thìn là năm của "con Rồng nước", vì vậy các lĩnh vực liên quan đến Thủy và Mộc sẽ phát, chẳng hạn như vận chuyển,du lịch, nông nghiệp, thời trang và xi măng...
Từ tháng 8 năm nay, dự kiến thị trường sẽ phục hồi mạnh mẽ (ảnh minh họa).
Năm cũ Tân Mão đã khép lại mở ra những triển vọng cho năm mới Nhâm Thìn với biểu tượng con Rồng luôn được cho là hiện thân của những điều tốt đẹp, sự hùng mạnh, dũng mãnh của tự nhiên.
Nhà đầu tư sẽ trở nên e ngại? Hay sẽ thành công hơn khi thị trường vốn khởi sắc trở lại, cùng với loài vật huyền bí “cất cánh” bay lên một tầm cao khác?
Mới đây, chuyên gia phong thủy nổi tiếng Philip Chow thuộc Tập đoàn môi giới và đầu tư “Các thị trường Châu Á - Thái Bình Dương” (CLSA) của Hồng Kông đã tiết lộ những phát hiện thú vị về năm mới âm lịch này.
Nhìn chung, năm vừa qua thị trường vấp phải nhiều khó khăn. Chow lý giải, nhiều cơ hội bị nhà đầu tư bỏ lỡ vì thỏ (năm Mão ở Việt Nam là năm Thỏ ở Trung Quốc) là loài vật có tính cách nhút nhát, sợ hãi. Ở đây, thầy phong thủy người Hồng Kông đề cập đến việc Trung Quốc hồi năm ngoái tuyên bố không thể cam kết đầu tư vào Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) cho đến khi tình hình Hy Lạp được làm rõ.
Đồng thời, Tân Mão cũng là một năm đầy “gánh nặng” bởi sự mất cân bằng của các nguyên tố và tiềm ẩn nguy hiểm khi dư thừa “Hỏa” và “Kim”. Năm Mão mệnh Mộc: Kim khắc Mộc và có thể trị Mộc, trong khi đó Mộc lại sinh Hỏa. Thị trường Trung Quốc năm vừa qua ảm đạm và không gặp nhiều điềm lành.
Tuy nhiên, Rồng – loài vật duy nhất được hư cấu trong 12 con giáp – lại được tạo ra từ những chất liệu mạnh mẽ. Hơn nữa, năm 2012 lại không hề có “Hỏa” trong danh mục, và chỉ có một lượng rất ít là “Kim”, tạo nên sự suôn sẻ (năm Thìn mệnh Thủy).
Mặc dù vậy, Chow cũng khuyến cáo, nửa đầu năm nay có vẻ sẽ còn một chút ít sự cố, khi mà “con rồng nước màu đen” vẫn còn đang giữ đầu trong nước.
Những tháng hè sẽ bị nhiệt thiêu đốt, điều đó có nghĩa là thị trường trong 6 tháng đầu năm còn ảm đạm và tháng 7 sẽ chứng kiến viễn cảnh xấu nhất. “Hãy bán ra vào tháng 5 và rời bỏ thị trường” – Chow khuyên.
Một điều đáng lo ngại khác trong năm nay theo nhìn nhận của chuyên gia phong thủy lại chính là Thủ tướng Đức Angela Merkel. Bà Merkel sinh năm Ngọ, mệnh Mộc (Ngựa gỗ) nên sẽ không hợp với năm của “một con Rồng nước”. Trên thực tế, Chow cho rằng, số tử vi của bà Merkel báo trước cho “một năm gây sốc”. Đặt giả thiết cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro còn tiếp diễn cho đến hết năm nay thì có thể sẽ leo thang trong mùa hè này.
Dù vậy, con Rồng, về bản chất là một người thay đổi cuộc chơi (gamechanger), mang đặc trưng của cả hai sự chuyển hướng ấn tượng và sự thịnh vượng vĩnh cửu.
Theo đó, tháng 8 sẽ đóng vai trò như một điểm uốn, một bước chuyển giao khi con Rồng từ biển bay vút lên bầu trời. Quý III sẽ là giai đoạn thị trường hồi phục mạnh mẽ.
Chuyên gia phong thủy Hồng Kông cũng cho biết, đối với Trung Quốc năm, tử vi của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình sẽ mang lại nhiều điểm tốt lành cho quốc gia này.
Tư vấn về hướng đầu tư, Chow cho rằng, năm nay, tất cả quy về hai yếu tốt “Thủy” và “Mộc”. Hay là những lĩnh vực liên quan đến nước như vận chuyển, du lịch và liên quan đến gỗ như nông nghiệp, thời trang. Ông khuyên, năm nay các nhà đầu tư nên quan tâm đặc biệt đến xi măng – một hỗn hợp giữa đất và nước.
“Người Trung Quốc có câu: Bạn không bao giờ có thể cùng lúc thấy cả đầu và đuôi con Rồng, đó là bởi vì nó di chuyển quá nhanh”, ông nhấn mạnh. Đồng thời cũng dự báo, tiến trình phục hồi của thị trường sẽ có xu hướng giảm dần đến tháng 12 và con Rồng lúc này có vẻ như nghỉ ngơi vào thời gian còn lại của năm âm lịch.
(Dân trí) - Những người sinh vào năm Thìn thường tràn đầy năng lượng và sức mạnh, dễ đạt được giàu có và quyền lực.
Trong tử vi phương Đông, Rồng là biểu tượng tham vọng và thống trị. Loài vật tưởng tượng này cũng linh thiêng và được kính trọng nhất trong số mười hai con giáp. Do đó, những người sinh vào năm Thìn cũng được cho rằng luôn tràn đầy năng lượng và sức mạnh, dễ đạt được giàu có và quyền lực.
Nhân dịp đầu năm mới Nhâm Thìn 2012, Dân trí xin điểm qua một số gương mặt doanh nhân Việt tiêu biểu sinh năm Thìn:
1. Bà Nguyễn Thị Mai Thanh ( Nhâm Thìn - 1952 ) - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ REE
Bà Thanh sinh ngày 25/12/1952 tại Tây Ninh, tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Karl Marx Stadt (Đức) 1982 và có hơn 25 năm trên cương vị lãnh đạo.
Bà được xem là “hoa lạc giữa rừng gươm” trong một ban lãnh đạo có tới 16/17 người là nam giới và cũng là người phụ nữ duy nhất trong danh sách này.
Bà đầu quân cho REE từ năm 1982, đến 1986 thì REE vẫn đang là một công ty nhà nước. Chính người phụ nữ này là người đã góp công đầu trong việc cổ phần hóa công ty này từ những năm 1992-1993, đưa REE (CTCP Cơ điện lạnh) trở thành 1 trong 2 mã cổ phiếu đầu tiên giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tính đến ngày 9/1/2012, bà Thanh đang nắm giữ 7,7 triệu cổ phiếu REE chiếm 3,23% vốn điều lệ, trị giá 94,5 tỷ đồng. Mới đây, nữ doanh nhân này vừa đăng ký mua thêm 2,2 triệu cổ phiếu REE nâng số cổ phần nắm giữ lên 9,9 triệu.
Ngoài ra, bà Thanh cũng từng giữ chức thành viên HĐQT Sacombank trước khi chuyển giao vị trí này cho con trai là ông Nguyễn Ngọc Thái Bình. Ông Bình hiện đang đảm nhiệm chức vụ Giám đốc tài chính (CFO) tại REE.
Từng có lần trao đổi với báo chí về quan niệm sống, bà nói “Tôi cho rằng, làm lãnh đạo phải xây dựng được một cái gì đó để kiêu hãnh về nó. Tôi nghĩ mỗi người cũng nên biết thế mạnh của mình ở đâu, xây dựng những giá trị nào đó cho mình và có quyền kiêu hãnh về nó”.
2. Nhạc sĩ Hà Dũng ( Nhâm Thìn – 1952), ông chủ Hãng hàng không Indochina
Tên đầy đủ của ông là Hà Hùng Dũng. Ông sinh tháng 10/1952, là con cả trong gia đình có 5 anh em.
Về nước sau khi tốt nghiệp Đại học tại Liên Xô năm 1979, đường sự nghiệp của người đàn ông đào hoa này thăng tiến rất nhanh. Ông lên đến chức Vụ phó và từng là vụ phó trẻ nhất Việt Nam.
Đến giữa tháng 4/1982, ông làm trợ lý cho cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, bấy giờ đang là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Giữa năm 1988, ông thôi việc, bắt đầu chuyển hướng làm doanh nhân.
Ông được biết đến với tư cách là người sáng lập Indochina, hãng hàng không tư nhân thứ hai và là hãng hàng không thứ năm Việt Nam.
Tuy nhiên, sau 1 năm cất cánh, hãng rơi vào thua lỗ phải ngừng khai thác và sau 3 năm thì chính thức bị rút giấy phép bay hồi tháng trước do không có một động thái nào cho thấy sẽ tái hoạt động trở lại.
Tháng 7/2011, ông Dũng đã bị TAND TPHCM ra phán quyết buộc phải trả hơn 1,3 triệu USD tiền nợ cho NHCP Á Châu (ACB) nếu Indochina Airlines không còn khả năng thanh toán.
Bên cạnh hoạt động kinh doanh không thành công, ông là nhạc sĩ của các ca khúc “Hoài niệm”, “Vào đời”, “Tình yêu đợi chờ”, “Niềm hy vọng”… và là đại gia đứng sau sự nghiệp của các giai nhân Hồ Quỳnh Hương, Quách An An, Maya…
3. Ông Đỗ Minh Phú ( Nhâm Thìn - 1952), TGĐ Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI.
Đại gia này vừa lọt top 24 doanh nhân xuất sắc của giải thưởng Ernst & Young và nổi tiếng là người “kinh doanh chưa bao giờ gặp thất bại”.
Năm 2007, Đỗ Minh Phú dồn hết sức lực xây dựng một trung tâm thương mại đầu tiên tại Việt Nam chuyên về vàng bạc đá quý, mang tên DOJI Plaza (hay Ruby Plaza) trên phố Lê Ngọc Hân, Hà Nội.
Trong 2 năm 2007-2008, tập đoàn DOJI (viết tắt của cụm từ Development of Jewelry and Investment ) tái cấu trúc và phân chia làm 6 công ty thành viên, “luôn kinh doanh thuận lợi ở bất kỳ thời điểm nào”.
Nếu như năm 2006, doanh thu của tập đoàn mới chỉ dừng lại ở 60 tỷ thì con số này đã vọt lên 15.000 tỷ đồng vào năm 2010.
Doanh nhân tuổi Rồng này còn nổi tiếng từ sau thương vụ Tập đoàn danh tiếng Unicharm của Nhật mua lại thành công 95% cổ phần của CTCP Diana Việt Nam với trị giá 128 triệu USD (hơn 2.560 tỷ đồng) mà chính anh em ông là chủ sở hữu.
Ngày 3/9/1997, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển kỹ thuật Việt Ý, sau đó đổi thành Công ty Cổ phần Diana chính thức được thành lập, chuyên sản xuất các sản phẩm khăn tã giấy, băng vệ sinh.
Cuối năm 1997, doanh thu Diana đạt khoảng 5 tỷ đồng. Năm 1998 con số này tăng lên gấp 3 lần. Kết thúc năm tài chính 2010, doanh thu của Diana đạt 1.020 tỷ đồng, thị phần đứng thứ nhất nhì tại Việt Nam.
Ngoài ra, ông còn lấn sân và thành công trên rất nhiều lĩnh vực khác như taxi, nhà hàng.
4. “Bầu” Kiên (Giáp Thìn – 1964), thành viên Hội đồng sáng lập NHTMCP Á Châu (ACB)
Năm 1994, ông Nguyễn Đức Kiên cùng các ông Trần Mộng Hùng, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang xây dựng Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), sau đó đảm nhiệm chức Phó chủ tịch HĐQT trước khi chuyển thành Phó Chủ tịch Hội đồng Sáng Lập ACB.
Đến trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, vợ chồng ông Kiên và 3 em của ông Kiên nắm giữ 9,71% cổ phần của ACB. Trong đó, ông Kiên nắm giữ 3,75% và vợ ông - bà Đặng Ngọc Lan nắm giữ 4,11%. Cụ thể, đến ngày 26/11/2010, ông giữ 35,2 triệu cổ phiếu ACB, trị giá 720,9 tỷ đồng. Trong khi đó, bà Lan cũng giữ 38,5 triệu cổ phiếu ACB với trị giá 789,5 tỷ đồng.
Ngoài ra, đại gia này còn có cổ phần trong các ngân hàng lớn khác như Eximbank, Kiên Long, Vietbank, Đại Á, Techcombank.
Ông còn đóng vai trò là Chủ tịch HĐQT Công ty Thiên Nam, Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Du lịch Chợ Lớn.
Ông cũng từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex và Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam.
Mới đây, bài phát biểu phản bác lại VFF gây xôn xao dư luận của vị chủ tịch câu lạc bộ bóng đá Hà Nội ACB giữa hội nghị tổng kết mùa giải đã đi vào lịch sử của bóng đá Việt Nam khi lớn tiếng vạch ra những sai trái, tiêu cực của Ban liên đoàn bóng đá Việt Nam.
Ông cũng chính là người kêu gọi các chủ tịch câu lạc bộ khác tách ra khỏi VFF để thành lập CTCP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) mà ông Kiên là Phó Chủ tịch.
Theo thống kê tài sản trên thị trường chứng khoán năm 2011, ông Kiên đứng thứ 14 với tài sản trị giá gần 760 tỷ đồng.
5. Ông Đặng Thành Tâm ( Giáp Thìn – 1964)
Ông Đặng Thành Tâm và Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan.
Ông Tâm là Đại biểu Quốc hội khóa XIII, là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốcTổng CTCP Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC), CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SGT), thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Nam Việt và là một trong Top 10 người giàu nhất Việt Nam năm 2011.
Trên bảng xếp hạng 100 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2011, tổng tài sản của ông Tâm là 1.399 tỷ đồng, đứng thứ 8 và tụt 5 bậc so với năm 2010.
Trước đó, ông được xếp hạng là người giàu nhất ở Việt Nam năm 2007 và thứ ba Việt Nam năm 2008, 2009 và 2010 dựa trên giá trị cổ phiếu sở hữu. Hiện đại gia này đang nắm giữ cổ phần tại 5 công ty là KBC, CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA), CTCP Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (SQC), SGT và Ngân hàng TMCP Nam Việt (NVB), trong đó SQC ông nắm tới 60% vốn điều lệ.
Không chỉ tham gia điều hành kinh doanh, năm 2006, ông còn là thành viên hội đồng tư vấn kinh doanh APEC, thành viên tư vấn cao cấp chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu WTO của Chính phủ Việt Nam, chủ tịch diễn đàn doanh nghiệp Việt - Nhật (do Thủ tướng Nhật Bản phê chuẩn thành lập).
Năm 2009, ông là chủ tịch câu lạc bộ CEO Việt Nam, chủ tịch câu lạc bộ Sao vàng Đất Việt. Từ năm 2010, ông là ủy viên ban chấp hành Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.
Năm 2011, ông là thành viên tư vấn Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).
Thời gian gần đây, mặc dù không giữ cương vị chủ tịch tại bất kỳ một đội bóng nào, nhưng ông Đặng Thành Tâm vẫn là người rộng rãi hầu bao đầu tư cho 2 đội bóng Navibank Sài Gòn (giải Ngoại hạng) và SQC Bình Định (giải hạng nhất).
6. Ông Phạm Đình Đoàn ( Giáp Thìn - 1964), Chủ tịch HĐQT, TGĐ Tập đoàn Phú Thái
Ông Đoàn đồng thời cũng là Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Thành phố Hà Nội
Ông đứng ra thành lập Công ty TNHH Phú Thái năm 1993, chỉ hơn 10 thành viên, tập chung vào khai thác thị trường bán lẻ. Đến nay tập đoàn này đã trở thành đơn vị phân phối hàng đầu Việt Nam với hơn 50.000 khách hàng là hệ thống chuỗi siêu thị, khách sạn, nhà hàng, đại lý bán buôn, bán lẻ… trải đều khắp ba miền.
Các nhà cung ứng trong và ngoài nước đang hợp tác với Phu Thai Group đã vượt qua con số 100, trong đó có nhiều thương hiệu lớn như P&G, Nike, Philips, DutchLady, Winny, Dumex…
Ngoài ra, Tập đoàn này cũng đa dạng hoá nguồn vốn với các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ, bất động sản và tài chính…
7. Ông Nguyễn Đức Thụy (Bính Thìn – 1976), Chủ tịch HĐQT tập đoàn Xuân Thành
Ở Ninh Bình, tầm ảnh hưởng của 2 tập đoàn doanh nghiệp Xuân Thành và Xuân Trường là rất lớn.
Việc mua lại chứng khoán Vincom hồi năm ngoái đã giúp đại gia Ninh Bình lần đầu tiên lọt vào danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán. Năm 2011, ông Thụy xếp vị trí thứ 193 với tài sản chứng khoán hơn 30,7 tỷ đồng.
Ông Thụy (với biệt danh Thụy đóng gạch) còn là người nổi tiếng với vai trò ông bầu của 2 đội bóng là Sài Gòn Xuân Thành (giải vô địch quốc gia) và Bảo hiểm Thái Sơn Quảng Nam (giải hạng nhất). Ông có lần tuyên bố “Tôi tuổi con rồng nên hy vọng đội bóng sẽ thăng hoa vào năm tới”.
Hồi đầu tháng này, ông Thụy lại vừa tuyên bố nếu Eximbank rút lui, tập đoàn Xuân Thành sẵn sàng thay thế để thành nhà tài trợ chính của Super League.
Đại gia Ninh Bình cũng là người nổi tiếng chịu chơi với việc sở hữu nhiều xe sang đắt tiền như chiếc phantom đầu tiên tại Ninh Bình, 3 Rolls Royce Ghost và 1 Maybach 62s và các loại Mercedes S-Class, BMW 7-Series, Range Rover, Lexus Ls600hl, Lx570, X5 4.8...
(Dân Trí) – Tôi là người Việt Nam, sau khi kết hôn tôi theo chồng định cư tại Pháp. Sau đó, tôi về sinh sống tại Hà Nội và sinh em bé. Tôi đang mang quốc tịch Pháp, nay tôi muốn nhập lại quốc tịch Việt Nam có được không? Thủ tục như thế nào?
Tại điểm a Khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (LQT) thì người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam.
Hiện bạn đang có cha, mẹ đẻ là công dân Việt Nam nên bạn thuộc đối tượng được nhập tịch. Để được nhập quốc tích Việt Nam bạn liên hệ và nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp Hà Nội. Hồ sơ bao gồm: “a) Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam; b) Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế; c) Bản khai lý lịch;
d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài.Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ; đ) Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt; e) Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam; g) Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam”.
Điều 21 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 có quy định về thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam như sau: “1. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú. Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này hoặc không hợp lệ thì Sở Tư pháp thông báo ngay để người xin nhập quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ; 2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp; 3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin nhập quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin nhập quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định; 4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định”.
Đối chiếu quy định pháp luật nêu trên bạn liên hệ trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền để tiến hành thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam.
Theo GS sử học Lê Văn Lan, hình tượng rồng Việt Nam mỗi thời mang dáng dấp riêng. Thời Lý rồng hồn nhiên, đến thời Trần được thổi vào vẻ mạnh khỏe, thời Lê thì quan liêu hách dịch và thời Nguyễn trở nên cứng nhắc.
Ngày cuối năm Tân Mão, trong căn nhà nhỏ trên phố Nguyễn Văn Tố (Hà Nội), GS sử học Lê Văn Lan say sưa nói về con rồng, biểu tượng của năm mới Nhâm Thìn. Theo ông, hiện có rất nhiều quan điểm và cái nhìn về rồng ở Việt Nam. Tuy nhiên, để tìm hiểu được sâu sắc và tổng quan về con vật linh thiêng này cần bắt đầu từ ngôn ngữ học.
Rồng bắt đầu bằng phụ âm rung là "r". Từ "rồng" về mặt cấu trúc ngôn ngữ học là sự đơn âm tiết hóa (tức là làm cho từ gốc đa âm tiết của tiếng Việt cổ thành đơn âm) và được bảo lưu ở vùng Tây Nguyên. Ở đó người ta chỉ con sông là Krông, có 2 phụ âm kép K và R, nguyên âm "ông". Ví dụ Đăk - Krông nghĩa là nước sông; Krông Ana là thủy điện xây trên sông Ana. "Krông" khi đơn âm tiết hóa và bảo lưu lại phần phụ âm rung, cộng nguyên âm "ông" thì chính là "rồng".
"Do đó rồng có nguồn gốc tượng hình của con sông", GS Lan khẳng định và dẫn chứng thêm, nếu leo lên cao chụp lại các khúc uốn của con sông thì đó hoàn toàn là hình ảnh con rồng. Các biểu tượng rồng nghìn năm hiện nay cũng chính là hình ảnh dòng sông. Từ xa xưa, khi nào cần nước thì người dân cầu khấn rồng. Rồng sẽ phun nước cung cấp nguồn sống cho mùa màng. Rồng là một vị phúc thần.
Hình tượng rồng thời Lý với thân tạo hình dòng sông.
"Nhiều người cho rằng rồng chỉ gắn với vua chúa. Rồng là vua với các từ như long nhan (mặt vua), long thể (người vua), long sàng (giường vua)... Nhưng đó là một suy nghĩ hạn chế bởi rồng không chỉ gắn bó mà còn đồng nhất, đùa cợt, chơi đùa với dân", GS Lan nói.
Ông dẫn chứng, nếu tìm các mảng điêu khắc đình làng, nơi chứa tinh hoa nghệ thuật điêu khắc thế kỷ 17-19 sẽ gặp một loạt hình tượng rồng gắn bó với dân. Có ông cụ rồng đeo kính dạy học cho lũ rồng con, có ổ rồng trong đó con rồng mẹ đang quấn quít cùng rồng con. Đặc biệt có cả cảnh các cô gái làng tắm trần nhưng ở thế tắm chung với rồng, vuốt râu rồng, thậm chí cưỡi lưng rồng...
GS Lan cho hay, trong văn hóa học, nơi nào là xuất phát của văn hóa thì gọi là "bình phát", còn nơi tiếp nhận gọi là "bình chứa". Ở Việt Nam lưu hành ý kiến văn hóa Việt thường xuyên là bình chứa, nhưng thực chất có thời kỳ chúng ta là bình phát, có sự giao lưu hai chiều.
Cũng trong ngôn ngữ học, âm rung là ngôn ngữ phương Nam, còn Hán ngữ không có phụ âm đầu rung. Chính vì thế nên Trung Hoa biến tất cả âm rung thành âm lưỡi, âm "l". Ví dụ trong xướng âm chúng ta có đồ, rê, mi, pha, son, Trung Hoa lại biến thành tồ, lê, mi, pha, xô. "Rê" thành "lê", đó là quy luật biến âm rung thành âm lưỡi.
"Việc rồng biến thành long là hoàn toàn đúng quy luật. Vì Trung Quốc có thời đã lấy rồng từ Việt Nam và biến thành long", GS Lan nói và khẳng định Việt Nam nên tự hào là khởi hình cho rồng Trung Hoa, táp vào các đặc điểm hình thể để tạo nên long.
Vị giáo sư sử học phân tích thêm, con rồng gốc Trung Hoa trên vùng Hoàng Hà, từ Đường, Lục triều, Hán thì chính là sư tử. Về sau, cùng với sự bành trướng xuống phía Nam, gặp Dương Tử giang đã tiếp nhận chữ "giang", âm viết là "công" chính là âm "K" trong từ Việt cổ "Krông" - một kênh tiếp nhận thêm các yếu tố rồng của Việt Nam. Từ thân là con thú sư tử thành thân dòng sông, thân rắn. Như vậy ít nhất một nửa rồng Trung Quốc là của Việt Nam.
"Ở Việt Nam còn tồn tại tư duy đèn xếp, gấp hết tất cả nếp văn hóa, thời gian lại và gọi chung là rồng Việt Nam. Nhưng ta có rồng Lý, rồng Trần, đến Lê, Nguyễn", GS Lan nói.
GS Lê Văn Lan khẳng định, Việt Nam là khởi nguồn của hình tượng rồng thể hiện rõ trong ngôn ngữ học. Ảnh: Hoàng Thùy.
Rồng thời Lý uyển chuyển, thậm chí hồn nhiên, giữ nguyên khởi hình là con rắn. Nhiều người thấy hình vẽ thu nhỏ trên con tem, trông rất giống con giun thì gọi là rồng giun. Tuy nhiên, trước đây Viện trưởng Viện bảo tàng Mỹ thuật đầu tiên, họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung, thấy ai gọi là rồng giun thì có thể ngất vì giận.
"Đó là rồng rắn, con giun thì hèn hơn rắn nhiều và không thể uốn thân lượn sóng được. Con rồng này còn được lưu giữ ở trong những câu đồng dao như trò chơi dân gian rồng rắn lên mây", GS Lan cho hay.
Hình ảnh con rồng thời Lý thích hợp với chính sách nhà Lý lúc bấy giờ, mềm mại, uyển chuyển, xuất hiện những ông vua hiền. Cũng từ thời Lý, hình tượng rồng vua - rồng dân cũng có nét phân biệt, rồng vua có 5 móng, còn rồng dân chỉ 4 móng.
Thời Trần dùng nguyên hình ảnh rồng thời Lý nhưng táp vào đó hào khí Đông A. Hào khí thời Trần thấm vào con rồng khiến nó trở nên mập mạp. Nếu rồng Lý bị nhầm với giun thì rồng Trần không thể nhầm được vì nó khỏe mạnh, lực lưỡng.
Rồng Lê lại bị ảnh hưởng dội ngược từ Trung Hoa. Hình ảnh con rồng thời này vẫn còn lưu giữ trong điện Kính Thiên, đó là con rồng do vua Lê Thánh Tông cho làm vào ngày 15/8/1467 (âm lịch). Tạo hình con vật này hợp với thời phong kiến thịnh trị. Nó bệ vệ oai nghi trườn từ điện Kính Thiên xuống, dương vây dương vảy, tỏ vẻ nghênh ngáo đắc ý.
Nếu rồng thời Lý còn chân chim ưng xòe ra rất hồn nhiên vì gắn với tự nhiên thì rồng trong điện Kính Thiên thò tay ra quặp lấy râu, vuốt râu. Rồng thời Lê vì thế trở thành quan liêu, dương dương tự đắc. Nó không còn hồn nhiên như thời Lý, khỏe mạnh như thời Trần mà trở thành một thế lực ung dung tự tại, nghênh ngang, hách dịch.
Đến rồng thời Nguyễn thì hoàn toàn xơ cứng, thể hiện rõ bước thoái trào của chế độ phong kiến. Nó chịu ảnh hưởng ngược của rồng Trung Hoa, trở nên cứng ngắc, đầy vẻ dọa nạt giống con rồng thời Minh, Thanh. Rồng ở cung đình, đền miếu lúc này như một thế lực đe dọa chứ không đùa giỡn với mọi người. Nó đi qua bước hồn nhiên thời Lý, khỏe mạnh thời Trần, quan liêu thời Lê và trở nên cứng nhắc thời Nguyễn.
"Ngày nay, trong thị hiếu của thời đại mới thì hình tượng rồng càng phức tạp, lòe loẹt, chứ không sâu sắc mang ý nghĩa như ngày xưa. Đặc biệt khi ta đang muốn 'hóa rồng' thì cần chú ý chọn mô hình nào để mà 'hóa", GS Lê Văn Lan nói.
Hoàng Thùy
Sáng mồng 1 năm Rồng mở mắt dậy đọc báo, đã nhận được những kiến thức rất bổ ích từ Giáo sư. Bản thân là hdv du lịch, tôi cám ơn giáo sư rất nhiều và sẽ mang những kiến thức tuyệt vời này chia sẻ với những du khách đến đất nước chúng ta trong năm mới. Chúc giáo sư năm mới khoẻ mạnh !
Qua đỗi tự hào
Cám ơn giáo sư. Khi đọc xong bài này, tôi quá đỗi tự hào khi biết gốc gác của từ rồng và rồng Trung Quốc có xuất xứ từ Việt Nam. Nếu sự thật là như vậy ta cần phải tuyên truyền mở rộng để người người (dân Việt lẫn bạn bè quốc tế) biết rồng có gốc từ VN chứ không phải từ Trung Quốc.
Và người dân nước ta thật sự là con rồng cháu tiên. Khi tạo biểu tượng rồng, các nhà tổ chức sự kiện nên đọc bài này của giáo sư và nên chọn rồng nhà Lý để thể hiện sự ưu việt của rồng Việt
"Tết này, tôi mua 2,5 tấn gạo phát không cho người nghèo trong xóm. Còn về phần mình, tôi sẽ về Bến Lức tiếp tục... bán vé số”, chị Lành tâm sự như vậy vào ngày đầu năm mới.
Cơ may trúng vé số giải đặc biệt và được người mua 10 tờ vé số của mình trúng giải cho thêm một tờ, chị Phạm Thị Lành (29 tuổi) đã về quê xây cho gia đình một ngôi nhà khang trang. Đầu năm phóng viên đã xông đất nhà mới của chị Lành, người bán vé số đã làm ấm lòng mọi người về câu chuyện biết giữ chữ “tín” và không tham lam của chị.
Niềm vui trên gương mặt mẹ con chị Lành
Có lúc túng quẫn quá, chị đã định... tự tử
Vượt hàng trăm cây số và qua nhiều chuyến đò ngang chúng tôi tìm về quê “xông đất” ngôi nhà mới của chị Phạm Thị Lành (ấp Long Hữu, xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp). Ngôi nhà xây được từ tiền trúng vé số này khá rộng, diện tích khoảng 80 m2 gồm một phòng khách, 2 phòng ngủ, 1 gian bếp được lót gạch men rất sang trọng. Tổng số tiền mua đất và cất nhà gần 500 triệu đồng.
Chị Lành xúc động kể: “Mấy chục năm nay, gia đình chúng tôi toàn đi ở trọ, mong muốn có một căn nhà che mưa, che nắng chỉ là mong muốn xa vời. Nhưng giờ điều ấy đã thành hiện thực”.
Có được ngôi nhà ấm cúng như ngày hôm nay, cả gia đình chị Lành sẽ hẳn không bao giờ quên những ngày tháng khốn khó. Nơi chị sinh ra và lớn lên là một vùng quê nghèo, phần lớn những người dân nghèo nơi đây đều phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình để tha hương cầu thực nơi xứ người.
Gia đình có 7 anh chị em, cũng như bao nhiêu gia đình khác, ở tuổi 17, cô con gái thứ 6 đã phải chịu cảnh xa quê để lên Sài Gòn làm thuê kiếm sống. Những năm sau đó, cả gia đình chị có đến gần chục người cũng dắt díu nhau về thị trấn Bến Lức (tỉnh Long An) để mưu sinh bằng nghề bán vé số dạo. Một thời gian sau, gia đình chị lại lâm vào cảnh khốn cùng vì người anh thứ ba qua đời và người anh thứ tư bị tâm thần. Sau sự cố này, bà Phạm Thị Thèm, mẹ chị phải dắt 7 đứa cháu về quê sinh sống.
Chị Lành vẫn ở lại Bến Lức tiếp tục với nghề bán vé số dạo để gửi tiền về giúp mẹ nuôi đàn cháu. Chính vì lí do này mà vốn liếng của chị Lành cứ ngày một thâm dần và nợ cứ chồng thêm nợ. Chị nghẹn ngào: “Một ngày bán 200-300 tờ vé số nhưng bán thiếu hơn phân nửa, có người đòi hoài họ không trả nên tôi ngày càng lâm vào cảnh nợ nần”.
Trong khi đó, bà Thèm ở quê nhà cũng phải vắt cạn sức để đi kiếm từng cọng lá gòn đem về phơi cân kí bán đổi gạo nuôi cháu. Riêng ông Phạm Văn Chưa (cha chị Lành), không đủ sức đi làm thuê nên cũng lên Bến Lức theo con gái bán vé số. Cái nghèo vẫn đeo bám dai dẳng gia đình này qua năm tháng.
Bà Thèm thở dài: “Tôi cùng 7 đứa cháu ở nhờ nhà người con thứ 5 đã hơn một năm nay. Tối nhìn tụi nhỏ nằm chen nhau ngủ chật chội, tôi xót lắm. Nhưng giờ có nhà mới rộng, thoáng, tụi nhỏ có thể chạy nhảy, vui đùa thỏa thích”.
Nghèo cho sạch, rách cho thơm
Nhờ tính tình thật thà, chị Lành nhận được sự đồng cảm và sẻ chia của những người cùng cảnh ngộ. Trong đó, anh Đỗ Ngọc Tuấn, một người chạy xe ba gác ở Bến Lức, đã hết lòng giúp đỡ, nhất là những lúc chị bán vé số ế ẩm.
“Không phải chuyện mới đây, suốt hơn 6 năm kể từ ngày gia đình của cô Lành chuyển về đây sinh sống, lúc nào có vé số ế là cô ấy gọi điện nhờ tôi mua giúp. Có tiền thì trả liền, không có thì cứ để đó. Là lao động nghèo nên giúp nhau được cái gì thì mình cứ giúp”, anh Tuấn chia sẻ.
Ngày 15/11/2011 vừa qua, lại thêm một ngày chị Lành ngồi buồn trong quán cà phê vì đã quá 15 giờ rồi mà trong tay chị Lành vẫn còn 20 tờ vé số. Một lần nữa, chị lại gọi điện nài nỉ anh Tuấn mua giúp. Anh Tuấn cũng đồng ý mua hết toàn bộ vé số này nhưng chưa trả tiền. Riêng phần chị Lành thì giữ lại 1 vé để dò.
Đến khi có kết quả xổ số, chị phát hiện xấp vé số anh Tuấn vừa mua có 4 tờ trúng giải đặc biệt, 6 tờ trúng giải an ủi, trị giá 6,6 tỉ đồng. Chị mừng quá và gọi điện nói với cha là mình đã trúng số giải đặc biệt được 1 vé. “Nghe nó nói trúng số độc đắc mà tôi run chân, đạp xe lên dốc cầu không muốn nổi. Chiếc xe đạp cứ tuột dây sên hoài. Rồi sợ nó mừng quá rồi ngất xỉu giữa đường, bị kẻ gian lấy mất vé số nữa”, ông Chưa tâm sự.
Tay không còn bấm nổi máy gọi anh Tuấn, chị Lành nhờ chồng bấm giùm và run run nói: “Anh cầm 200.000 đồng tới quán cà phê Cây Mai lấy vé số của anh đi. Mấy tờ anh mua trúng lớn rồi nè”. Từ bên kia máy, anh Tuấn cũng chưa tin mà nghĩ rằng chị chỉ đùa cho vui. Tuy nhiên, sau khi giao hàng cho khách xong, anh chạy xe ba gác thẳng đến quán Cây Mai.
Mặc dù đã xem qua kết quả xổ số trên giấy dò của đại lí nhưng anh Tuấn lại chưa tin và tiếp tục bấm điện thoại qua tổng đài để dò thêm lần nữa. Kết quả tin nhắn giải đặc biệt đài Bến Tre vẫn là 191207. Biết chắc mình trúng lớn với tổng tiền trên 6 tỉ đồng, anh Tuấn tặng luôn cho chị Lành một tờ đặc biệt cùng với 1 tờ mà chị để lại dò cũng trúng giải đặc biệt giúp chị giải quyết nợ nần.
“Ở Lành có một tính cách thật đáng quý mà nhiều người cần noi theo, đó là sự thật thà. Chính vì thế, tôi đã tặng cô ấy 1 tờ đặc biệt như một sự cảm ơn”. Khi nghe anh Tuấn khen mình, chị Lành cười khúc khích: “Từ nhỏ, mẹ tôi đã dạy “nghèo cho sạch, rách cho thơm”, không tham lam những thứ không thuộc về mình, tôi vẫn nhớ mãi câu nói ấy. Nên khi anh Tuấn trúng số khi chỉ mua vé số qua điện thoại, tôi đã trao cho anh ấy”.
Sau khi có tiền, ngoài việc cất nhà cho cha mẹ và cháu ở, chị Lành đã cho 6 anh, chị em, mỗi người 100 triệu đồng để làm vốn. Ngoài ra, trong dịp Tết này, chị cũng đã mua 2,5 tấn gạo phát cho người nghèo trong xóm. Chị Lành bùi ngùi: “Số tiền còn lại tôi đem gửi ngân hàng để hàng tháng mẹ lấy lãi nuôi cháu. Còn về phần mình, tôi sẽ về Bến Lức tiếp tục bán vé số”.
TP - Lặn người như rồng cuộn, lão võ sư uốn người đỡ đòn. Võ sĩ giao đấu lăn ra sàn đấu vì đau đớn. Đòn thế của lò võ Bạch Long, trong thế thủ đã tiềm ẩn đòn tấn công đối phương.
Tuổi ngoài 70, đòn thế của võ sư Một vẫn như rồng cuộn Ảnh: Lê Văn Chương.
Quảng Ngãi có 3 lò võ mang biểu tượng con rồng. Võ sư Bùi Phú Một, người sáng lập năm nay tuổi đã ngoài tuổi 70.
Bán bò học võ
Quảng Ngãi những năm loạn lạc là nơi quy tụ rất nhiều bậc võ lâm anh tài tứ chiếng đến so găng cao thấp. Thế nên, võ thuật được truyền dạy khắp nơi. Ở Quảng Ngãi, lão võ sư Bùi Phú Một (sinh năm 1940) ở phường Quảng Phú được xếp vào hàng danh sư của đất Quảng. Ông là người lập ra lò võ Bạch Long.
Gia tài của gia đình lão nông Bùi Phụ Huynh là 4 con bò. Hằng ngày, cậu con trai Bùi Phú Một được giao nhiệm vụ chăn thả ngoài đồng. Thế nhưng, ông Huynh không ngờ rằng, những ngày chăn trâu cắt cỏ, thằng con trai của mình đã nung nấu chí học võ. Ông cũng không hiểu vì sao thằng con của mình tự dưng múa máy tay chân uyển chuyển như một võ sĩ trên lưng bò.
Buộc trâu ngoài đồng, cậu bé Một (13 tuổi) lén đến thụ giáo học võ của sư phụ Tấn Hoành – một đại sư của đất Quảng Ngãi. Mỗi tháng học võ phải trả tiền thầy 2 đồng. Sư phụ Hoành ngạc nhiên khi thấy thằng học trò có cặp giò đá vút vút như song roi này cứ hứa với thầy: “Dạ con xin tháng sau mới có tiền trả”. Mà nó hứa đến 5 tháng vẫn không thấy tiền đâu.
Bí tiền, về xin cha tiền đi học võ, ông Huynh quắc mắt: “Mày học võ chỉ để ăn trộm !”. Không còn cách nào khác, ông Một lén bán bớt một con bò để nộp tiền cho thầy. Chuyện bán con bò - tài sản của gia đình xem ra nhanh như bán một bó rau. Cậu bé Một mang tiền nộp học phí cho sư phụ. Buổi chiều hôm đó, chờ trời sập tối mới dám lừa bò về chuồng. Đàn bò thiếu mất một con nên cậu Một mắt mũi lấm lét đi vào nhà. Ông già ra chuồng kiểm tra, phát hiện la lớn: “Con bò con đẹp nhất đâu rồi”. Vậy là cậu Một bỏ trốn khỏi nhà. Lang thang ngoài đường học võ, tối ngủ trong đám mía. Cả nhà biết sự tình bán bò để học võ nên gọi về tha tội.
Năm 16 tuổi, sư phụ cho học trò thượng đài ở huyện Mộ Đức. Lần đầu giao đấu, sư phụ dặn nhỏ là chỉ giao hữu thôi. Lên đài, ra được vài đòn, bị trúng một cú đá chí mạng, cậu Một tức khí cuộn người thế hoành đả long xà giáng võ sĩ kia một đòn nốc ao. Những cái nóng nảy thời trẻ sau này trở thành bài học kinh nghiệm để ông Một truyền dạy cho học trò hai chữ: Nhẫn nhịn.
Năm 1976, ông lập lò võ Bạch Long mang biểu tượng con rồng trắng.
Rồng trắng xuất chiêu
Trong ngôi nhà ẩn sau luỹ tre làng, ông Một xoay người với những đòn thế trong bài thiệu. Trên người khoác chiếc áo trắng in hình con rồng cuộn mình trong mây, ông giải thích hai chữ “Bạch Long”. Theo ông, con rồng tượng trưng cho sự biến hóa uyển chuyển nhưng cũng đầy sức mạnh.
Thời trẻ, khi thượng đài, cái thế đánh như rồng cuộn, hổ vồ của ông đã nhiều lần quật ngã các võ sĩ. Một cú lắc người để triệt tiêu lực của đối thủ, khi địch thủ chưa kịp kéo chân về thì đã lãnh trọn một chưởng tối tăm mặt mũi.
Võ sĩ các lò khi nhắc đến Bạch Long thường cho rằng “ớn nhất là đòn phá xương”. Một cú đá ngang sẽ gặp phải chỏ nhọn. Một tích tắc lơ là, Bạch Long sẽ cuộn người theo thế rồng, tấn công chớp nhoáng như cuồng phong, bão tố…
Lão võ sư Bùi Phú Một là con rồng già, bên cạnh ông là những chú rồng con đang tiếp tục phát huy những thế võ uyển chuyển, kỳ ảo khôn lường của ông.
Có thể nói, đây là công trình điêu khắc đầy quằn quại, một sự đau đớn không biết chia sẻ với ai, chỉ có thể tự cào xé thân mình.
Tôi đã nghe láng máng câu chuyện về một bức tượng rồng đá kỳ lạ, tự nhe nanh nhọn hoắt cắn ngập thân mình, cong vuốt sắc nhọn xé từng đoạn thân, qua lời kể từ mấy năm trước của anh bạn là nhà phong thủy kỳ tài. Nhưng tượng rồng hay tượng rùa, thì cũng chỉ là tượng, là do con người tạo tác nên tôi không để ý lắm.
Rồi năm Nhâm Thìn đến, câu chuyện về bức tượng rồng kỳ lạ ấy lại hiện lên trong ký ức tôi. Thế là, tôi và anh bạn ấy lên đường, tìm về cái thôn có tên khá lạ Bảo Tháp, thuộc xã Đông Cứu, Gia Bình, Bắc Ninh.
Đền thờ Lê Văn Thịnh ở làng Bảo Tháp.
Đền thờ vị Thái sư nổi tiếng trong lịch sử nước nhà Lê Văn Thịnh nằm trên một quả đồi thấp. Đền thờ mới được xây dựng lại theo nền móng cũ, khá nhỏ, nhưng cũng khang trang, sạch sẽ và ấm cúng.
Những ngày giáp Tết, mọi người bận rộn sắm Tết, nên chẳng thấy ai viếng đền. Sân đền lá rụng, cỏ cây hiu hắt trong gió lạnh.
Tôi tìm sang ngôi chùa Bảo Tháp ở ngay cạnh đền, tiếng chó sủa inh tai, bà cụ trông đền lọ mọ nhỏm dậy chui ra khỏi chăn ấm. Bà chỉ nhà để tôi tìm ông Nguyễn Đức Đam, người trông nom, hương khói ngôi đền.
Tượng Thái sư Lê Văn Thịnh trong hậu cung.
Khách gọi, ông Đam lật đật mang theo chùm chìa khóa. Biết tôi là nhà báo, ông vui lắm. Ông bảo, Thái sư Lê Văn Thịnh là người làng ông, là “trạng nguyên” đầu tiên của nước Việt, vinh dự lắm chứ, nhưng ông lại mang cái án oan tày trời, ngàn năm chưa ngoai đau đớn.
Dân làng ông cũng đau xót lắm. Thờ phượng ngài đã ngót ngàn năm nay, mà cứ phải dấm dấm dúi dúi. Có pho tượng chuyển tải khát vọng hàm oan của ngài, mà cũng phải đào sâu chôn chặt. Nhà báo thời nay thêm chút câu chữ nói lên nỗi oan khiên của ngài cũng là điều dân làng mong mỏi lắm.
Miếu Xà Thần, nơi thờ "ông rồng".
Ông Đam mở cửa đền, thắp hương khấn vái, rồi vào hậu cung, nơi đặt tượng thái sư, xin ngài cho phép phóng viên được chiêm ngưỡng tượng “ông rồng”. Tôi nhìn ngang ngó dọc mãi trong ngôi đền nhỏ nhắn, vốn là ngôi nhà sinh ra Thái sư Lê Văn Thịnh, song tuyệt nhiên không thấy tượng rồng đá kỳ bí đâu cả.
Hương khói xong, ông Đam dắt tôi ra chái đền. Tại đây, có một ngôi nhà gỗ, nhỏ xinh, cửa khóa im ỉm gọi là miếu Xà Thần. Ông Đam mở cửa, thắp hương, khấn vái xin “ông rồng” cho phép mở áo. Xong xuôi, ông kéo tấm vải đỏ như máu. Một bức tượng hiện ra trước mắt.
Ông rồng được phủ một tấm áo đỏ.
Mặc dù đã chuẩn bị tinh thần từ trước, song tôi vẫn không khỏi sững sờ, sửng sốt trước hình ảnh vô cùng kỳ lạ của tượng rồng đá. Bức tượng có chiều cao ngót 1m, ngang chừng hơn 1m, nặng hàng tấn.
Có thể nói, đây là công trình điêu khắc đầy quằn quại, một sự đau đớn không biết chia sẻ với ai, chỉ có thể tự cào xé thân mình. Người dân trong vùng miêu tả nội dung bức tượng bằng một câu ngắn gọn: “Miệng cắn thân, chân xé mình”.
Về mặt hình tượng nghệ thuật, một số nhà nghiên cứu đã nhận xét, đây là bức tượng có một không hai, không chỉ chuẩn mực về nghệ thuật điêu khắc mà còn chuyển tải một thông điệp sâu sắc.
Ông Nguyễn Đức Đam chỉ nơi đào được "ông rồng".
Theo lời kể của ông thủ từ Nguyễn Đức Đam, pho tượng kỳ lạ này được phát hiện vào năm 1991.
Ngày đó, các nhà khoa học bắt đầu nhìn nhận lại công trạng của Thái sư Lê Văn Thịnh, người mà hàng ngàn năm phải đeo án oan kẻ “hóa hổ giết vua”.
Cùng với việc xét lại lịch sử, các nhà khoa học tiến hành khai quật khu di tích, nơi từng là nhà ở, từng có ngôi đền mà nhân dân lập nên để thờ cúng “chui” vị “trạng nguyên khai khoa” của làng mình thời phong kiến.
Năm đó, thủ từ trông ngôi đền đổ nát này là cụ Phan Đình Phô. Các lãnh đạo cấp tỉnh, các nhà khoa học về họp dân bàn bạc việc khai quật khu di tích theo đúng thủ tục.
Hình ảnh cắn xé thân mình của "ông rồng".
Sau khi hương khói, cụ Phô được phân công là người cầm cuốc bổ nhát đầu tiên, mở đầu cho cuộc khai quật.
Nghĩ đến cái “tổ mối” đầy bí ẩn mà dân làng kính sợ, nằm ngay lối đi lên đền, cụ Phô liền vác cuốc tiến đến. Không rõ từ hàng trăm hay hàng ngàn năm, cứ đời nọ nối tiếp đời kia, người dân làng Bảo Tháp đều chăm lo, sợ hãi cái nấm đất ấy.
Các cụ già bảo rằng, nấm đất ấy là long mạch của làng, nên người dân phải chung tay bảo vệ. Nếu để mưa gió mài mòn, hoặc con người đào bới, nấm đất hao hụt, thì ắt sẽ có chuyện người chết, trâu bò điên, đói kém, mất mùa... Và những lời nguyền chết chóc đó đã xảy ra thật, nên không bao giờ người dân trong làng dám để nấm đất bị mài mòn.
Giờ đây, đã lễ lạt, hương khói, cả quả đồi sẽ bị đào tung, nấm đất bí ẩn này cũng sẽ bị múc đi, nên cụ thủ từ Phan Đình Phô không còn ngại ngần nữa. Bí ẩn ấy đi theo cụ đã ngót thế kỷ, nên đó là lúc cụ cần khám phá.
Cụ Phô không dám giương cuốc thật cao, bổ thật lực, mà cụ gẩy nhẹ lưỡi cuốc kéo từng chút đất một. Chỉ vét hết lớp đất màu, “long mạch” đã lộ ra rõ mồn một là một pho tượng rồng đá.
Câu chuyện phá long mạch và phát hiện tượng rồng đã khiến dư luận ầm ĩ. Nhà ông Đam ở ngay dưới chân ngôi đền, cách nấm đất kỳ bí có 30m, nên ông chứng kiến từ đầu đến đuôi. Mỗi ngày, có hàng ngàn người hiếu kỳ, mê tín kéo đến ngó nghiêng, vái lạy pho tượng. Người ta ném tiền như mưa rơi, phủ kín cả “ông rồng”. Lực lượng công an, dân quân được phân công túc trực ngày đêm canh giữ pho tượng quý.
"Ông rồng" được thờ phượng trang nghiêm trong miếu Xà Thần.
Các nhà khoa học, chính quyền và nhân dân thảo luận xong, thì quyết định nhấc “ông rồng” lên khỏi lòng đất. Lạ thay, mấy chục thanh niên trai tráng ghé vai, cùng với đòn bẩy, xà beng, mà pho tượng rồng không hề nhúc nhích.
Thấy sự lạ, cụ Phô vào đền nhang khói, kính xin Thái sư Lê Văn Thịnh linh thiêng cho phép người dân được rước “ông rồng” lên thờ phượng. Không ngờ, xin phép xong, các trai tráng ghé vai nâng pho tượng thấy nhẹ bẫng.
Chẳng biết thật giả ra sao, nhưng những câu chuyện hư hư thực thực này đã khiến pho tượng ông rồng “miệng cắn thân, chân xé mình” thêm phần huyền bí.
20 năm xa quê hương, GS Ngô Bảo Châu nhớ nhất bữa cơm tất niên và tiếng pháo đêm giao thừa. Trong dịp về Việt Nam đón Tết, anh đã chia sẻ với VnExpress về những trăn trở và dự định của mình trong năm mới.
> GS Ngô Bảo Châu: 'Hãy giữ đam mê bằng con mắt trẻ thơ'
Chiêm ngưỡng tuyệt tác tranh rồng lớn nhất Việt Nam
(Dân trí) - Quốc tự Diệu Đế (đường Bạch Đằng, TP Huế) là ngôi chùa độc đáo nhất nước với tuyệt tác bức tranh “Long vân khế hội” gồm 5 con rồng ẩn trong mây được vẽ trên trần chánh điện bởi 1 họa sĩ tài hoa thời vua Nguyễn.
Bức tranh “Long vân khế hội” đã từng được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam công nhận kỷ lục là “Bức tranh vẽ trên trần chánh điện xưa và lớn nhất Việt Nam” vào tháng 3/2008. Tranh do họa sĩ cung đình thời Nguyễn - ông Phan Văn Tánh (quê ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) vẽ vào thời vua Khải Định cách đây hơn 100 năm.
Bức tranh rồng lớn nhất Việt Nam vẽ trên trần chánh điện - "Long vân khế hội"
Tranh gồm 2 phần: trên trần gồm 5 con rồng vờn trong mây và 4 con rồng uốn trên 4 cột tại chánh điện chùa; miêu tả về 1 điển tích liên quan đến phật Thích Ca Mâu Ni. Mỗi con rồng một vẻ, tất cả đều oai phong lẫm liệt toát lên cái thần của con vật linh thiêng - uy quyền nhất trong 12 con giáp. Họa sĩ Tánh đã vẽ theo thế nằm: Dựng dàn giáo song song với trần rồi nằm ngửa ra dùng tay vẽ.
Tuy nhiên, theo các thầy ở Diệu Đế, bức tranh trên đang đứng trước nguy cơ bị hủy hoại cao khi trần chánh điện đã bị dột hơn 20%. Các con rồng màu bị hoen ố, một số mảng màu bị ẩm ướt, rêu đen bám đầy. Chùa cũng thông qua báo Dân trí, xin các cơ quan chức năng quan tâm hơn để bức tranh độc đáo trên không bị biến mất theo thời gian.
Diệu Đế là ngôi cổ tự được thành lập rất sớm, năm 1843, được vua Nguyễn phong làm quốc tự - là 1 trong 4 quốc tự xứ Huế gồm Thiên Mụ - Bảo Quốc - Thánh Duyên và Diệu Đế. Nơi đây là điểm bắt đầu của lễ rước Phật đản sinh hàng năm vào ngày rằm tháng 4 với lễ tắm phật. Vào thời của đức Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại), lễ rước phật được tổ chức theo nghi thức cung đình.
Quốc tự Diệu Đế
Rồng bay lượn trên trần
5 con rồng trên trần chánh điện
Và 4 con rồng trên 4 cột tạo thành bức tranh hoàn chỉnh độc đáo "Long vân khế hội"
Xem tranh mới thấy hết nét tài hoa của họa sĩ Phan Văn Tánh
Tuy nhiên nhiều nơi trên trần đã bị rêu phong
Tuyệt tác này đang bị hư hại dần bởi độ ẩm và mưa dầm xứ Huế
Màu trên các cột cũng bị nhạt dần
Bức tranh đã thể hiện được thần khí của con rồng
Đến Diệu Đế ngày đầu năm rồng, lạy phật và dừng chút thời gian ngắm rồng để cầu may mắn
Hầu hết các đại gia đất Việt đều có mặt trong các tác phẩm tại triển lãm, trong đó có người giàu nhất trên sàn chứng khoán - Phạm Nhật Vượng hay ông chủ của Hoàng Anh Gia Lai - Đoàn Nguyên Đức.
Bên cạnh nội dung tranh, mức giá được nhiều tác giả đặt ra cũng hết sức thú vị. Tiền thuê 100 mét vuông sàn tại Vincom là cái giá được đặt cho bức chân dung ông chủ Vingroup - Phạm Nhật Vương.
Hay như bức tranh vẽ gia đình doanh nhân địa ốc Quốc Cường (Cường Đôla) và ca sĩ Hồ Ngọc Hà với hậu cảnh là chiếc Rolls Royce siêu sang được định ngang giá với một chiếc Kia Morning 1.0 AT 2010.
Họa sĩ Đỗ Hiệp, một trong những tác giả chính của buổi triển lãm cho biết những mức giá nói trên chỉ được đặt ra một cách tượng trưng, thể hiện ý tưởng trào phúng về việc định giá nghệ thuật. Anh tỏ ra tâm đắc với tác phẩm vẽ Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai - Đoàn Nguyên Đức và hy vọng những triển lãm như thế này có thể khiến các đại gia chú ý hơn tới nghệ thuật.
Tác phẩm được họa sĩ định giá một cách hài hước bằng một tháng lương mà Bầu Đức trả cho tuyển thủ Thái - Kiatisuk trước đây.
Giống như nhiều tác phẩm khác tại triển lãm, bức tranh vẽ ông chủ khu du lịch Đại Nam - Huỳnh Phi Dũng cũng thu hút được nhiều chú ý bởi góc nhìn hài hước về các đại gia.
Hình ảnh ông chủ Tuần Châu - Đào Hồng Tuyển lại được thể hiện một cách khá nghiêm túc.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT - Trương Gia Bình lại được ví như một "hộ pháp" của làng công nghệ thông tin.
Bức tranh vẽ đại gia Đặng Thành Tâm được đặt với cái tên "Sự logic".
Ông chủ Gạch Đồng Tâm - Võ Quốc Thắng được thể hiện cũng với giấc mơ phát triển bóng đá Việt Nam.
Khán giả trẻ cũng trầm trồ trước bức tranh về cuộc sống rực rỡ của đại gia - Nguyễn Quang Minh, ông chủ của công ty Cát Tiên Sa.
Một tác giả cũng thể hiện quan điểm độc đáo khi đưa Đại sứ du lịch Việt Nam - Lý Nhã Kỳ đứng cùng các đại gia đất Việt.
Đam mê cộng với sự khổ luyện đã giúp võ sư Trịnh Như Quân trở thành truyền nhân xuất sắc của môn võ sáo. Ông biểu diễn thành công bài võ sáo duy nhất của nghĩa quân Yên Thế ở khắp hội thao trong và ngoài nước.
Bộ sáo sắt độc nhất vô nhị của võ sư Trịnh Như Quân. Ảnh: Bá Đô
Nó cũng mang lại cho ông giải nhì "Liên hoan Điện ảnh và Truyền hình Thể thao Quốc tế - FICTS Việt Nam lần thứ IV", năm 2008. Giờ đây, bước sang tuổi 60, do không còn hoạt bát để biểu diễn bài võ sáo nổi tiếng, ông chuyển sang niềm đam mê mới là chế tác những cây sáo sắt "độc nhất vô nhị".
Hàng chục cây sáo sắt dài và nặng đều được võ sư Quân đặt cho những cái tên phù hợp với hình dáng. Đứng đầu bảng là cây sáo "Vũ trụ", rồi tới cây "Tiêu tương", cây "Rồng sắt", "Quốc hoa"... Mới đây nhất, ông chế tác thành công cây sáo rồng thời Lý dài hơn 2 m, nặng 5 kg.
Theo võ sư Quân, công việc chế tác sáo sắt của ông bất chấp những nguyên tắc khoa học, vật lý thông thường về chế tạo nhạc cụ. Và để làm được điều này, ông phải nhờ đến những nghệ nhân đúc giỏi nhất ở làng thép Đa Hội (Bắc Ninh).
Sáo được đúc liền một khối, không chắp nối mà vẫn bảo đảm các tiêu chuẩn về âm sắc. "Sáo sắt cho âm thanh rất chuẩn, rất khỏe, khi xuống thấp thì trầm ấm, khi lên cao thì thanh thoát", võ sư Quân chia sẻ.
Chế tác ra cây sáo sắt khổng lồ, ông không ngại khó khăn, mệt mỏi, luôn miệt mài luyện tập cả ngày lẫn đêm để thổi được những ca khúc từng ấp ủ. Niềm say mê này đã khiến những ngón tay ông bị trầy xước, chảy máu.
Nhờ khổ luyện, vị võ sư ở tuổi lục tuần đã trình diễn được cả trăm bản nhạc. Ông đem sáo đi biểu diễn cho bạn bè, xuất hiện trên sóng phát thanh của tỉnh, và biểu diễn tại đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội...
Cây sáo "rồng sắt" không chỉ là một nhạc cụ có thể độc tấu, nhiều ca khúc mà còn là binh khí để chiến đấu. Ảnh: Bá Đô
Những cây sáo sắt cũng mang lại cho ông nhiều kỷ niệm vui buồn. "Có lần mang theo lên ôtô khách, tôi bị nhà xe đuổi xuống vì họ cho rằng tôi mang hung khí lên xe", võ sư Quân kể.
Rồi lần ông đi biểu diễn ở Lạng Giang (Bắc Giang), người dân xúm vào nghe, khen ngợi, tò mò sờ sáo. Cụ ông 70 tuổi ra thử cầm sáo đưa lên môi thổi, nhưng do nặng nên ông lão tuột tay, khiến cả chiếc sáo sắt rơi vào chân.
Với người bình thường, để cầm cây sáo sắt đặt ngang môi đã vất vả chứ chưa nói đến chuyện lấy hơi để thổi cho phát ra âm thanh, vậy mà võ sư Trịnh Như Quân nhẹ nhàng đưa cây "rồng sắt" lên môi, phát ra những âm thanh trầm ấm kéo dài cả chục phút mà không mệt.
Ở tuổi lục tuần, mắt mờ chân chậm và tóc đã điểm bạc, võ sư Quân không còn hoạt bát để biểu diễn trọn vẹn bài võ sáo "Bóng trăng phồn xương". Ông luôn đau đáu nỗi niềm khi vẫn chưa tìm được truyền nhân có niềm đam mê võ thuật và âm nhạc để truyền lại những giá trị văn hóa từ môn võ sáo này.
(Dân trí) - Từ thời khai hoang dựng nước, ta đã có truyền thuyết con rồng cháu tiên. Rồng là con vật nằm trong bộ tứ linh: Long, Ly, Quy, Phụng; dù chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng luôn là biểu tượng của sức mạnh, uy lực.
Rồng là tổng hợp chi tiết của nhiều con vật: đầu sư tử, râu cá trê, tai trâu, bờm ngựa, sừng hươu, mình cá sấu, chân thú, móng chim,… Rồng tượng trưng thiên tử, uy lực. Ở Việt Nam con rồng còn được gắn cho ý nghĩa tượng trưng cho mưa thuận gió hòa - quan niệm của cư dân nông nghiệp lúa nước.
Con rồng qua các triều đại phong kiến Việt Nam lại có sự thay đổi về phong cách.
Rồng thời Lý
Đầu nhỏ, mình thon mềm mại, uốn khúc nhịp hình sin tắt dần, đuôi ngoắt lên, vẩy mờ, chân chỉ có ba móng. Riêng đầu có nhiều đặc điểm: hàm trên kéo dài, uốn, xung quanh có đao lửa, hàm dưới kéo dài, uốn hình sin. Trong miệng có một viên ngọc, xung quanh đầu cũng có những viên ngọc biểu tượng sự sang trọng, quý phái của triều đại Lý. Giữa trán có hình chữ S ngược - chữ lôi = mưa gió sấm chớp, biểu tượng của mưa thuận, gió hòa. Tai rất nhỏ. Bờm tóc bay ngược như cờ đuôi nheo gặp gió. Không có sừng.
Rồng Lý mang biểu trưng văn hóa nông nghiệp lúa nước: cầu mùa màng , lúc này chưa ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Do đó nói đến biểu tượng rồng Việt Nam là nói đến rồng thời Lý.
Rồng thời Trần
Chủ yếu vẫn là dáng dấp rồng Lý nhưng mình uốn khúc doãng hơn, uốn lượn tự do hơn, đầu có con có sừng có con không, sừng chỉ nhú lên một chút như sừng hươu, nó chính là hình chữ S ngược biến thành, mình vẩy rõ hơn, thân to, mập, khỏe khoắn, chân thay đổi có khi có bốn móng. Bờm, râu, móng chân rồng Trần ngắn hơn rồng Lý.
Rồng thời Trần xuất hiện với ý nghĩa biểu tượng vương quyền.
Giữa thời Trần xuất hiện rồng uốn hình yên ngựa, dáng dấp dũng mạnh, rồng bò. Có thể do cuộc sống chinh chiến nhiều nên cũng ảnh hưởng đến phong cách rồng trong nghệ thuật.
Rồng thời nhà Hồ
Thân hình mập mạp, sung sức, táo bạo. Rồng mang phong cách của những người có nhiều cải cách.
Rồng thời Lê sơ
Thời đầu còn phảng phất rồng Lý: còn mào lửa, cặp sừng ngắn, lưỡi thè ra đỡ viên ngọc, chân có ba đến bốn móng, có nhiều đao lửa bay từ chân lên. Ảnh hưởng cả rồng yên ngựa thời Trần. Nhưng vài chục năm sau thì dần dần ảnh hưởng rồng Trung Quốc: không còn mào lửa, mặt nét dữ dằn. Mũi cao bè, tròn to, hai cánh mũi nở như mũi sư tử.
Xuất hiện hai viền lông mày và có đao lửa bốc rất dữ dội.Cặp sừng phát triển và chia làm hai nhánh. Bờm chia làm hai nhánh chạy ngang sang hai bên. Mắt lồi, miệng rộng, tai trâu dẹt ở phía dưới của sừng, vẩy rõ, chân năm móng xòe rộng. Toàn thân rồng nhìn nghiêng, riêng mặt nhìn chính diện.
Rồng Lê sơ xuất hiện khi Nho giáo và văn hóa Trung Hoa thâm nhập mạnh mẽ vào nước ta. Rồng lúc này trở thành biểu trưng cho vua, cho quyền thế vương triều Lê.
Rồng thời nhà Mạc
Hai râu mép chạy song song và uốn khúc nhẹ nhàng. Mình ít khúc uốn, uốn hơi tùy tiện, hình dáng chắp vá, thân tròn có khi võng hình yên ngựa ở giữa thân.
Rồng lúc này không còn mang biểu tượng vua mà gắn với các sinh hoạt của nhân dân. Xuất hiện hình tượng cá chép hóa rồng: biểu hiện sự thành đạt.
Rồng thời Lê Trung Hưng: R
ồng đã có nhiều hình thức biểu hiện như rồng đàn, rồng ô, trúc hóa long, long vân.
Rồng Lê Trung Hưng tương tự rồng Lê sơ nhưng trông hiền hơn, dáng dấp tự do thoải mái hơn - mắt và tai lớn, tai giống cánh chim - đuôi phần cuối múp, thẳng. Đã có con có thêm bờm và hơi xoắn lại.
Hình tượng con rồng thời kì này mang nhiều khát vọng của người dân: mong mưa thuận, gió hòa, khát vọng công bằng xã hội.
Rồng thời Tây Sơn
Bờm tóc xõa, mình mập và ngắn. Hầu hết đuôi đều xoắn.
Rồng thời Nguyễn
Một lần nữa con rồng tiếp nhận ảnh hưởng Trung Hoa: vẻ dữ dằn, sừng dài nhiều nhánh, mặt quỷ, miệng rộng và kéo dài ra, mũi sư tử, chân cá sấu, năm móng, móng chim ưng, bờm tóc xõa tự do, đặc biệt bờm đuôi cuộn xoắn. Rồng Nguyễn cũng biểu tượng cho vua, uy lực vương quyền.
So với rồng Lê sơ thì rồng Nguyễn chỉ còn vẻ dọa nạt bên ngoài - cái hung hãn của Nho giáo đi vào giai đoạn suy thoái.
***
Qua phong cách rồng của từng thời toát lên đặc trưng của thời đại đó. Đến nay hình tượng con rồng vẫn còn được sử dụng nhiều trong các đồ án trang trí nhất là ở những nơi sang trọng, cao quý, linh thiêng.
Đầu năm, mong muốn Đại học nước nhà sẽ được nâng cấp
(Dân trí) - Đại học ở Việt Nam nói chung còn ở giai đoạn truyền kiến thức khoa học (và chưa truyền tốt ), chứ chưa tích cực đi vào nghiên cứu, chưa có nhièu kết quả công bố cũng như chưa có tác động đến khoa học toàn cầu ...
Chính vì thế nên đại học của nước ta còn cần nhiều thời gian để có thể có vị trí cao trong một bảng xếp hạng quốc tế theo các tiêu chí này.
Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn
Trong top 500 của bảng xếp hạng này, có 7 trong 12 Đại học Bỉ. Đại học Liège là Đại học đứng hạng 293 dù rằng đối với tôi, đó là nơi tôi đã học, làm việc, yêu thương ... từ mấy chục năm qua.
1.Ta không thể phủ nhận giá trị của bảng xếp hạng. Tuy là cách xếp hạng này không cho ta giá trị tổng thể của các Đại học. Ít nhất, cách xếp hạng này trung thực và khách quan với các chỉ tiêu mà họ dùng. Các chỉ tiêu này là :
Chỉ số trích dẫn trung bình của các bài báo đã đăng trên các Tạp chí Khoa học quốc tế
Chỉ số trích dẫn trung bìnhchuẩn hoá
Tỉ lệ 10% cao nhất của các bài báo so với các ấn phẩm tương tự trên thế giới
Dựa trên chỉ tiêu số bài báo công bố và số trích dẫn tức là trực tiếp đánh giá sự góp phần của một Đại học trong quá trình nghiên cứu tìm tòi và khám phá khoa học, làm giàu cho khoa học và có ảnh hưởng đến khoa học thế giới nói chung. Đó là khái niệm "tác động" - impact-
2.Đại học ở Việt Nam nói chung còn ở giai đoạn truyền kiến thức khoa học (và chưa truyền tốt), chứ chưa tích cực đi vào nghiên cứu, chưa công bố nhiều, chưa có tác động đến khoa học toàn cầu ... Chính vì thế nên còn cần nhiều thời gian để có thể có vị trí cao trong một bảng xếp hạng quốc tế theo các tiêu chỉ này.
Muốn đi tới nghiên cứu, trước hết phải nắm vững vốn liếng hiểu biết khoa học hiện thời. Tức là các Đại học phải dạy tốt, thật tốt để "cho ra lò" một số sinh viên vững vàng và hăng say đi vào nghiên cứu xa và sâu hơn. Phải từ bỏ cách "đọc chép" và "chép dán" vì đó là những khuôn mẫu ràng buộc (cách học của thời “lều chõng” ngày xưa, trung thành tuyệt đối với sách dạy của thánh hiền ), không khuyến khích tự tin và phát huy sáng tạo, đó là chưa nói tới vấn đề đạo đức tôn trọng sở hữu trí tuệ trong việc chép dán !
3. Đại học VN cần làm gì để nâng cao vị trí xếp hạng?
Xem qua tiêu chí xếp hạng, ta thấy ngay tầm quan trọng của công tác nghiên cứu khoa học của các trường Đại học vừa để nâng cao chất lượng đào tạo vừa để có những đóng góp vào sự phát triển khoa học thế giới. Nhân cơ hội này, tôi xin mạnh dạn đề xuất những chủ đề có thể là những "mỏ vàng" cho nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội, gần xa với chuyên môn của tôi.
. Tâm linh người Việt trong quá trình toàn cầu hóa, từ Khổng Phật giáo qua chủ nghĩa xã hội và qua kinh tế thị trường .
. Văn hóa nông dân và sự đô thị hoá
. Cấu trúc xã hội, quá khứ, hiện trạng, chiều hướng tương lai qua các tiêu chí như lợi tức, quen biết xã hội, gia đình, bằng cấp, nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính
. Cấu trúc và sinh hoạt của gia đình ở Việt Nam, từ gia đình cội rễ đến gia đình hạt nhân.
. Vị trí của người phụ nữ trong xã hội, từ truyền thống, qua chiến tranh và trong kinh tế thị trường.
Và còn nhiều đề tài nữa.
Ảnh minh họa (internet)
Việt Nam là một “phòng thí nghiệm lớn” cho xã hội học. Nắm cơ hội, ta có thể góp phần tích cực cho khoa học này cho thế giới. Muốn vậy, ta phải ngưng suy nghĩ rằng xã hội học chỉ nằm gọn trong lý thuyết Mác Lê hay giao nghiên cứu xã hội học cho những người không chuyên môn. Hiện tình xã hội học trong nước, so với xã hội học Âu Tây, ta cần vùng lên để bắt kịp đà tiến triển.
4. Đồng thời với xã hội học, tôi tin rằng các chuyên gia của các ngành khác cũng có rất nhiều ý tưởng cho các nghiên cứu có thể góp phần tích cực cho cơ ngơi khoa học toàn cầu. Đẩy mạnh nghiên cứu sâu sắc, đăng trình các nghiên cứu đó, chúng ta sẽ sánh vai cùng với các Đại học trên thế giới.
Tôi muốn nói thêm trong dấu ngoặc và để khôi hài một tí, nếu với hơn 4100 Đại học như ở Mỹ mà chỉ có 127 vào top 500 thì không hẳn là một thành quả vĩ đại (xin lỗi, họ vĩ đại không ở số lượng mà ở chất lượng, chỉ có 127 trong 4100 Đại học Mỹ lọt vào top 500 nhưng họ chiếm gần hết các vị trí đầu bảng ! ).
Điều nói đùa chơi này để một lần nữa lập lại : xếp hạng Đại học là một chuyện, nhưng chuyện chính vẫn là kiểm định, đánh giá Đại học để Đại học thực thi tốt sứ mạng của mình, giúp cho giới trẻ chủ động hội nhập trong thế kỉ XXI với tri thức, biết suy nghĩ đúng phương pháp, và biết hành động tử tế.
Việc phát triển Đại học, cũng như việc cải tổ cả nền giáo dục nói chung, cũng xin nhắc lại, là điều kiện tối cần thiết cho phát triển bền vững. Từ hai mươi năm nay, nền kinh tế nước ta đã phát triển khá tốt, nhưng chủ yếu là bán nông sản, tài nguyên thô, vật dụng sản xuất không cần chuyên môn cao, ... Đất đai có giới hạn, tài nguyên sẵn có ngày cũng sẽ cạn, đó là chưa nói đến việc khai thác vội vàng làm ô nhiểm môi trường, ... Đã đến lúc ta cần ngồi lại xem phải tiếp tục phát triển bền vững như thế nào trong 30, 50 năm tới, hầu mang no ấm và chất lượng sống cho toàn dân và cho những thế hệ con cháu ta.
Tôi không duy tâm linh, không nói "muốn là được", nhưng đầu năm, ta thường tự đưa ra những phấn đấu để năm này tốt hơn năm trước. Tại sao không đặt vấn đề cải tổ giáo dục và nâng cấp Đại học như một phấn đấu cho năm Nhâm Thìn ?
Nguyễn Huỳnh Mai
Liège, Bỉ
LTS Dân trí - Cải tổ giáo dục nói chung và nâng cấp chất lượng đại học nói riêng vừa là mục tiêu cấp bách vừa là sự nghiệp lâu dài nhằm phát triển nhanh và bền vững đất nước ở thời đại ngày nay.
Bài viết về chủ đề này vào dịp đầu năm mới cho thấy tầm quan trọng của vấn đề được đề cập cũng như thể hiện cái tâm của một trí thức kiều bào đối với đất nước. Đúng như tác giả đã bàn, muốn nâng cao chất lượng giáo dục đại học cũng như cải thiện vị trí xếp hạng, không có con đường nào khác là cần nỗ lực hơn nữa trong công tác nghiên cứu khoa học, nhất là biết khai thác những đề tài mang tính đặc thù của Việt Nam về lĩnh vực xã hội cũng như tụ nhiên. Từ đó, đạt được những kết quả nghiên cứu vừa đáp ứng đúng yêu cầu phát triển đất nước vừa đóng góp cho nền khoa học thế giới. Hơn nữa những thành tựu đó cũng góp phần tích cực nâng chất lượng đào tạo ở bậc đại học.
Để phục vụ bữa sushi có giá một triệu yên Nhật (khoảng 271 triệu đồng), những cô gái được chọn làm “bàn tiệc” bắt buộc phải là trinh nữ để đảm bảo sự tinh khiết và sạch sẽ cho món ăn được bày trên cơ thể. Họ được gọi chung với tên Geisha (hay kỹ nữ). Hơn nữa, các kỹ nữ còn phải xinh đẹp và đặc biệt là có thân hình siêu chuẩn.
Sushi được bày trên cơ thể của các cô gái. Ảnh: Xinhuanet.
Bữa ăn trên thân thể phụ nữ được mang tên Nyotaimori. Bất kỳ cô gái nào muốn trở thành Geisha đều phải học rất nhiều kỹ năng: đàn dây, cắm hoa, thư pháp, ca múa, trà đạo, trang điểm, giao tiếp...
Ngoài ra để học được Nyotaimori, Geisha phải trải qua một quá trình tập luyện đầy khó khăn. Các cô phải nằm hoàn toàn bất động trong vòng 4 tiếng đồng hồ. Người ta sẽ đặt 6 quả trứng gà tại 6 điểm khác nhau trên cơ thể. Trong khoảng thời gian này, người giám sát sẽ nhiều lần thử độ phản ứng của các cô bằng cách thả 1 cục nước đá trên bất kì điểm nào trên cơ thể. Nếu bất kì quả trứng nào nhúc nhích, sẽ làm lại từ đầu.
Trước khi bắt đầu một ca phục vụ Nyotaimori, Geisha sẽ phải đi tắm qua rất nhiều lần. Người ta bày sushi trên cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể sẽ được che bằng cánh hoa hoặc lá cây, tóc không quấn gọn mà xõa trên nền nhà. Nhiệt độ trong phòng được giảm bớt để không làm sushi ấm dần vì chúng được bày trực tiếp lên da của Geisha.
Hình thức này từng gặp phải sự phản đối dữ dội của các nước phương Tây. Họ cho đây là một phong tục hủ lậu, hạ thấp nhân phẩm của người phụ nữ. Một nhà hàng của Trung Quốc cũng từng bị phạt tiền vì đưa hình thức này vào thực đơn, đồng thời Chính phủ Trung Quốc cũng ra lệnh cấm “body sushi”. Nhưng ở Nhật hình thức "body sushi" vẫn xuất hiện ở một số nhà hàng tại Tokyo, Osaka...
(Dân trí) - “Qủy Sơn La - ma Hòa Bình” - Hồi bé mỗi lần nghe người già uống rượu kháo nhau vậy Doành chỉ thấy lạnh dọc sống lưng, nhưng rồi quên ngay. Nghĩa là Doành hoàn toàn vô tâm xem đó như lời biện bạch cho những con người xấu số phải sớm về Mường trời.
Nhưng từ ngày anh Vỉa, anh trai Doành, qua đời chưa được ba tháng thì Chuẩn chồng cô bị sốc ma túy chết, Doành mới biết cái giá phải trả cho sự oan nghiệt và một sợi dây vô hình còn vương vấn giữa cõi trần và cõi hư vô. Nghĩ đến đây thôi Doành thấy sởn hết gai ốc, từ nay cô phải chấp nhận một cuộc đời góa bụa...
Doành ít nói hẳn, lầm lũi như một con rùa. Có những lúc cô quên ngay mình là một phụ nữ trong thời xuân sắc, hết công việc đồng áng lại quay sang phụ hồ, làm lụng hùi hụi như đàn ông, gặm nhấm nỗi buồn khi đêm xuống. Phải chăng tạo hóa sinh ra con người là quàng theo nỗi khổ, ai khôn ngoan thì rũ bỏ được, ăn ở kiếp này là trả nợ kiếp xưa?
Người già kể lại, đời cụ kỵ gì đó của Doành là quan lang khét tiếng giàu có và tàn ác ở xứ Mường. Trong nhà lúc nào cũng kẻ ra người vào tấp nập, trước cửa lúc nào cũng có đôi ngựa bạch của quan tri châu và quan Tây về uống rượu cần và hút thuốc phiện.
Nhà lang cả thảy đến mấy bà vợ nhưng vẫn chưa đủ, chức việc suốt ngày lùng sục tìm gái về phục dịch. Chị Thía lúc đó chắc cũng trạc tuổi Doành bây giờ, nổi tiếng là người hát hay thường được lang gọi đến châm nước rượu cần mỗi khi quan Tây về. Một người sắc nước hương trời như chị làm sao thoát khỏi cặp mắt cú vọ của lang, ngặt nỗi chị đã có chồng...
Nhiều đêm trằn trọc cuối cùng lang cũng nghĩ được một cách, gọi chồng chị đi Sơn La đẵn gỗ rồi từ đó không về. Chị Thía khóc lóc thảm thiết, biết đây là âm mưu của lang nên đang đêm chị bỏ trốn. Chị chạy đến ngọn nguồn sông Bưởi thì dừng lại bất lực: Có ở đâu dưới gầm trời này lang không tìm thấy.
Sông Bưởi năm ấy nước dâng cuồn cuộn tràn bờ, trước khi gieo mình xuống dòng nước xiết chị đã thề nếu thành ma sẽ bắt nhà lang con trai đột tử, con gái góa bụa suốt đời.
Sự đời lắm nỗi éo le. Doành chỉ muốn yên phận trả cho xong kiếp nợ đời nhưng đâu có được. Bản năng đàn bà trong cô lúc nào cũng âm ỉ chực trỗi dậy. Đó là những đêm dài thăm thẳm nghe tiếng trẻ con khóc, là căn buồng nhỏ bỗng dưng rộng thênh thang mặc cho gió lùa, là những vật vã khi trong đêm con hoẵng cất tiếng gọi bạn.
Những lúc phải ở lại công trình, xẩm tối Doành cùng đám bạn phu hồ ra sông tắm, bọn con gái phải xuýt xoa: “Cái Doành một đời chồng mà như con gái mười tám!”. Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da ưng ửng, đôi mắt to đượm buồn, khuôn ngực đầy đặn săn chắc, tất cả được bài trí khéo léo trên thân hình tròn lẳn như cây chuối rừng...
Trong đám phu hồ, Thuấn hiền lành ít nói nhất, mọi công việc nặng nhọc của chị em nhất là với Doành anh đều cáng đáng, không chút nề hà. Thân hình chắc nịch lừng lững như con gấu ngựa nhưng việc đến tay là nhanh thoăn thoắt. Không ít lần cô bắt gặp anh len lén nhìn trộm... Doành chỉ muốn lao ngay vào anh mà thổn thức, mà kể lể với bao niềm đau chất chứa nhưng lời nguyền năm xưa như bức tường vô hình chắn ngang, ngọn lửa hừng hực trong cô tắt lịm.
Một bận Doành ra sông tắm. Giờ này đám phu đang ăn cơm, rượu vào lời ra ầm ĩ. Vùng vẫy chán chê, vừa bước lên bờ, Doành trượt phải hòn đá phủ rêu trơn lầy lậy chực ngã thì một bàn tay chắc nịch đỡ lấy bờ vai cô. Trong phút chốc Doành hiểu cả. Cô nhắm mắt lại, bao nhiêu cảm xúc chất chứa bấy lâu bỗng vỡ òa như con sông mùa lũ.
Tiết Thanh minh nhà nhà đi tảo mộ. Họ tập trung ăn uống chuyện trò sôi nổi. Doành thổn thức, cô không thể tảo mộ cho chị Thía năm nào, cũng không đủ sức đi đến ngọn nguồn sông Bưởi. Doành chỉ có thể lên đồi nứa cao nhất nhìn về đằng xa lầm rầm khấn Thía ở mường trời linh thiêng hãy buông tha cho cô, ân oán đời xưa kiếp này cô đã trả, đừng bắt Thuấn đi...
Bốn bề xung quanh vắng lặng như tờ, chỉ có rặng nứa lao xao nghe lòng cô thổn thức. Tiết Thanh minh trên đồi nứa có người con gái đang khẩn cầu.
Bí quyết “chế” trái… hồ lô của lão nông cứ đến Tết là đút túi tiền tỷ
Cặp bưởi bình thường đắt nhất cũng chỉ vài chục ngàn đồng, thế nhưng qua tay lão nông Chẩn thì cặp bưởi lại có giá trị cả triệu đồng vì đã biến thành trái hồ lô. >> Bưởi hồ lô giá "khủng"
Khổ công tạo hình
Lão nông đó là ông Võ Văn Chẩn, ông 82 tuổi, ngụ ấp Phú An, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Ông cho biết gia đình ông có khoảng 15 công đất vườn và tất cả đều được dùng để trồng bưởi hồ lô từ hơn 5 năm nay. Ý tưởng hình thành nên loại trái có hình dáng đặc biệt này không phải do ông sáng tạo ra, mà con trai ông “học lỏm” khi đi tham quan tại một số địa phương. Tận mắt thấy những trái bưởi “lạ” có thể mang đến nguồn thu nhập lớn khi đánh vào tâm lý thích sự mới lạ, đặc biệt của người tiêu dùng; đặc biệt phù hợp cho việc thờ cúng nên cha con ông đã bỏ nhiều công sức để cải tạo những trái bưởi Năm Roi đơn thuần thành trái bưởi hồ lô bắt mắt.
Những năm đầu do chưa có kinh nghiệm, những trái được thử nghiệm phầm lớn là hư hỏng, những trái có hình dáng “lạ” thì có khi lại dài như… trái mướp chứ chẳng ai công nhận giống trái hồ lô.
Không nản chí, cha con ông lão tiếp tục mày mò cải tiến qua từng năm và đã thành công sau 3 năm đầu tư thử nghiệm gần như mất trắng. Biết chuyện, nhiều thương lái đã tìm đến mua và đặt hàng với số lượng lớn, đặt giá cao hơn nhiều lần so với bưởi thông thường nên gia đình ông mạnh dạn “thừa thắng xông lên” biến khu vườn thành “vườn hồ lô”. Thấy cha con ông “kiếm ăn được”, nhiều gia đình lân cận trong ấp cũng đã học hỏi và làm theo.
Hiện Câu lạc bộ khuyến nông ấp Phú Trí A có tất cả 26 thành viên thì có 15 hộ tạo hình bưởi hồ lô với hơn bốn ngàn cặp. 2/3 trong số đó được làm theo đơn đặt hàng của các thương lái, số còn lại sẽ được cung cấp cho các công ty hoặc tư nhân quen biết có nhu cầu hoặc trực tiếp mang ra thị trường bán trong những ngày cận Tết Nguyên đán. Những nông dân trong ấp ước tính năm nay họ sẽ đút túi khoảng 3 tỉ đồng từ những trái bưởi lạ này.
Nói về kỹ thuật tạo hình bưởi hồ lô, ông Chẩn cho biết làm nên một trái thì người trồng cũng tốn khá nhiều công sức trong khâu chăm sóc, chọn quả để tạo hình, định hình hồ lô, chống rám nắng cho da bưởi được xanh đều… Trước tiên, người trồng phải chọn những cây bưởi mạnh khỏe, đang trong thời kỳ sung sức, giống tốt để những trái bưởi sau này phát triển ổn định. Tiếp đó chọn trên cây những trái vừa tầm với và nằm ở trên thân cây để định hình và có độ chính xác cao. Lưu ý cần dự đoán trái đó sẽ phát triển to và đều thì mới có thể chọn để tạo hình hồ lô nên trên một cây chỉ cần chọn vài trái thích hợp.
Khâu định hình là khâu quan trọng nhất đánh dấu sự thành công hay thất bại khi làm bưởi hồ lô. Khi hoa kết trái từ 1,5 – 2 tháng, người trồng cây bắt đầu định hình cho trái bưởi bằng cách thắt vòng dây giữa trái để bưởi có hình dáng như mong muốn. Ba tuần sau khi định hình, người trồng vào khuôn hình hồ lô cho đến lúc thu hoạch. “Để bưởi được thu hoạch vào đúng dịp Tết Nguyên đán khi thị trường có sức thu mua mạnh nhất, có giá thành cao và lại tiêu thụ được nhiều thì khâu xử lý ra hoa để định hướng việc thu hoạch trái theo dự tính cũng sẽ rất quan trọng và điều này buộc phải có kinh nghiệm mới làm được”, ông Chẩn giãi bày kinh nghiệm.
Tỷ phú nông dân
Đặc biệt hơn, từ hai năm nay những người trồng bưởi hồ lô tại ấp còn kỳ công tạo những chữ như Phát, Tài, Lộc… trên những trái bưởi. Nếu như năm trước, trên trái bưởi chỉ có chữ tự nhiên theo màu của da bưởi thì năm nay đã có chữ màu nổi bật, bắt mắt người nhìn. Giải thích về bí quyết khiến trái mang chữ, ông lão cho biết 3 tuần sau khi định hình trái, cùng với việc vào khuôn hình hồ lô thì người trồng trái cũng có khuôn chữ cố định cho quả bưởi. Người ta cũng phải tính toán làm sao cho đủ thời gian để đến khi thu hoạch, những chữ này sẽ hằn lên vỏ quả bưởi rõ ràng, sắc nét.
Những nông dân của ấp “bưởi lạ” này cho biết năm nay ấp còn tung ra một món “hàng độc” khác là dưa hấu hồ lô. Đó cũng chỉ là những trái dưa thường nhưng người trồng dùng kỹ thuật đúc mẫu khuôn như trái hồ lô rồi tròng vào khi dưa còn nhỏ, lúc lớn lên và gỡ khuôn ra thì trái dưa bị ép đã phát triển giống hình trái hồ lô. Chẳng hiểu có phải vì muốn “thổi” giá trái dưa lên hay vì tự đắc với những thành quả của mình mà những lão nông trong làng đặt tên cho loại dưa này một cái tên kêu rổn rảng: “Dưa hấu hoàng kim Hồ lô”.
Theo giới thiệu của những nông dân này, trái dưa hồ lô được trồng và chăm sóc bình thường, không dùng chất hóa học thúc ép nên nếu đem chưng trong vòng 20 ngày thì trái vẫn không xuống chất lượng. Tuy nhiên, do năm nay là năm đầu tiên trồng thử nghiệm, lại chưa biết thời tiết ra sao nên các nhà vườn chỉ dám trồng mỗi gia đình từ vài chục đến vài trăm cặp dưa để “thăm dò thị trường” và cũng là để rút kinh nghiệm. Cái giá cho mỗi cặp dưa họ đưa ra bán trong dịp Tết cũng khá “chát”: 2 triệu đồng.
Theo những lão nông trong làng, hiện giá một cặp bưởi hồ lô có giá 300 ngàn - 1,4 triệu đồng tùy theo trọng lượng và hình dáng đẹp hay không. Tết năm nay những nhà trồng “trái dị” trong ấp đều dự định “ăn Tết to” vì “trúng mánh”. Ông Chẩn hồ hởi khoe: “Mới ngày hôm qua thương lái đã đến gom hàng một đợt, gia đình tôi bán được khoảng 50 chục cặp thu được 60 triệu”.
Ông lão cười vui vẻ: “May mắn năm nay “mưa thuận gió hòa” nên nhà vườn trúng mùa hơn những năm trước, kiểu dáng trái cũng đẹp hơn rất nhiều. Với giá cả như hiện nay, nếu gia đình nào trồng nhiều loại bưởi này mà không bị thất thoát, hư hỏng nhiều trong quá trình tạo hình, chăm sóc thì hoàn toàn có thể làm giàu từ loại bưởi này”. Nhẩm tính riêng gia đình ông Chẩn năm nay có khoảng 200 gốc bưởi hồ lô, mỗi cây tạo được khoảng 5-10 cặp thì đã có thể đút túi bạc tỉ.
TT - Sau nhiều đồn đoán, Facebook dự kiến phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) trong tuần sau, sớm nhất là vào ngày 1-2.
Đây là một trong những đợt phát hành IPO lớn nhất và được chờ đợi nhất trong lịch sử Mỹ với hơn 1.000 nhân viên của mạng xã hội này sẽ trở thành triệu phú.
Bảng ghi chú tự do dành cho các nhân viên Facebook ở trụ sở của mạng xã hội này tại California, Mỹ - Ảnh: Reuters
Một số nguồn tin tiết lộ với Wall Street Journal là đợt IPO này dự kiến thu về 10 tỉ USD và sẽ đưa giá trị của Facebook lên đến 100 tỉ USD, ngang với Tập đoàn McDonald’s và bằng một nửa giá trị của Google hiện tại.
Đợt IPO của Facebook cũng gây sốt khi sẽ tạo ra làn sóng triệu phú trẻ ở Thung lũng Silicon. Chỉ sau một đêm, khoảng 1/3 trong tổng số 3.000 nhân viên của mạng này sẽ nắm trong tay số cổ phiếu trị giá từ 1 triệu USD trở lên.
Nhiều người đã lên kế hoạch tiêu xài khoản tiền khổng lồ. Một số cho biết sẽ du lịch vòng quanh thế giới, mua nhà, lập công ty riêng hoặc đơn giản là nghỉ hưu sớm ở tuổi 30. Một người thậm chí tuyên bố sẽ trích 200.000 USD trong số tiền 50 triệu USD sắp có được để đăng ký một chuyến du lịch không gian.
Facebook được thành lập năm 2004 bởi chàng sinh viên trẻ Zuckerber ở Đại học Harvard. Đến nay nó đã trở thành mạng xã hội lớn nhất thế giới với 800 triệu người sử dụng và đạt doanh thu 1,6 tỉ USD trong nửa đầu năm 2011.
Lành “vé số” thổ lộ khoảnh khắc đáng nhớ nhất đời chị là lúc gọi điện báo tin cho Tuấn “ba gác” biết anh đã trúng giải đặc biệt. Có tiền tỉ trong tay nhưng họ vẫn tiếp tục bán vé số dạo, chạy xe ba gác thuê…
Phải mất 2 chuyến đò từ thị xã Châu Đốc – tỉnh An Giang, chúng tôi mới đến được nhà mẹ chị Phạm Thị Lành nằm sâu ở cù lao Long Khánh A, thuộc xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp. Tết năm nay, chị Lành rời nơi làm ăn, sinh sống ở huyện Bến Lức – Long An để về sum vầy với mẹ già cùng các cháu.
Phải giữ chữ tín!
Bà Phạm Thị Thèm, mẹ chị Lành, năm nay đã có một cái Tết khó quên trong căn nhà mới do con gái xây tặng. Ngôi nhà có diện tích 80 m2, được lót gạch men, gồm 2 phòng ngủ, 1 gian bếp và phòng khách thật rộng, số tiền mua đất và xây cất hết 500 triệu đồng.
Chị Lành cùng mẹ và các cháu trước căn nhà mới xây ở Hồng Ngự - Đồng Tháp.
Nghe chúng tôi nhắc lại chuyện trúng số, chị Lành thổ lộ: “Chuyện xảy ra như một giấc mơ! Khoảnh khắc tuyệt vời nhất của cuộc đời tôi có lẽ là lúc gọi điện giữa chốn đông người báo tin cho anh Đỗ Ngọc Tuấn biết đã trúng số đặc biệt”. Hôm ấy, chiều 15-11-2011, sắp đến giờ xổ số nhưng chị vẫn còn 20 tờ vé số của Công ty Xổ số Kiến thiết Bến Tre. “Tôi sực nhớ đến anh Tuấn chạy xe ba gác, mối mua vé số quen biết, nên gọi điện thoại hỏi: “Em còn 20 tờ có số đuôi 07, 14 và 91, anh lấy giúp nhé?”. Anh Tuấn đồng ý lấy vài tờ, số còn lại tôi giữ” – chị Lành nhớ lại.
Đến giờ xổ số, như thường lệ, chị Lành và những người bán vé số dạo tụ tập tại một quán cà phê ở thị trấn Bến Lức chờ kết quả để lấy giấy dò. “Tôi không tin vào mắt mình khi dãy số 191207, trùng với mấy tờ vé số cuối cùng của mình, dần hiện lên. Trong đó, anh Tuấn trúng 10 tờ, gồm 4 tờ giải đặc biệt và 6 tờ giải an ủi. Tôi gọi điện cho Tuấn nhiều lần, nói trúng số rồi nhưng anh ấy vẫn không tin, cứ bảo tôi muốn đòi tiền vé số hay sao mà nói vậy!” - chị Lành cho biết.
Nhiều người dân, nhất là những người bán vé số dạo ở thị trấn Bến Lức, đến giờ vẫn còn rôm rả bàn luận chuyện chị Lành giao 10 tờ vé số trúng cho anh Tuấn, dù giữa họ chỉ “giao dịch” mua bán bằng miệng. Tuấn thì khỏi phải nói, anh hết sức bất ngờ khi từ một người nghèo chạy xe ba gác kiếm sống hằng ngày bỗng chốc trở thành tỉ phú. “Nếu Lành giữ lại những tờ vé số trúng và đổi số khác có đuôi 07 cho tôi thì cũng không ai biết. Thế nhưng, cô ấy vẫn giao những tờ vé số trúng giải đặc biệt cho tôi. Sự thật thà ấy thật đáng quý ở một người bán vé số nghèo khó” - anh Tuấn xúc động.
Nghe nhiều người bàn tán về mình, chị Lành cười, bộc bạch: “Hôm ấy, có nhiều người bảo tôi chia vé số trúng giải đặc biệt cho họ một tờ nhưng tôi nhất quyết không chịu vì đó là phần của anh Tuấn. Cùng là những người lao động nghèo khó, mỗi lần bán ế, tôi gọi điện hỏi và anh ấy đều mua ủng hộ. Không lẽ giờ anh ấy trúng số, mình lại giấu? Phải giữ chữ tín chứ! Mình sống rộng rãi sẽ nhận được nhiều niềm vui hơn”.
Tâm sự với chúng tôi, bà Phạm Thị Thèm bày tỏ: “Từ nhỏ, tôi luôn dạy các con mình cái gì của người ta thì không được giành giật. Tuy không ăn học đàng hoàng nhưng tụi nhỏ rất nghe lời dạy này của tôi”. Bà Hồ Thị Ánh, ngụ kế bên nhà bà Thèm, khen ngợi: “Tính Lành nó vậy. Từ nhỏ, Lành đã sống không mất lòng ai ở xóm, luôn tốt với mọi người xung quanh. Lành còn là một đứa con rất có hiếu với cha mẹ”.
Suýt tự tử vì nợ
Lành là người con thứ 6 trong gia đình có 7 anh chị em. Từ nhỏ, họ sống rày đây mai đó, cả 7 anh em đều học chưa hết cấp 1 và gia đình họ có “truyền thống” bán vé số dạo. Từ năm 16 tuổi, Lành đã cùng anh chị em lên thị trấn Bến Lức bán vé số kiếm sống.
Bà Thèm rơi nước mắt khi kể về cảnh nghèo khó của gia đình mình: “Vợ chồng đứa con trai thứ năm mua được miếng đất và cất căn nhà tạm nhưng tụi nó không ở mà để cho tôi với 7 đứa cháu sống. Mỗi lần về thăm, nhà chật chội không chỗ ngủ, vợ chồng nó phải đi ngủ nhờ nhà người ta”. Có được một căn nhà tươm tất như hiện nay là mơ ước lớn lao của gia đình bà Thèm.
Người anh trai thứ tư của chị Lành bị bệnh tâm thần, có 3 con nhỏ; anh trai thứ ba đã mất cũng để lại 3 con, cùng với con trai của chị là 7 đứa trẻ, đều để ở quê cho bà Thèm nuôi. Hằng tháng, ngoài tiền chị Lành và mấy anh chị khác gửi về, bà Thèm phải đi thu mua lá gòn về bán lại, phụ nuôi bầy cháu ăn học. “Nhiều hôm đi mua lá gòn tới khuya, về nhà còn phải giặt 2 thau đồ của tụi nhỏ, tôi thầm khóc, tự hỏi vì sao mình cứ nghèo khó hoài. Khi Lành gọi điện về thăm hỏi, mẹ con chỉ biết khóc” - bà Thèm nghẹn ngào.
Có lẽ “trời” không phụ người hiền lành, tốt bụng. Hôm trúng số, anh Tuấn đã cho chị Lành một tờ giải đặc biệt như một sự cảm ơn. Ngoài ra, trong mấy tờ vé số còn lại mà chị Lành giữ, có một tờ cũng trúng giải đặc biệt. Lành “vé số” giờ đã có trong tay gần 3 tỉ đồng. Một điều ít ai biết là nửa tháng trước khi có trong tay tiền tỉ, vì thiếu nợ người ta gần 100 triệu đồng mà không đủ khả năng trả, chị đã dắt con lao ra dòng xe định tự tử nhưng may có người phát hiện, ngăn giữ kịp thời.
Có tiền, ngoài việc lo cho gia đình, chị Lành vẫn không quên giúp đỡ những người nghèo khó. Chị khoe: “Dịp Tết này, tôi đã mua 2,5 tấn gạo phát cho bà con nghèo ở địa phương. Cũng nhờ có tiền mà tôi đã xây được căn nhà cho mẹ và các cháu ở, giúp đỡ anh chị em, đưa người anh thứ tư ra Biên Hòa - Đồng Nai chữa bệnh tâm thần…”.
Sau những ngày vui vầy sum họp đón Tết ở quê nhà Đồng Tháp, chị Lành lại tất tả trở về Bến Lức để tiếp tục công việc bán vé số dạo. “Mình từng vui buồn với nghề này cả 10 năm nay rồi, bây giờ nếu nghỉ ngang thì buồn lắm. Vả lại, đi bán vé số cũng sẽ có dịp giúp đỡ cho những người tật nguyền, bất hạnh hoặc có hoàn cảnh khó khăn như mình trước đây” - chị Lành tâm sự.
Nghề mình, sao bỏ được!
Đến thị trấn Bến Lức, chỉ cần hỏi Tuấn “ba gác” thì ai cũng biết. “Không phải vì tôi mới trúng số tiền tỉ mà vì đã làm nghề chạy xe ba gác thuê hàng chục năm nay rồi, bà con ai cũng quen mặt” - anh Tuấn phân trần.
May mắn trúng 4 tờ vé số giải đặc biệt trị giá gần 6 tỉ đồng nhưng Tuấn “ba gác” vẫn bình dị, lam lũ như ngày nào.
Cũng như chị Lành, người đàn ông may mắn trúng 4 tờ vé số giải đặc biệt trị giá gần 6 tỉ đồng này vẫn bình dị, lam lũ như ngày nào. Anh vẫn mặc bộ đồ ngả màu vì mưa nắng nhưng nụ cười luôn thật tươi. Tiếp chúng tôi, anh nói về những năm tháng chắt chiu bạc cắc, về tình người trong cơn khốn khó với giọng rặt chất Nam Bộ.
Nhiều năm trước, cuộc sống vợ chồng Tuấn “ba gác” cứ thiếu trước hụt sau, tiền anh chạy xe thuê và đồng lương công nhân của vợ chỉ đủ trang trải cuộc sống hằng ngày.
Tai họa ập đến trong một lần anh chở sắt cho một cửa hàng xây dựng, thanh sắt bén ngót đã cắt gần như đứt lìa cánh tay trái. Nhờ sự cưu mang, đùm bọc của người chị ruột mà anh mới có tiền nằm viện nhiều tháng liền.
“Lúc đó nghèo quá, tai nạn lại xảy ra trong lúc vợ chồng tôi phải chạy gạo từng bữa nên càng khổ. Tiền viện phí, thuốc men gần 50 triệu đồng đều một tay chị tôi lo” - anh nhớ lại.
Sau khi lãnh bạc tỉ, anh Tuấn trích một số tiền giúp người chị từng cưu mang mình lúc hoạn nạn, xây cho mẹ ngôi nhà mới, hỗ trợ người thân, làm từ thiện… Sợ chi tiêu không hợp lý, Tuấn “ba gác” đem gửi “tài sản trời cho” vào ngân hàng. “Mỗi tháng tôi sẽ rút tiền lãi thực hiện những kế hoạch lúc cơ hàn từng mơ ước” - anh tiết lộ.
Khốn khó không ngại khổ, giàu sang không ngại cực, sống rộng rãi với bạn bè và hàng xóm là nhận xét của nhiều người đối với Tuấn “ba gác”. Anh cho biết sau khi trúng số, anh vẫn ngày ngày chạy xe ba gác chở hàng thuê. “Quen rồi, nghỉ ở nhà buồn lắm, nhớ bạn hàng chịu không nổi. Bạn bè, người quen cứ chọc ghẹo tôi: “Sao không nghỉ ở nhà đi, tỉ phú mà còn đi giành bạc lẻ làm gì!”. Thế nhưng, tôi nghĩ nghề của mình sao mà bỏ được. Tính tôi vốn hay lam hay làm” - anh tâm sự.
TT - Cách đây ba ngày (1-2), chị Phạm Thị Chiều - em gái chị Phạm Thị Lành ở huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) - vừa trúng một tờ vé số giải đặc biệt trị giá 1,5 tỉ đồng. Ngày 3-2, chúng tôi đến nhà riêng của chị Lành (xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự), chị đã xác nhận thông tin này.
Chúng tôi đến xã Long Khánh B, huyện Hồng Ngự tìm gặp chị Phạm Thị Chiều. Chị Chiều kể: “Hôm đó tôi mua một tờ vé số tỉnh Bạc Liêu ở bến đò Hồng Ngự - Chợ Miễu. Tôi trúng và cũng có một số người trúng, nhưng không biết chính xác bao nhiêu người”. Chị Chiều từ chối chụp hình vì không muốn bị “nổi tiếng” như chị gái.
Chị Chiều năm nay 27 tuổi, có chồng và hai con. Trước tết chồng chị làm thợ hồ, còn chị làm công nhân ở khu công nghiệp. Trúng số, có tiền, chồng chị Chiều vẫn đi làm thợ hồ, còn chị mở tiệm tạp hóa bán.
Cùng ngày, chị Lành và mẹ tất bật chuẩn bị gạo để biếu người nghèo ở ấp Long Thạnh, xã Long Khánh A từ nay đến rằm tháng giêng. Chị Lành cho biết trước tết chị mua 2,5 tấn gạo biếu những người ở trọ cùng chị tại huyện Bến Lức (Long An) và người nghèo ở ấp Long Hữu (xã Long Khánh A). Lần này chị tiếp tục biếu bà con 1,5 tấn gạo và sẽ trở lại Bến Lức bán vé số ngày 6-2.
“Trời thương cho tôi trúng số, tôi cất cho mẹ căn nhà và giúp anh chị em trong gia đình mỗi người một ít để làm vốn sinh sống. Bán vé số là nghề của tôi, tôi sẽ theo đuổi cho đến khi không còn đi nổi” - chị Lành tâm sự. Hỏi về việc hai chị em bỗng nhiên trúng số độc đắc, chị Lành cười tươi: “Tôi nghĩ mình sống thật, sống tốt với mọi người thì được trời thương”.
TT - Trên số tạp chí HTV xuân Nhâm Thìn có bài viết về tấm gương chị Phạm Thị Lành, người bán vé số sẵn sàng đưa vé trúng 5,4 tỉ đồng cho khách dù mua thiếu qua điện thoại.
Nhưng chị và người mua vé số bị “buộc” trả 18 triệu đồng cho bài viết.
Bài viết trên tạp chí HTV về chị Lành, anh Tuấn trị giá 18 triệu đồng - Ảnh: Thanh Tú
Từ trước Tết Nhâm Thìn 2012 đến nay, chúng tôi nhiều lần liên lạc với chị Phạm Thị Lành (quê ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) nhưng chị cương quyết từ chối gặp. Chị giải thích: “Tôi sợ nhà báo quá rồi!”.
“Dụ”... lên báo
Hai lần tìm đến nhà chị và với sự động viên của chính quyền địa phương, chị Lành mới đồng ý nói lý do chị sợ nhà báo. Chị Lành kể: “Trước tết khi đang bán vé số, có ba người đến gặp tôi nói là viết bài người tốt việc tốt. Tôi biết tên hai người là Lữ Nguyễn và Bùi Ngọc Đạt xưng là phóng viên báo Lao Động và Đài truyền hình TP.HCM (HTV). Những người này đến do anh Đỗ Ngọc Tuấn (người trúng số mua của chị Lành) giới thiệu”.
“Gặp nhau ở quán nước. Một người đưa tôi tờ báo nói rằng tôi sẽ được chụp ảnh, viết bài đăng trên trang bìa giống như người phụ nữ trong tờ báo này. Một người nói cho tôi biết danh mục giá nếu đăng báo. Tôi nói anh Tuấn biết chữ nhiều nên giúp tôi chọn. Họ dẫn chứng là đã có nhiều người ký rồi, rồi bảo tôi lấy viết quẹt vào chỗ trống với các khung tiền từ 6 triệu đến trên 40 triệu đồng. Tôi chọn 15 triệu đồng. Ba người phóng viên nói tôi chọn 15 triệu đồng là chưa được lên trang bìa. Tôi chọn lại mục 18 triệu và anh Tuấn ký tên nhưng không có hợp đồng”.
Sau đó nhiều người thân của chị Lành phản đối việc viết bài phải trả tiền nên chị Lành gọi cho phóng viên Bùi Ngọc Đạt đề nghị hủy hợp đồng. Đạt nói báo đã lên rồi nên không thể rút lại được. Chị Lành gọi cho anh Tuấn, anh bảo: “Tôi lỡ hứa tôi sẽ bồi thường hợp đồng nếu không đăng nên phải chịu”.
Truy đuổi như kẻ cướp
Mấy ngày sau chị Lành về quê Hồng Ngự ăn tết. Những phóng viên này tìm anh Tuấn. “Anh Tuấn kể là hai phóng viên trong nhóm này truy đuổi anh như kẻ cướp. Thấy kỳ kỳ nên anh Tuấn đưa cho hai người này 9 triệu đồng. Nhận tiền xong họ xin địa chỉ nhà tôi để tìm đến nhưng anh Tuấn không cho” - chị Lành kể.
Ngày 2-2, chúng tôi gặp ông Tiêu Ngọc Toại, phó Công an xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp). Ông Toại kể vào ngày 14-1 hai phóng viên Bùi Ngọc Đạt (tạp chí HTV) và Lữ Nguyễn (báo Lao Động) cầm trên tay mấy tờ báo, trong đó có hình của chị Lành và nói xuống công an địa phương dẫn đến nhà tặng báo. Ông Toại và một công an viên đưa hai phóng viên này đến nhà chị Lành. Sau một lúc gặp nhau, chào hỏi, nói chuyện bình thường, ông Toại ra về vì thấy không có gì đặc biệt.
Sau khi công an xã ra về, hai phóng viên này vẫn ngồi lại và đặt vấn đề lấy 9 triệu đồng còn lại của “hợp đồng đăng báo”. “Họ nói lấy số tiền về TP.HCM làm từ thiện. Tôi thấy là mình đã hứa thì phải giữ lời nên vào nhà lấy 9 triệu đồng đưa cho Nguyễn và Đạt. Mấy người trong nhà thấy nghi ngờ nên kêu tôi báo công an. Tôi nói thôi bỏ cho rồi nên không báo” - chị Lành nói.
Mạo danh phóng viên
Ông Toại cho biết khoảng vài ngày sau có đại diện báo Lao Động đến UBND xã Long Khánh A tìm hiểu sự việc. Đại diện báo Lao Động đem danh sách phóng viên, cả cộng tác viên của mình ra cho chị Lành đối chiếu nhưng không thấy có tên phóng viên Lữ Nguyễn. Đại diện báo xin lỗi và cho rằng đã có người mạo danh phóng viên của báo làm những chuyện không hay như vậy. Và cũng từ đó chị Lành quyết định không tiếp nhà báo nữa.
Ngày 2-2, chúng tôi đã liên hệ với ban giám đốc Đài truyền hình TP.HCM (HTV) để xác minh sự việc về “phóng viên” Bùi Ngọc Đạt và nhận được công văn trả lời. HTV cho biết trong chỉ đạo nội dung tuyên truyền và nội dung đặc san tạp chí HTV số Tết Nhâm Thìn, tạp chí HTV không phân công và giao nhiệm vụ cho phóng viên thực hiện bài viết trên. Ông Bùi Ngọc Đạt là giám đốc Công ty truyền thông Thành Đạt (382/2 Tân Kỳ - Tân Quý, Q.Tân Phú, TP.HCM) không phải là phóng viên, nhân viên hay cộng tác viên của tạp chí HTV.
Tuy nhiên, công ty này có đăng ký một trang quảng cáo trên tạp chí HTV kỳ xuân Nhâm Thìn. Việc thực hiện bài viết này là do cá nhân ông Bùi Ngọc Đạt tự liên hệ với chị Lành và anh Tuấn để ký hợp đồng thỏa thuận viết bài tự giới thiệu và thu tiền. Qua làm việc với HTV, ông Bùi Ngọc Đạt thừa nhận tự ý in danh thiếp mạo danh là người của tạp chí HTV để giao dịch với các đối tác trên.
Để xác minh sự việc mà HTV trả lời, chúng tôi nhiều lần liên hệ với ông Bùi Ngọc Đạt qua số di động và số điện thoại bàn ở công ty nhưng không có tín hiệu trả lời. Riêng về trường hợp “phóng viên” Lữ Nguyễn tự xưng là người của báo Lao Động, chúng tôi nhận được tường trình từ anh Lữ Nguyễn (tên thật là Bùi Ngọc Điệp) cho biết anh không liên quan gì đến số tiền 18 triệu đồng. Việc anh cùng ông Đạt đến nhà chị Lành, anh Tuấn là để lấy thông tin viết bài cho báo Lao Động. Anh Lữ Nguyễn cũng thừa nhận không phải là phóng viên của báo Lao Động và việc in địa chỉ của báo Lao Động trên danh thiếp cũng là tự ý làm mà không xin phép. Hiện anh Lữ Nguyễn đang cộng tác cho tạp chí Môi Trường Đô Thị Việt Nam.
Con lươn có trọng lượng khoảng 1,6kg, dài 1,1m mà anh Trần Văn Kim ở Đức Hòa (Long An) bắt được có màu da vàng tươi óng ánh. Có người dân còn “ví von” đây là “con lươn hóa rồng”.
Con lươn lạ
Khoảng một tuần qua, tin đồn lan rộng về việc một anh nông dân ở ấp Chánh Hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An bắt được một con lươn dị thường.
Theo tin đồn thì con lươn nặng trên 3kg, dài gần 2m, có râu, có vảy, có vành tai, màu vàng tươi. Nó không ăn tôm, cá, giun đất như những con lươn bình thường mà chỉ ăn toàn chao và đậu hủ.
Hiện anh nông dân nọ đang nuôi con lươn trên tại nhà và bán vé cho người vào xem. Có người đến hỏi mua với giá vài chục triệu nhưng anh ta không bán.
Xuất phát từ tin đồn trên, từ đầu tháng 2 đến nay, người dân ở nhiều địa phương khác tò mò đến ấp Chánh Hội để xem con lươn “hóa rồng”.
Ngày 8-2, chúng tôi đến nhà anh Trần Văn Kim (người ngoài quen gọi là Trần Dảo Kim), 49 tuổi, ở xóm Củ, ấp Chánh Hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa.
Anh Kim kể: Vào ngày 15-1, anh Kim đi thăm lợp, phát hiện một con lươn to, màu vàng sáng tươi chui vào lợp. Anh đem con lươn về nhà cân, đo và được biết trọng lượng của nó 1,6kg, thân dài 1,1m. Thấy con lươn có vẻ lạ thường, anh không ăn thịt mà để nuôi chơi.
Chúng tôi đề nghị, anh Kim vui vẻ bắt con lươn đưa ra chiếc thau to để chúng tôi quay phim, chụp ảnh. Theo quan sát của chúng tôi, con lươn trọng lượng khoảng 1,6kg, dài 1,1m, có vẻ bình thường như bao con lươn khác.
Tuy nhiên, điểm khác biệt duy nhất của con lươn này là có màu da vàng tươi óng ánh. Con lươn không có vành tai, râu, vảy như tin đồn. Nó ăn giun, tôm, cá bình thường chứ không phải chỉ ăn chao, đậu hủ như tin đồn thất thiệt.
Từ đường dây nóng 0918033133 - (08) 39971010 begin_of_the_skype_highlighting(08) 39971010end_of_the_skype_highlighting - Hà Nội: (04) 38473663 begin_of_the_skype_highlighting(04) 38473663end_of_the_skype_highlighting
Tiếp cả trăm khách mỗi ngày vì tin đồn
TT - Ông Trần Văn Kim (49 tuổi, ngụ xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) cho biết do tin đồn thất thiệt nên hằng ngày có cả trăm người hiếu kỳ khắp nơi tìm đến nhà ông để xem “con lươn biến thành rồng”.
Gia đình ông khốn khổ vì chuyện này bởi con lươn ông bắt được chỉ là con lươn bình thường, có màu vàng.
Con lươn dài 1,2m, nặng 2kg - Ảnh: Sơn Lâm
Ông Kim kể cuối tháng 1, khi đặt lọp bắt cá ông bắt được con lươn khá to, dài đến 1,2m, nặng 2kg.
Thấy con lươn lạ, ông không bán mà giữ lại nuôi, sau đó vài người đến nhà chơi nhìn thấy đã tung tin đồn lươn hóa rồng nên ngày càng có nhiều người tìm đến xem.
Riêng các ngày thứ bảy, chủ nhật có không dưới 500 người thuê xe đến nhà ông xem cho bằng được.
Có người hỏi mua con lươn này vài chục triệu đồng nhưng ông không bán.
Đó là gốc cây mù u cổ thụ do anh Nguyễn Văn Ba (Mười Cóc, 55 tuổi, ấp An Thuận, xã Phú Đức- Long Hồ) hiện đang sở hữu. Nhớ lại chuyện có được gốc cây quý này, không khác nào một giấc mơ diệu kỳ và may mắn.
Gốc cây hình “quái thú” kỳ lạ với bộ rễ nghiêng dài một phía, gồm 9 rễ cây to, cùng những rễ phụ uốn lượn đan nhau rất bắt mắt, rất giống hình rồng, với chiều dài hơn 9m, ngang gần 5m. Phần “đầu” sần sùi nhô to, có 3 thân cây thẳng đứng mọc lên tựa như 3 cái sừng, còn chỗ cưa thân chính, “vết cắt cũ đã liền vỏ, vô tình tạo ra “cái mồm” to hoác (có người giàu tưởng tượng cho rằng đó là con mắt thứ ba giữa trán). Khi bứng cây mù u này đưa về nhà, anh Ba đã phải huy động lao động, thuê xe cuốc, xe cẩu làm đổ mồ hôi hột. Theo anh tài xế xe cẩu, gốc cây này nặng khoảng 3 tấn.
Anh Ba cùng gốc cây lạ làm nhiều bà con hiếu kỳ quan tâm
Anh Ba kể lại quá trình có được gốc cây như là chuyện cổ tích vậy: Gia đình của anh xưa kia rất nghèo khó. Vợ chồng anh trước đây một thời vất vả, phải ở đậu trên mảnh đất nhỏ tận đồng sâu, sinh sống bằng nghề: đăng, cắm câu, đặt lọp… bắt cá bán. Trong thời gian này, anh bắt được khá nhiều cá nên anh thường xuyên cho gia đình anh bạn đồng trang lứa ở gần đó cá mắm để ăn, đồng thời hay động viên, an ủi bạn vượt khó.
Anh này cùng gia đình mới từ chợ về vườn sống, cũng rất nghèo nhưng không biết bắt cá. Về sau, người này sang định cư bên nước Mỹ rất khá giả. Những năm gần đây, anh này về lại quê hương, không quên ơn nghĩa của vợ chồng anh, nên giúp cho khoản tiền mua một nền nhà cặp Đường tỉnh 909 (xã Phú Đức), để gia đình anh tiện bề sinh sống.
Sau khi anh cất căn nhà nhỏ, chị bán tạp hóa lặt vặt. Anh vẫn ngày ngày đi làm thuê để có thêm thu nhập cho cuộc sống. Thấy hai con anh không có bàn cho tử tế để ngồi học bài mà thường xuyên ngồi dưới đất học, người bạn ấy trước khi trở qua Mỹ sinh sống lại hối thúc anh đóng bàn cho con học…
Gốc cây nhìn từ phía sau.
Nghe lời người bạn cũ là phải tạo điền kiện cho con ăn học tốt, anh đã đi tìm mua cây và mua được cây mù u có giá một triệu đồng trong khu vườn hoang của bà Tư Nhàn (ở cùng xã). Loại cây này có rất nhiều ở ĐBSCL ngày trước và người xưa ở nông thôn hay dùng trái để làm cây rọi đốt ban tối. Ngoài ra, cây thân gỗ có thớ rất chắc, giờ không còn nhiều do quá trình cải tạo vườn tạp.
Đến khi đốn cây thì anh phát hiện ra gốc cây lạ này. Theo lời anh, bà Tư Nhàn (đã 90 tuổi) kể lại rằng: “Cây dầu u (mù u) này có từ rất lâu đời. Từ khi bà còn nhỏ, cha bà đã nhiều lần đốn cây mà cây vẫn ra tược sống cho đến nay”. Có thể tuổi thọ cây mù u này không dưới 150 năm.
Hiện anh Ba vẫn giữ nguyên hiện trạng gốc cây tự nhiên và rất đông người dân hiếu kỳ đến xem gốc cây hình rồng. Không ít người ở các tỉnh lân cận biết có gốc cây hình thù kỳ lạ đã đưa cả gia đình tìm đến tham quan vào những ngày cuối tuần. Người thích sưu tầm vật lạ và nhiều người trong giới điêu khắc hàng thủ công mỹ nghệ cũng tìm đến “săn hàng”.
Một công ty du lịch có tiếng ở TP Hồ Chí Minh đã xuống trả giá 350 triệu đồng để “thỉnh rồng cây” về nhưng anh chưa đồng ý bán. Có người đề xuất tỉnh ta cần lưu giữ, bảo tồn gốc cây lạ này để trưng bày cho khách tham quan một “kỳ quan thiên nhiên” trên vùng đất này, như một dấu ấn Nam Bộ xưa.
Đôi rồng thật kỳ công
Hà Nội từ trước đến nay chưa có công trình trang trí nào đẹp và ấn tượng vào những dịp lễ hội, đôi rồng thời Lý này chắc sẽ là điểm nhấn đẹp cho năm nay.